Ghế đá vỉa hè, cầu thang, bến tàu điện ngầm,…dường như bất cứ nơi nào cũng có thể trở thành ‘điểm dừng’ cho những giấc ngủ của người dân ở thủ đô đất nước vốn nổi tiếng nhiều quy tắc bậc nhất thế giới này.
Một công chức có lẽ đã quá say tới mức phải gục xuống ngay khi chiếc taxi chở ông dừng lại bên vỉa hè tại một khu phố thuộc quận Shinjuku.
Chiếu nghỉ ở cầu thang với người này giống một địa điểm thư giãn thoải mái.
Một thanh niên ngủ gục bên cột đèn tín hiệu giao thông ở quận Shibuya.
Ngủ gật trong lúc đợi xe buýt.
Và cả khi chờ tàu điện ngầm.
Sau một ngày mệt mỏi với công việc, có lẽ điều duy nhất người đàn ông này muốn làm là chợp mắt ở bất cứ đâu.
Phụ nữ cũng không cưỡng lại được cơn buồn ngủ.
Cụ ông cố gắng chợp mắt trên một chuyến tàu.
Một người ngủ khì ở khu ngoại ô Sangenjaya.
Ngủ trên vỉa hè, cậu thanh niên này vẫn không quên chiếc ô để che mưa nếu cần.
Theo Vnexpress.net
Đẹp nhưng đắt, hấp dẫn nhưng không tiện lợi. Áo kimono có thể là một biểu tượng của nền văn hóa Nhật, nhưng nó không hề là nền tảng trang phục của quốc gia này. Số người có một chiếc kimono ngày càng giảm. Số người biết mặc kimono đúng cách lại càng ít.
Việc mặc kimono là một kỳ công, đòi hỏi sự khéo léo của cơ thể và hàng giờ luyện tập. Ngày nay, phần lớn phụ nữ Nhật đến mặc thử kimono cũng không. Người ta ít có dịp để mặc kimono. Giới trẻ Nhật hướng về các bài học tiếng Anh hoặc điệu nhảy hip hop hơn là những kiến thức về kimono, loại kiến thức có thời được xem là bắt buộc.
Bộ Thương mại quốc tế và công nghiệp Nhật Bản cho rằng ngành kinh doanh kimono đang “bị sụt giảm nghiêm trọng”. Từ năm 2001 đến nay, doanh số của loại trang phục này giảm gần 60%. Các nhà sản xuất đang đau đầu với những kế hoạch khác nhau: các bữa tiệc kimono, những chuyến đi nghỉ kimono, các lớp học kimono. Các nhà bán lẻ đang phái các chuyên gia đến tận nhà để giúp khách hàng mặc thứ y phục mà họ vừa mua. Những mẫu thiết kế mới đưa vào những cách tân như dây kéo, khóa dán và vải polyester giặt xong mặc liền, không cần là. “Chúng tôi phải làm cho kimono phù hợp với lối sống ngày nay” – Eiji Ohashi nói. Ohashi đang quản lý Shinso Ohashi, một công ty chuyên về kimono dễ mặc, hợp túi tiền. Theo bà, “người ta cần phải phá vỡ một số quy tắc cũ kỹ”.
Những quy tắc này thì khá nhiều mà các học viên về áo kimono buộc phải biết. Chẳng hạn, mùa nào đòi hỏi màu sắc nào và những dịp nào đòi hỏi những loại vải nào. Có những cách đi, ngồi, cúi chào để một chiếc kimono mặc đúng cách sẽ không có nếp nhăn, những đường may hoàn toàn thẳng thớm và một khăn quấn thắt nút tỉ mỉ với những hình dáng phù hợp với lứa tuổi.
Giá của một chiếc kimono lụa (đặt may) gần bằng giá của một chiếc ôtô nhỏ: hàng ngàn USD. Một khăn quấn đẹp (obi) có giá bằng như thế hoặc hơn. Trước Thế chiến thứ hai, kimono là một phần không thể thiếu trong trang phục hàng ngày của một người Nhật thuộc tầng lớp trung lưu. Người ta mặc nó, mà không cần lo về việc mình phải là một “chuyên gia”. Nhưng khi trang phục phương Tây trở thành chuẩn mực thời hậu chiến, kimono trở thành một thứ lễ phục, chủ yếu sử dụng trong các đám cưới, lễ tốt nghiệp và các dịp đặc biệt khác.
“Số người mặc kimono đang giảm sút do họ chẳng biết mặc nó để đi đâu” – Fumikazu Monimoto thừa nhận. Monimoto là người phát ngôn cho công ty đặt hàng bằng thư Nissea, nơi đã mở một phòng khách kiểu Nhật để khách hàng mặc kimono có thể học các nghệ thuật truyền thống và nhâm nhi trà đạo. Một vấn đề khác là kimono vẫn phải được đặt may ở tiệm cho đúng điệu, trong khi phần lớn người Nhật đang quen với việc mua quần áo may sẵn.
Để thu hút các khách hàng trẻ, các nhà sản xuất bắt đầu bán loại kimono may sẵn và họ đang sử dụng các loại vải đi kèm làm cho những người theo chủ nghĩa chính thống phải kinh ngạc. Chẳng hạn Shinso Ohashi, đã làm một chiếc obi bằng loại vải giống như parke (vải làm áo của người Eskimo) phủ lông với một cái túi có dây kéo. Công ty của bà cũng làm một khăn quấn đóng mở dễ dàng quanh thắt lưng và một chiếc kimono bằng vải polyester theo các kiểu mẫu truyền thống.
