Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Trương Thụy Mẫn một kẻ đáng gờm

Đã gửi: Sáu T2 11, 2005 12:44 am
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Trương Thụy Mẫn: "chiếc máy giặt" mang tên Trung Quốc (phần 1)
Người công nhân từ đôi bàn tay trắng đã làm nên “truyền thuyết Haier”, đã bước lên vũ đài quốc tế chính là Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Haier – Trương Thụy Mẫn (Zhang Rui Min).

 
Ông "thần" kinh doanh của Trung Quốc Trương Thụy Mẫn

Năm 1984, trong sự suy thoái chung của kinh tế Trung Quốc, nhà máy sản xuất tủ lạnh Thanh Đảo thua lỗ đến mức không trả nổi lương tháng cho công nhân. Mười chín năm sau, như một trò ảo thuật, nhà máy này trở thành công ty sản xuất điện gia dụng lớn nhất Trung Quốc, sản phẩm có mặt tại 160 nước trên thế giới với lợi nhuận 330 triệu USD năm 2002, tăng gấp 20.000 lần so với 18 năm trước đây. Đây quả là một “truyền thuyết” lớn trong giới kinh doanh Trung Quốc.


"Ông thần" kinh doanh Trung Quốc

Trên vũ đài kinh tế, Trương Thụy Mẫn đã thu hút được sự chú ý của thế giới hơn cả các doanh nghiệp Đài Loan. Tạp chí Fortune của Mỹ số ra ngày 18 tháng 8 năm 2003, đã bình chọn các doanh nghiệp lớn trên thế giới – trừ Mỹ, có tầm ảnh hưởng lớn, Trương Thụy Mẫn xếp hạng thứ 19 trong danh sách này.

Ngay từ tháng 3 năm 1998, Đại học Oxford đã đưa kinh nghiệm quản lý Haier vào giáo trình Thạc sĩ Quản trị doanh nghiệp của trường. Trương Thụy Mẫn cũng là nhà doanh nghiệp Trung Quốc đầu tiên được mời đến Đại học Oxford để diễn thuyết. Sau khi kinh nghiệm quản lý của Trương Thụy Mẫn trở thành môn học bắt buộc của sinh viên Đại học Oxford, ở Trung Quốc nổi lên phong trào “Haier học”. Mặc dù xuất thân từ tầng lớp công nhân, thế nhưng hiện nay tại Đài Loan có đến 6 quyển sách nói về Tập đoàn Haier và Trương Thụy Mẫn. Người ta tôn xưng ông là “CEO” số một của Trung Quốc”, “Ông thần kinh doanh của Trung Quốc”.

Cho đến nay, Tập đoàn Haier do Trương Thụy Mẫn lãnh đạo vẫn là một doanh nghiệp sở hữu tập thể. Doanh thu trong năm 2003 của tập đoàn có thể đạt 80 tỷ nhân dân tệ. Trong khi đó, theo đánh giá của báo giới Trung Quốc, lương hàng năm của ông chưa đến 80.000 nhân dân tệ. Trương Thụy Mẫn không thích bàn nhiều về vấn đề tiền lương, bởi cái mà ông quan tâm nhất hiện nay là xây dựng Haier thành một nhãn hiệu trăm năm như là Coca cola vậy.

Đã làm thì làm cho tốt nhất

 
Sản phẩm điện lạnh của Haier
Năm 1984, Haier lúc ấy đang thua lỗ và gần như phá sản. Đội ngũ lãnh đạo của nhà máy bị buộc phải ngưng hoạt động và giao quyền quản lý cho lớp mới kế thừa. Anh công nhân Trương Thụy Mẫn, với trí thông minh và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, được bầu chọn để đảm nhiệm chức vụ xưởng trưởng nhà máy.

