Bạn đang xem trang 2 / 2 trang
Re:Cái nhìn mới : Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
Đã gửi: Tư T5 20, 2009 5:56 pm
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
Nguồn : http://www.blogosin.org/?p=898
Cho đến chiều ngày 14-5-2009, trang web “Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc” có địa chỉ: www.vietnamchina.gov.vn, vẫn còn lưu những bản tin để cho người Trung Quốc tuyên bố chủ quyền về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam (xem Con Ngựa Thành Troy).
Việc Trung Quốc có những tuyên bố ngang ngược về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không phải là điều mới xảy ra. Tuy nhiên, khi tuyên bố này được đăng trên một website có tên miền “gov.vn” chỉ cấp cho các cơ quan chính chính phủ Việt Nam; chủ quản cũng bao gồm một cơ quan Việt Nam: Bộ Thương mại, thì, vấn đề không còn là chuyện của người Trung Quốc.
Sáng 13-5, chúng tôi đã thông báo tới các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, cho đến cuối ngày 14-5, những thông tin sai trái nói trên vẫn chưa được đưa ra khỏi trang web “Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc”.Vào lúc 10 giờ 30 sáng 14-5, chúng tôi liên lạc trực tiếp với ông Nguyễn Thanh Hưng, cục trưởng cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin, bộ Công Thương, cơ quan chịu trách nhiệm về trang web này. Lúc đầu, ông Hưng cho rằng, “Tôi nghĩ là không có gì quá ghê ghớm cả. Anh phải vào thực tế trang web thì thấy có nhiều thông tin về hợp tác thương mại, kinh tế có nhiều điểm rất là tốt”.
Khi chúng tôi hỏi về việc phần tiếng Việt của website đăng tuyên bố của bà Khương Du thì ông Nguyễn Thành Hưng cho rằng: “Đó là trang web của Tung Quốc chứ có phải của mình đâu”. Chúng tôi hỏi: “Trang web có đuôi .gov.vn thì người ta phải hiểu là của Việt Nam, thưa ông?” Ông Hưng giải thích: “Của mình nhưng mà là phía Trung Quốc phụ trách. Tiếng Việt do phía Trung Quốc phụ trách để họ đăng trực tiếp bằng tiếng Việt giúp doanh nghiệp Việt Nam”.
Theo giới thiệu của ông Nguyễn Thanh Hưng, chúng tôi liên hệ với người trực tiếp phụ trách trang Web, ông Trần Hữu Linh, phó cục trưởng cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, bộ Công thương. Ông Linh xác nhận trang Web tiếng Trung do phía Việt Nam phụ trách, Vietnamchina.gov.vn, vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, bên cạnh trang web này, chúng tôi còn tìm thấy một trang web khác, cũng gọi là “Mạng thông tin hợp tác kinh tế- thương mại Việt Nam Trung Quốc” bằng tiếng Trung, nhưng có tên là chinavietnam.gov.cn/ (đuôi “vn” đựơc thay bằng “cn”) và nội dung thì tương tự như website tiếng Việt, thể hiện quan điểm của chính quyền Trung Quốc về các vấn đề quốc tế và đặc biệt là về Biển Đông.
Như vậy, trên thực tế, các nhà doanh nghiệp Trung Quốc thay vì tiếp cận được với website do Bộ Công thương phụ trách lại nhận được thông tin do phía Trung Quốc đưa ra. Về phía các nhà doanh nghiệp Việt Nam, khi website “Hợp tác” đã được “khoán trắng” cho Trung Quốc, họ không những không được cung cấp đầy đủ thông tin về thương mại mà còn phải đọc những thông tin về các vấn đề đối ngoại và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam theo quan điểm của chính quyền Trung Quốc.
Cũng trong buổi sáng 14-5, ông Trần Hữu Linh cho biết: “Cục Quản lý báo chí, bộ Thông tin Truyền thông vừa đề nghị có mấy bài phải bỏ xuống. Tôi cũng đang báo cáo với lãnh đạo bộ để xử lý”. Nhưng, theo ông Linh thì vì, “Theo thỏa thuận phía Trung Quốc lo phần tiếng Việt. Phía Việt Nam lo phần nội dung bằng tiếng Trung”; cho nên Bộ sẽ phải “gửi công hàm sang bộ Thương mại Trung Quốc đề nghị bỏ những nội dung không dành cho kinh tế và thương mại”.