Olive – một tạp chí thời trang dành cho tuổi mới lớn gần đây đưa ra các mẫu kimono theo kiểu “yucate” – một biến tấu bằng cotton rẻ tiền của chiếc kimono lụa truyền thống, phổ biến với giới trẻ – được trang trí với những vật đi kèm không chính thống như những cái trâm gắn đá chạm, thắt lưng nạm và giày cao gót.
Vào ngày lễ “tuổi trưởng thành” hàng năm – lễ dành cho những người Nhật đến tuổi 20 và là một trong những cơ hội để các sinh viên mặc kimono, các phụ nữ “chơi trội” đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông bằng cách cắt ngắn chiếc váy dài hoặc mặc váy với những đôi ủng đế cao!
Takashi Kotooka, một trong nhiều nhà thiết kế thời trang Nhật làm những bộ trang phục có cảm hứng từ kimono, đã trình làng một bộ sưu tập bao gồm những chiếc váy được làm từ vải kimono và những bộ váy áo được cột với một khăn quấn giống như obi. “Quần áo đang trở nên rất hiện đại – Ông nói – Tôi muốn mang lại một cảm giác về sự ấm áp kiểu cũ”.
Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa chính thống khăng khăng rằng không nên thay thế y phục truyền thống. Đối với họ, mỗi cái áo là một tác phẩm nghệ thuật, một niềm tự hào dân tộc.
Theo Petrotimes
Theo một cuộc điều tra của Nhật Bản thì những ông bố ở Tokyo dành ít thời gian để chơi với con và làm việc nhà hơn các ông bố ở các thành phố châu Á khác.
Trong số các ông bố được hỏi ở Tokyo, chỉ có 37% dành ít nhất 2 tiếng mỗi ngày để chơi với con vào các ngày nghỉ cuối tuần. Con số đó ở Seoul là 50% và ở Bắc Kinh và Thượng Hải là khoảng 70%. Cuộc điều tra này được tiến hành bởi cơ quan cung cấp các dịch vụ giáo dục Benesse.
Nó cũng tiết lộ rằng, các ông bố ở Tokyo đi làm về muộn hơn các ông bố ở các nước châu Á khác, với 40% về nhà sau 9 giờ tối so với 29% ở Seoul và một con số rất thấp là 3% ở các thành phố của Trung Quốc.
Xã hội Nhật Bản có truyền thống là rất coi trọng sự chăm chỉ trong công việc. Song nhiều người cho rằng văn hóa dành nhiều thời gian ở công sở này là một yếu tố dẫn đến tỷ lệ sinh rất thấp ở Nhật.
Từ năm 2009 dân số nước này lại giảm và giảm liên tục. Nếu xu hướng này tiếp tục thì dân số Nhật sẽ giảm một phần ba trong 50 năm nữa.
Ông Noboru Kobayashi – giám đốc điều tra của Benesse cho biết: “Nhật Bản cần một cấu trúc xã hội tạo điều kiện cho các ông bố đi làm về sớm hơn và tham gia vào việc dạy dỗ con cái cũng như làm việc nhà.”
Cuộc điều tra cho thấy có khoảng 45% các ông bố ở Tokyo nói rằng hầu như họ không bao giờ làm việc nhà, trong khi chỉ có 4,4% có giúp vợ lau nhà hàng ngày.
Ở Bắc Kinh và Thượng Hải, khoảng 20% ông bố nói rằng họ làm việc nhà hằng ngày.
Benesse đã tiến hành cuộc điều tra tại Seoul, Bắc Kinh, Thượng Hải và Tokyo, kết quả dựa trên câu trả lời của khoảng 6.250 ông bố có con từ 5 tuổi trở xuống.
Theo Vietnamnet
‘Hoa hậu khoa học’ Nhật lên ngôi Yuri Minami, cô gái đang học thạc sĩ hóa học tại Viện Công nghệ Tokyo, đã giành giải cao nhất trong cuộc thi hoa hậu khoa học Nhật Bản hôm qua.
Sáu thí sinh trong vòng chung kết cuộc thi mang tên Miss Rikei Contest tối 12/9. Họ được chấm điểm dựa trên tiêu chí sắc đẹp, trí thông minh và đóng góp cho việc cải thiện hình ảnh của khoa học. Ảnh: shimokita.keizai.biz.
Giải nhất về tay Yuri Minami, cô rưng rưng trả lời phỏng vấn sau khi giành giải nhất cuộc thi. Ảnh: shimokita.keizai.biz.
Hoa hậu khoa học Nhật Bản năm 2012 học thạc sĩ hóa tại Viện Công nghệ Tokyo. Ảnh: curie-science.sakura.ne.jp.
Yuri làm việc trong phòng thí nghiệm. Ảnh: curie-science.sakura.ne.jp.
Cô thích tìm kiếm những nhà hàng ngon, thưởng thức các tác phẩm hội họa và âm nhạc. Ảnh: curie-science.sakura.ne.jp.
Những người trung thực và thân thiện là đối tượng mà cô muốn kết giao. Ảnh:curie-science.sakura.ne.jp.
Nghiên cứu xương nhân tạo là mục tiêu của Yuri Minami trong những năm tới. Ảnh: curie-science.sakura.ne.jp.
