Kính thưa Thầy Cô và các bạn
Suốt mấy tuần nay,nếu là anh em Đông Du,chắc hẳn ai cũng lo lắng,theo dõi thông tin về em Lê Văn Trung sinh năm 1993 , mong sao em mau khỏe trở lại để đi học,đi làm và thực hiện được ước mơ của mình- sang Nhật để học tập lấy kiến thức, sau này về xây dựng đất nước Việt Nam như lời hứa của sinh viên Đông Du trước khi ra đi.
Một cuộc sống hạnh phúc , một sức khỏe tốt ,một con đường thành đạt trong học tập và cao hơn là những dự định cho một tương lai tươi đẹp đang chờ phía trước luôn niềm mơ ước không chỉ riêng Trung mà đây luôn là niềm ấp ủ của các bạn du học sinh .Với ước mơ được đi du học,tìm hiểu những kiến thức tiến bộ từ nước ngoài,em đã luôn cố gắng hết sức trong những năm học phổ thông, sự nổ lực không ngừng ấy cùng với những mong mỏi trong một thời gian dài của em đã được nhìn nhận , em được hội khuyến học Hải Dương tiến cử vào trường Nhật ngữ Đông Du ,để em có thể đến gần hơn với ước mơ của chính mình là được đi du học .
Ngày 15 tháng 3 năm 2012,em sang Nhật và được phân về phát báo tại tiệm ASA Nerimakasugachou.
Trong những ngày đầu,khi mới bước chân qua một đất nước hoàn toàn xa lạ,em gặp rất nhiều khó khăn ,đặc biệt là ngôn ngữ và cách làm việc ở Nhật.Em Lê Văn Trung như các bạn du học sinh khác , trong em luôn ấp ủ hoài bão không chỉ cho riêng em mà còn cho gia đình và lớn hơn là cho xã hội em đã không ngừng cố gắng để có thể hòa nhập và làm tốt hơn cả trong học tập lẫn công việc,.Hàng ngày,em phải dậy từ 2 giờ sáng để đi phát báo kiếm tiền học phí và trang trải cuộc sống đắt đỏ ở Tokyo.
Tưởng chừng sau khi vượt qua những khó khăn đó thì cuộc sống của em sẽ đi vào ổn định.Nhưng thật không may,ngày 11 tháng 5 năm 2012,Trung bị tai nạn giao thông khi đang đi phát báo chiều.Em bị chấn thương vùng đầu,cụ thể là có hiện tượng xuất huyết não.Hiện tại,tình trạng của Trung có tiến triển tốt.Tuy nhiên,các bác sĩ còn đang phải theo dõi và rất có thể sẽ phải phẫu thuật khi có biến cố.
Cũng như em Trung ,chúng ta những du học sinh Việt Nam được sinh ra và lớn lên trong một đất nước với những truyền thống tốt đẹp,chúng ta những đứa con xa quê hương nhưng chưa một lần rời xa cái nôi truyền thống tốt đẹp ấy”Lá lành đùm lá rách “ đoàn kết,đùm bọc,giúp đỡ lẫn nhau,từ bé chẳng phải chúng ta luôn ngân nga những câu ca dao tục ngữ ấy sao …Vậy thì giờ đây những tấm lòng vàng các bạn hãy phát huy truyền thống tốt đẹp ấy nhé … chúng tôi rất mong sự đóng góp giúp đỡ từ quý anh chị em và các bạn đang sinh sống,học tập và làm việc tại Nhật,để động viên em Trung mong em sớm bình phục trở lại
Mọi sự đóng góp xin gửi về địa chỉ trong link sau:(thời gian đóng góp đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2012)
*****************
docs.google.com/spreadsheet/viewform?for...FJTWllOTN0OW1fUFE6MQ
*****************
Thay mặt Đông Du Hải Dương
www.facebook.com/groups/dongduhaiduong/
Phạm Văn Huệ -Đông Du khóa 2006(東京工業大学)
Nguyễn Phú Thắng-Đông Du khóa 2006(東京工業大学)
Nguyễn Văn Du-Đông Du khóa 2008 (兼松グランクス株式会社)
rất mong anh em chia sẻ link này lên Facebook cá nhân của mình.
Xem thêm trong diễn đàn:
Thỉnh thỏang ở đây đó vẫn có một số người thắc mắc với nội dung là “Tôi định đi Nhật làm việc và tôi có nên học tiếng Nhật hay không?”, “Tôi không biết tiếng Nhật thì có thể qua Nhật làm việc hay không?” “Tôi sắp đi Nhật tôi nên chuẩn bị những gì?”… Câu hỏi được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau nhưng chung quy lại vẩn gói gọn ở băn khoăn có nên học tiếng Nhật hay không và nên tìm hiểu những gì trước khi qua Nhật.
Nhân đọc bài viết có tiêu đề “Khỏang 80-90% người Nhật chú trọng đến “ khả năng tiếng Nhật”, “Hiểu biết về văn hóa và tập quán của người Nhật”, ttnb.net xin lược dịch cũng như đưa ra một vài nhận định dựa trên bài viết này liên hệ với tình hình chung của người Việt Nam tại Nhật hiện nay.
Từ ngày 15 đến 25 tháng 7 năm 2010, chính phủ Nhật đã tiến hành điều tra với đối tượng là 3000 người trên 20 tuổi về yếu tố gì cần thiết đối với lao động nước ngòai tại Nhật. Số người trả lời là 1913 người. Kết quả cuộc điều tra này được công bố ngày 13 tháng 9 năm 2010. Theo đó, 94,2% số người cho rằng “ năng lực tiếng Nhật” là quan trọng và gần 90% nhấn mạnh đến các yếu tố “hiểu phong tục tập quán và văn hóa Nhật”.
Tiếng Nhật được xếp vào vị trí số một cũng đồng nghĩa với việc nhiều người phải vất vả trong giao tiếp với lao động người người ngòai bằng tiếng Nhật. Có lẽ điều này ẩn chứa mong muối lao động người nước ngòai học tiếng Nhật thật kỹ (trước khi đến Nhật) chăng?!
Hấu như trên 80% chú trọng đến những “thông tin và kiến thưc cần thiết cho đời sống tại Nhật”.Cũng có thể có người cho rằng đây là những thứ mà người nước ngòai sẽ tự học được thông qua lăn lộn, hòa mình vào sinh họat tại Nhật. Và cũng có thể đây cũng là một cách giúp người nước ngòai học được không những kiến thức trong cuộc sống mà còn lĩnh hội được cả kiến thức chuyên môn trong công việc. Thế nhưng,cũng không thể phủ nhận được có những trường hợp người nước ngòai dù qua Nhật vẫn ôm niềm tự hào với ngôn ngữ, văn hóa nước mình và không có tinh thần “nhập gia tùy tục”. Có lẽ vì nguyên nhân này mà yếu tố “Thông tin và kiến thức cần thiết cho cuộc sống tại Nhật” được chú trọng chăng!
Kết quả điều tra cũng cho thấy độ tuổi của đối tượng trả lời câu hỏicàng cao thì mức độ đòi hỏi về khả năng tiếng Nhật, kiến thức về cuộc sống của lao động người nước ngòai càng cao.
Bảng kết quả điều tra đã trả lời câu hỏi của nhiều người là “nên và cần học gì trước khi qua Nhật”. Khồng cần phải nhắc lại thì ai cũng rõ tiếng Nhật là yếu tố cần và quan trọng nhất. Kế đến là kiến thức chung về cuộc sống tại Nhật.
Nhìn chung lại lao động người Việt Nam tại Nhật thì có lẽ dễ dàng đưa ra kết luận là “chưa đáp ứng được yêu cầu này”.
Lao động người Việt Nam tại Nhật ngòai một số du học sinh ở lại làm sau khi du học thì có hai nhóm chủ yếu là kỹ sư và tu nghiệp sinh. Cả hai nhóm này đa số đều được đào tạo tiếng Nhật và văn hóa Nhật từ 3 đến 6 tháng trước khi xuất cảnh.Cũng có những trường hợp ngọai lệ là hòan tòan không được đào tạo (vì công ty tuyển trực tiếp hay phía Nhật yêucầu nhập cảnh gấp, vì công ty phái cử không chú trọng đến việc đào tạov…). Với lượng thời gian ngắn như trên giả sử học viên cố gắng và được học với giáo viên thật sự có kinh nghiệm thì cũng chỉ vừa thóai khỏi vỡ lòng tiếng Nhật. Chưa thể đáp ứng được giao tiếp cụ thể trong công việc. Tất nhiên chưa kể đến đa số công ty thuê đội ngũ giáo viên chỉ tốt nghiệp tiếng Nhật cấp 2 và đa số chưa có kinh nghiệm sống ở Nhật. Do vậy nên dù có được dạy về văn hóa phong tục của Nhật đi nữa thì cũng chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”.
Cộng thêm yếu tố thiếu tinh thần “nhập gia tùy tục” nên đã khiến cho một số anh chị em lao động người Việt Nam dù đến Nhật đang sống ở Nhật nhưng vẫn hành xử theo cách của Việt Nam. Do vậy đã gây ra không biết bao nhiêu rắc rối không đáng có.
Quay lại kết quả điều tra trên kia thì có một yếu tố khá thụ vị là phần kiến thức chuyên môn được xếp gần cuối bảng. Điều này thể hiện quan điểm của người Nhật khi tuyển lao động người nước ngoài là không chú trọng kiến thức chuyên môn bằng tiếng Nhật hay kiến thức chung về cuộc sống tại Nhật. Theo kinh nghiệm riêng của người Viết thì đa số các ông chủ người Nhật quan niệm rằng công Việc thì sẽ được môi trường thực tế chỉ dạy. Vấn đề quan trọng hơn là phải có kiến thức cơ bản về tiếng Nhật, hiểu cách làm việc, cư xử trong xã hội cũng như công ty Nhật để có hành động đúng.
Cũng xin nói thêm là hầu như các công ty Nhật không chú ý mấy đến người mà họ nhận đã học gì mà chú trọng đến thái độ, tác phong của người đó. Điều này cũng không phải là một ngọai lệ đối với lao động người nước ngòai. Về kiến thức chuyên môn thì nhiều công ty quan niệm là khi tuyển người vào họ sẽ dạy lại từ con số không. Lý do là vì cho dù cũng chuyên ngành đi nữa thì tại Nhật mỗi công ty sẽ có cách làm việc, phương thức sản xuất riêng của họ. Nếu như người lao động khăng khăng giữ lại những kiến thức đã học được ở nhà trường hay từ công ty khác vào môi trường làm việc mới nhiều khi lại gây ra rắc rối không đáng có.
Điều trên đây là một điểm mà khá nhiều kỹ sư, tu nghiệp sinh người Việt nam không nhận ra. Nhiều người dù đã vào làm việc cho công ty Nhật nào đó nhưng vẫn khăng khăng 1 điều rằng “em học ở Việt Nam thế này” ,”em làm ở công ty cũ của Việt nam thế này”…Có lẽ điểm này lại quay lại ý thiếu tinh thần “nhập gia tùy tục” ở trên kia.
Thay cho lời kết:
Chỉ xin nêu ra với tinh thần cung cấp một chút thông tin để ai quan tâm có thể tham khảo. Có lẽ không cần phải nói thì điếu lý tưởng nhất là nên học tiếng Nhật, tìm hiểu văn hóa Nhật trước khi qua làm việc. Tuy thế thực tế hiện nay là khó thực hiện. Vì vậy tôi nghĩ có phương pháp “chữa cháy” như sau:
-Vẫn cố gắng học tiếng Nhật được chữ nào hay chữ ấy.
-Hãy bù đắp phần thiếu hụt về tiếng Nhật bằng cử chỉ, thái độ hòa nhập vào cuộc sống của Nhật. Có thể sẽ khó cho bạn phải học một cắu trúc ngữ pháp nào nào đó nhưng không khó để nhớ việc nở một nụ cười khi chào người Nhật. Tập thói quen luôn có mặt sớm ở chỗ làm v.v…Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì dù không biết tiếng nhưng nếu bạn thực hiện tốt điều này cũng sẽ lấy được thiện cảm của người nhật xung quanh.
-Hãy tạm vứt bỏ tự ái và tự kiêu rằng “người Việt Nam thông minh” “tôi tốt nghiệp trường nổi tiếng ở Việt Nam” “tôi có thể làm giỏi hơn người Nhật”..Nếu như không vứt bỏ được những suy nghĩ này thì hãy về Việt Nam để phát huy những điều tôi vừa nêu sẽ hay hơn là ở lại Nhật.
-Đừng bao giờ tự hào rằng kiến thức của bạn đã đủ. Bạn có thể vỗ ngực xưng danh rằng đã ở Nhật 10 năm, đã tốt nghiệp trường này làm ở công ty nọ. Tuy thế, nên nhớ những thứ bạn biết được chỉ là một phần rất nhỏ. Hãy chịu khó quan sát xung quanh và sẽ nghiệm ra bao nhiêu điều mà bạn chưa biết(nhưng lại cứ nghĩ là mình đã biết).
www.thongtinnhatban.net/content.php?r=98...%BB%81u-nh%E1%BA%A5t
Nhà sản xuất điện thoại di động Softbank của Nhật Bản vừa ra mắt sản phẩm điện thoại thông minh có thể đo nồng độ phóng xạ.
Model mới nhất của điện thoại thông minh Pantone được tích hợp một thiết bị cảm ứng có thể giúp người sử dụng biết được họ có bị nhiễm phóng xạ hay không và bị nhiễm ở mức độ nào chỉ bằng thao tác nhấn phím trên chiếc điện thoại di động.