Khi tiếp nhiệm, ông liền phát hiện ra trong số 400 chiếc tủ lạnh tồn kho, có 76 chiếc là hàng bị lỗi. Mặc dù trong những năm 1980, người tiêu dùng ở Trung Quốc có thể chấp nhận những hàng hóa bị lỗi, thế nhưng Trương Thụy Mẫn quyết định hủy bỏ chúng. Ông ra một thông báo cho công nhân: “Những sản phẩm bị lỗi tức là phế phẩm”.

Ông yêu cầu công nhân tập trung số hàng này lại, để chính tay những người làm ra sản phẩm này đập nát chúng. Những công nhân già nhìn thấy những chiếc tủ lạnh bị đập nát, không thể dằn lòng đã rơi nước mắt. “Đập nát tủ lạnh” - cách giáo dục làm lay động lòng người, đã phản ánh tư tưởng chủ đạo của Trương Thụy Mẫn : “đã không làm thì thôi, đã làm thì phải làm cho tốt nhất!”. Chính tư tưởng này đã làm nên bước ngoặt của Haier, đã xây dựng nên một văn hóa doanh nghiệp chỉ biết đến chất lượng thực sự.

Ai phải thì ta học

Trương Thụy Mẫn là con người của những bức phá. Những thành công của ông trong kinh doanh có được là từ những đổi mới, bứt phá không ngừng để vươn lên. Trong cách mạng văn hóa Trung Quốc, môi trường kinh doanh bị trói buộc bởi nhiều thể chế không phù hợp. Đó chính là yếu tố kiềm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp Trung Quốc. Nhiều người gọi đó là “những dây xích trói bước chân của doanh nghiệp”.

Nếu muốn thoát khỏi tình trạng đó, doanh nghiệp buộc phải đổi mới tư duy kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đổi mới cũng đi đôi với mạo hiểm. Thành công lớn nhất của Trương Thụy Mẫn là ở chỗ ông vừa biết cách thay đổi, vừa hiểu rõ quy luật tự nhiên. Chính vì xuất thân từ tầng lớp lao động nghèo, Trương Thụy Mẫn hiểu rất rõ tâm lý của công nhân lớp dưới, cũng như hiểu rõ những giá trị của cuộc sống. “Những ngày nghèo khó cực khổ là món quà lớn nhất mà ông trời ban tặng cho tôi và cũng là thứ hữu dụng vô tận nhất trong cuộc đời tôi”. Ông nói.

Để mưu cầu sự ưu việt lỗi lạc trong kinh doanh, Trương Thụy Mẫn ra sức học hỏi kỹ thuật, rút tỉa kinh nghiệm kinh doanh của nhiều nước. Ông bay đến Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, Đài Loan để tìm hiểu phương thức kinh doanh của những doanh nghiệp thành công. Ngay từ lúc mới khởi dựng sự nghiệp, ông đã sang tận Nhật Bản viếng thăm những công ty lớn, và đã học hỏi được những kinh nghiệm quản lý hay của các doanh nghiệp Nhật.

Trong chuyến thăm Đài Loan vào tháng 9, buổi sáng ông tham quan Công ty Hán Khôn, buổi tối, trong phòng nghỉ của khách sạn, ông và các đồng sự đã khoác lên mình bộ đồng phục Haier, mở cuộc họp thảo luận về sách lược và cách làm ăn của Hán Khôn. “Cá có đường đi của cá, tôm có đường đi của tôm, những người tồn tại được, hẳn có con đường riêng của họ, chúng ta đến mỗi nơi học một ít, thì có thể tiết kiệm được rất nhiều công sức”, Trương Thụy Mẫn nói.

 
Máy điều hòa nhiệt độ mang thương hiệu Haier
Vị chủ tịch nổi tiếng luôn mang theo bên mình một quyển sổ tay nhỏ, viết chi chít những kinh nghiệm mà ông đã học được. Giới chuyên môn cho rằng mấu chốt tạo nên sự khởi sắc nhanh chóng của Haier chính là vừa có tinh thần sáng tạo của doanh nghiệp Mỹ, vừa có cả tinh thần tập thể và kỷ luật của doanh nghiệp Nhật Bản.