Ca hát cũng là một đam mê và sở trường của Yuri Minami. Ảnh: curie-science.sakura.ne.jp.
Theo Vnexpress.net
Từ bối cảnh “nhà tù” với những song sắt dầy khiến người ta liên tưởng đến bộ phim truyền hình nổi tiếng Prison Break cho đến những bãi cỏ xanh nhân tạo gần bìa rừng…bạn nghĩ rằng mình đang lạc một trường quay vĩ đại tại Hollywood?
Những sáng tạo dưới đây của các nhà kinh doanh nhà nghỉ quả là một ý tưởng thú vị và “độc chiêu” nhất nhằm thu hút ngày càng nhiều thanh niên Nhật Bản tìm đến một môi trường kín đáo và lành mạnh hơn là thói quen “phô trương” ở những nơi công cộng như hiện tại.
Mảng tường bên ngoài rất bắt mắt
Chào đón bạn đến với thiên đường ngọt ngào
Bạn trẻ có thể lựa chọn phong cách truyền thống....
....hoặc hiện đại
Căn phòng phong cách trẻ trung với những chiếc ghế đệm màu hồng và chú lợn con đáng yêu
Hay tận hưởng cảnh thiên nhiên lãng mạn
Dù có ở bối cảnh nào...
...thì các nhà kinh doan chu đáo vẫn chuẩn bị sẵn sàng...
...những "công cụ" hiện đại...
...phục vụ tận tình cho các bạn...
...thích cảm giác mạo hiểm...
...và đi tìm "cảm giác mới"
Người Nhật đã vô cùng thông minh và tinh tế khi “hô biến” những đồ vật nhỏ nhất trở thành những món đồ giải trí nhằm giải tỏa áp lực cuộc sống.
Xuất phát từ mục đích sáng tạo ra những đồ chơi, vật dụng thường ngày mang tính giải trí cao, giúp giải tỏa stress, những nhà thiết kế sáng tạo ở Nhật Bản đã thổi hồn vào những vật dụng đơn giản và khiến nó trở nên thật thú vị.
Dưới đây là một trong số những phát minh độc đáo ấy:
Búp bê bà bầu
Búp bê bà bầu
Những phát minh đầu tiên của sản phẩm này xuất hiện từ thế kỉ 18-19 ở Nhật Bản nhằm thỏa mãn sự tò mò của mọi người về cấu tạo cơ thể con người cũng như làm phương tiện giáo dục kiến thức sinh sản cho phụ nữ. Lưu truyền và phát triển đến ngày hôm nay, búp bê bà bầu hiện là đồ chơi bán chạy nhất cho đối tượng nhân viên văn phòng ở Nhật.
“Điệp viên” Obama
Không hiểu tổng thống Obama nghĩ gì khi nhìn thấy món đồ chơi này
Món đồ chơi mang hình dáng tổng thống Obama này rất được ưa chuộng tại Nhật Bản. Nó có chiều cao 12 inch và kích thước bằng 1/6 người thật. Đi kèm với hình nộm điệp viên là một loạt những vũ khí như súng ngắn, kiếm võ sĩ đạo của Nhật và cả micro giải trí ca hát nữa. Người chơi có thể dốc hết những bất mãn trong công việc bằng cách cho chàng điệp viên Obama này chiến đấu cũng một hình nộm khác.
Bạn có rảnh rỗi không?
Đồ chơi mang tên “Giúp búp bê tẩy diệt lông”
Với những người làm văn phòng công việc bận rộn không có thời gian để chăm sóc một chú cún con xinh xắn hay nuôi một bể cá cảnh thì việc tìm đến một “đối tượng” khác để chăm sóc quả thật là một ý tưởng không tồi. Tuy nhiên, cũng phải đảm bảo, đối tượng này không làm ảnh hưởng đến thời gian của họ.
Tuttuki Bako- Hộp “thân thiết”
Chiếc hộp Tuttuki Bako được bán với giá 48USD
Tuttuki Bako là một món đồ chơi mang tính tương tác giữa người chơi và đồ vật. Mỗi khi bạn đưa ngón tay vào trong hộp, một hình ảnh động sẽ xuất hiện và bằng cách này, bạn có thể cảm nhận được một cảm giác ảo thông qua hình ảnh xuất hiện trên máy như vuốt ve một chú mèo hay chạm tay vào chùm nho chín đung đưa trĩu trịt trên cành.
Hạt đậu có “cảm xúc”
Mỗi khi bấm nhẹ, hạt đậu sẽ chui ra ngoài vỏ với những nét biểu cảm khác nhau
Chiếc móc chìa khóa ngộ nghĩnh mang hình hạt đậu này mang đến nhiều bất ngờ cho người sử dụng với nhiều nét biểu cảm “khuôn mặt”. Mỗi hạt đậu nằm bên trong đều mang những biểu cảm khác nhau mỗi khi xuất hiện và mang đến cho bạn những thư giãn nho nhỏ trong cuộc sống.
Tìm thú vị từ những món đồ nhỏ nhất
Bạn sẽ có những thú vị nho nhỏ với chai nước "tự chế" này
Khi bạn đưa những chú bạch tuộc, cá heo hay hải cẩu này thả vào chai nước, chúng sẽ "tung tăng ngụp lặn" và mang đến hiệu quả vừa đẹp mắt lại vừa độc đáo. Món đồ chơi xả stress ngay từ việc..uống nước này được bán với giá 6 USD.