Chiếc điện thoại thông minh Pantone cũng có thể ghi lại mức độ phóng xạ ở tất cả các địa điểm mà nó lướt qua. Ngoài ra, Pantone cũng có thể phát hiện được những tia gamma có biên độ từ 0.05-9.99 microsievert/giờ. Dự kiến, chiếc điện thoại sẽ được bán rộng rãi trên thị trường từ tháng 7 tới.
Tập đoàn khai thác viễn thông hàng đầu của Nhật Bản NTT DoCoMo cũng đã giới thiệu một mẫu điện thoại thông minh có thể đo nồng độ phóng xạ tại một triển lãm công nghệ. Tuy nhiên, DoCoMo vẫn chưa quyết định đưa sản phẩm của họ ra thị trường.
Rất nhiều người Nhật Bản vẫn lo lắng về phóng xạ hạt nhân sau thảm họa động đất và sóng thần vào tháng 3/2011, khiến phóng xạ trong lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima rò rỉ ra môi trường nước và không khí. Tâm lý lo lắng đã khiến nhu cầu mua những thiết bị đo phóng xạ tăng mạnh ở Nhật Bản.
bee.net.vn/channel/3725/20120...ng-xa-1837371/
Người ta gọi ông là "cơn lốc nhỏ", có chuyên gia chính trị gọi là "tâm bão" - một cơn bão nhỏ tại thành phố lớn thứ ba Nhật Bản. Phong cách, phát ngôn và hành động của ông đang tạo ra nhiều phản ứng trái ngược nhau. Giới phân tích cho rằng, những gì Hashimoto nói và làm là biểu hiện của một phản ứng "nổi loạn" chống lại chính trị truyền thống Nhật Bản.
Toru Hashimoto, 43 tuổi (sinh năm 1969), là Thị trưởng thành phố Osaka - thành phố lớn thứ ba Nhật Bản. Ông được một số chuyên gia đánh giá là hiện thân, hay là "sản phẩm" của một xã hội Nhật Bản đang chán ngán, phản ứng một cách nổi loạn trước một hệ thống chính trị truyền thống vừa uể oải, vừa bảo thủ cứng nhắc, thiếu sự đổi mới để phát triển năng động hơn.
Bản thân Hashimoto đã là một "phá cách” của chính trị Nhật Bản. Nhưng đó là sự phá cách trong bối cảnh mà nhiều người ở đất nước mặt trời mọc cảm thấy thú vị, cần thiết. Ở thành phố Osaka và tỉnh Osaka, Hashimoto là số 1, được người dân tín nhiệm với tỉ lệ cao hơn Thủ tướng Yoshihiko Noda gấp 3 lần. Xuất thân là một luật sư, ngay từ trước khi đi làm chính trị thì Hashimoto đã là người nổi tiếng với màn tư vấn pháp luật miễn phí trên truyền hình.
Quan điểm Hashimoto có vẻ hơi cực đoan một chút khiến cho lắm kẻ bực mình, nhưng cũng được khối người hoan nghênh. Chẳng hạn, gần đây ông ra lệnh cho hơn 30.000 nhân viên nhà nước ở thành phố Osaka phải công khai việc mình có hình xăm nào trên người hay không (hình xăm là biểu tượng của băng đảng tội phạm Yakuza), và nếu ai có bất kỳ một vết xăm nào thì nên tự giác rời khỏi guồng máy nhà nước.
Theo quan điểm của Hashimoto, nước Nhật cần phải thay đổi toàn bộ, tận gốc, mới có thể thoát ra được tình trạng trì trệ hiện tại. Trong một lần xuất hiện trên truyền hình gần đây, Hashimoto cho rằng, sự cải tổ theo quan điểm của ông là một sự cần thiết. "Hãy dỡ bỏ tất cả để làm lại từ đầu" - Hashimoto nói.
"Cơn lốc" Hashimoto dù không chính thức thừa nhận tham vọng lớn lao trên chính trường quốc gia, nhưng những phân tích thực tế cho thấy ông quả thực có tham vọng đó. Đảng Osaka Ishin no Kai (Hiệp hội khôi phục Osaka - OINK) của ông vừa tuyên bố muốn giành được 200 ghế trên tổng số 480 ghế Quốc hội trong kỳ bầu cử sắp tới. Tuy nhiên, xét về thực lực lẫn "tuổi đời" (mới ra đời từ năm 2010) và phạm vi hoạt động của đảng này (gói gọn trong tỉnh Osaka) thì giới phân tích cho rằng khả năng giành được 40-50 ghế là cao hơn. OINK hiện tại chủ yếu hoạt động co hẹp trong phạm vi tỉnh Osaka.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, giới phân tích cho rằng Hashimoto cần thực hiện nhiều việc để đưa OINK vươn ra ngoài Osaka. Hashimoto đang áp dụng một số giải pháp thực dụng: trước mắt triển khai chương trình tập huấn hoạt động cho những ai mong muốn trở thành thành viên đảng OINK tại 46/47 tỉnh trên khắp đất nước Nhật Bản để chuẩn bị tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội. Giới phân tích cho rằng, muốn mở rộng phạm vi ủng hộ, gia tăng tỉ lệ cử tri toàn quốc theo mình thì OINK cần phải học cách tiếp cận và xây dựng các cơ sở cử tri ủng hộ mình ở những vùng nông thôn bảo thủ của Nhật Bản.
Chương trình tập huấn vì vậy cần chú ý tập trung xoáy mạnh vào vấn đề này. Bắt đầu triển khai từ ngày 24/3/2012, với mục tiêu thu hút khoảng 1.000 - 1.500 người đăng ký tham gia, nhưng thực tế đến nay chương trình đã nhận được trên 3.000 đơn gia nhập, và ban lãnh đạo đảng đã chính thức chọn 2.000 người.
Sự phát triển của "cơn lốc" Hashimoto đặc biệt gây chú ý trong bối cảnh chính trị Nhật Bản hiện tại đang trong tình trạng uể oải, bệ rạc. Dân chúng Nhật Bản cảm thấy giới chính trị đang ngày càng xa lạ với họ, không quan tâm thật sự đến những vấn đề thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của họ. Người ta thấy cả 2 đảng cầm quyền và đối lập chính là Dân chủ Nhật Bản (DPJ) và Dân chủ Tự do (LDP) đang ngày càng rất giống nhau cả về chính sách lẫn phong cách điều hành đất nước, và hầu như những lời hứa cải cách của họ đều không được thực hiện. Và cả hai đảng đều đang có cùng tỉ lệ ủng hộ dưới 20%. Tình hình này cho thấy "cơn lốc" Hashimoto và đảng OINK hoàn toàn có cơ hội làm nên một cuộc "càn quét" táo bạo tại Tokyo.
Phong cách Hashimoto cũng có cái gì đó thú vị, đến ngay cả những người đối chọi với ông cũng phải thừa nhận. Năm 2008, Hashimoto giành thắng lợi áp đảo và đắc cử chức Thống đốc tỉnh Osaka. Thế nhưng, vào cuối năm 2011, khi nhiệm kỳ Thống đốc còn chưa kết thúc, Hashimoto lại từ chức để tranh cử ghế thị trưởng Osaka. Tính toán của Hashimoto là ông sẽ làm thị trưởng Osaka để nhường ghế Thống đốc tỉnh cho một thành viên khác của đảng OINK. Và ông đã thành công.
Từ khi giành được ghế thị trưởng Osaka, Hashimoto càng đẩy mạnh hơn nữa những cải cách mà ông đã hứa. Ông sẵn sàng cắt giảm lương một bộ phận biên chế nhà nước để dành ngân sách đầu tư cho những lĩnh vực cần thiết, kêu gọi cắt giảm nhiều khoản đầu tư của ngân sách nhà nước cho giáo dục, giao thông, an sinh xã hội,… để tăng tính cạnh tranh năng động trong các lĩnh vực này (vì sự bao cấp hoàn toàn của nhà nước đang gây ra tình trạng chây ì, trì trệ, chậm cải tiến,…). Và ông đang tạo ra một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa những người thụ hưởng tiền ngân sách nhà nước - mà tiếng lóng ở Osaka gọi là "những kẻ sử dụng tiền thuế" và "những kẻ ăn tiền thuế".
Tham vọng hơn, Hashimoto và đảng OINK của ông còn đang ấp ủ những ý tưởng cải cách táo bạo ngay cả đối với hệ thống chính trị trung ương: đòi xóa bỏ 1 trong 2 viện Quốc hội, mà giới phân tích cho rằng kết quả sẽ giảm hẳn những "đường dây" chằng chịt trong hậu trường chính trị Nhật Bản, giúp cho chính trường trở nên "thông thoáng" hơn.
Và những cải cách mạnh mẽ cũng như những ý tưởng táo bạo của Hashimoto đã nhận được sự khích lệ nhất định từ giới phân tích. "Hashimoto sẽ là trung tâm của một cơn bão" - phát biểu của giáo sư khoa học chính trị Shigeki Uno tại Đại học Tokyo. Nhưng cũng có những người chưa thật sự tin, cho rằng đảng OINK của ông chưa hoạt động nhiều trên phạm vi toàn quốc, mà chỉ dựa vào chương trình tập huấn thì chắc sẽ khó đạt được như ý muốn
(antg.cand.com.vn)
www.thongtinnhatban.net/content.php?r=10...1%BA%ADt-B%E1%BA%A3n
Những tàu cao tốc có tốc độ lớn nhất hành tinh đang tập trung tại châu Âu và châu Á.
> Những tàu tốc hành tốt nhất thế giới / Nhật tiếp thị công nghệ tàu cao tốc
Shinkansen tại Nhật Bản
Phiên bản mới nhất của tàu cao tốc Shinkansen đạt tốc độ tối đa 581 km/h vào năm 2003. Tốc độ của nó trong các chuyến có hành khách là 300 km/h. Ảnh: Forbes.
TGV tại Pháp
Trên đường ray tiêu chuẩn dành cho tàu cao tốc, TGV đạt tốc độ tối đa 574,8 km/h vào năm 2007. Nó sở hữu một động cơ điện tương đương 25.000 sức ngựa. Trong các chuyến chở khách tàu chạy với vận tốc trung bình 320 km/h. Ảnh: Forbes.
TR 07 tại Đức
TR 07 đạt tốc độ 434,9 km/h vào năm 1989. Nó được thiết kế để giảm tối đa tiếng ồn trong khi chạy. Ảnh: Forbes.
Shanghai Maglev tại Trung Quốc
Tốc độ của tàu Shanghai Maglev
Tốc độ trung bình của tàu Shanghai Maglev là 250 km/h, còn tốc độ tối đa lên tới 431 kh/h. Loại tàu này đang hoạt động tại Thượng Hải, Trung Quốc. Đây là loại tàu chạy trên đệm từ do người Đức phát minh. Ảnh: liveandreal.com.
Nhờ công nghệ Velaro của hãng Siemens, tàu cao tốc
Trung Quốc có nhiều phiên bản tàu cao tốc trong lớp CHR, như CHR1, CHR2, CHR3, CHR4 và CHR5. Phiên bản có tốc độ cao nhất là CHR3. Nhờ công nghệ Velaro của hãng Siemens, CHR3 đạt tốc độ trung bình 350 km/h. Trong một lần chạy thử vào năm 2008, CHR3 đạt tốc độ độ tối đa 394,3 km/h. Ảnh: liveandreal.com.
MLU 001 tại Nhật Bản
Năm 1987 tàu MLU 001 đạt tốc độ 400,3 km/h.
Ngay từ năm 1987 tàu MLU 001 đã đạt tốc độ tối đa 400,3 km/h. Ảnh: Forbes.
380A tại Trung Quốc
Ngày 26/5,
Ngày 27/5, lễ ra mắt 380A được tổ chức tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Loại tàu này có thể đạt vận tốc tối đa 380 km/h. Ảnh: Xinhua.
KTX tại Hàn Quốc
Korea Train eXpress (KTX) là tên của hệ thống đường tàu cao tốc tại Hàn Quốc. Công nghệ của nó chủ yếu dựa theo hệ thống tàu TGV của Pháp. Vận tốc tối đa mà tàu KTX có thể đạt tới là 350 km/h, nhưng thông thường nó chỉ chạy với tốc độ trung bình 300 km/h. Ảnh: blogspot.com.
THSR tại Đài Loan
Đường sắt cao tốc Đài Loan (viết tắt là THSR) là hệ thống đường sắt dọc bờ biển phía tây của đảo Đài Loan. Các tàu chạy trên hệ thống đường sắt này đạt tốc độ xấp xỉ 335,5 km/h. Chúng bắt đầu hoạt động từ ngày 5/1/2007. Ảnh: blogspot.com.
AVE tại Tây Ban Nha
Tàu AVE đạt tốc độ tối đa 300 km/h trên đường ray dành riêng cho nó tại Tây Ban Nha. Ảnh: blogspot.com.
Minh Việt (tổng hợp)
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2010/05/3ba1c5e9/
Hướng xem xét của hội nghị đánh giá giáo dục trung ương
Trao đổi ý kiến về dự thảo đánh giá
Hướng tới xây dựng cách học tập trung vào cá nhân bằng cách gia tăng thời gian tự học
Ý kiến hướng đến trọng tâm trong việc đánh giá thành tích học tập
(Báo Các trường tư thục – số ra ngày 23/3)
Vào ngày 12 tháng 3, Hội phân khoa các trường đại học đánh giá giáo dục trung ương đã mở một cuộc họp trong Bộ Giáo dục và khoa học Nhật Bản nhằm trao đổi ý kiến về bản dự thảo tổng hợp đánh giá của Hội giáo dục Đại học về việc gia tăng thời gian tự học cho sinh viên.