Theo thông tin của Trung tâm Internet Việt Nam (Vnnic) thì trang web này do Bộ Thương mại (nay là bộ Công thương) đăng ký tên miền. Về nguyên tắc, khi đã đăng ký tên miền Việt Nam, thì server phải đặt tại Việt Nam. Nhưng, theo Vnnic, trang web www.vietnamchina.gov.vn đang hoạt động với một server ở Trung Quốc. Căn cứ Nghị định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet thì từ nội dung đăng tải trên website, đến phương thức hoạt động của trang web “Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc” đều có nhiều sai phạm. Tên miền “gov.vn”, được coi như chủ quyền quốc gia trên internet, khi “khoán trắng” nó cho một quốc gia khác thì việc họ dùng “gov.vn” để “xâm phạm” chủ quyền lãnh thổ của mình là điều chẳng đáng ngạc nhiên.
Cám ơn dịch giả Nguyễn Lệ Chi đã giúp kiểm tra các thông tin bằng tiếng Trung Quốc
Huy Đức- Mạnh Quân
Re:Cái nhìn mới : Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
Đã gửi: Sáu T6 05, 2009 2:48 pm
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
Trung Quốc bóp chết ngành hải sản Việt Nam
http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quocte/LA61256/default.htm
Lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc ở biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến 01/8, thêm vào đó là việc điều các tàu tuần tra tới khu vực này, đã khiến nhiều ngư dân Việt Nam đang trong cảnh nằm bờ.
Tháng 04/2009, Trung Quốc thành lập Cục Chuyên trách Lãnh hải trực thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới biên giới trên bộ và trên biển của Trung Quốc, đặc biệt để giải quyết những tranh chấp trên khu vực biển Đông với các nước trong khu vực thông qua ngoại giao. Trung Quốc cũng cho rằng, lãnh hải và các vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc ở khu vực biển Đông đang bị xâm phạm và sẽ là nguyên nhân của các vụ va chạm, thậm chí có thể xảy ra xung đột.
Ngày 12/05/2009, Trung Quốc đã cảnh báo các nước trong khu vực nên tránh xa các đảo đang tranh chấp trên biển Đông, đồng thời cũng thông báo với Liên Hợp Quốc rằng các nước đó đã tuyên bố chủ quyền trên các khu vực tranh chấp làm gia tăng những căng thẳng trong khu vực.
Tiếp đó, Trung Quốc thông báo lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2009. Trước sự việc này, người phát ngôn Bộ ngoại giao, Lê Dũng đã có những phản ứng về lệnh này của Trung Quốc.
Nhưng Trung Quốc vẫn bất chấp trước những phản ứng của Bộ ngoại giao Việt Nam và ngày 16/05/2009 Trung Quốc điều tàu Ngư Chính 44183 của tỉnh Quảng Đông tới Hoàng Sa, cuối tháng 5/2009 lại tiếp tục điều 08 tàu tuần tra thuộc ba tỉnh miền Nam Trung Quốc tới biển Đông để giám sát ngư trường.
Với những hành động trên của Trung Quốc đã khiến những ngư dân của Việt Nam đang phải neo tàu, treo lưới. Mặc dù đang vào vụ cá nam nhưng tại bến cá Thọ Quang và dọc sông Hàn của TP Đà Nẵng, mấy trăm thuyền lớn nhỏ phải thả neo dù hiện là mùa đánh bắt cá
Theo thông báo của Trung Quốc, thì từ 12h00 ngày 16/5 đến 12h00 ngày 01/8/2009 tất cả các tàu cá Việt Nam đều không được vào vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc trở lên để đánh bắt cá. Khi nghe thông báo này đã làm ngư dân rất bức xúc vì như vậy thì không còn ngư trường để bắt cá nữa. Vì ngư dân miền Trung chủ yếu làm nghề lưới cào, lưới vây (thuộc dạng đánh bắt xa bờ), mà ngư trường chủ yếu của hai nghề này hiện nằm trọn trong vùng biển mà phía Trung Quốc vừa ra thông báo.