Chú mèo máy thông minh
Người Nhật nổi tiếng với những sản phẩm công nghệ tiên tiến và chú mèo máy thông minh với bộ lông cảm ứng này là một trong những “máy gặt tiền” của các nhà sản xuất.
Bạn có nhận ra đây là một chú mèo máy không?
Mèo máy không những có thể phát ra tiếng kêu mỗi khi bạn vuốt ve chăm sóc nó mà còn có thể ve vẩy đuôi hay dơ tay vẫy chào bạn…
sdnflksdlfsdlfmsfmlsdflsdfsdkfsdllksdf
ttesté
--- Sempai của chúng tôi – thế hệ một năm lại sắp sửa lên đường sang Nhật du học. Và thế hệ Kohai mới chúng tôi gia nhập vào mái nhà chung Đông Du đã hơn một tháng rồi. Chính vì vậy, ngày 09/09 vừa qua, Trường tổ chức Lễ tiễn Sinh viên du học khóa 10/2012 & Lễ nhập môn sinh viên du học khóa 2012 – 2013.
--- Cũng như mọi năm, đầu tiên là sẽ đi Lễ Đền Hùng. Xe chúng tôi lăn bánh chầm chậm ra khỏi ngã ba Bình Mỹ dưới tiết trời oi bức và cái nắng chói chang của Sài Gòn rồi chạy bon bon để đến Thảo Cầm Viên cho kịp giờ. Tưởng như bầu không khí ấy sẽ khiến cho mọi người cảm thấy mệt mỏi. Nhưng không! Tất cả đều rạng ngời, háo hức. Các Sempai nam thật đường hoàng, chững chạc trong bộ vest, các Sempai nữ cũng thật dịu dàng, thướt tha trong tà áo dài màu hồng phấn. Kohai chúng tôi vẫn trong bộ đồng phục Đông Du như mọi ngày.
--- Một tiếng sau, xe chúng tôi đã đến Thảo Cầm Viên. Mọi người nhanh chóng bước xuống xe, di chuyển đến trước Đền Hùng xếp hàng ngay ngắn để tập dượt lại lần cuối trước khi vào Lễ. Thời tiết Sài Gòn quả là nắng mưa thất thường. Trời đang nắng chang chang bỗng đổ cơn mưa. Cơn mưa bất chợt đã làm dịu đi không khí oi bức lúc này. Thầy trò chúng tôi vào Lễ rồi mà trời vẫn mưa không ngớt. Ngoài trời mưa như vậy nhưng không khí bên trong rất trang nghiêm. Đứng trước bàn thờ các vị vua Hùng, đôi tay Thầy run run cầm nén nhang, giọng nói Thầy ấm áp, truyền cảm đọc lời khấn vái. Đó cũng chính là lời tâm nguyện của Thầy cho những đứa con của mình lên đường gặp nhiều may mắn và thành công. Sau đó, tất cả mọi người đi Lễ đều thắp nhang để thể hiện lòng thành kính và chụp ảnh kỷ niệm. Khoảng 15h30, chúng tôi lên xe về Bình Mỹ để chuẩn bị sẵn sàng cho Lễ tiễn và Lễ nhập môn vào buổi tối.
--- Về đến nơi được một lúc thì đã sắp đến giờ nhập tiệc. Tiệc được tổ chức tại Sân đá phía sau nhà Thầy với sự tham dự của cô Đàm Lê Đức cùng các thầy cô trong Ban giám hiệu Cơ sở bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng, các quan chức địa phương, các thầy cô trong trường và hơn 150 Sempai, Kohai. Đến 19h thì buổi lễ được bắt đầu đúng như kế hoạch. Mở màn là tiết mục hợp xướng “Giai điệu Tổ quốc” được thể hiện với khí thế hào hùng và tinh thần yêu nước nồng nàn của tập thể sinh viên du học mới khóa 2012 – 2013. Tiếp theo chương trình là tiết mục múa “Dòng máu Lạc Hồng” của nhóm nam sinh viên du học đi phát báo Asahi. Với những động tác khỏe khoắn, mạnh mẽ có thể xem đây như một bài múa truyền thống không thể thiếu trong mỗi lần Lễ tiễn. Phần thứ hai là Lễ nhập môn sinh viên du học khóa 2012 – 2013. Kohai chúng tôi học ở đây đã được một tháng rồi, đã được khoác trên mình đồng phục của Đông Du nhưng đến hôm nay mới được đứng trên bục để ra mắt quý quan khách và thầy cô. Tất cả nghiêm trang đứng trên bục nghe bạn Trần Thị Tuyết Minh – đại diện sinh viên du học mới khóa 2012 – 2013 phát biểu cảm nghĩ về một tháng sinh hoạt và học tập ở Đông Du mà lòng đứa nào cũng xúc động. Bởi mỗi đứa con chúng tôi đều biết rằng: “Thương lắm cái hình ảnh Thầy gõ cửa từng nhà từng nhà, kiên trì tìm người bảo lãnh chúng con sang Nhật. Thầy dành tất cả những gì tốt nhất cho du học sinh. Thầy cho chúng con học, chúng con chơi, dạy nhiều hơn những gì chúng con nghĩ…” Tiếp nối phần Lễ tiễn là tiết mục múa “Hương sen” của sinh viên du học nữ khóa 10/2012. Điệu múa đã kết thúc nhưng vẫn không ngớt lời trầm trồ, khen ngợi.