Bản dự thảo tổng hợp đánh giá đã chỉ ra việc thay đổi chất lượng trong giáo dục hệ cử nhân là một vấn đề “ không thể chần chừ”. Cách học thụ động cho đến hết cấp 3 khác với cách học tập trung vào cá nhân ở điểm thời gian dành cho học sinh tự học chưa đủ , được coi là một trong những nguyên nhân khiến xã hội đánh giá thấp hệ cử nhân.
Chính vì thế, vấn đề mà các trường đại học cần phải giải quyết hiện nay để thay đổi chất lượng là “Tăng thêm giờ tự học – xây dựng cách học tập trung vào cá nhân” . Để làm được điều này, chẳng hạn các ban ngành liên quanh cần nắm vững về thời gian tự học, triển khai cụ thể dựa trên kết quả đó, coi triển khai của các trường đại học là tư liệu tham khảo …
Một trong những cách làm để đảm bảo và tăng thêm giờ tự học là bổ sung sách hướng dẫn cần thiết để sinh viên tự chuẩn bị bài, đánh số các môn học …
Bên cạnh đó, để có thể cải cách toàn diện, cần xúc tiến việc tuyên truyền về thông tin của trường đại học , các đơn vị liên quan cần nhìn nhận rõ tính cần thiết của việc chuẩn bị giai đoạn đầu cho “hình ảnh của trường”.
Một thành viên của hội đã đưa ra ý kiến về “ tính tự chủ trong học tập” như “Việc tăng thời gian tự học và việc học tập trung vào cá nhân là hai vấn đề riêng biệt” hay “ Chúng ta có nên trang bị những lí luận tổng quát bao gồm cả giáo dục ở cấp tiểu học và trung học hay không?”
Cũng có những ý kiến mong muốn xây dựng được hệ thống đánh giá cả về cả 2 mặt đào tạo và giáo dục nêu lên răng “Cần phát triển cách thức kiểm tra tính tự học cũng như cần phải có một hệ thống đánh giá công tác triển khai của các trường” hay “ Cần những luận điểm đặt trọng tâm vào vấn đề đánh giá thành tích ra sao”
vetec.edu.vn/vn/244/huong-toi-xay-dung-c...hoi-gian-tu-hoc.aspx
Nhật Bản là một trong những quốc gia có nhiều núi lửa nhất trên thế giới, và vì lẽ đó, Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, tiếng Nhật gọi là onsen. Ở Nhật Bản khi nói “đi chơi xa”, người ta thường liên tưởng tới những khu nghỉ có suối nước nóng.
(ảnh minh họa)
Tới bất kỳ đại lý du lịch nào cũng thấy có rất nhiều quảng cáo về khu nghỉ suối nước nóng, và hiệu sách nào cũng có đầy những cuốn hướng dẫn về các onsen nổi tiếng. Trên truyền hình thường xuyên có các chương trình kéo dài với tựa đề như “chuyến du hành tới những suối nước nóng ít người biết tới”, hoặc “dạo chơi những vùng nước còn ẩn giấu”.
Thói quen tắm suối nước nóng ra đời như thế nào và tại sao được người Nhật ưa thích đến vậy? Thời xưa, Nhật Bản là một nước nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa, và công việc nhà nông kết thúc với vụ gặt vào mùa thu. Lúa đã đưa về nhà thì người nông dân có thể nghỉ ngơi cho tới mùa xuân năm sau. Sau hơn 6 tháng lao động vất vả, một trong những cách để xua đi sự mệt nhọc là tìm đến các khu vực có suối nước nóng, mang theo đồ nấu ăn, và thư giãn trong làn nước ấm. Sự phổ biến của thói quen tắm onsen được mô tả trong tài liệu lịch sử địa phương, gọi là fudoki. Fudoki của Izumo, nay là tỉnh Shimane, viết rằng, suối nước nóng Tama-tsukuri thu hút nhiều du khách vì ở đây “tắm một lần da dẻ mịn màng, tắm hai lần bệnh tật tiêu tan, hiệu quả rõ ràng từ thời ông cha”.
Tùy địa điểm của onsen mà trong nước có những khoáng chất khác nhau. Có những onsen rất nổi tiếng vì chữa được một số bệnh. Năm 1874, chính phủ Nhật bắt đầu tiến hành nghiên cứu hóa học đối với các suối nước nóng, và đến năm 1931, việc nghiên cứu trở nên có hệ thống. Sau Thế chiến 2, các bệnh viên suối nước nóng của nhà nước được thành lập và đi bất cứ nơi đâu trên toàn quốc cũng có thể được chữa bệnh bằng phương pháp này. Hiện tại, tắm onsen được sử dụng để chữa các bệnh như thấp khớp kinh niên, đau dây thần kinh, các bệnh về gan, túi mật, cao huyết áp, liệt nửa người, v,v… Ngoài ra cũng dùng để chữa trị các vết thương ngoài da và phục hồi chức năng sau khi phẫu thuật.
Onsen ngoài trời ở Nakanoshima
Nachikatsuura, Wakayama
(ảnh minh họa)
Nhật Bản có đến hơn 20.000 suối nước nóng thiên nhiên. Nhưng theo Luật về suối nước nóng ban hành năm 1948, chỉ những nơi nào đáp ứng đủ những điều kiện nhất định về nhiệt độ và thành phần khoáng chất mới được coi là onsen. Chiếu theo luật này, tính đến năm 1990, toàn Nhật Bản có 2.300 onsen. Kể từ năm 1954, bộ y tế phúc lợi đã công nhận 64 suối nước nóng có khả năng chữa bệnh. Có thể kể tên một số onsen nổi tiếng nhất là Kusatsu ở tỉnh Gunma, các onsen ở khu vực quần dảo Izu ở tỉnh Shizuoka, Hakone ở tỉnh Kanagawa, Beppu ở tỉnh Oita. Nhiệt độ nước tại các onsen thường từ 40 đến 60oC, có nơi thậm chí nóng tới hơn 90oC, đủ để luộc trứng.
Suối nước nóng Dogo ở xứ Iyo (nay là tỉnh Ehime) được coi là suối nước nóng lâu đời nhất ở Nhật Bản. Tương truyền rằng, đây là nơi một số vị hoàng đế trong truyền thuyết và những hoàng đế trong thời kỳ đầu lịch sử thường đến tắm. Các nhà sư đã xây dựng onsen này thành nơi chữa bệnh, và tắm suối nước nóng còn là một phần trong lễ tẩy trần của Phật giáo.
Ở Nhật Bản, cách tắm suối nước nóng cũng là một yếu tố quan trọng nên có rất nhiều kiểu bồn và bể, tùy theo khu vực. Bồn hinoki làm bằng gỗ cây bách, bồn iwa buro làm bằng đá tảng và đá cuội, bồn awaburo sục nước từ đáy bồn. Bồn tắm ngoài trời roten buro có lẽ là loại hấp dẫn nhất. Người tắm ngâm mình vào nước nóng trong khi gió lạnh mơn man trên mặt. Xung quanh là thiên nhiên hữu tình và không có âm thanh nào khác ngoài tiếng nước chảy cùng tiếng gió vi vu, tạo cảm giác hòa mình với trời đất và hoàn toàn tách biệt với cuộc sống sôi động hàng ngày. Càng thú hơn nếu đi tắm onsen vào mùa đông để cảm nhận sự khoan khoái khi trầm mình trong nước nóng giữa không gian đầy tuyết trắng.
Onsen chủ yếu là để tắm nhưng ở một số nơi, sức nóng thoát ra được dùng để sưởi ấm các căn phòng, nấu ăn, ủ rượu sake hoặc làm miso. Có những suối nước nóng đạt nhiệt độ cao tới mức hiện nay được sử dụng làm nguồn năng lượng cho các trạm phát điện. Vào năm 1990, trên toàn Nhật Bản có 12 nhà máy địa nhiệt điện, sản xuất tổng cộng gần 270.000 KW. Tuy nhà nước khuyến khích nhưng địa nhiệt điện chiếm tỉ lệ tương đối thấp và bị hạn chế do mối lo ngại về môi trường và du lịch.
Trước kia, mọi người thường nghỉ tại các khu có suối nước nóng khoảng vài tuần, có khi vài tháng. Sau đó, các nông dân trở về nhà và lại bắt đầu công việc nhà nông từ mùa xuân. Ngày nay, hầu hết người Nhật làm việc trong các ngành sản xuất chế tạo, dịch vụ, v.v… nên bận bịu quanh năm và nói chung không thể đi nghỉ quá lâu. Tuy nhiên, tắm onsen vẫn là cái thú mà nhiều người muốn được thưởng thức mỗi khi có thể tranh thủ vài ngày rảnh rỗi.
Theo duhocnhatvn.
http://vetec.edu.vn/vn/239/nguoi-nhat-va-so-thich-tam-suoi-nuoc-nong.aspx
Ngày tạo : 10/05/2012
Được học tập và đào tạo ở Nhật Bản là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam. Trong những năm gần đây, nhờ có mối quan hệ tốt đẹp giữa hai đất nước mà người Việt Nam chúng ta ngày càng có nhiều cơ hội sang nước bạn để giao lưu, học hỏi. Triển lãm du học Nhật Bản 2012 sẽ mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích về du học tại Nhật Bản cũng như cơ hội được tiếp xúc, nói chuyện, phỏng vấn với các trường đại học/cao đẳng của Nhật cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản.
Triển lãm được tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Tại TP Hồ Chí Minh
9:00 – 15:00
Trung tâm triển lãm và hội chợ Tân Bình
Số 446 Hoàng Văn Thụ - Quận Tân Bình – TP Hồ Chí Minh
Tại Hà Nội
9:00 – 15:00
Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam
Số 2 Hoa Lư – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Chương trình
Lễ khai mạc : từ 9:00 – 9:30
Trao giải cuộc thi viết luận Nhật Bản lần thứ 1: từ 9h30 – 10:30
Giao lưu với các trường Nhật Bản và doanh nghiệp Nhật Bản :11h – 15h
Đến tham dự triển lãm du học Nhật Bản, các bạn còn có cơ hội sở hữu những món quà đáng yêu được mang đến từ đất nước mặt trời mọc hay hòa mình vào những điệu nhảy Yosakoi mạnh mẽ vui vẻ.
http://vetec.edu.vn/vn/246/trien-lam-du-hoc-nhat-ban-2012.aspx
Cập nhật lúc: 08:00 24/05/2012
Ảnh minh họa
(VEN) - Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cho biết, quý I/2012 Nhật Bản là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam với kim ngạch đạt 80,42 triệu USD, tăng 205,8% so với cùng kỳ. Ba tháng đầu năm ngành nhựa Việt Nam đã xuất khẩu hơn 20 chủng loại sản phẩm sang thị trường Nhật Bản, trong đó có 13 chủng loại sản phẩm đạt kim ngạch trên 1 triệu USD.
Dẫn đầu trong 13 chủng loại sản phẩm này là sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển, đóng gói với kim ngạch đạt 6,56 triệu USD, chiếm 8,2% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đến là sản phẩm tấm, phiến, màng nhựa với kim ngạch đạt trên 5 triệu USD, chiếm 6,5% tỷ trọng và tăng 94% so với cùng kỳ. Sản phẩm nhựa gia dụng chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách các sản phẩm nhựa xuất khẩu sang Nhật Bản với kim ngạch đạt trên 4,1 triệu USD, chiếm 5,1% tỷ trọng xuất khẩu và tăng 6,1% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, nhựa vải bạt cũng là một trong những sản phẩm xuất khẩu chính sang thị trường Nhật Bản với 4,7% tỷ trọng và đạt 3,87 tỷ USD. Ngoài ra, các loại ống nhựa, phụ kiện và vỏ mỹ phẩm cũng là 2 chủng loại sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tương đối cao với 3,68 triệu USD và 2,83 triệu USD.
Tuy nhiên, theo VPA điểm nhấn thực sự trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản quý I/2012 là sản phẩm nhựa linh kiện đồ đạc trong nhà và phương tiện vận tải. Bởi, cho dù 3 tháng đầu năm chủng loại sản phẩm này chỉ đạt 2,14 triệu USD kim ngạch xuất khẩu, chiếm 2,7% tỷ trọng nhưng nếu so với cùng kỳ thì tốc độ tăng trưởng kim ngạch đã tăng trên 530% chứng tỏ nhu cầu về sản phẩm nhựa linh kiện tại thị trường Nhật Bản đang rất lớn và các DN ngành nhựa cần tận dụng cơ hội này để tăng sản xuất và tăng kim ngạch xuất khẩu.
Như vậy, quý I/2012 Nhật Bản tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong danh sách các thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam. Tuy nhiên, VPA cũng chỉ rõ, khả năng để các DN trong ngành gia tăng kim ngạch tại thị trường này còn rất lớn bởi với một số chủng loại sản phẩm tốc độ tăng trưởng kim ngạch tăng khá cao so với cùng kỳ như: sản phẩm tấm, phiến, màng nhựa hay sản phẩm nhựa linh kiện…nhưng so với nhu cầu thị trường thì còn quá nhỏ. Do đó, các DN trong ngành cần gia tăng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhựa của Trung Quốc.
Thêm vào đó, sản phẩm nhựa của Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm nhựa gia dụng hiện đang được đánh giá cao về chất lượng tại thị trường Nhật Bản mà số đơn hàng được chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam từ đầu năm tới nay ngày một tăng là minh chứng rõ ràng nhất. Vì vậy, nếu các DN ngành nhựa có thể tận dụng được cơ hội này thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản quý II/2012 hoàn toàn có thể đạt 100 triệu USD, tăng 23,34% so với quý I, lãnh đạo VPA nhấn mạnh./.