Hiện nay có rất nhiều các tàu cá của ngư dân đã chuẩn bị đầy đủ lương thực, dầu, nước, đá ướp lạnh,..vv để chuẩn bị cho một chuyến ra khơi, nhưng lại lo ngại trước sự truy đuổi của các tàu tuần tra của Trung Quốc.
Cũng trong tình cảnh “khó làm ăn” nữa của các ngư dân Việt Nam ở phía Nam biển Đông, nơi giáp ranh với biển của Malaysia, trong thời gian 06 tháng đầu năm 2009 đã liên tục xảy ra các vụ tàu cá của Việt Nam bị Malaysia bắt giữ vì bị cho là vi phạm vào lãnh hải của họ.
Theo con số thống kê, trong 06 tháng Malaysia đã bắt giữ 40 tàu cá và 464 ngư dân của Việt Nam, trong đó mỗi ngư dân bị bắt sẽ bị phạt tới 100.000 ringgit, thuyền trưởng bị phạt tới 1 triệu ringgit.
Lan Hương (Vitinfo)
Re:Cái nhìn mới : Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
Đã gửi: Bảy T6 13, 2009 12:58 am
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
Nên đọc để biết ngoài chính phủ tàu ra thì dân tàu nghĩ gì
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090611_hkpaper_biendong.shtml
----------------------------
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc tại Biển Đông cũng đang là chủ đề thảo luận rộng rãi trên các diễn đàn và báo mạng bằng tiếng Hoa.
Đông phương Nhật báo, một tờ báo thân Bắc Kinh xuất bản tại Hong Kong, hôm 10/06 vừa có bài bình luận tựa đề "Lệnh cấm đánh bắt ở Nam Hải của Trung Quốc dò đáy [ý chí] của Việt Nam".
Bài bình luận cho rằng việc Bắc Kinh năm nay áp dụng lệnh cấm sớm hơn thường lệ nửa tháng, khiến thời gian cấm bắt hải sản kéo dài hơn, "rõ ràng có liên quan tới tình trạng xấu đi" ở Nam Hải (Biển Đông).
Bài này viết nhiều nước như Malaysia, Philippines, Việt Nam... đã nhòm ngó vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Thậm chí Việt Nam còn có hành động "khiêu khích" như thành lập cơ quan hành chính quản lý Tây Sa (đảo Hoàng Sa), mà Trung Quốc thì mới chỉ có điều tàu tuần tra ngư nghiệp tới khu vực này.
"Người dân Trung Quốc rất bức xúc và yêu cầu Chính phủ phải có hành động mạnh mẽ hơn. Một số người còn đề xuất rằng để giải quyết vấn đề Nam Hải, Trung Quốc có thể bắt đầu từ Việt Nam, nước có thái độ khiêu khích hơn cả."
Bài trên Đông phương Nhật báo nói việc điều chỉnh thời hạn cấm đánh bắt là lời cảnh báo Việt Nam "không nên đi quá xa".
"Thực tế, việc điều chỉnh này là để cho Việt Nam có hành động trước, sau đó Trung Quốc mới ra tay mà không mang tiếng là bắt nạt kẻ yếu."
Biện pháp cứng rắn
Sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt tại biển Đông, đã có không ít kêu gọi từ phía dư luận Trung Quốc đòi Bắc Kinh phải thẳng tay.
Tờ báo chính thức China Daily sau khi đăng bài trích lời người phát ngôn Tần Cương nói lệnh này là "không thể tranh cãi", đã nhận nhiều ý kiến đóng góp của độc giả.
Một người viết: "Trung Quốc cần có thái độ cứng rắn hơn về chủ quyền tại Biển Đông".
Người khác thì cho rằng: "Nếu không thể thuyết phục những nước bé nhỏ kia đừng xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc tại Biển Đông, thì làm sao Trung Quốc có thể nhận là Cường quốc đang lên? Lời lẽ hô hào cũng chỉ có giới hạn thôi. Vũ lực đằng sau lời lẽ là điều cần thiết."