--- Phần quan trọng kế tiếp là Lễ tiễn. Mở đầu phần này là các du học sinh khóa 10/2012 được xướng tên, lần lượt bước lên bục trên khán đài, được các cô cài hoa lên áo và trao Giấy phái cử. Nhìn các anh chị như vậy, Kohai chúng tôi đứa nào cũng sẽ tự nhủ lòng mình phải cố gắng thật nhiều hơn nữa. Sau đó, Thầy có đôi lời dặn dò các anh chị. Nhưng có lẽ những lời dặn dò ấy Thầy còn dành cho cả chúng tôi – lứa Kohai mới nữa: “Các con phải sống trung thực, ngay thẳng, đối xử với với mọi người đúng phép, đúng đạo lý. Các con có nghĩ tốt và đối xử tốt với mọi người, mới mong được người nghĩ tốt và đối xử tốt với mình. Phải biết cám ơn không những bằng lời mà cả trong suy tư khi được người khác giúp đỡ, phải nhớ ơn này và nhớ giúp đỡ người khác…” Đó cũng chính là những bài học làm người mà chúng tôi đã được Thầy dạy từ những ngày đầu tiên sinh hoạt và học tập ở Đông Du. Có lẽ sau này dù ở đâu, làm gì đi chăng nữa chúng tôi cũng không sẽ chẳng thể nào quên được những điều mà Thầy đã dạy.
--- Nghi thức truyền lửa đã trở thành truyền thống của Đông Du. Lễ tiễn nào cũng vậy, Thầy – thế hệ thứ nhất sẽ là người thắp lên ngọn lửa thiêng ấy để truyền cho những thế hệ sau. “Ngọn lửa” ấy là ngọn lửa của ý chí, lòng kiên trì, nghị lực, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách phía trước để đến được đỉnh cao vinh quang. Ngọn lửa ấy đã được Thầy và thế hệ Đại Sempai, Sempai của chúng tôi giữ và làm cho nó cháy sáng rực rỡ đến được ngày hôm nay. Trong tương lai không xa, chúng tôi chắc chắn sẽ là thế hệ tiếp nối ngọn lửa ấy. Chúng tôi hiểu mình cần phải sống và học tập như thế nào để không hổ thẹn với công lao của Thầy. Sau lời phát biểu của Thầy, cô Đàm Lê Đức cũng có vài lời nhắn nhủ vô cùng chân thành và sâu sắc đến các anh chị trước khi lên đường. Kết thúc buổi lễ là tiết mục hát múa “Xinh tươi Việt Nam” của các sinh viên du học mới.
--- Buổi lễ đã khép lại với một ấn tượng khó phai trong lòng các vị quan khách tham dự với hình ảnh tà áo dài tím thướt tha, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. Tuy rằng Thầy trò chúng tôi ai cũng đã thấm mệt nhưng thật là vui và hạnh phúc biết mấy khi buổi lễ đã thành công tốt đẹp. Dầu vậy, thiếu sót là điều không thể tránh khỏi nhưng đó sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu để những buổi lễ sau tổ chức được thành công hơn nữa.
Đoàn Minh Thuận
-Du học sinh
ĐÂU RỒI, CHỢ ĐẦU MỐI
Trịnh Đình Thắng
3/8/2012
Nói đến chợ đầu mối, người ta nghĩ ngay đến một khu chợ nhộn nhịp, quy tụ hàng trăm loại nông sản từ nhiều nơi chuyển đến. Ngoài ra, chợ đầu mối còn là nơi mà các nhà bán lẻ tìm đến mua hàng với khối lượng lớn và nhiều loại mặt hàng. Thế nhưng, chợ đầu mối ở Việt Nam thì vẫn còn cảnh “cầm làn đi chợ”, thật không thể tin được.
Chợ đầu mối ở ta dường như đang được hiểu sai và chưa được quy định rõ ràng về luật pháp. Nếu có chợ đầu mối, chúng ta sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc trong vận chuyển, phân phối nông sản, đồng thời kích thích cho nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại hóa.
Hơn nữa, phát triển chợ đầu mối là điều tiết dòng chảy của hàng hóa nông sản, làm minh bạch giá cả và cung cầu, giúp nhà nước điều tiết kế hoạch phát triển nông nghiệp cho từng vùng. Dưới đây tôi xin trình bày những vai trò và chức năng của Chợ đầu mối để giải thích cho những điều này.
Vai trò của Chợ đầu mối
Chợ đầu mối là nơi tập trung một lượng lớn nông sản tươi sống (như: rau quả tươi, thủy sản, thịt…) từ các tỉnh thành cả nước chuyển đến. Tại đây, nông sản sẽ được nhanh chóng trao đổi, phân phối với giá thành phù hợp (ở sau sẽ giải thích về việc phân phối theo nguyên lý bán đấu giá).
5 chức năng chính của Chợ đầu mối
Chức năng 1: Tập trung hàng hóa
Để các nhà bán lẻ, các nhà hàng, doanh nghiệp chế biến (ở đây tạm gọi là người mua) đảm bảo nguồn cung, họ tìm đến những nơi quy tụ nhiều chủng loại nông sản với số lượng lớn. Đặc biệt, nông sản tươi cần được vận chuyển và tiêu thụ ngay trong ngày, do đó, người làm nông sau khi thu hoạch muốn bán đi thật sớm.