Việt Nga
ven.vn
ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam vừa công bố Báo cáo kết quả thực hiện chương trình Viện trợ không hoàn lại cấp cơ sở của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam trong năm tài chính 2011 (kết thúc ngày 31/3/2012). Theo đó trong năm tài chính 2011, tổng nguồn vốn Viện trợ không hoàn lại cấp cơ sở của Nhật Bản dành cho Việt Nam là 2.456.031 USD.
Kể từ năm 1992, khi Nhật Bản bắt đầu nối lại nguồn vốn Viện trợ không hoàn lại tại Việt Nam cho đến cuối năm tài chính 2011, đã có tổng cộng 434 dự án được thực hiện tại 63 tỉnh, thành trên khắp đất nước Việt Nam. Tổng số vốn là 32,47 triệu USD, trung bình mỗi tỉnh nhận được 6,8 dự án.
Chương trình viện trợ không hoàn lại dành cho địa phương được phân chia theo 5 lĩnh vực: giáo dục nghiên cứu, y tế sức khỏe, giao thông liên lạc, nông ngư nghiệp và môi trường sống. Số dự án thuộc lĩnh vực giáo dục nghiên cứu và y tế sức khỏe chiếm 90% tổng số dự án được ký kết trong năm tài chính 2011.
Trong lĩnh vực giáo dục nghiên cứu, hầu hết các dự án là xây dựng và cải tạo trường tiểu học với mục tiêu tạo cơ hội cho mọi đối tượng được phổ cập giáo dục, thúc đẩy giáo dục cơ sở ở các địa phương. Chỉ riêng năm 2011, trong tổng số 25 dự án đã được thực hiện có 14 dự án xây dựng trường tiểu học, 1 dự án xây dựng trường dạy nghề. Các dự án đã được thực hiện trong lĩnh vực y tế sức khỏe có 5 dự án xây dựng và mở rộng trạm y tế, 3 dự án trang bị thiết bị y tế cho bệnh viện tỉnh được thực hiện ở trên khắp khu vực miền Bắc và miền Nam Việt Nam, đặc biệt các dự án thuộc lĩnh vực này được ưu tiên cao tại khu vực phía Nam. Các dự án đã thực hiện trong lĩnh vực giao thông liên lạc chủ yếu là dự án nâng cấp đường giao thông nông thôn qua việc bê tông hóa các con đường giao thông liên thôn, xây dựng cầu treo.
Đình Hiệp
(HNMO)
Một năm chỉ có một lần nên ai cũng hóa hức ,không bỏ lỡ cơ hội . Đâu đâu cũng thấy Sakura , những nơi Hoa nở đệp nổi tiếng như công viên UENO - TOKYO hay xung quanh OSAKA JYO- OSAKA. Người Nhật gọi lễ hội này là HANAMI ( 花見 )
Ngày xưa ở xứ Phù tang chưa có hoa anh đào như bây giờ. Tại một ngôi làng xinh xinh ven núi Phú Sĩ ,có một chàng trai khôi ngô tuấn tú dũng cảm khác thường. Năm chàng mới tròn một tuổi ,có một đạo sĩ phiêu bạt ghé qua nhà, nhìn cậu bé, mỉm cười đặt vào tay người cha thanh sắt đen bóng rồi lặng lẽ ra đi.
Lúc đấy đang mùa đông tuyết rơi tầm tã vị đạo sĩ đi khuất trong mưa tuyết rồi mà người cha vẫn thẫn thờ nhìn trông theo. Đặt thanh kiếm vào tay người vợ trẻ, ông nói như thì thầm :”Hãy cất kỹ và giao thanh sắt này lại cho con trai chúng ta khi nó tròn 14 tuổi. Số phận đã an bài nó sẽ trở thành một kiếm sĩ lừng danh”.
Cha cậu bé qua đời. Người vợ trẻ ở vậy nuôi con. Thanh sắt đen bóng được giao lại cho chàng trai năm cậu tròn 14 tuổi. Cậu rùng mình vuốt ve kỹ vật huyền bí nặng nề ấy. Một sức mạnh kỳ lạ, một khát khao khó hiểu tràn ngập vào cơ thể tươi non dũng mãnh của cậu. Người mẹ chưa kịp nói gì thì cậu đã run rẫy thốt lên trong cảm xúc nghẹn ngào: “Ta phải trở thành một kiếm sĩ nổi tiếng nhất đất nước này”.
Chàng trai đến rạp đầu xin thụ giáo một võ sĩ đạo lừng danh. Vị samurai ngắm nhìn chàng trai từ đầu đến chân, trầm ngâm suy tư bất động hàng giờ liền. Cuối cùng ông thở dài lẩm bẩm một mình “oan nghiệt” và chấp thuận. Thời gian thấm thoát thoi đưa, tuổi 18 thanh xuân tràn trề sức sống đến với người kiếm sĩ. Tay kiếm của chàng khiến những samurai kiêu hùng nhất cũng phải e dè. Nhưng còn thanh sắt? Chàng đã tự mình rèn nó thành thanh kiếm sáng ngời đầy uy lực. Nhưng chưa được. Một thanh kiếm báu thực sự phải được tắm mình trong máu ngay trong ngày khai trận. Biết nhúng lưỡi thép uy lực này vào máu ai khi chàng chưa hề có kẻ thù, khi chàng chưa hề đối mặt với kẻ cướp, khi chàng chưa tìm được bất cứ lý do gì để quyết đấu một phen? Lúc này người mẹ và người thầy của chàng đã khuất núi. Cô gái duy nhất của vị võ sư lừng danh năm xưa là người thân yêu còn lại duy nhất của chàng. Mỗi ngày khi nắng đã tàn lụi trên núi Phú sĩ , đêm đã tràn ngập trên xóm núi , cô gái lại buồn bã nhìn chàng ngồi bất động ,trầm tư bên bếp lửa. Chàng không còn cười nữa, mắt chàng lạnh như tuyết, chàng ôm thanh kiếm mà ước mơ ngày nó được tắm mình trong máu để trở thành bảo kiếm vô địch thiên hạ
-Anh thân yêu! Có phải chăng đối với anh thanh kiếm này là tất cả ? Nếu nó không được tắm mình trong máu để ngập trong khí thiêng thì anh sẽ mãi mãi buồn đau?
Nhìn vào bếp lửa ,chàng trai vuốt ve thanh kiếm trong lòng và nói chậm rãi rất quả quyết
- Chỉ buốn đau thôi ư? Không đâu! Đối với anh,thanh kiếm là sự nghiệp, là cuộc sống, là tất cả…..làm sao anh có thể coi mình là một võ sĩ đạo chân chính khi thanh kiếm của anh chưa từng no say trong máu? Trời ơi! Anh chết mất! Sao thời buổi này yên bình đến thế ? Sao không có kẻ cướp nào thúc giục anh xuống kiếm.không có kẻ cuồng ngông nào thách đấu với anh?
Cô gái mỉm cười đau đớn. Cô chỉ hỏi để khẳng định quyết tâm của mình thôi
- Anh thân yêu! Cho em được cầm lấy thanh kiếm của chàng một chút thôi.
Cầm thanh kiếm đen bóng, sắc lạnh cô gái nhìn chàng bằng ánh mắt buồn thăm thẳm rồi đột ngột đâm thẳng vào tim. Máu trào ra ướt đẫm tấm thân mảnh dẻ của nàng, nhuộm hồng chiếc áo kimono trắng nõn, trinh bạch. Chàng trai hốt hoảng rú lên kinh hoàng, vươn tay rút phăng thanh kiếm khỏi lồng ngực cô gái. Dưới ánh lửa bập bùng ,thanh kiếm ngời sắc xanh rực rỡ, hào quang loé lên lộng lẫy lạ thường: nó đã được no mình trong máu!
Nhưng từ đó ,chàng trai hoàn toàn cô độc. Không samurai nào thèm kết bạn với anh. Họ nhìn sang chỗ khác khi đối mặt trên con đường hẹp. Họ rời khỏi quán trà khi anh bước vào. Họ từ chối khi anh thách đấu …. Cho đến một hôm, một buổi chiều mùa đông, khi những bông tuyết đầu mùa vừa rơi, chàng trai ôm thanh kiếm đến bên mộ cô gái. Chàng thì thầm :”Tha lỗi cho anh. Anh đã hiểu ra rồi…”Chàng bình thản cắm sâu mũi kiếm vào bụng rạch một đường mạnh mẽ và rút kiếm ra phủ gục bên cạnh mộ. Thanh bảo kiếm cắm sâu vào mộ đất….tuyết không ngừng rơi….đến sáng. Tuyết đã ôm trọn chàng trai và ngôi mộ vào vòng tay của mình. Chỉ còn lại một cây hoa lạ, mơn mởn vươn lên tươi cười, hồng thắm. Không ai biết hoa hoá thân từ thanh kiếm ấy. Người ta dặt tên hoa là Anh đào. Hoa anh đào có nhiều loại mọc được ở nhiều nơi. Nhưng không nơi đâu đẹp bằng hoa đươc ươm mầm và trổ bông ở vùng núi Phú sĩ.
HONG NHUNG C&T sưu tầm
http://www.nhatban.edu.vn/van-hoa-xa-hoi/van-hoa-nhat-ban/575-su-tich-hoa-anh-dao.html
Tùy quãng đường chạy dài hay ngắn mà số lượng vận động viên mỗi đội khác nhau, có thể từ 5 đến 10 người. Nội dung chạy ngắn nhất trong Ekiden là 12 km dành cho các đội nữ sinh trung học, mỗi đội 5 người và nội dung chạy dài nhất lên đến hàng trăm km.
Ekiden là môn thể thao mùa đông, ra đời tại Nhật Bản cách đây khoảng 100 năm. Theo thông lệ, mùa đông là thời điểm các giải thi đấu Ekiden diễn ra trên khắp các địa phương của nước Nhật. Một số giải quan trọng được truyền hình trực tiếp và là chương trình thể thao mùa đông thu hút lượng lớn khán giả theo dõi. Nổi tiếng nhất trong số đó là cuộc thi Hakone Ekiden.
Đối tượng tham dự là nam sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng trên cả nước. Hakone Ekiden được tổ chức vào ngày 1 tháng 1 hàng năm, sự kiện kéo dài trong 2 ngày, mỗi đội gồm 10 vận động viên, họ phải hoàn tất chặng đường đua dài gần 220 km. Trong Ekiden, các chặng đường đua thường dài, tính bằng km, nhưng vận động viên không cảm thấy đơn độc bởi họ có đồng đội và luôn nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả 2 bên đường.
Grand Tour Kyushu là giải Ekiden nổi tiếng về độ dài của đường đua, có thời gian chạy tiếp sức kéo dài đến 10 ngày, điểm xuất phát là Công viên Hòa bình Nagasaki. Với chặng đường đua dài 739 km, các vận động viên phải vượt qua 9 tỉnh trên đảo Kyushu. Grand Tour Kyushu là cuộc thi chạy tiếp sức Ekiden có đường đua dài nhất tại Nhật Bản hiện nay.
du hoc nhat ban, du học nhật bản, du hoc nhat, du học nhật
Ekiden là môn chạy tiếp sức đặc trưng của đất nước Mặt Trời mọc, mỗi năm, nước này tổ chức vô số giải thi đấu từ giải của các trường trung học đến giải chuyên nghiệp cấp quốc gia. Gian khổ nhất là cuộc thi chạy tiếp sức lên đỉnh núi Phú Sĩ mà người Nhật gọi là Phú Sĩ Ekiden. Mỗi đội gồm 6 vận động viên nam, họ phải luân phiên nhau chạy lên đến độ cao 3.199m của ngọn núi và sau đó quay trở về chân núi trên quãng đường đua dài tổng cộng 47 km. Điểm đến trên đỉnh núi là một ngôi đền Thần Đạo, sau khi ban tổ chức đóng dấu trên chiếc khăn tiếp sức tasuki, các vận động viên tiếp tục cuộc hành trình chạy xuống núi.
Thời gian để các đội hoàn tất cuộc thi đầy thử thách này là trong vòng 4 giờ đồng hồ.
Nếu như chạy vượt dốc lên đỉnh núi khiến vận động viên mau đuối sức thì quãng đường xuống núi cũng không dễ dàng. Họ thường phải đối mặt với những cú ngã nguy hiểm.
Ekiden đã góp phần đào tạo cho ngành thể thao Nhật Bản những vận động viên marathon đẳng cấp quốc tế. Người được ghi nhận có công phát triển môn thể thao này lớn mạnh là vận động viên marathon nổi tiếng của Nhật Bản Kanaguri Shizo.
Việc sử dụng khăn tiếp sức tasuki thay gậy trong Ekiden có ý nghĩa đặc biệt. Không chỉ là biểu tượng cho sự bền bỉ và trách nhiệm, khăn tasuki còn là sợi dây gắn kết không thể tách rời giữa các thành viên trong cùng một đội.
Đối với người Nhật, Ekiden vượt qua khuôn khổ của một môn thể thao rèn luyện thể lực đơn thuần mà ở đó, nó ẩn chứa giá trị tinh thần về tình đồng đội, về sức mạnh của sự đoàn kết.
Vận tốc và sức bền của những con ngựa truyền tin đường dài đã tạo cảm hứng cho sự ra đời của môn chạy tiếp sức Ekiden. Cuộc thi Ekiden đầu tiên diễn ra tại Nhật Bản vào năm 1917, trên quãng đường dài 508 km nối giữa Kyoto và Tokyo.