Bài trên Đông phương Nhật báo đi xa hơn trong bình luận: "Tình hình hiện nay là cơ hội lịch sử cho Trung Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông".
"Một mặt, các nước như Việt Nam đang mất uy tín vì chính hành động khiêu khích của họ. Mặt khác, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates gần đây đã nói rằng Mỹ không có 'quan điểm gì' về các tranh chấp tại Biển Đông, bật đèn xanh cho Trung Quốc."
"Nếu Trung Quốc đánh nhanh thì có thể giảm thiểu mức độ tình hình. Trung Quốc đã giấu khả năng và chần chừ quá lâu."
"Trung Quốc cần gấp một chiến thắng để xua đi tình trạng thoái hóa suy đồi và khích lệ người dân."
Cường quốc quân sự
Những người theo dõi mạng thường xuyên cũng không còn lạ với những ý kiến quá khích kêu gọi gây chiến để chứng tỏ vị thế nước lớn của Trung Quốc.
Mạng Thiết Huyết, một diễn đàn chuyên thông tin chính trị-quân sự bằng tiếng Trung đặt tại Bắc Kinh mới có bài phân tích mục tiêu của Trung Quốc sẽ là nước nào nếu xảy ra chiến tranh.
Bài này viết: "Hãy nhìn các nước châu Á xung quanh: nào là quấy rối biên giới, nào là xâm chiếm biển đảo Trung Quốc, đối với những nước này Trung Quốc không thể chờ mong họ đối xử hòa bình với mình".
"Muốn phát triển Trung Quốc phải mở rộng không gian của mình, tin rằng nếu không có một cuộc chiến tranh cục bộ những nước này tất sẽ trở thành hòn đá cản đường sự phát triển của Trung Quốc."
Bài trên Thiết Huyết cũng phân tích, mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc không phải Nhật Bản, Hàn Quốc hay Philippines, vì nhiều lý do.
Tuy không nêu tên, nhưng người đọc đều hiểu mục tiêu mà tác giả nhắc tới là nước nào, để đi tới kết luận: "Trung Quốc không chỉ phải trở thành cường quốc kinh tế mà còn phải trở thành nước lớn quân sự, đó là yêu cầu của sự phát triển và cũng là yêu cầu của sự chấn hưng dân tộc".
Re:Cái nhìn mới : Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
Đã gửi: Chủ nhật T1 10, 2010 2:20 pm
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
Trước khi mở đầu năm hữu nghị Việt-Trung , mời mọi người xem lại một số tổng kết cuối năm 2009 qua bài sưu tầm sau :
Hồng Lê Thọ, Anh Ba Sàm's Blog
08.01.2010
Như lãnh đạo hai nước Việt-Trung xác định, năm 2010 sẽ là năm có nhiều kỉ niệm ngày lễ lớn trong quan hệ giữa hai nước, vì thế, có thể nói 2010 là năm đánh dấu bước phát triển trên tầm cao chiến lược của quan hệ Việt-Trung. Nhưng vào cuối tháng 11/2009 bản tin của Tân Hoa Xã cho biết TQ đã cử tàu Ngư Chính 311 và Ngư Chính 303 đến vùng “Tây Sa và Nam Sa”. Bản tin này cũng nói rằng Trung Quốc có nhu cầu tuần tra vì “có hiện tượng nước ngoài lợi dụng việc tránh bão để vi phạm lãnh hải” của họ. Đây là gáo nước lạnh thứ nhất.
Tiếp đến, ngay từ những ngày đầu năm mới, chưa kịp mừng vui thì người VN chúng ta liên tiếp nhận gáo nước lạnh thứ haitừ Trung Quốc tát vào mặt: ngày 31/12/2009, Quốc Vụ viện Trung Quốc công bố “Một số ý kiến về việc đẩy mạnh phát triển xây dựng đảo du lịch quốc tế Hải Nam” chính thức cho phép mở tuyến du lịch vào quần đảo Hoàng Sa từ năm 2010 như Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam, ông Vệ Lưu Thành, nói với các nhà báo “Chúng tôi sẽ phát triển du lịch, kinh tế và xã hội trên vùng đất và đại dương thuộc chủ quyền của TQ. Tôi không nghĩ phát triển kinh tế tại đảo Hải Nam sẽ ảnh hưởng đến nước khác” (1), xem quần đảo nầy là “ao nhà” TQ “muốn làm gì thì làm”, là quần đảo thuộc lãnh thổ của TQ, không thể tranh cãi được !(2).
