Day la kinh nghiem thi Riu do ban Dinh Thanh Hung,khoa 2003 soan. Quá trình học Toán Lí Hóa tại Nhật thường chia làm hai giai đoạn.Giai đoạn thứ nhất học chuẩn bị thi ryu, giai đoạn thứ hai chuẩn bị cho kì thi đại học. Ở bài viết nay xin giới thiệu về kinh nghiêm học và thi ryu môn Hóa. 1.Yêu cầu và đặc điểm của Hóa thi ryu: - Đề thi ra dưới dạng chắc nghiệm, 40phút cho từ 18-21 câu hỏi, đòi hỏi tốc độ xử lí các câu hỏi nhanh. - Mục đích chủ yếu để kiểm tra kiến thức cơ bản của người dự thi nên lượng kiến thức đề thi ra rộng ,tuy nhiên độ khó của các câu hỏi chỉ dùng lại mức độ nắm vững lí thuyết( lí thuyết theo SGK Nhật). (Chú ý:kết quả của môn Hóa thi ryu không ảnh hưởng nhiều tới kết quả xét tuyển và thi vào đại học.) 2.Yêu cầu chung cho quá trình học và luyện thi: Về kiến thức, SGK của Nhật cơ bản giống Việt Nam.Có thể dùng các sách mang từ Việt Nam để nắm kiến thức một cách chắc chắn hơn. - Cần nắm vững : +Các định nghĩa(về cấu tạo nguyên tử,các quá trình biến hóa và phản ứng hóa học...) +Các phản ứng hóa học và hiện tượng(đặc biệt các phản ứng cửa hóa hưu cơ) +Tính chất vật lí và hóa học của các chất( phi kim, kim loại,các hợp chất hữu cơ và vô cơ...) +Lưu ý nhớ tên tiếng Nhật của các chất,tên các PƯ,tên các quá trình biến hoá ... - Luyện thi: Đề thi ryu không khó nhưng yêu cầu tốc độ xử lí và trả lời chính xác các câu hỏi. Chính vì vậy trước khi thi chúng ta nên tự kiểm tra tốc độ và kết quả làm bài của bản thân bằng cách làm lại những đề thi ryu cũ hoặc làm bài tập trong các bộ đề luyện thi Sentashiken .(Sentashiken cũng giống như thi ryu,là kì thi tiền đại học dành cho học sinh Nhật. Những cuốn sách luyện thi thường được bán vào khoảng tháng 9-10 hàng năm, đợt này học sinh Nhật chuẩn bị thi Senta.. Có thể nói dạng đề thi Hóa Senta rất giống với dạng Hóa thi ryu nhưng khó hơn Hóa thi ryu một chút.) 3.Phương pháp học: Tuỳ vào xuất phát điểm và mục tiêu dặt ra của mỗi người nên sẽ có nhiều phương pháp hoc khác nhau.Ở đây xin nêu ra một ví dụ về phương pháp học chung như sau: Đặc điểm của chúng ta vừa học vừa phải đi làm,không có điều kiện tập trung học trong thời gian dài,kiến thức sẽ chóng quên nếu không ôn luyện thường xuyên. Do đó cần nắm kiến thức một cách tổng thể và hệ thống, khi cần có thể tra cứu và nhớ lại một cách nhanh chóng. Tự kiểm tra những phần nắm chưa vững bằng cách làm thử các đề thi, sau đó tra cứu bổ sung kiến thức, rồi lại tiếp tục làm bài để kiểm tra. 4.Dạng đề thi ryu: Đề thi ryu thương tâp trung vào các câu hỏi lí thuyết. Phần bài tập tính toán chỉ có từ 2 đến 3 câu, xoay quanh các nội dung: các loại bài tập về khí thể, nồng độ dung dịch, xác định công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ...( qua 2-3 bước tính toán có thể cho ra kết quả) Có thể học tủ các phần sau: -Các chuỗi phản ứng hoá hữu cơ,vô cơ (trong sách như チャット演習). -Các kì thi ryu đã qua thường không có các bài tập về dụng cụ thí nghiệm (thường xuất hiện trong các kì thi vào đại học) Trên đây là kinh nghiệm riêng của bản thân cá nhân mình.Mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người.
Trong quá trình học ôn thi môn hoá mình có 1 vài kinh nghiệm nhỏ xin được đóng góp : 1:Trong việc nhớ tên các chất hoá học . Các chất hoá học chủ yếu bao gồm :kim loại ,phi kim ,các hợp chất vô cơ (như axit ,muối ,bazơ ,các oxit ...)và các hợp chất hữu cơ (như các hợp chất hidrocacbon ,ruợu ,andehit ,axit ,xeton ,phenol,amino...). Mỗi loại thường có những quy tắc gọi tên khác nhau ,nên khi học đến loại chất hoá học nào trước hết cần nắm được quy tắc gọi tên của nhóm đó rồi sau đó học thuộc những đơn chất và những chất có cách gọi tên đặc biệt .Vì chúng ta không có nhiều thời gian nên để nhớ tên các chất thì hàng ngày chúng ta có thể ghi tên 10 chất hoá học mới vào 1 tờ giấy rồi nhét vào túi .Khi đi cầu thang máy ,hay khi dừng đèn đỏ thậm chí lúc làm baito chui vào toilet thì giở ra ngắm 1 chút cũng rất có hiệu quả trong việc nhớ tên các chất hoá học . 2: Trong việc nhớ tính chất hoá học và các phản ứng Về cơ bản chương trình hoá học của nhật cũng không có nhiều điểm mới so với chương trình hoá học cấp 3 ở Việt Nam .Vì vậy để nắm vững tính chất hoá học của các chất chúng ta có thể tham khảo sách Việt Nam .Nếu bạn nào còn giữ được cuốn tập ghi ôn thi đại học hoá ở Việt Nam thì nên xem và ôn lại bằng cuốn tập đó thì sẽ rất nhanh .Sau khi ôn lại bằng tiếng việt rồi bạn xem trong mục lục sách của Nhật có những phần nào mà mình còn thiếu thì học phần đó trước .Rồi sau đó xem qua lại 1 lần nữa bằng sách tiếng nhật (có thể xem lướt cũng được )sau đó bắt tay vào giải các bộ đề .Trong quá trình giải các bộ đề chúng ta vừa ôn và bổ sung kiến thức bằng cách gặp những câu hỏi không làm được thì giở lại sách giáo khoa ra xem lại và ghi lại mục kiến thức đó vào 1 cuốn tập ,để trước khi thi mang ra ôn lại .