3 năm sau, lịch sử Ekiden chứng kiến sự ra đời của Hakone Ekiden – một trong những nội dung chạy tiếp sức nổi tiếng nhất tại Nhật Bản hiện nay. Cha đẻ của Hakone Ekiden là vận động viên marathon Kanaguri Shizo.
Kanaguri Shizo – cha đẻ của bộ môn Hakone Ekiden
Sau khi lập kỷ lục tại một cuộc thi marathon trong nước, Kanaguri được chọn tham dự Olympic Mùa hè 1912 tại Stockholm, Thụy Điển. Ông cũng là vận động viên marathon đầu tiên đại diện cho Nhật Bản tham dự Olympic. Tuy nhiên, tại đấu trường quốc tế này, Kanaguri đã không thành công vì bị ngất xỉu trên đường đua trước khi về đến đích. Nhưng chính sự thất bại đó đã trở thành động lực để Kanaguri dốc sức phát triển môn chạy tiếp sức rèn luyện thể lực Hakone Ekiden. Với tư cách là một vận động viên marathon có sức ảnh hưởng, Kanaguri đã thuyết phục các trường đại học cùng ông tổ chức một cuộc thi chạy tiếp sức có tên Hakone Ekiden và đã nhận được sự đồng tình.
Năm 1920, cuộc thi Hakone Ekiden đầu tiên được tổ chức. Chặng đường đua nối giữa nhà ga Otemachi ở thủ đô Tokyo đến thị trấn Hakone ở tỉnh Kanagawa. Các vận động viên phải chạy trên quãng đường dài 217,9 km trong thời gian 2 ngày và chỉ có vận động viên nam mới được phép tham gia cuộc thi. Sự nhiệt thành và quyết tâm về đích của các vận động viên trong cuộc thi này đã tạo tiếng vang lớn cho Hakone Ekiden. Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng lúc bấy giờ.
Sau ngày đầu tiên, các vận động viên vượt qua chặng đường đua thứ nhất dài 108 km thành công vang dội, các phương tiện truyền thông trên cả nước đồng loạt đưa tin về sự kiện này. Cuộc thi hoàn tất cũng là lúc Hakone Ekiden được ca ngợi là môn thể thao thể hiện ý chí kiên cường của con người.
Từ cái nôi Hakone Ekiden mà nhiều vận động viên marathon của Nhật Bản đã gặt hái thành công trên các đường đua quốc tế. Đó là trường hợp của vận động viên Usami Akio. Năm 1964, Usami đại diện cho trường Đại học Nihon giành chiến thắng trong cuộc thi Hakone Ekiden trong nước. Thành tích này giúp anh tiếp tục phát huy năng lực của mình tại Olympic Mùa hè năm 1968 ở Mexico City của Mexico.
Trường hợp thứ 2 là vận động viên Seko Toshihiko của trường Đại học Waseda. Seko được đánh giá là vận động viên marathon đẳng cấp quốc tế của Nhật Bản trong thập niên 1980. Anh đã đại diện cho quốc gia mình tham dự nhiều cuộc thi marathon danh tiếng trên thế giới và cả Olympic Mùa hè năm 1988 tại Seoul, Hàn Quốc. Thành tích nổi bật nhất của anh là lập kỷ lục thế giới trong nội dung chạy 25.000 mét vào năm 1981, 30 năm sau kỷ lục này mới được phá vỡ.
Người thứ 3 là vận động viên Taniguchi Hiromi thuộc trường Đại học Nippon Taiku. Taniguchi là vận động viên chạy tiếp sức và marathon nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Thành công trong sự nghiệp của Taniguchi là tấm gương để các vận động viên trẻ nước này noi theo. Taniguchi Hiromi đã mang về cho môn điền kinh Nhật Bản chiếc huy chương vàng quý giá tại giải Vô địch Điền kinh Thế giới năm 1991 diễn ra tại Tokyo. Taniguchi là vận động viên nam duy nhất của Nhật đoạt huy chương vàng tại giải này.
Taniguchi Hiromi – vận động viên chạy tiếp sức và marathon nổi tiếng nhất của Nhật
Tinh thần vượt qua thử thách để về đích của Hakone Ekiden hiện nay đã lan rộng ra mọi tầng lớp nhân dân Nhật Bản, đặc biệt là trong giới thanh niên và học sinh sinh viên. Mỗi năm, có hàng chục cuộc thi chạy tiếp sức Ekiden được tổ chức tại nhiều tỉnh thành của Nhật, nhưng đối với các bạn trẻ Hakone Ekiden vẫn là thách thức đáng nhớ nhất của họ.
Bên cạnh tính chất thể thao, Ekiden còn là hoạt động xã hội. Vào năm 2000, ngọn núi lửa Miyake-jima trên đảo Miyake, cách thủ đô Tokyo 180 km về hướng nam, bất ngờ thức giấc sau 17 năm ngủ yên. Hoạt động dữ dội của núi lửa khiến chính quyền địa phương phải ra lệnh di tản toàn bộ 3.800 cư dân trên đảo. Núi lửa phun tro bụi và khí oxit lưu huỳnh kéo dài từ năm 2000 đến năm 2006 đã khiến hòn đảo gần như hoang tàn, người dân quay trở về nhà sau nhiều năm đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc ổn định cuộc sống.
Nhằm hỗ trợ cư dân trên đảo Miyake, một cuộc chạy tiếp sức Ekiden với mục đích quyên góp tiền và vật dụng đã được tổ chức. Sự kiện ý nghĩa này đã được nhiều thành phần trong xã hội hưởng ứng. Không chỉ có cá nhân mà các tập đoàn, công ty sản xuất trang phục thể thao và các doanh nghiệp khác của Nhật Bản cũng tham gia tích cực cuộc vận động trên.
Gần đây nhất, Nhật Bản lại hứng chịu thảm họa tự nhiên khác – trận động đất, sóng thần ở vùng Đông Bắc xảy ra ngày 11/03/2011. Cho đến nay, hơn 1 năm trôi qua, vẫn còn nhiều nạn nhân phải cư trú tại các trung tâm lánh nạn. Và để cổ vũ tinh thần của người dân bị ảnh hưởng cũng như trợ giúp vật chất cho họ, các cuộc vận động từ thiện Ekiden một lần nữa được tổ chức trên khắp Nhật Bản.
Theo thvl.vn
http://www.nhatban.edu.vn/van-hoa-xa-hoi/van-hoa-nhat-ban/602-ekiden-mon-chay-tiep-suc-pho-bien-o-nhat-ban-phan-1.html
http://www.nhatban.edu.vn/van-hoa-xa-hoi/van-hoa-nhat-ban/603-ekiden-mon-chay-tiep-suc-pho-bien-o-nhat-ban-phan-cuoi.html
Trong văn hóa ẩm thực Nhật, hình thức của món ăn được coi trọng hàng đầu. Văn hóa này thấm sang cả những hộp cơm trưa (bento) mà người Nhật mang theo mỗi ngày.
Với những hộp cơm dành cho trẻ mang đến trường, các bà mẹ Nhật còn cầu kỳ hơn nữa, biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn với trẻ em. Thậm chí có bà mẹ mất hai giờ đồng hồ cho việc trang trí.
Dưới đây là những hình ảnh hộp cơm của trẻ em được làm bằng cả tấm lòng yêu thương của người mẹ Nhật dành cho con cái, đa dạng từ hình ảnh các con vật dễ thương đến hình ảnh người nổi tiếng. Nguyên liệu sáng tạo từ những thực phẩm hàng ngày như cơm, rong biển, các loại rau và trứng luộc.
Theo Vietnamnet.vn
Nhiều công ty điện tử quy mô trung bình của Nhật đã chiếm được vị thế độc tôn trong rất nhiều mảng công nghệ. Liệu họ có thể duy trì được vị thế này hay không?
Thế giới đang có khoảng 40 lò phản ứng hạt nhân. Phân nửa trong số này đều là sản phẩm trí tuệ của các tập đoàn đến từ Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản và Nga. Ấy vậy mà, toàn bộ những lò phản ứng này muốn vận hành suôn sẻ đều phải trông chờ vào sự trợ giúp của một nhà cung cấp duy nhất đóng tại phía bắc hòn đảo Hokkaido, Nhật Bản - công ty Japan Steel Works.
Mặc dù người ta không thiếu các lò phản ứng ghép từ các mối hàn với kích cỡ nhỏ hơn, nhưng chỉ duy nhất công ty này của Nhật có trong tay công nghệ ráp nối các tấm ghép trị giá tới 150 triệu đôla từ một thỏi kim loại duy nhất nặng 600 tấn.
Trên thế giới, rất ít công ty tạo dựng được cho mình vị trí độc tôn đến vậy. Japan Steel Works không phải là công ty duy nhất của Nhật làm được điều này. Nhật Bản hiện có nhiều doanh nghiệp đã tự tạo cho mình lợi thế cạnh tranh nổi trội trên quy mô toàn cầu trong một số lĩnh vực chuyên biệt. Đó có thể là những doanh nghiệp trong ngành cơ khí chế tạo giản đơn như Shimano (chiếm tới 60 – 70% thị phần bánh răng và ghi đông xe đạp thế giới, doanh thu hàng năm của Shimano ước chừng lên tới 1,5 tỷ đôla) hay YKK (phéc-mơ-tuya của hãng chiếm tới ½ giá trị giao dịch mặt hàng này của thế giới). Còn trong lĩnh vực điện tử, cơ khí và khoa học vật liệu, các công ty của Nhật chiếm lĩnh toàn thị trường. Người tiêu dùng có thể chưa từng nghe đến tên tuổi của những công ty như thế nhưng chúng vẫn từng ngày khẳng định vị thế độc tôn của mình trong từng lĩnh vực cụ thể, bởi những mặt hàng mà chúng tạo ra đã trở thành một phần thiết yếu với quy trình sản xuất của rất nhiều sản phẩm.
Tại nhà máy sản xuất ô tô của Toyota. Nguồn ảnh: Corbis
Chẳng hạn, gần 75% mô tơ ổ đĩa cứng máy tính đều là sản phẩm của công ty Nidec; 90% mô tơ siêu vi dùng trong kính chiếu hậu của các xe ô tô nhất thiết phải là sản phẩm của Mabuchi. Đa phần các công ty này cung cấp các thành phần, vật liệu hoặc công cụ sản xuất (lấy ví dụ: TEL cung cấp 80% vật liệu khắc axit dùng trong quy trình sản xuất màn hình LCD).
Cạnh tranh nội bộ
Đôi khi, các công ty này đụng phải đối thủ “đồng hương”. Chính điều này giúp Nhật Bản dành được toàn bộ các đơn hàng của thế giới cho dù trong cuộc đua giành được đơn hàng có tới hơn một nhà cung ứng sản phẩm. Shin-Etsu chiếm 50% thị phần chất tạo nền ảnh (một tạo chất dùng để cố định các đầu bán dẫn). Ngoài Shin-Etsu, thế giới còn một số nhà sản xuất khác như Covalent, NSG, AGC hay Tosoh và tất cả chúng đều là các công ty của Nhật. Tuy nhiên, bất chấp vị thế độc tôn hiện có, các công ty này chưa bao giờ bị dính vào bất cứ vụ kiện chống độc quyền nào.
Trong lúc các tập đoàn khổng lồ như Panasonic, Sharp, hay Sony đang dần để mất thị phần vào tay các nhà sản xuất Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan thì những công ty có quy mô nhỏ hơn và ít có tiếng tăm hơn vẫn vững vàng ở ngôi cao của thị trường nhánh – sản xuất ra các mặt hàng thiết yếu cho ngành công nghệ toàn cầu. Thậm chí, tiếng Nhật đã có riêng một cụm từ dành cho những doanh nghiệp như thế; người ta gọi họ là chuken kigyo (nghĩa là: "những công ty bé hạt tiêu"). Cho dù sản phẩm đến tay người tiêu dùng là của Apple, Nokia, hay Samsung thì chúng cũng đều được ráp nối từ vô số linh kiện xuất xứ từ Nhật. Đại diện của Apple thẳng thắn phát biểu rằng họ chỉ tin tưởng vào các đối tác Nhật Bản vì ít có nhà sản xuất nào khác đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của tập đoàn.
Ông Alberto Moel – một chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất cồng nghệ cao của công ty tư vấn Monitor Group, Tokyo phát biểu rằng: “Đó không phải là những sản phẩm thời thượng nhưng bạn chẳng thể chế tạo chip bán dẫn hay màn hình LCD mà không có chúng”. Theo số liệu công bố từ Bộ Kinh Tế, Thương Mại và Công Nghiệp Nhật Bản, các công ty của Nhật đáp ứng tới hơn 70% thị trường toàn cầu trong ít nhất 30 lĩnh vực công nghệ: từ giấy tráng ảnh cho tới bóng phát sáng dùng cho màn hình LCD (toàn bộ thị phần chiếm lĩnh ước chừng $3 tỷ đôla) cho tới tụ điện sứ nhiều tầng dùng để điều chỉnh dòng điện cho các thiết bị điện (77% thị phần tương ứng 540 tỷ Yên về giá trị).
Chính sự vượt trội về công nghệ của Nhật đã giải toả những nghi ngờ bấy lâu rằng Nhật đang phải vật lộn với nền kinh tế đình đốn suốt gần hai thập niên qua và đồ rằng Nhật đang dần để mất ngôi nhì vào tay Trung Quốc. Đây cũng là câu trả lời cho những ầm xì bấy lâu của các chuyên gia quản lý phương Tây rằng chính lối văn hoá kinh doanh đặc trưng bởi thị trường lao động cứng nhắc và giới cổ đông thấp cổ bé họng đã kìm hãm sự phát triển của các công ty trong nước. Như vậy, chắc hẳn người Nhật đã phải làm được kỳ tích sau những sóng gió đã qua.