Gáo nước lạnh thứ ba là nội dung trả lời phỏng vấn đầu năm của Đại sứ TQ tại VN. Vào ngày 6/1/2010, Đại sứ Tôn Quốc Cường nói một cách hùng hồn rằng "Kinh nghiệm quý báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Trung – Việt đó là “hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại”, một lời khuyên của người đồng chí với 16 chữ vàng của Chủ tịch Giang Trạch Dân(đương quyền) hồi đó đã gửi gắm hay đây là một thái độ trịch thượng, hàm ý VN không nên đấu tranh chống lại TQ trong những vấn đề song phương, trong đó có vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ? "Thất bại” ở đây có nghĩa gì ? Lại là “một bài học” như TQ đã xua quân sang “trừng phạt” nước ta vào năm 1979 ? Ông hẳn là một nhà ngoại giao “ngô nghê” thực thà, hay một viên quan chức quốc phòng của PLA quen thói dọa nạt? ĐS Tôn Quốc Cường còn lớn tiếng kêu gọi VN nên “Tạm gác lại tranh chấp”; “ Nếu điều kiện chưa chín muồi” rằng "Để giải quyết tranh chấp, hai bên cần xuất phát từ đại cục, toàn cục và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, tạm gác lại tranh chấp, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường, thuận lợi của quan hệ hai nước”(3) trong khi TQ vẫn tiếp tục có những hành động xâm phạm chủ quyền, lấn chiêm trên biển Đông ngày càng trắng trợn, ra sức tăng cường sự hiện diện của các loại tàu đánh cá có vũ trang trá hình, tàu tuần tra ngư nghiệp, tàu chiến cở lớn quần thảo để xua đuổi, ức hiếp và đe dọa ngư dân VN trên vùng biển của nước ta nhưng theo ngài Đại sứ thì “báo chí Trung Quốc ít đưa tin về tranh chấp trên biển, tranh chấp về nghề cá và chúng tôi luôn xuất phát từ đại cục, tuy rằng chúng tôi có lý”(!?)(4). “Đại cục” mà ngài Đại sứ muốn nói ở đây phải chăng là chiến lược vươn ra giành quyền bá chủ trên biển Đông bằng lực lượng hải-không quân hùng mạnh và hiện đại trong những năm đầu thế kỷ 21.
Từ lâu, TQ đã đưa ra chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” tài nguyên trên biển Đông trên cở sở các nước tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa phải thừa nhận chủ quyền đơn phương của TQ theo đường “lưỡi bò” ham hố! Nay Đại sứ TQ nhắc lại cũng không ra ngoài chủ trương nầy chứ nào phải TQ thừa nhận chủ quyền của VN trên quần đảo HS mà họ đã chiếm đóng bất hợp pháp bằng vũ lực vào năm 1974. Chiến lược hải quân của TQ đã vạch ra một tuyên phòng thủ đi theo đường lưỡi bò nầy biến Hoàng Sa và các đảo đã chiếm trong quần đảo Trường Sa thành những căn cứ quân sự vững chắc, những chiếc tàu sân bay cố định trên biển như tướng Trương Lê, nguyên phó tổng tham mưu trưởng PLA tuyên bố với báo chí ngày 26/9/2009(5). Hơn thế nữa, ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng, còn nói rằng Trung Quốc không nên là đại cường duy nhất trên thế giới mà không có tàu sân bay. Đồng thời, có thông tin rằng Trung Quốc muốn triển khai hai hạm đội hàng không mẫu hạm trước năm 2015. Có bằng chứng để thế giới tin rằng Trung Quốc rất nghiêm túc trong cố gắng củng cố Vạn lý Trường thành trên biển. (6)
TQ đang nỗ lực dồn sức hình thành một hạm đội gồm cả hải-lục-không quân phối hợp có thể tác chiến tầm trung vươn đến eo biển Malacca. Vì vậy trong khi chờ đợi hải quân thực hiện xong việc bố trí trận địa bằng trang thiết bị, khí tài chiến tranh hiện đại thì “tạm gác tranh chấp” chăng.