Sáng tạo trong thương trường là rất quan trọng

Tinh thần sáng tạo cũng chính là ưu thế cạnh tranh của Haier. Trương Thụy Mẫn cho rằng: “Cái gọi là sáng tạo là phải không ngừng chiến thắng bản thân mình, cũng chính là xác định mục tiêu, không ngừng phá vỡ tính cân bằng hiện hữu, xây dựng một sự không cân bằng. Sau đó, trên cơ sở không cân bằng mới này, sẽ xây dựng một thế cân bằng mới”. Đội ngũ nhân lực của Haier luôn tin vào lý lẽ: “Thanh xà ngang không ngừng được nâng lên tầm cao mới, những người không thể nhảy qua khỏi nó thì phải nhanh chóng rời khỏi sân chơi”.

Từ tinh thần sáng tạo không ngừng của Haier, đã cho ra đời nhiều chủng loại máy giặt tiện ích. Trong đó, nổi bật nhất là chiếc máy giặt mini “Thần đồng nho nhỏ” đầu tiên ở Trung Quốc với chức năng “giặt ngay tức khắc”. Trước đây, dung lượng của hầu hết máy giặt trên thị trường đều thuộc chủng loại lớn là 5 lít. Cứ đến mùa hè thì lượng máy giặt lớn này trở nên ế ẩm do thời tiết nóng, người ta sử dụng quần áo mỏng hơn và mỗi ngày thường giặt quần áo 2 lần, cho nên thật không thuận tiện khi phải sử dụng loại máy giặt với dung lượng lớn. Vì thế, mùa hè trở thành mùa ế ẩm của máy giặt. Nhưng Trương Thụy Mẫn không bằng lòng với điều đó, ông nói: “Nếu như chúng ta không xem đó là mùa ế ẩm thì có thể sáng tạo một mùa ế ẩm không ế ẩm chút nào”. Thế là, nhóm nghiên cứu vùi đầu vào làm việc, chế tạo ra một loại máy giặt mini có thể giặt được ngay cả một chiếc bít tất.

Bốn mươi lăm ngày sau khi chiếc máy giặt mini được tung ra thị trường, Haier đã nhận được đơn đặt hàng 100 máy. Không chỉ có người độc thân, mà ngay cả những gia đình có máy giặt rồi cũng mua thêm cho mình chiếc máy giặt mini để sử dụng vào mùa hè. Năm 1998, chiếc máy giặt mini Haier được bình chọn là một trong mười sản phẩm thành công nhất Trung Quốc.

Có một công ty đồ điện gia dụng Nhật Bản nói với Trương Thụy Mẫn rằng: họ cũng đã từng nghĩ đến việc phát triển sản phẩm máy giặt, thế nhưng không có cách nào giảm giá thành sản phẩm, nên đã từ bỏ ý định này. Người đại diện công ty này nhờ Trương Thụy Mẫn tư vấn cho mình một phương thức sản xuất hiệu quả nhưng giá thành rẻ. Trương Thụy Mẫn nói rằng: “Thần đồng nho nhỏ” đã đăng ký 11 bản quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời cũng đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại Nhật Bản. Cuối cùng, công ty này chỉ còn cách là đặt hàng của Haier.

(Hết phần 1)




Re:Trương Thụy Mẫn một kẻ đáng gờm

Đã gửi: Sáu T2 11, 2005 12:46 am
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Người công nhân từ đôi bàn tay trắng đã làm nên “truyền thuyết Haier”, đã bước lên vũ đài quốc tế chính là Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Haier – Trương Thụy Mẫn (Zhang Rui Min).