Chức năng 2: Hình thành giá thị trường
Khi hàng hóa được quy tụ về với số lượng lớn, các người mua sẽ phải cạnh tranh nhau với giá cả hợp lý nhất với họ. Điều này sẽ phản ánh được cán cân cung cầu và tính minh bạch về giá cả thị trường. Khi nguồn cung ít, người mua phải nâng giá hòng mua bằng được hàng hóa. Ngược lại, khi hàng nhiều, người mua không cần phải nâng giá cũng có được hàng hóa mình cần. Hàng hóa thừa thải sẽ được các doanh nghiệp chế biến tìm mua. Giá cả thị trường các mặt hàng dầu mỏ, vàng, ngô… cũng được hình thành theo nguyên lý này và nó là thông số để các doanh nghiệp điều tiết hoạt động kinh doanh. Có giá cả thị trường minh bạch sẽ thay đổi cơ bản cách nhìn nhận giá cả thị trường nông sản hiện nay vốn tham khảo giá cả của những nơi nhỏ lẻ.
Chức năng 3: Phân phối hàng hóa
Nông sản tươi sống là loại hàng hóa đặc thù, vì nó mất đi giá trị theo thời gian (độ tươi). Khi hàng hóa được quy tụ về cùng với hàng loạt người mua, hàng hóa sẽ được nhanh chóng phân phối với những đơn vị hàng hóa từ lớn đến nhỏ. Nông sản sẽ tránh được tình trạng làm ra rồi mà không có người tiêu thụ.
Chức năng 4: Quyết toán
Người nông dân sau khi bán hàng muốn lấy tiền ngay để tiếp tục sản xuất. Trong khi đó, người mua hàng phải bán được sản phẩm đã mua thì mới có tiền để trả. Để giải quyết nghịch lý này, chợ đầu mối sẽ có thêm chức năng tài chính đó là: sau khi hàng được mua, chợ đầu mối sẽ đứng ra thanh toán cho người nông dân với giá thành đã giao bán, sau đó, chợ đầu mối sẽ thu lại tiền của người mua sau 1 – 2 tuần kể từ ngày giao dịch.
Chức năng 5: Thông tin
Khi phần lớn nông sản quy tụ về một mối (các chợ đầu mối), thông tin chính xác về số lượng, giá cả… đã được giao dịch sẽ được công bố ngay trong ngày. Những thông tin này rất quan trọng để phục vụ cho sự ổn định cung – cầu và giá cả cho thị trường nông sản. Có chợ đầu mối sẽ chấm dứt tình trạng ép giá của thương lái, mà ở đó, người nông dân không có quyền lựa chọn người mua. Đem đến chợ đầu mối, họ tha hồ lựa chọn người mua với giá thành tốt nhất và phản ánh đúng nhu cầu của thị trường.
Ở Nhật Bản, chính phủ quy định Luật chợ đầu mối, trong đó quy định nguyên tắc trao đổi hàng hóa và kế hoạch xây dựng chợ đầu mối từ trung ương đến địa phương. Chợ đầu mối trung ương do chính phủ cấp phép thành lập tại các thành phố lớn; chợ đầu mối địa phương do chính quyền địa phương thành lập, vận hành, quản lý. Trong chợ đầu mối, có các “chủ vựa” thuê kho bãi, tập trung hàng hóa và đứng ra tổ chức đấu giá đối với tất cả người mua (thay vì ra giá đối với mỗi lượt người mua như chủ vựa ở ta). Giờ đấu giá được quy định rõ ràng, thường là 4 – 5 giờ sáng. Trước giờ đấu giá, người mua được đi một vòng để xem tất cả lô hàng được bày ra sẵn. Đến giờ đấu giá, chủ vựa sẽ ra giá, người mua sẽ quyết định mua, ai đưa ra giá cao nhất sẽ được mua. Mỗi lô hàng được bán đi chỉ trong vòng chưa đầy 1 phút.
Tham khảo: Trang web Bộ nông lâm thủy sản – Nhật Bản
KHAI GIẢNG KHÓA HỌC
CỦA SV DỰ BỊ DU HỌC NĂM 2013
Hôm nay, ngày 7.8.2012 tại cơ sở Bình Mỹ (Củ Chi) của trường Nhật ngữ Đông Du đã diễn ra buổi lễ khai giảng khóa học của các sinh viên dự bị du học. Tới tham dự buổi lễ có thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hòe, cô hiệu phó, các vị khách mời , tập thể giáo viên, nhân viên của trường, cùng hơn 120 sinh viên.
Nói chuyện trong buổi lễ, thầy hiệu trưởng giới thiệu cho sinh viên lịch sử hình thành, các chi nhánh của trường, sự khác biệt giữa Đông Du và các trường khác. Đặc biệt, ở cơ sở Bình Mỹ sinh viên sẽ được học tiếng Nhật, toán lý hóa bằng tiếng Nhật, được dạy cho cách ứng xử, giao tiếp với mọi người trong xã hội, và được trang bị kiến thức để sinh hoạt khi sang Nhật du học. Được nhà trường tạo cho cơ hội để đi du học ở Nhật.
Để đạt được những điều nói trên, yêu cầu sinh viên cần tự rèn luyện bản thân cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. Thầy Hiệu trưởng dạy, phân tích, giải thích ý nghĩa cho sinh viên ba lời nguyện của sinh viên Đông Du.