Đương nhiên, đâu chỉ có người Nhật mới có quyền vỗ ngực tự hào; thế giới vẫn còn vô số các công ty có sức ảnh hưởng sâu rộng trong những lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như Microsoft, với hệ điều hành Windows, từ lâu đã trở thành thương hiệu thân thuộc với hơn 90% người dùng máy tính trên toàn thế giới. Trong khi đó, con chip của Intel lại được tin dùng cài trong hơn 80% máy tính cá nhân toàn cầu. Nếu tiếng Nhật có cụm từ chuken kigyo để chỉ những công ty có sức mạnh toàn cầu thì tiếng Đức cũng có cụm từ Mittelstand với ý nghĩa tương đương. Thẳng thắn mà nói, đã có lúc người ta hoài nghi về khả năng Nhật có thể tiếp tục duy trì thế thượng phong trong lĩnh vực công nghệ. Thế nhưng, giờ đây, người Nhật đã chứng minh mình đứng ở vị trí nào.
Sức mạnh đến từ những thứ nhỏ bé
Câu chuyện sinh động nhất về sức mạnh công nghệ của Nhật là: sản phẩm tụ điện. Tuy chỉ nhỏ bằng hạt muối nhưng vật dụng này có sức mạnh thật đáng nể. Nó lưu trữ điện năng trong một bó dây và là một khối kết hợp từ rất nhiều các thiết bị điện. Giá thành của chúng cũng không lớn; chỉ dao động đâu đó chừng hơn 20 xu nhưng mỗi chiếc điện thoại di động cần ít nhất 100 hạt như vậy và một máy tính cá nhân thì cần đến 1000 hạt. Murata - nhà sản xuất tạo ra sản phẩm tuyệt hảo này là một công ty của Nhật, hiện đang chiếm lĩnh 40% thị trường toàn cầu.
Người ta khó lòng ước tính được mức lợi nhuận của Murata từ những chiếc tụ điện nhưng tổng lợi nhuận của công ty này có thể ngang bằng với 50% tổng trị giá của một ngân hàng đầu tư. Tổng thị phần của Nhật với mặt hàng này lên tới 80% thị trường toàn cầu (hai nhà sản xuất mặt hàng này của Nhật là TDK và Taiyo Yuden). Nếu trở lại đầu thập niên này thì thị phần của Nhật còn lên tới 90%. Nhật đã dần phải san sẻ cho các nhà sản xuất ngoại quốc như Samsung Electro - Mechanics – Hàn Quốc và Yageo – Đài Loan.
Ngoài ra, Nhật còn có nhiều sản phẩm nổi tiếng khác. Chẳng hạn, Nitto Denko hiện đang sở hữu tới hơn 20 sản phẩm hàng đầu và nổi bật hơn cả trong việc sản xuất màn hình LCD. Trong khi đó, Mitsubishi Chemical gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường vật liệu phốt pho dùng để tạo màu trắng tự nhiên trong các bóng đèn LED. Và còn nhiều ví dụ khác nữa.
Các công ty của Nhật đặc biệt nổi bật hơn cả trong quá trình sản xuất con chip máy tính. Trong nhiều khâu của quá trình sản xuất, các sản phẩm của Nhật đóng vai trò then chốt tại bốn bước: xử lý lớp tráng, dựng phim mỏng, điện than và khắc hình, tiếp xúc và đóng gói. Các công ty của Nhật cung cấp những thành phần thiết yếu tại bốn công đoạn và thiết bị chế tạo ở tại ba công đoạn sản xuất sản phẩm.
Nói như cách nói của chuyên gia bán dẫn thuộc ban quan trị tập đoàn NEC Electronics thì các nhà sản xuất điện tử trên toàn thế giới đều tín nhiệm các nhà cung cấp linh kiện của Nhật bởi những công ty này luôn tạo ra các sản phẩm có chất lượng và độ tin cậy cao. Chẳng ai muốn mua một chiếc xe thời thượng nhưng lại không thể vận hành trơn tru chỉ vì thiếu đi một chi tiết nội thất đáng giá có vài xu. Nói như vậy để thấy rằng, các sản phẩm do người Nhật sản xuất dù nhỏ bé nhưng lại trở thành một phần thiết yếu với rất nhiều sản phẩm khác.
Trong khi, một số sản phẩm công nghệ đã phố biến như các vật phẩm thông thường thì một số sản phẩm khác thì chưa bởi nó vẫn cần có sự cải tiến và sáng tạo không ngừng. Chính rào cản này đã khiến giá thành của chúng còn ở mức cắt cổ mặc dù giá của sản phẩm cuối cùng đến tay người dùng đã giảm.
Ta nhận thấy ở các tập đoàn hàng đầu này một số điểm tương đồng nhất định. Thứ nhất, họ đầu tư nhiều vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Thứ hai, dù đã mở rộng các nhà máy sản xuất ở nước ngoài nhưng các công ty này luôn tự mình thực hiện những công đoạn then chốt tạo nên phần cốt lõi của sản phẩm ở trong nước. Thứ ba, họ tự xây dựng các chuỗi cung ứng của riêng mình: các công ty sản xuất chip điện tử sẽ sử dụng linh kiện pha lê do chính mình sản xuất. Một số công ty còn tự tạo ra các máy công cụ phục vụ cho quá trình sản xuất. Tất cả đều nhằm mục đích giảm chi phí, và tránh bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài và có thể nắm sâu xa về toàn bộ công nghệ mình sản xuất ra.
Khi được hỏi về lý do chính nào tạo nên thành công của các công ty công nghệ Nhật Bản, đa phần các nhà quản lý đều nhất trí đó là nhờ vào đẳng cấp của khách hàng mà họ phục vụ. Thoạt đầu mới nghe tưởng chừng không đúng. Thế nhưng, điều này cũng có lý của nó. Chỉ những khách hàng có đẳng cấp mới đưa ra các đòi hỏi khắt khe và nhà cung cấp vì thế cũng phải tự nâng tầm cho tương xứng. Tuy nhiên, đó chưa phải là lý do duy nhất. Chủ tịch của Covalent – ông Susumu Kohyama cho rằng các công ty Nhật thành công bởi họ đã cá biệt hoá cao các sản phẩm mình tạo ra. Và những thành phần, công cụ và chất liệu như vậy chỉ có thể được tạo ra khi nhà sản xuất biết cộng tác chặt chẽ với khách hàng trong nhiều năm tới mức nhà sản xuất thông suốt về các kế hoạch công nghệ trong tương lai của khách hàng và dành được sự tín nhiệm để cùng tham gia đưa ra lời giải cho những vấn đề hóc búa mà chỉ một nhà sản xuất thực sự có tầm mới giải quyết được. Một khi họ đã dành được sự tin cậy trọn vẹn của đối tác thì các đối thủ mới khó lòng chen chân vào nổi.
Hơn thế, kiến thức về công nghệ nhiều khi thật khó diễn giải và truyền đạt thành sách hướng dẫn hay ghi chép vào tài liệu ứng dụng. Những kinh nghiệm này được tích luỹ từ quá trình cộng tác với nhiều cộng sự trong nhiều năm liền. Điều đó tạo rào cản quá lớn cho bất kỳ đối thủ nào muốn nhảy vào cuộc chơi. Điều đó cũng giải thích vì sao ở một số lĩnh vực công nghệ chuyên biệt cao, các công ty luôn muốn nhân viên của mình gắn bó trọn đời với công ty bởi họ sợ những bí quyết công nghệ sẽ bị rò rỉ ra bên ngoài
Họ tin rằng tiềm lực của một tổ chức nằm trong tay đội ngũ trí thức mà mình đang có chứ không phải giá cổ phiếu tại một thời điểm nào đó. Cũng chính vì thế, người Nhật gần như dị ứng với mọi thương vụ mua lại và sáp nhập. Các công ty thường cố hết sức để không bị các công ty khác thâu tóm bởi họ hoàn toàn không nghĩ việc sáp nhập có thể đem lại những lợi thế nhất định trong kinh doanh như suy nghĩ của phương Tây.
Chỉ có điều, trong khi những thay đổi trong ngành tạo thành công vang dội cho những “nhà vô địch thầm lặng” thì lại cản trở sự bành chướng của những tập đoàn điện tử lớn. Bởi các công ty nước ngoài tìm kiếm được các linh kiện chất lượng cao của các nhà sản xuất uy tín của Nhật nên vô hình chung các công ty này lại đứng ve phía các nhà sản xuất nước ngoài trong cuộc chiến giành giật thị trường với chính các nhà sản xuất trong nước. Mỗi khi các nhà khổng lồ điêu đứng thì lớp các công ty bé hạt tiêu này lại tiếp tục lao nhanh về phía trước.
Người ta bắt đầu tự hỏi liệu Nhật Bản có còn mãi giữ được vị trí hàng đầu về công nghệ hay không khi mà các công ty của Nhật đã không phát huy toàn bộ giá trị công nghệ trong tay mình.
Những thế lực ngoại quốc đang trỗi dậy
Họ giành được thị trường chủ yếu nhờ tiếp thu và cải tiến các công nghệ nước ngoài (chủ yếu là của Mỹ). Ban đầu, họ khuyến khích khách hàng dùng thử bằng việc cung cấp sản phẩm ở mức giá thấp. Sau đó, họ thuyết phục khách hàng bằng chất lượng tốt và cuối cùng là nhờ vào sự vượt trội về công nghệ. Trong suốt quá trình cộng tác, họ luôn duy trì mối quan hệ mật thiết với khách hàng, để thu lượm được kiến thức của đối tác và sau đó tìm mọi cách thoả mãn trúng những gì khách hàng mong mỏi.
Chính sự vượt trội về công nghệ và sự tín nhiệm nơi khách hàng khiến khó có đối thủ nào có thể xen vào mối quan hệ mà họ đã xây dựng với đối tác. Câu hỏi đặt ra là liệu các nhà sản xuất Trung Quốc, Hàn Quốc, và Đài Loan có thể tiếp cận các đối tác Nhật Bản theo đúng cách Nhật Bản tiếp cận đối tác Hoa Kỳ hay không?
Hàng loạt các ô tô của Nhật Bản đang chờ xuất cảng tại Tokyo. Nguồn ảnh: Corbis
Người ta bắt đầu tự hỏi liệu Nhật Bản có còn mãi giữ được vị trí hàng đầu về công nghệ hay không khi mà các công ty của Nhật đã không phát huy toàn bộ giá trị công nghệ trong tay mình. Giám đốc Nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Shin-Etsu-ông Hiroaki Okamoto thậm chí còn tin rằng nền công nghiệp của đất nước mình đang trong cơn khủng hoảng: “Chúng tôi biết rằng các công ty Hàn Quốc và Đài Loan rất có khả năng bắt kịp mình. Ngay trong chính nước Nhật chúng tôi đã vấp phải cuộc cạnh tranh quá khốc liệu vì thế chẳng công ty nào trong số chúng tôi thực sự kiếm được nhiều tiền từ những sản phẩm làm ra. Khi lợi nhuận thấp đồng nghĩa với việc chúng tôi không có nhiều kinh phí để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Các công ty của Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc có thể nhân cơ hội này để vươn lên”.
Sự thống lĩnh về thị trường là một đảm bảo vô cùng chắc chắn để tạo ra một cộng đồng doanh nghiệp trong nước mạnh. Các nhà quản lý đều nhất trí rằng một khi miếng bánh thị trường quá nhỏ hẹp thì các công ty cần phải hợp nhất thành một. Nhà nghiên cứu tại Đại học Tokyo – ông Jun Saito nhận định luật pháp hiện giờ của Nhật thực sự không khuyến khích việc thành lập các liên minh. Trong lúc đó, một số nhà lãnh đạo khác thậm chí đã nhìn ra cơ hội phát triển và tăng doanh thu khi họ biết mở rộng tầm nhìn và quản lý công nghệ mình làm ra hiệu quả hơn.
Chính những đặc điểm cố hữu trong lối kinh doanh của người Nhật cũng là một trong những yếu tố đe doạ vị thế của họ trên trường quốc tế. Vai trò của cổ đông trong các công ty Nhật vô cùng mờ nhạt bởi vậy họ không thể góp bất kỳ một tiếng nói đáng kể nào buộc công ty phải tập trung vào các dự án dài hạn và bỏ qua những lề lối quá cứng nhắc để bứt phá trong kinh doanh và gạt bỏ được những dự án có hiệu quả thấp. Sự tập trung theo chiều dọc có thể đảm bảo nguồn cung và chất lượng nhưng lại khiến công ty này sa vào những lĩnh vực không có cốt lõi. Việc duy trì đội ngũ nhân viên cống hiến trọn đời giúp họ giữ lại các bí quyết công nghệ mãi là của mình nhưng cái họ đánh mất chính là sự linh hoạt. Đội ngũ nhân viên không thường xuyên luân chuyển vị trí công tác sẽ trở nên ì trệ và đánh mất dần sức sáng tạo.
Quản lý của Taiyo Yuden tâm sự: “Thành thật mà nói, công cuộc thay đổi đang bắt đầu. Khi chúng tôi nhận thấy mình đang dần bị các đối thủ bám sát. Nếu chúng tôi không làm bất kỳ điều gì thì một ngày kia họ sẽ bắt kịp chúng tôi. Và như thế, chúng tôi lại phải mày mò tìm con đường mới”.