 
Trương Thụy Mẫn, ông "thần" kinh doanh của Trung Quốc
Năm 1984, trong sự suy thoái chung của kinh tế Trung Quốc, nhà máy sản xuất tủ lạnh Thanh Đảo thua lỗ đến mức không trả nổi lương tháng cho công nhân. Mười chín năm sau, như một trò ảo thuật, nhà máy này trở thành công ty sản xuất điện gia dụng lớn nhất Trung Quốc, sản phẩm có mặt tại 160 nước trên thế giới với lợi nhuận 330 triệu USD năm 2002, tăng gấp 20.000 lần so với 18 năm trước đây. Đây quả là một “truyền thuyết” lớn trong giới kinh doanh Trung Quốc.


(Xem từ phần 1)


Trực tiếp đối mặt với thị trường

Điều tâm niệm lớn nhất của Trương Thụy Mẫn hiện nay là làm thế nào để tránh lọt vào hố bẫy mà những nhà doanh nghiệp lớn thường gặp phải. Chính vì thế ông nói: “Tôi yêu cầu mỗi nhân viên là một đơn vị sách lược, vì vậy áp lực thị trường sẽ là động lực cho chúng tôi”.
Ông cho rằng: “cho đến giờ phút này, những công ty Nhật Bản vẫn là những doanh nghiệp ưu tú nhất trên thế giới, thế nhưng tại sao 7 công ty điện gia dụng hàng đầu Nhật Bản vẫn bị thua lỗ? Bởi vì khoảng cách giữa họ với thị trường quá lớn”. Theo ông, một khi doanh nghiệp lớn mạnh, mọi người đều ở trong tư thế chờ đợi mệnh lệnh của cấp trên truyền xuống, thế nhưng đợi đến lúc đó, thì mọi việc đều đã lỗi thời.

“Trong thời đại thông tin, con người ở bất kỳ chức vụ nào cũng có thể có được thông tin, thế thì tại sao phải chờ đợi? Sự thành công của công ty máy tính Dell, chính là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất. Chúng ta luôn luôn bàn về sức cạnh tranh chủ yếu, bạn nói thử xem sức cạnh tranh chủ yếu của Dell là gì, nếu không phải là sự trực tiếp đối mặt với thị trường?”.

 
Sản phẩm của Haier
Thế là, vào năm 1998, Trương Thụy Mẫn đã đưa ra chính sách chỉnh đốn tổ chức mang tính chất đột phá, tất cả nhân viên đều phải trực tiếp đối mặt với thị trường, kể cả đội ngũ nhân viên nghiên cứu phát triển. Ông xem mỗi cá nhân là một công ty, mỗi người đều có 3 bản thống kê, trong đó bao gồm bản thống kê tài sản, bản thống kê nợ… . Nếu như sản phẩm do nhân viên nghiên cứu thiết kế ra không được thị trường chấp nhận, thì bản thống kê của anh ta sẽ bị ghi nợ. Ngược lại, nếu sản phẩm bán chạy, thì anh ta cũng sẽ được khen thưởng xứng đáng.

Phương pháp quản lý của Trương Thụy Mẫn đã kích thích tính năng động cho nhân viên. Sự cải cách quản lý này được gọi là “sự tái tạo quy trình mắc xích thị trường”. Chính phương pháp này đã thu hút sự quan tâm của giới quản lý học quốc tế, từ Đại học Columbia - Mỹ đến học viện quản lý Lausanne - Thụy Sĩ cũng đều tiến hành nghiên cứu về quan điểm kinh doanh này.

Ước vọng nhãn hiệu trăm năm

Trong quyển từ điển nhân sinh của Trương Thụy Mẫn, thành ngữ quan trọng nhất là: “Không làm thì thôi, đã làm thì phải làm cho tốt nhất”. Chẳng những Trương Thụy Mẫn muốn mình đứng hạng nhất ở Trung Quốc, mà còn phải đứng hạng nhất trên thế giới. Ngay từ năm 1993, khi rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến Trung Quốc đầu tư xây nhà máy, thì Trương Thụy Mẫn đã chủ trương xây dựng thương hiệu ở thị trường nước ngoài. Năm 1996, ông bắt đầu xây dựng nhà máy ở một số nước trên thế giới. Lúc này, rất nhiều công ty sản xuất đồ điện gia dụng ngay cả việc nhận đơn đặt hàng trong nước còn không kịp, nhưng Trương Thụy Mẫn đã nhìn thấy trước sự bất trắc trong tương lai.