Bên cạnh đó, thầy cũng nói chuyện ý nghĩa, tầm quan trọng và hướng dẫn các em về định hướng cuộc đời. Điều quan trọng để có thể định hướng cuộc đời trước hết mỗi người cần có ước mơ, sở thích. Phải có những ước mơ chính đáng có ích cho bản thân và xã hội. Phải ước mơ thật cao để cố gắng phấn đấu đạt được những gì mình mơ ước. Khi đã có ước mơ cho riêng mình, cần xét lại tình hình thực tế, định ra kế hoạch để thực hiện những ước mơ đó…..
Ngoài bài nói chuyện của thầy Hiệu Trưởng, các thầy cô chủ nhiệm cũng làm quen, trao đổi kinh nghiệm học tập, kinh nghiệm sống với các em.
Cuối buổi, thầy giới thiệu về lịch trình đào tạo và dặn dò các em cố gắng học tập, rèn luyện trong thời gian tới để đạt được những gì mình mơ ước, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Buổi lễ khai giảng kết thúc tốt đẹp.
Chuyện có thật: Du học Nhật chỉ với... 50 triệu đồng
“Du học, Đây có lẽ là một Đề tài xa xỉ Đối với nhiều người, nhất là với những gia Đình không có Điều kiện về kinh tế. khi còn học phổ thông, nằm mơ tôi cũng không nghĩ sẽ có một ngày mình rời việt nam Đi Du học. thế nhưng, có một Điều khó tin Đã xảy ra...”.
ĐÓ là lời chia sẻ của bạn Trần Trọng Hiền (du học sinh chương trình Đông Du, đang học tại tỉnh Kanagawa, Nhật Bản) về hành trình trau dồi kiến thức nơi xứ người mà TGGĐ có dịp ghi lại:
Tôi vô tình biết đến chương trình Du học Đông Du trong một lần xem điểm thi tiếng Nhật trực tuyến. Đánh liều thử đăng ký nhưng cuối cùng tôi lại được chính thức
tham gia chương trình dự bị du học Nhật Bản tại trường Nhật ngữ Đông Du vào tháng 8-2011. Hơn sáu tháng sau, tôi đặt chân đến sân bay Narita-Tokyo, biến mơ
ước viển vông thành hiện thực: đi du học.
Học như Trong quân đội
Tất cả học viên chương trình dự bị du học Đông Du đều phải sống nội trú, kể cả khi bạn có gia đình đang sinh sống tại Sài Gòn như tôi. Chúng tôi đã phải trải qua quá trình học tập hà khắc như trong quân đội. Mỗi sáng học viên phải thức dậy từ lúc 5h, sinh hoạt, học tập đến 23h mới được nghỉ. Chúng tôi chỉ được tự do vào
ngày Chủ nhật. Nhưng thỉnh thoảng chúng tôi phải tham gia chương trình dã ngoại hoặc công tác xã hội vào ngày nghỉ.Chương trình học dự bị chủ yếu là tiếng
Nhật (1.000 tiết, mỗi tiết 45 phút). Đến cuối khóa học, tất cả các học viên phải có trình độ Trung cấp Nhật ngữ Đông Du, đọc viết 2.000 chữ Hán, đọc hiểu thông
thạo giáo trình đại học bằng tiếng Nhật. Bên cạnh đó, chúng tôi còn được ôn tập kiến thức cơ bản các môn theo chương trình của Nhật và học bằng Nhật ngữ:
Toán, Lý, Hóa, Sinh (cho người theo học các ngành khoa học, kỹ thuật) và Kiến thức xã hội tổng quát, Lịch sử (cho người theo học các ngành xã hội).
Tháng đầu tiên tôi phải đóng mức phí 2 triệu đồng. Sau đó, đều đặn ba tháng học viên sẽ đóng học phí một lần. Ngoài ra, khi vào học tôi cũng phải đóng tiền cơ sở
vật chất 2,5 triệu đồng (chỉ đóng một lần). Với học viên nội trú như chúng tôi còn phát sinh thêm 500.000 đồng/tháng tiền ở ký túc xá, tiền ăn ở căng-tin tập thể (theo thời giá).
Mỗi khóa học dự bị có thể kéo dài từ 6 - 18 tháng tùy vào khả năng và ngành học mà mỗi học viên đăng ký. Học viên có kết quả học tập không tốt sẽ bị yêu cầu nghỉ học hoặc phải học lại, có trường hợp phải học tới 24 tháng mới xong. Tôi đã từng thắc mắc: “Tại sao lại phải ở tập trung? Tại sao phải học nhiều như thế?...”. Chỉ đến khi qua Nhật, tôi mới có thể tự trả lời những câu hỏi ấy.
Tự lực cánh sinh ở Nhật
Tôi được chọn đến Tokyo và học ở trường Nhật Ngữ Tokyo (The Naganuma School-Tokyo School of Japanese Language). So với áp lực học tập và công việc hiện tại của tôi ở Nhật thì những ngày tháng học dự bị ở Việt Nam chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không thể xem nhẹ việc học ở Việt Nam. Vì tùy vào thái độ và thành tích học tập ở Việt Nam, nhà trường sẽ phân vùng cho học sinh về các trường có ngành và áp lực học tập phù hợp với khả năng của mỗi học viên.