Vì vậy để nắm vững tính chất hoá học của các chất chúng ta có thể tham khảo sách Việt Nam .Nếu bạn nào còn giữ được cuốn tập ghi ôn thi đại học hoá ở Việt Nam thì nên xem và ôn lại bằng cuốn tập đó thì sẽ rất nhanh .Sau khi ôn lại bằng tiếng việt rồi bạn xem trong mục lục sách của Nhật có những phần nào mà mình còn thiếu thì học phần đó trước .Rồi sau đó xem qua lại 1 lần nữa bằng sách tiếng nhật (có thể xem lướt cũng được )sau đó bắt tay vào giải các bộ đề .
[nono] Không dùng sách Nhật ngay từ đầu thì làm sao nhớ đuợc kiến thức bằng tiếng Nhật ? Anh thấy nên học bằng sách Nhật , chỗ nào khó hiểu quá thì mới tra cứu lại sách tiếng Việt thì hiệu quả hơn .
Em nghĩ nhũng kiến thức nhất là những cái mình đã ghi chép thì việc ôn lại sẽ rất nhanh chỉ cần trong 2 ,3 ngày tập trung là làm được .Sau đó quay lại học sách tiếng nhật thì mình sẽ có sự so sánh sẽ nhớ nhanh và nhớ lâu hơn .Mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người
và thêm một vài ý kiến nhỏ: môn hoá và môn lý thi chung với nhau, nhưng thời gian ít nên thường mọi người cố gắng làm chắc một môn, thời gian còn lại giành cho môn còn lại.
-những người sợ Hoá: sao Lý khó quá may ơi! tính toán nhiều và công thức phức tạp không à. ngược lại, ta thấy Hoá dễ nghê! tiếc la hết thời gian nên dành choi loto.. -những người sợ Lý: ta lam Hoá khoẻ re hà. nhưng lâu ngày dầu óc tính toán chậm chạp nên tốn nhiều thời gian một cách vô ích. khi xoay qua làm Lý thì thấy choáng ngợp vì tính toán nhiều, và nhiều công thức khó quá... đó là những cảm nhận của những năm qua. nguyên nhân một phần cũng do quên kiến thức nhiều, và khả năng nhạy bén bị "thoái hoá" dần. nhưng kohai đợt này với thời gian tập trung học Toán-Lý-Hoá nhiều, hi vọng vẫn giữ dược phong dộ tốt. với ví dụ trên, chắc các bạn hiểu đôi phần về nội dung ra đề của Hoá, Lý. đối với môn Hoá, nếu bạn chịu khó tập trung vào một thời gian, mình nghĩ sẽ làm bài rất dễ. luyện tập thường xuyên nhưng phép tính cơ bản( dặc biệt ở phần dại cương,xác dịnh CTHH...) để giữ vững khả năng tính toán nhạy bén, sẽ tiết kiệm dược rất nhiều thời gian. đề cũng hay ra những câu hỏi nhận biết, nên việc nắm bắt những tính chất HOÁ HỌC lẫn LÝ HỌC là cần thiết. kiến thức Hoá để học thi khong nhiều. nên dối với mình, muốn ôn Hoá trong thời gian ngắn chỉ cần ôn ở những quyển luyện thi của các trường tư là dủ. 理解しやすい tuy khá đầy đủ thông tin, nhưng việc đọc nó trong thời gian này đối với các bạn sẽ mất nhiều thời gian và khó nắm bắt kiến thức cần thiết cho một ki thi. tuy nhiên đối với nhưng bạn muốn ôn đầy đủ thì cũng nên đọc qua. ngoài ra, nhớ làm dề thường xuyên dể nhớ kiến thức đã học, và rèn luyện tính toán cho nhanh. ôn lại thì tôt, nhưng học đi học lại cũng mất thời gian đấy.
Em chao cac anh , em la cohai 2005 , em thay dung la kien thuc hoa nhieu qua , doc roi lai quen mat, cach nho cac chat bang cach viet 10 chat moi ngay em thay cung hay, nhu hoc tu vung vay. Con cac anh noi phai biet tong hop kien thuc, tong hop nhu the nao , qua la hoi kho. Xin nho cac sempai chi giao
Theo mình, khi đang theo học tiếng Nhật thì việc tự tóm tắt, tổng hợp kiến thức trong sách,quả thật là hơi khó ! Cách tốt nhất là kiếm một quyển sách có tổng hợp, tóm tắt sẵn và thử học theo nó . Ngoài hiệu sách bán rất nhiều sách kiểu như thế . Himawari tìm thử xem sao!