Ông cho rằng những doanh nghiệp nước ngoài đến Trung Quốc vì họ nhắm vào ưu thế giá gia công thấp của Trung Quốc. Những doanh nghiệp nước ngoài này đã có thương hiệu, có kiến thức quản trị kinh doanh, có trình độ khoa học kỹ thuật, nếu như thêm vào yếu tố nhân công thấp, cứ y như “cọp mọc thêm cánh”. Các doanh nghiệp Trung Quốc, ngoài ưu thế giá nhân công thấp ra, cả thương hiệu lẫn công nghệ đều thua kém họ, nếu Trung Quốc gia nhập vào WTO, “đến lúc đó thì chỉ e rằng ngay cả đến xương cũng chẳng còn để mà gặm nữa!”, vị chủ tịch tài ba tiên đoán.

Sau này, sự phát triển của đồ điện Trung Quốc cũng diễn ra như dự đoán của Trương Thụy Mẫn. Năm 2001, tất cả các công ty sản xuất máy truyền hình màu đều lỗ vốn, năm 2002, đến lượt máy giặt cũng cùng chung số phận. Trong lúc ngành đồ điện gia dụng của Trung Quốc đang lâm vào cảnh làm ăn thua lỗ, thì Haier đã đạt lợi nhuận 330 triệu USD vào cuối năm 2002. Trương Thụy Mẫn cho rằng đây là bước đi sớm của Haier trong việc bước ra thị trường quốc tế để học tập theo kinh nghiệm của doanh nghiệp nước ngoài.

Nếu như những doanh nghiệp Trung Quốc thường “làm ra rồi mới bán”, thì Haier không có hàng tồn kho, chỉ “nhận đơn đặt hàng rồi mới sản xuất”. Đây là kinh nghiệm mà Haier học hỏi từ các doanh nghiệp nước ngoài. Họ nghiên cứu xem khách hàng cần những loại sản phẩm nào, và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó. Việc sản xuất của Haier không có khoảng cách với thị trường. Nếu người tiêu dùng tìm được sản phẩm của họ thì hiển nhiên đường vào thị trường luôn rộng mở. Tư duy mới của Trương Thụy Mẫn về việc hướng tới thị trường, hướng tới người tiêu dùng đã đưa Haier lên bậc cao nhất trong ngành điện gia dụng Trung Quốc.

Phấn đấu liên tục

 
Và sản phầm điện thoạt di động của Haier
Đối với những thành tựu trên con đường đã đi qua, Trương Thụy Mẫn thậm chí không cho rằng đó là thành công, ông nói: “Thành công chỉ còn trong ký ức của ngày hôm qua, hoặc là trong niềm mơ ước của ngày mai, ngày hôm nay không có thành công”. Nếu như nói rằng Haier của ngày hôm qua là thành công, thì đó đã là quá khứ. Nhìn từ góc độ này, có nghĩa là ngày ngày đều phải phấn đấu. Ông cho rằng mình chẳng đặc biệt thông minh hơn người, chủ yếu là nhắm thẳng vào một mục tiêu, kiên trì tiến bước thẳng một đường không thay đổi. Ông nói: “Phải thực sự kiên trì không lơi lỏng, từng bước từng bước một, đó mới là điều khó khăn nhất, bởi vì con người luôn tìm cho mình một lý do bất cứ lúc nào”.