Nhật Bản làm gì để ứng phó trước sự vươn lên của các nhà sản xuất trong khu vực? Chỉ có một cách duy nhất là phải sáng tạo hơn nữa. Với sản phẩm chất tạo nền cho mạch gắn kết – thành phần căn bản để tạo ra con chip cùng các linh kiện khác, những nỗ lực của người Nhật đã phát huy tác dụng. Trong khoảng 2002 đến 2007, khi nhận thấy thị phần của mình sụt giảm trầm trọng xuống còn 34% từ mức 75% trong khi thị phần của các công ty Đài Loan tăng gấp đôi còn Hàn Quốc tăng tới bốn lần, các công ty của Nhật chuyển sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng giá trị cao như sản xuất chất tạo nền cho các bộ vi xử lý (MPUs). Trong năm 2007, chỉ với 3% chất tạo nền dùng cho các bộ vi xử lý được xuất ra thị trường thế giới, Nhật thu về tới 30% tổng giá trị thị trường.
Tuy nhiên, chỉ sáng tạo không thôi là chưa đủ. Muốn đạt được doanh thu cao các nhà sản xuất Nhật còn phải xuất ra với khối lượng lớn. Trong vòng bốn năm qua, thị phần của Nhật với mặt hàng tấm năng lượng mặt trời thu hẹp mất 20%. Mặc dù các sản phẩm của Nhật luôn là số một nhưng các đơn hàng dần bị người Trung Quốc lấy mất. Hơn thế, ở những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhưng còn nghèo như Trung Quốc hay Ấn Độ, đỉnh cao về công nghệ chỉ được đưa xuống hàng thứ yếu. Nhật Bản tạo ra các dòng điện thoại đỉnh cao bậc nhất thế giới nhưng thị phần của họ gần như bằng không.
Canon và Nikkon chắc hẳn vẫn chưa quên bài học xương máu trong cuộc cạnh tranh với ASML của Hà Lan trong lĩnh vực sản xuất máy tạo bước sóng – một công cụ dùng để sản xuất con chip máy tính. Năm 1990, ASML chỉ chiếm chưa đến 10% thị phần thế giới trong khi thị trường hoàn toàn do hai gã khổng lồ người Nhật thao túng. Ấy vậy mà giờ đây ASML bành trướng tới 65% thị trường. Các nhà phân tích viện dẫn sự việc này để cảnh tỉnh các công ty Nhật trước sự tự mãn. Vậy thành công của ASML bắt nguồn từ đâu ?
Chủ tịch của ASML trong giai đoạn 1990 – 2000 – ông Willem Maris diễn giải: “Khi đó trước Nikon và Canon, chúng tôi quá sức nhỏ bé và khó lòng cạnh tranh trực tiếp. Người Nhật có trong tay quá nhiều nguồn lực và họ đảm trách mọi khâu của quá trình sản xuất. Chính vì vậy, ASML đã tái thiết kế sản phẩm theo dạng mô đun gồm các bộ phận được tiêu chuẩn hoá để thuận tiện cho quá trình tháo lắp sản phẩm. Cũng vì thế, thành phẩm là kết tinh của nhiều chuyên gia trong từng bộ phận của máy. Nhờ thế, ASML tiến xa hơn trong công tác sáng tạo và dần qua mặt người Nhật".
Sự cởi mở của ASML còn kể về một câu chuyện khác “đó là khi một cỗ máy của Samsung bị hỏng hóc, 20 công ty của Nhật có thể ào ạt đổ đến và kín đáo giải quyết mọi vấn đề liên quan. Không ai hay biết họ đã thực sự làm gì? Trong khi đó, ASML lại cho khách hàng thấy được vấn đề và cách giải quyết chúng. Ngày này, Nikon và Canon vẫn là các đối thủ cân tài cân sức và không bên nào chịu bắt tay hợp tác với bên kia mặc dù việc sáp nhập nhánh sản xuất máy tạo bước sóng có thể đem lại những thay đổi đáng kể".
Hình minh họa. Nguồn: Economist
Kỹ năng cũ trong thời đại mới
Mọi thành công ngày này của Nhật trong lĩnh vực công nghệ đều có xuất phát điểm từ những tinh hoa quá khứ. Chất lượng tuyệt hảo của sản phẩm đồ gốm mỹ nghệ ngày nay bắt nguồn từ tay nghề của người Nhật trong tạo hình gốm xưa kia. Kỹ thuật gia cố thép đỉnh cao ngày nay có sự thừa kế của nghề mài kiếm xa xưa. Người Nhật nói rằng điều này phản ánh nền văn hoá “sáng tạo” (tiếng Nhật: monozukuri) và "không ngừng cải tiến" (tiếng Nhật: kaizen). Nhưng không phải tập quán nào của người Nhật cũng tích cực. Sự dè chừng của họ với “người ngoài” bao gồm cả các công ty trong và ngoài nước gây nhiều cản trở cho công việc kinh doanh.
Để vượt qua sự rụt rè và nghi ngại mỗi khi phải chia sẻ với người ngoài về công nghệ hoặc hợp tác kinh doanh, trong tháng Bảy vừa qua, METI đã thành lập tập đoàn mạng lưới sáng kiến Nhật Bản. Thu hút nhiều doanh nhân, tập đoàn này hoạt động như một quỹ tạo nguồn vốn tư nhân có quy mô quốc gia với tổng giá trị tài sản và các khoản đảm bảo lên đến 9 tỷ đôla Mỹ. Tập đoàn này ra đời với mục đích đầu tư vào các tài sản trí tuệ có tiềm năng với mục đích tạo ra một cộng đồng doanh nghiệp cởi mở và khuyến khích sự hợp nhất giữa các doanh nghiệp.
Một đại diện của METI thừa nhận: “Họ sẽ không đời nào chịu sáp nhập. Nếu cứ tiếp tục đà này, tôi e rằng nhiều công ty khác sẽ tiếp tục đi vao vết xe đổ của Canon và Nikon. Chúng ta không thể mất vị thế của Nhật trong lĩnh vực công nghệ. Trong thế giới, lối tư duy khép kín của chúng ta có thể đúng đắn nhưng tình hình mới buộc chúng ta phải suy nghĩ cởi mở, thoáng đạt hơn.”
Những tập đoàn hàng đầu của Nhật có thể sẽ phải liên kết theo một hình thức nhất định để đảm bảo yêu cầu về tiềm lực tài chính và công nghệ để duy trì vị trí số một của mình. Họ cũng cần phải dè chừng các uỷ ban giám sát chống độc quyền cho dù trước nay họ chưa hề bị soi tới. Chính quyền Mỹ đang hết sức quan tâm tới ổ đĩa bằng thấu kính (dùng trong máy tính và đầu DVD). Người Nhật đôi khi rụt rè với các mô hình sáp nhập trong việc tạo ra một tổ chức độc quyền trong nước mà bỏ qua khả năng rằng liên minh này có thể trở thành một thế lực hùng mạnh trên toàn cầu.
Với công ty Japan Steel Works, cho dù thành tựu vượt trội của họ trong công nghệ của họ là một huyền thoại nhưng thế thượng phong của họ trong sản xuất ra các lò phản ứng hạt nhân đang dần mất vào tay các đối thủ đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, v.v...
Xin kết thúc bài viết này bằng lời của chủ tịch tập đoàn tập đoàn Westinghouse - một công ty chuyên xây dựng các lò phản ứng hạt nhân – ông Aris Candris. Ông đã từng cay đắng nhận xét rằng: “Trong tương lai không còn quá xa, mỗi khi có nhu cầu, chúng ta có thể có đến năm sự lựa chọn. Nhưng không may là sẽ chẳng có ứng viên nào của vùng Pittburgh - trụ sở của Westinghouse và cũng là trung tâm của ngành thép của Mỹ. Bài học rút ra là: một khi bí quyết chuyên môn bị mất thì không dễ gì lấy lại được”.
Tác giả: Như Nguyệt (dịch từ Economist)
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2009-12-14-nganh-cong-nghe-nhat-ban-con-giu-duoc-ngoi-ba-chu-phan-1-
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2009-12-14-nganh-cong-nghe-nhat-ban-con-giu-duoc-ngoi-ba-chu-phan-2-
Nguồn : http://sggp.org.vn/dautukt/2011/8/266666/
Thảm họa kép động đất, sóng thần xảy ra vào tháng 3-2011 đã tàn phá, làm hư hỏng nhiều nhà máy sản xuất lớn ở các tỉnh vùng Đông Bắc, Nhật Bản. Sau thảm họa, người Nhật đang tái thiết lại cuộc sống, hoạt động sản xuất kinh doanh. Người Nhật sẽ xây dựng, hồi phục lại các nhà máy từ đống đổ nát hay lựa chọn giải pháp đầu tư ra nước ngoài? 94 dự án đầu tư mới của Nhật vào Việt Nam trong 7 tháng năm 2011 là dấu hiệu tích cực cho làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam.
Việt Nam được quan tâm
Sau chuyến công tác tại Nhật Bản mới đây, một anh bạn đồng nghiệp chia sẻ, người Nhật bày tỏ rất nhiều cảm tình của họ đối với đất nước và con người Việt Nam. Trong lúc khó khăn nhất của thảm họa, phần lớn du học sinh, những người Việt đang lao động và nghiên cứu tại Nhật không bỏ về nước mà vẫn ở lại Nhật Bản, cùng chia sẻ khó khăn với người dân Nhật. Rồi những món quà gởi từ Việt Nam cho đất nước có nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong lúc khó khăn này cũng mang một ý nghĩa tinh thần rất lớn! Tình cảm này không đơn thuần như những lời “có cánh” trong đối thoại ngoại giao mà minh chứng cho việc nhích lại gần hơn trong am hiểu, đồng cảm về văn hóa. Và chính từ đây đã mang đến nhiều yếu tố tích cực trong hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội giữa 2 nước.
Công ty Nidec (Nhật Bản) tại Khu công nghệ cao TPHCM, sản xuất linh kiện máy tính xuất khẩu. Ảnh: TH. TÂM
Liên tục trong tháng 7 và 8-2011, nhiều đoàn xúc tiến thương mại của Nhật Bản đã đến tìm hiểu cơ hội hợp tác tại nhiều tỉnh, thành của Việt Nam. “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đang dẫn đường cho một làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam. Đáng chú ý, liên tục trong vài tháng nay, Tập đoàn Marubeni, tập đoàn kinh tế đa ngành lớn của Nhật Bản, nằm trong tốp 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, hoạt động trên phạm vi toàn cầu và có văn phòng tại 69 quốc gia, đã mở rộng nhiều hoạt động hợp tác, đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam. Tháng 5-2011, Marubeni ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).
Ông Katsuhisa Yabe – Giám đốc điều hành, trưởng bộ phận dệt may của Marubeni, cho biết, thông qua kênh liên kết, hợp tác với một số công ty thành viên, chi nhánh của Vinatex sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản hiệu quả hơn. Điều này cũng mở ra cơ hội “thay thế” của hàng dệt may Việt Nam vào Nhật, khi 90% sản phẩm dệt may của Marubeni sản xuất ở Trung Quốc. Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 3 của Việt Nam. Nhờ tận dụng tốt Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào thị trường Nhật đã tăng lên trên 20%, đạt 1,2 tỷ USD trong năm 2010.
Cuối tháng 7-2011 vừa qua, Marubeni và Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược trong lĩnh vực sản xuất, phân phối nông sản, thực phẩm và thức ăn gia súc. Marubeni đặt kỳ vọng, sự hợp tác này sẽ đưa họ chiếm giữ vị trí số 1 về ngành này tại thị trường Việt Nam.
Cơ hội mới
Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, tính đến tháng 8-2011, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 4/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, với 1.560 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký gần 22 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm 2011, có 94 dự án mới của Nhật đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn 720 triệu USD. Phần lớn những dự án này đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao. Đây cũng là những ngành sản xuất trong nước đang thiếu, kêu gọi đầu tư.
Đối mặt với việc thiếu điện sản xuất trong nước và những thách thức sau thảm họa, Nhật Bản đang thay đổi chính sách đầu tư và Đông Nam Á trở thành vùng đất ưu tiên cho sự dịch chuyển đầu tư này. Theo số liệu của Thời báo Kinh tế Nikkei (Nhật Bản), ở thời điểm năm 2005, 2006 có khoảng 200 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Nhưng chỉ 5 năm sau, đến năm 2010 con số này đã tăng lên đến 1.000 doanh nghiệp. Trung Quốc đã từng là điểm đến, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư Nhật. Nhưng Trung Quốc cũng đang có sự điều chỉnh trong chính sách, lao động ở Trung Quốc đã không còn rẻ và các nhà đầu tư Nhật quyết định chuyển dịch ra nước ngoài. Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn nhất trong khu vực ASEAN để thu hút đầu tư từ Nhật.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế Nhật Bản, điều hấp dẫn, thu hút các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam là chính trị ổn định, giá nhân công rẻ, cần cù, khéo léo. Với số dân đông thứ 2 trong ASEAN, chỉ sau Indonesia, Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển tại thị trường nội địa. Điều này, phù hợp cho cả liên kết đầu tư tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu. Không còn minh chứng nào rõ hơn khi chỉ trong 7 tháng, có đến 94 dự án của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Và chắc chắn, Việt Nam sẽ trở thành một nơi còn hấp dẫn nhà đầu tư trong thời gian tới.
Trong lúc kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án FDI, liên doanh, liên kết tại Việt Nam rút vốn, chậm tiến độ đầu tư thì những dự án đầu tư của Nhật vào Việt Nam hiện nay đã xua tan không khí ảm đạm, mở ra nhiều hy vọng mới trong thu hút đầu tư tại Việt Nam.