Trong khi việc thương thảo tranh chấp chủ quyền song phương hay đa phương trên biển Đông chưa triển khai thì hàng loạt hành động như trên có phải là điềm lành cho quan hệ Việt-Trung hay ngược lại gây rối rắm, căng thẳng không cần thiết. Vế thứ hai “điều kiện chưa chín mùi” mà ngài ĐS muốn nói là gì, phải chăng là quan hệ Mỹ-Trung còn nhiều vướng mắc, quan hệ với các nước ASEAN chưa lọt vào quĩ đạo mà TQ đang vạch ra, âm mưu lôi kéo và chia rẽ khối ASEAN chưa xong và nền kinh tế VN vẫn còn nằm ngoài tầm kiểm soát của TQ mặc dù kim ngạch nhập siêu trong quan hệ thương mại Việt-Trung năm nay vẫn ở mức cao.
Một nhân tố quan trọng tạo ra “điều kiện chín mùi” để chiếm đoạt toàn bộ quần đảo Trường Sa phải chăng là lúc VN rơi vào khủng hoảng kinh tế, bị cô lập, cấm vận như giai đoạn khi quan hệ Mỹ-Việt, với các nước tây phương và ASEAN chưa bình thường hóa xưa kia(7).
Tình hình quốc tế, quan hệ song phương và đa phương của VN ngày nay đã hoàn toàn khác, nay đã là thành viên của nhiều tổ chức, cơ quan quốc tế với vị trí và quan hệ mang tầm chiến lược với nhiều nước chủ yêu trên thế giới cũng như trong khu vực. Vì vậy, với những nỗ lực ngoại giao, xây dựng quan hệ hợp tác nhiều mặt, đa phương hiện nay của nhà nước VN thành công bao nhiêu thì điều kiện ngăn chận bá quyền phương bắc hiệu quả bấy nhiêu, có khả năng làm suy yếu tham vọng độc chiếm biển Đông theo chủ nghĩa dân tộc Đại Hán. Trước những gáo nước lạnh mà nhà đương cuộc TQ tạt vào nước ta có thể còn tiếp diễn bằng những chiêu thức thâm độc hơn khi khát vọng về năng lượng dầu mỏ lên cao, chủ nghĩa phiêu lưu gây hấn bằng vũ lực của nhóm cực hữu trong chính quyền, quân đội PLA khuynh loát, có thể tạo ra xung đột bằng quân sự bất chấp “điều kiện” chưa chín mùi, vì vậy đây cũng là những lời cảnh báo, giúp chúng ta hiểu rõ hơn tâm địa của người bạn láng giềng để nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền ,độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ kể cả biển đảo khơi xa(8).
Mong rằng năm hữu nghị Việt-Trung 2010 sẽ phải là năm TQ có thái độ và chính sách hiếu hòa, hợp tác cùng vun đắp quan hệ cộng tồn công bằng, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của hai dân tộc chứ không phải vừa cầm roi dọa nạt vừa hô khẩu hiệu “16 chữ vàng 4 tốt” sáo rỗng! Miệng cười tay bắt xưng hô“đồng chí” anh em nhưng trong bụng là một “bồ” dao găm sẵn sàng “làm thịt” chúng ta .
-----------------------------------
Chú thích:
(1) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/01/100106_china_hainan_development.shtml
(2) Tourism plan for disputed islands – South China Morning 6/1/2010
(3) http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Cho-dieu-kien-chin-muoi-giai-quyet-tranh-chap-bien-Dong/20888092/96/
(4) Như trên
(5) Báo Sankei(Tokyo) ngày 27/6/2009
(6)http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/01/100105_china_aircraft_carriers.shtml
(7)”Những vấn đề đảm bảo an ninh cho Sea Lane vào Nhật Bản thế kỷ 21”
(8) “Cần làm gì trước hành động hăn he khủng bố của TQ” Hồng Lê Thọ (bauvinal)
Nguồn: Anh Ba Sàm's Blog