Cho đến nay, Trương Thụy Mẫn vẫn còn tự mình quản lý điều hành Haier, trong khi những người đồng niên của ông đã lui về nghỉ ngơi. Ông làm việc không mệt mỏi và không hề có một thú vui chơi nào. Trương Thụy Mẫn không biết đánh golf, vì thế một lần ông nói với người bạn thân, cũng là một đại gia trong kinh doanh máy tính với đầy vẻ thán phục: “Anh Liễu này, bây giờ anh ngon lành nhất rồi, anh nói 18 lỗ gì đó, tôi nghe mà không hiểu gì cả”.
Lúc Trương Thụy Mẫn mới đến Haier, anh công nhân cần cù chỉ mong mình có thể được phát lương đúng hạn, “dần dần làm ăn lớn rồi không còn tự chủ được bản thân mình nữa”, ông nói.

“Doanh nghiệp không phải là nhảy xa trăm mét, mà giống như xe chạy trên đường cao tốc, đã xuất phát rồi là không thể dừng chân, cho đến khi nào xe hư thì thôi”.
Trương Thụy Mẫn là nhà doanh nghiệp luôn muốn phá vỡ quy tắc hiện có, luôn muốn cải cách. Giới kinh doanh đã nhận xét rằng: “tính tiếp thu của Trương Thụy Mẫn rất mãnh liệt, rất quốc tế hóa. Ông dành rất nhiều thời gian để nghe, để học hỏi, nhưng từ vẻ bên ngoài, sẽ không nhìn ra được cái chất nóng bỏng nội tại trong ông”. Chính chất nóng bỏng này đã tạo nên “truyền thuyết Haier”, niềm tự hào của giới kinh doanh Trung Quốc.

(Hết)



Re:Trương Thụy Mẫn một kẻ đáng gờm

Đã gửi: Sáu T2 11, 2005 12:58 am
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Thay lời Trương Thuỵ Mẫn tôi xin có lời truyền đạt đến các bạn như thế này:

Đây là một lời cảnh báo trước với Việt Nam rằng,Trung Quốc có rất nhiều người như Trương Thuỵ Mẫn. Đây là một lời tuyên bố thẳng thắn rằng, thị trường Việt Nam sẽ rơi vào tay bọn tao,những người như Trương Thuỵ Mẫn. Vậy thông báo trước để sau 10 năm nữa các chú không hối hận hay trách móc rằng vì sao các chú cứ phải đi làm thuê mãi,không ngóc đầu được dậy.
 Và Bọn tao những người như Trương Thuỵ Mẫn có lời mời cũng như thách thức các chú Việt Nam, hãy thử vào thị trường Trung Quốc rộng lớn xem sao. Sẽ không cho các chú một mảnh vải che thân để quay về.

Và đây là sản phẩm của chúng tao Trương Thuỵ Mẫn, đã có mặt trên khắp thế giới. Chúng mày nhìn vào đó mà biết lượng sức mình nhé...

http://www.haier.com/english/

Re:Trương Thụy Mẫn một kẻ đáng gờm

Đã gửi: Ba T2 15, 2005 1:40 pm
Viết bởi Mimoza
Trong bài viết trên,có 1 điều có thể thấy là Trương Thuỵ Mẫn đánh giá về cách quản lí và làm việc của các doanh nghiệp Nhật rất cao.Ông ta đã phải bay qua tận đây để học tập.
Những du học sinh chúng ta đang có lợi thế là đang học tập tại Nhật bản...
Làm thế nào để tận dụng được thế mạnh này nhỉ anh em??

Re:Trương Thụy Mẫn một kẻ đáng gờm

Đã gửi: Ba T2 15, 2005 2:34 pm
Viết bởi rollingstone
    Anh Phương máu thế, nói cả lời mà Trương Thuỵ Mẫn không dám nói cơ à?[grin][grin][grin]
    Good job! Những bài viết của đại ca khó reply đuợc ta, thôi thì đọc và học vậy! [tongue][tongue][tongue]