HÀ NHAI
Khóa học do cô Nghi dạy qua skype, nick skype của cô: quangtinhnghi. Hình thức học: đàm thoại là chính. các bạn nào có nhu cầu thì vào nhóm, một tuần hai buổi,mỗi buổi 30'. thời gian: 7h30-8h Nhật Bản. Hôm nay 26/4 là buổi học đầu tiên. Các buổi học sẽ thay đổi theo tuần. Bạn nào có nhu cầu xin mời!!!
Vùng đất Shizuoka, cái nôi của Đông Du. Nơi nhiều thế hệ anh em Đông Du đã vừa làm việc vừa học tập khi mới qua đến Nhật, là nơi gặp gỡ của anh em vào những dịp cuối năm hay những dịp tiễn đón kohai. Bài viết này dành để nói về 1 người anh em Đông Du đã có hơn 4 năm gắn bó với mảnh đất này.Vùng đất Shizuoka, cái nôi của Đông Du. Nơi nhiều thế hệ anh em Đông Du đã vừa làm việc vừa học tập khi mới qua đến Nhật, là nơi gặp gỡ của anh em vào những dịp cuối năm hay những dịp tiễn đón kohai. Bài viết này dành để nói về 1 người anh em Đông Du đã có hơn 4 năm gắn bó với mảnh đất này.Vùng đất Shizuoka, cái nôi của Đông Du. Nơi nhiều thế hệ anh em Đông Du đã vừa làm việc vừa học tập khi mới qua đến Nhật, là nơi gặp gỡ của anh em vào những dịp cuối năm hay những dịp tiễn đón kohai. Bài viết này dành để nói về 1 người anh em Đông Du đã có hơn 4 năm gắn bó với mảnh đất này.Vùng đất Shizuoka, cái nôi của Đông Du. Nơi nhiều thế hệ anh em Đông Du đã vừa làm việc vừa học tập khi mới qua đến Nhật, là nơi gặp gỡ của anh em vào những dịp cuối năm hay những dịp tiễn đón kohai. Bài viết này dành để nói về 1 người anh em Đông Du đã có hơn 4 năm gắn bó với mảnh đất này.Vùng đất Shizuoka, cái nôi của Đông Du. Nơi nhiều thế hệ anh em Đông Du đã vừa làm việc vừa học tập khi mới qua đến Nhật, là nơi gặp gỡ của anh em vào những dịp cuối năm hay những dịp tiễn đón kohai. Bài viết này dành để nói về 1 người anh em Đông Du đã có hơn 4 năm gắn bó với mảnh đất này.
Kì thi vào trường cũng sắp tới gần, các kohai chắc cũng đang rất tích cực chuẩn bị cho kì thì sắp tới.Vào khoảng 2 năm trở lại đây số lượng kohai dự thi vào trường khá đông nên để chuẩn bị cho việc đưa đón sắp xếp chỗ ăn nghỉ cho kohai trước và trong ngày thi được chu đáo cẩn thận, những bạn nào đã quyết định thì mong chóng liên lạc cho mình những thông tin sau : tên,giới tính, số báo danh, ngành dự thi, số điện thoại liên lạc, ngày giờ dự định tới và giờ dự định về ( nếu là về trong chiều ngày 20).
*lưu ý: vì ngày thi vào thứ 6 không phải là cuối tuần nên các sempai cũng phải tới trường và baito,cộng thêm thời tiết akita rất lạnh tuyết khá dầy nên việc đi lại đưa đón kohai khá khó khăn mong các kohai thông báo càng sớm càng tốt hạn cuối đến ngày 17/1, vì điều kiện như thế nên mong kohai hiểu và thông cảm để sempai và kohai gặp nhau vui vẻ, các kohai thi cử thoải mái và thành công.Ngoài ra các kohai ở cùng vùng nên sắp xếp đi cùng nhau để việc đưa đón cho dễ dàng hơn.
Những thông tin trên mong các bạn gửi tin nhắn về sdt duy nhất 080-4133-0812
Chúc các bạn có một kì thi thành công.
{fcomment}
Thương gửi Thủy và Hương,
Hôm trước Đông Du đã nhận được tin em Thủy đạt học bổng do có điểm ryu cao, chưa kịp viết thư chúc mừng em thì nay lại nhận tin vui mới về điểm năng lực nhật ngữ tháng 7 vừa rồi. Các Thầy cô biết tin đều chúc mừng cả hai em đã nổ lực học hành để có được kết quả đáng khen như thế. Đặc biệt là sự ngưỡng mộ và tự hào về thành tích điểm thi môn nghe N1 60/60 của Thủy. Các em kohai cũng vui và ngưỡng mộ chị Thủy lắm. Cố gắng giữ vững thành tích, làm niềm tin và động lực cho các em kohai noi gương học hỏi nha em. Kohai ở nhà vừa rồi ra Hà nội thi kết quả cũng được. Kỳ này có 2 kohai không đi được tháng 10 do khả năng tiếng nhật yếu, thật là đáng tiếc, buồn thê thảm, ước gì em nào cũng học hành tốt như hai em thì tốt biết mấy.
Thôi cô dừng đây. Giữ gìn sức khỏe nhé!
Chào hai em
Cô Duyên
Hồ Chí Minh, ngày 6/8/2011
Thân gửi Du học sinh Đông Du tại trường nhật ngữ YMCA Hiroshima, Morioka và Saga
Ở trường đang vào dịp nhập học của lớp du học sinh năm 2012. Tất cả các em chuẩn bị đi tháng 10 năm nay đã dọn hẳn về Hồ văn huê sống và học tập trong 1 tháng trước khi đi. Thầy bận rộn lo toan trang bị lớp học và giường tủ chăn nệm cho ký túc xá...Tuần sau là bắt đầu khai giảng, hướng dẫn học tập...
Mặc dù bận rộn nhiều việc nhưng Thầy đã xem kết quả thi của các em và bảo cô biên thư nhắn gửi các em Huy, Nhật, Hồng...(Hiroshima). Mặc dù là sinh viên không cần kết quả ryu nhưng cũng nên thi phần tiếng Nhật để biết khả năng của mình thế nào nhé.
Tiên dạo này ra sao rồi, em đã có dự định gì chưa?
Tùng đã giải quyết chuyện học phí, tiền nhà...lấy lại tinh thần học tập chưa em?
Thanh làm sao mà điểm tiếng Nhật thấp quá vậy? Có khi nào cô nhận kết quả sai không?
Xuân cố gắng thêm môn tiếng Nhật nữa nha em!
Ở Saga bây giờ chỉ còn lại 4 đứa, hai đứa con trai lại học thua con gái mất rồi. Phải cố gắng lên nào!
Kỳ này mặc dù Morioka có Duy đạt điểm cao nhất trường, Thầy rất vui, nhưng hơn phân nữa du học sinh nhà mình ở mức điểm dưới 500, nhất là những em học hơn hai năm rồi mà chẳng thay đổi tí gì cả. Thầy cô đau lòng lắm em có biết không? Biết thế thì ngay từ đầu sẽ dứt khoát để các em ở lại VN học cho rồi. Hôm họp mặt phụ huynh học sinh, nhìn gương mặt buồn và thất vọng của mẹ của Niệm, mẹ của Tuyền khi nhận kết quả học tập của các em, cô áy náy vô cùng, không biết phải nói như thế nào...Một em kohai ngồi bên cạnh cũng cảm nhận được nỗi lòng của bố mẹ, sự kỳ vọng ở các con, sự lo lắng cho các con như thế nào, em ấy đã tưởng tượng nếu hoàn cảnh ấy rơi vào bố mẹ em ấy thì sẽ ra sao...Cô đọc những dòng cảm nhận đó và hy vọng chắc chắn động lực học tập sẽ quay lại, các em sẽ làm được, hãy chiến đấu với những ù lì của bản thân, các bạn làm được thì chắc chắn mình cũng sẽ làm được. Cô hy vọng như thế.
Chúc các em nhiều sức khỏe để lo baito hết mùa hè này rồi cố gắng thu xếp công việc để tập trung việc học thi đại học nhé! Chỉ còn một kỳ thi nữa, hãy dốc hết sức chứng tỏ năng lực bản thân các em nhé! Mong nhận được tin tốt lành từ các em.
Trường Nhật ngữ Đông Du
Cô Duyên
Hồ Chí Minh, ngày 6/8/2011
Thân gửi Du học sinh Đông Du tại trường nhật ngữ Ehle- Osaka,
Vừa qua trường đã nhận thư báo kết quả điểm ryu của các em Phương, Dương và Tuyền. Thầy rất thất vọng và tức giận các em vì theo như trong thư nói là các em tự đăng ký riêng và không cho nhà trường biết điểm. Điểm tiếng Nhật không có một chút tiến triển gì sau một năm học tại Nhật, cô cũng ngỡ ngàng với kết quả học tập của các em. Tại sao vậy??? Những bạn khác không thi thì còn tệ hơn chăng? Các em hãy hỏi thăm các bạn cùng đi đang học ở các nơi, thậm chí một vùng mà năm nào kết quả thi ryu cũng kém như Saga thử xem, hãy quan sát tình hình chung và chấn chỉnh lại tư thế học tập của mình đi nhé. Chuyện học chuyện làm, cô hiểu nỗi khó khăn riêng của từng vùng, nhưng không thể đổ lỗi tại bị thế này thế kia, đừng dễ dãi với bản thân, hãy giữ vững mục tiêu và cố gắng phấn đấu hết mình các em nhé!
Ở trường đang vào dịp nhập học của lớp du học sinh năm 2012. Tất cả các em chuẩn bị đi tháng 10 năm nay đã dọn hẳn về Hồ văn huê sống và học tập trong 1 tháng trước khi đi. Thầy bận rộn lo toan trang bị lớp học và giường tủ chăn nệm cho ký túc xá...Tuần sau là bắt đầu khai giảng, hướng dẫn học tập...
Mặc dù bận rộn nhiều việc nhưng Thầy đã xem kết quả thi của các em và bảo cô biên thư nhắn gửi các sinh viên mặc dù là sinh viên không cần kết quả ryu nhưng cũng nên thi phần tiếng Nhật để biết khả năng của mình thế nào nhé. Cô thì rất mong kết quả thi năng lực nhật ngữ của các em.
Chúc các em nhiều sức khỏe để lo baito hết mùa hè này, các em sempai cố gắng thu xếp công việc để tập trung việc học thi đại học nhé! Mong nhận được tin tốt lành từ các em.
Trường Nhật ngữ Đông Du
Cô Duyên
Đây là file của buổi LỄ TRIỂN LÃM VÀ GIỚI THIỆU DU HỌC NHẬT BẢN do cô Duyên gửi vào giữa tháng5. Mình đã quên ko đăng tải lên trang web. Thành thật xin lỗi mọi người.
hi vọng tài liệu sẽ có ích cho các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thông tin về du học tại Nhật bản.
Kính gửi tất cả các anh chị em đang học tập tại Nhật Bản.
Thời gian vào tháng 8, 9 cũng là lúc các trường được nghỉ hè, có những người về VN sau 1 kì học vất vả, nhưng cũng có rất nhiều người vì những lý do nào đó mà vẫn còn ở lại Nhật Bản. Xin gửi đến các anh chị em mà không về nước vào tháng 9 một thông tin như sau : Từ thứ 7 ngày 17 tháng 9 đến thứ 2 ngày 19 tháng 9 năm 2011, tại thành phố FUKUROI tỉnh Shizuoka có tổ chức một hoạt động giao lưu và Homestay cho tất cả các du học sinh Việt Nam. Cơ hội để giao lưu văn hóa với các gia đình Nhật Bản và thăm qua các danh lam thắng cảnh tại FUKUROI và các vùng phụ cận. Chắc cũng có nhiều anh chị em đã biết, Asaba – Fukuroi chính là nơi đầu tiên mà cụ Phan Bội Châu đã ở khi phát triển phong trào cách mạng Đông Du tại Nhật Bản, vì thế cùng với các hoạt động giao lưu và homestay, các anh chị em còn có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu.
Ở bên dưới là nội dung và giới thiệu về hoạt động giao lưu và Homestay bản tiếng Nhật. Nội dung tóm tắt như sau:
Thời gian từ 9月17日(土)13:00~19日(月)14:00
Tập trung lúc 13h ngày 17 tháng 9 tại ga JR Fukuroi (ai k biết cách đi xin pm lại cho mình)
Phí tham gia : Miễn phí (mọi người tự chi tiền đi lại đến ga JR Fukuroi)
Số người : 25 người (trường hợp là vợ chồng, gia đình cũng ok nhưng lúc đăng kí xin pm lại)
Thời hạn đăng kí đến ngày 30 tháng 7 năm 2011
Cách đăng kí : Gửi bản đăng kí ở dưới đến địa chỉ mail (ban2710@yahoo.com)
Số điện thoại liên lạc : 090-6076-9337 (softbank)
Đoàn Văn Toàn
Do thời gian đăng kí cũng không còn nhiều, số lượng người tham gia là 25 người và sẽ kết thúc đăng ký khi đủ số người, nên những anh chị em nào có mong muốn tham gia xin gửi bản đăng kí sớm về địa chỉ mail của mình.
Xin kính chúc tất cả các anh chị em sức khỏe, một kì học thành công.
Xin chân thành cảm ơn.
Đoàn Văn Toàn
------------------
Mọi người có thể download Bản đăng ký tham gia Homestay tại Fukuroi – Shizuoka 2011 tại đường link bên dưới.
Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 3 khách