Kinh nghiem thi Riugaku: mon Hoa
Đã gửi: Bảy T8 27, 2005 7:24 pm
Day la kinh nghiem thi Riu do ban Dinh Thanh Hung,khoa 2003 soan.
Quá trình học Toán Lí Hóa tại Nhật thường chia làm hai giai đoạn.Giai đoạn thứ nhất học chuẩn bị thi ryu, giai đoạn thứ hai chuẩn bị cho kì thi đại học.
Ở bài viết nay xin giới thiệu về kinh nghiêm học và thi ryu môn Hóa.
1.Yêu cầu và đặc điểm của Hóa thi ryu:
- Đề thi ra dưới dạng chắc nghiệm, 40phút cho từ 18-21 câu hỏi, đòi hỏi tốc độ xử lí các câu hỏi nhanh.
- Mục đích chủ yếu để kiểm tra kiến thức cơ bản của người dự thi nên lượng kiến thức đề thi ra rộng ,tuy nhiên độ khó của các câu hỏi chỉ dùng lại mức độ nắm vững lí thuyết( lí thuyết theo SGK Nhật).
(Chú ý:kết quả của môn Hóa thi ryu không ảnh hưởng nhiều tới kết quả xét tuyển và thi vào đại học.)
2.Yêu cầu chung cho quá trình học và luyện thi:
Về kiến thức, SGK của Nhật cơ bản giống Việt Nam.Có thể dùng các sách mang từ Việt Nam để nắm kiến thức một cách chắc chắn hơn.
- Cần nắm vững :
+Các định nghĩa(về cấu tạo nguyên tử,các quá trình biến hóa và phản ứng hóa học...)
+Các phản ứng hóa học và hiện tượng(đặc biệt các phản ứng cửa hóa hưu cơ)
+Tính chất vật lí và hóa học của các chất( phi kim, kim loại,các hợp chất hữu cơ và vô cơ...)
+Lưu ý nhớ tên tiếng Nhật của các chất,tên các PƯ,tên các quá trình biến hoá ...
- Luyện thi:
Đề thi ryu không khó nhưng yêu cầu tốc độ xử lí và trả lời chính xác các câu hỏi. Chính vì vậy trước khi thi chúng ta nên tự kiểm tra tốc độ và kết quả làm bài của bản thân bằng cách làm lại những đề thi ryu cũ hoặc làm bài tập trong các bộ đề luyện thi Sentashiken .(Sentashiken cũng giống như thi ryu,là kì thi tiền đại học dành cho học sinh Nhật. Những cuốn sách luyện thi thường được bán vào khoảng tháng 9-10 hàng năm, đợt này học sinh Nhật chuẩn bị thi Senta.. Có thể nói dạng đề thi Hóa Senta rất giống với dạng Hóa thi ryu nhưng khó hơn Hóa thi ryu một chút.)
3.Phương pháp học:
Tuỳ vào xuất phát điểm và mục tiêu dặt ra của mỗi người nên sẽ có nhiều phương pháp hoc khác nhau.Ở đây xin nêu ra một ví dụ về phương pháp học chung như sau:
Đặc điểm của chúng ta vừa học vừa phải đi làm,không có điều kiện tập trung học trong thời gian dài,kiến thức sẽ chóng quên nếu không ôn luyện thường xuyên. Do đó cần nắm kiến thức một cách tổng thể và hệ thống, khi cần có thể tra cứu và nhớ lại một cách nhanh chóng. Tự kiểm tra những phần nắm chưa vững bằng cách làm thử các đề thi, sau đó tra cứu bổ sung kiến thức, rồi lại tiếp tục làm bài để kiểm tra.
4.Dạng đề thi ryu:
Đề thi ryu thương tâp trung vào các câu hỏi lí thuyết. Phần bài tập tính toán chỉ có từ 2 đến 3 câu, xoay quanh các nội dung: các loại bài tập về khí thể, nồng độ dung dịch, xác định công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ...( qua 2-3 bước tính toán có thể cho ra kết quả)
Có thể học tủ các phần sau:
-Các chuỗi phản ứng hoá hữu cơ,vô cơ (trong sách như チャット演習).
-Các kì thi ryu đã qua thường không có các bài tập về dụng cụ thí nghiệm (thường xuất hiện trong các kì thi vào đại học)
Trên đây là kinh nghiệm riêng của bản thân cá nhân mình.Mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người.
Quá trình học Toán Lí Hóa tại Nhật thường chia làm hai giai đoạn.Giai đoạn thứ nhất học chuẩn bị thi ryu, giai đoạn thứ hai chuẩn bị cho kì thi đại học.
Ở bài viết nay xin giới thiệu về kinh nghiêm học và thi ryu môn Hóa.
1.Yêu cầu và đặc điểm của Hóa thi ryu:
- Đề thi ra dưới dạng chắc nghiệm, 40phút cho từ 18-21 câu hỏi, đòi hỏi tốc độ xử lí các câu hỏi nhanh.
- Mục đích chủ yếu để kiểm tra kiến thức cơ bản của người dự thi nên lượng kiến thức đề thi ra rộng ,tuy nhiên độ khó của các câu hỏi chỉ dùng lại mức độ nắm vững lí thuyết( lí thuyết theo SGK Nhật).
(Chú ý:kết quả của môn Hóa thi ryu không ảnh hưởng nhiều tới kết quả xét tuyển và thi vào đại học.)
2.Yêu cầu chung cho quá trình học và luyện thi:
Về kiến thức, SGK của Nhật cơ bản giống Việt Nam.Có thể dùng các sách mang từ Việt Nam để nắm kiến thức một cách chắc chắn hơn.
- Cần nắm vững :
+Các định nghĩa(về cấu tạo nguyên tử,các quá trình biến hóa và phản ứng hóa học...)
+Các phản ứng hóa học và hiện tượng(đặc biệt các phản ứng cửa hóa hưu cơ)
+Tính chất vật lí và hóa học của các chất( phi kim, kim loại,các hợp chất hữu cơ và vô cơ...)
+Lưu ý nhớ tên tiếng Nhật của các chất,tên các PƯ,tên các quá trình biến hoá ...
- Luyện thi:
Đề thi ryu không khó nhưng yêu cầu tốc độ xử lí và trả lời chính xác các câu hỏi. Chính vì vậy trước khi thi chúng ta nên tự kiểm tra tốc độ và kết quả làm bài của bản thân bằng cách làm lại những đề thi ryu cũ hoặc làm bài tập trong các bộ đề luyện thi Sentashiken .(Sentashiken cũng giống như thi ryu,là kì thi tiền đại học dành cho học sinh Nhật. Những cuốn sách luyện thi thường được bán vào khoảng tháng 9-10 hàng năm, đợt này học sinh Nhật chuẩn bị thi Senta.. Có thể nói dạng đề thi Hóa Senta rất giống với dạng Hóa thi ryu nhưng khó hơn Hóa thi ryu một chút.)
3.Phương pháp học:
Tuỳ vào xuất phát điểm và mục tiêu dặt ra của mỗi người nên sẽ có nhiều phương pháp hoc khác nhau.Ở đây xin nêu ra một ví dụ về phương pháp học chung như sau:
Đặc điểm của chúng ta vừa học vừa phải đi làm,không có điều kiện tập trung học trong thời gian dài,kiến thức sẽ chóng quên nếu không ôn luyện thường xuyên. Do đó cần nắm kiến thức một cách tổng thể và hệ thống, khi cần có thể tra cứu và nhớ lại một cách nhanh chóng. Tự kiểm tra những phần nắm chưa vững bằng cách làm thử các đề thi, sau đó tra cứu bổ sung kiến thức, rồi lại tiếp tục làm bài để kiểm tra.
4.Dạng đề thi ryu:
Đề thi ryu thương tâp trung vào các câu hỏi lí thuyết. Phần bài tập tính toán chỉ có từ 2 đến 3 câu, xoay quanh các nội dung: các loại bài tập về khí thể, nồng độ dung dịch, xác định công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ...( qua 2-3 bước tính toán có thể cho ra kết quả)
Có thể học tủ các phần sau:
-Các chuỗi phản ứng hoá hữu cơ,vô cơ (trong sách như チャット演習).
-Các kì thi ryu đã qua thường không có các bài tập về dụng cụ thí nghiệm (thường xuất hiện trong các kì thi vào đại học)
Trên đây là kinh nghiệm riêng của bản thân cá nhân mình.Mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người.