Tôi thấy đa phần du học sinh đến Nhật đều phải trải qua từ 1 - 2 năm học tiếng Nhật trước khi bước vào học chính thức ở các bậc học khác. Cho dù có học trước
tiếng Nhật ở Việt Nam thì khi đến Nhật, chúng tôi cũng không thể hoàn toàn nghe, nói, hiểu rõ ràng trong giao tiếp lẫn học thuật với người Nhật. Học phí cho việc
học tiếng Nhật tại các trường bản địa bình quân từ 600.000 - 700.000 yên/năm (khoảng 180 triệu đồng).
Tuy nhiên việc đóng học phí hàng trăm triệu cho một năm học ngoại ngữ với những gia đình kinh tế không dư dả như tôi là gánh nặng quá sức. Nhưng chúng tôi may mắn có được sự tín nhiệm của các trường đại học và trường tiếng Nhật dành cho du học sinh Đông Du nên được đặc cách không phải đóng trước học phí. Ngoài những du học sinh được Hội hỗ trợ sinh viên Shogakkai bảo lãnh đóng học phí trước 2 năm như tôi, các du học sinh khác của chương trình Đông Du đều được đóng học phí trễ. Tôi nằm trong số 36 du học sinh của chương trình Đông Du được Shogakkai bảo lãnh nên khi đến Nhật, tôi vừa không phải tốn tiền đóng học phí học ngay mà còn nhanh chóng kiếm được việc làm thêm. Tôi bắt đầu đi phát báo Asahi cho một tiệm báo ở vùng Kawasaki thuộc tỉnh Kanagawa (giáp ranh với Tokyo) sau khi thi đậu bằng lái xe theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
Tôi được tiệm báo chi trả tiền nhà trọ hàng tháng (giá thuê bình quân ở vùng gần Tokyo vào khoảng 40.000 - 70.000 yên/tháng, tương đương từ 10 - 18 triệu
đồng/tháng). Ngoài việc đóng học phí muộn và miễn phí tiền nhà, những du học sinh làm nghề phát báo như tôi còn nhận lương hàng tháng khoảng 90.000 - 110.000 yên/tháng (hơn 25 triệu) tùy theo tiệm. Từ tháng 4 đến giờ, chi phí sinh hoạt bình quân của tôi khoảng 40.000 yên/tháng. Số tiền còn dư từ thu nhập phát báo, tôi tích trữ cho những năm học sau. Có thể nhiều người không tin nhưng khi sang Nhật tôi mang theo vỏn vẹn 25 triệu đồng để trang trải trong tháng đầu tiên. Cộng với chi phí học dự bị sáu tháng ở trường Nhật ngữ Đông Du, chi phí cho hành trình đến Nhật của tôi chưa đến 50 triệu đồng.
Tinh Thần đông Du
Từ ngày ở Việt Nam, tôi đã được nghe kể về sự gắn bó của du học sinh Đông Du. Dù chưa hề quen biết nhưng chỉ cần hai tiếng “Đông Du” là mọi khó khăn sẽ được
giải quyết. Mỗi năm tập thể du học sinh Đông Du tại Nhật đều biên soạn một quyển “Góp sức mùa thi” để giới thiệu về các trường đại học ở Nhật có nhiều du học
sinh Việt Nam đang học. Các cựu du học sinh và ngay cả đối tượng quan tâm đều có thể kết nối với nhau thông qua website của Hội: http://www.dongdu.org.
Sau hành trình du học này, tôi mong mình sẽ thành thạo những kỹ thuật sản xuất máy móc của người Nhật. Một ngày nào đó, biết đâu thế giới sẽ biết đến những
máy móc chất lượng cao “Made in Vietnam” do chính tôi làm ra!
"Có thể rồi tôi cũng sẽ học đại học theo nguyện vọng của gia đình, vì xã hội Việt Nam vẫn còn xem trọng bằng cấp. Nhưng trước hết tôi sẽ học thật vững chuyên môn, học làm một người thợ trước khi học làm thầy."
(Trần Trọng Hiền,24 tuổi, du học sinh chương trình Đông Du, huyện Kawasaki, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản)
NGUYỄN HUYỀN (ghi)
Chương trình Du học Đông Du là hoạt động của trường Nhật ngữ Đông Du. Trường cộng tác chặt chẽ với các Hội khuyến học các tỉnh tại Nhật Bản trong việc tuyển sinh, chăm lo cho du học sinh trong khi học dự bị tại Việt Nam cũng như trong thời gian du học. Chương trình du học Đông Du giúp đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập bằng con đường tự túc nhưng không tốn kém. Các đối tượng có thể đăng ký:
1. Học các trường chuyên nghiệp tại Nhật (Koto Senmon Gakko hay Senmon Gakko): Đối tượng là học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng hay đã tốt nghiệp đại học các ngành trong nước. Các trường này không đòi hỏi học viên có học lực cao nhưng phải có định hướng rõ rệt về nghề nghiệp, tự lập.
2. Học đại học (trình độ kỹ sư hoặc cử nhân): Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông loại khá, giỏi đều có thể đăng ký.3. Học sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ): Đối tượng là sinh viên đã tốt nghiệp đại học hạng giỏi, xuất sắc, tiếng Anh giỏi. Học viên trước khi đến Nhật Bản phải có định hướng nghiên cứu rõ ràng.
4. Diện làm việc tại Nhật Bản (để tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp): Sinh viên tốt nghiệp loại khá những ngành kỹ thuật tại các trường ở Việt Nam có thể đến Nhật
để làm việc nếu đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các công ty bản địa.5. Du học tự túc: Nếu học sinh, sinh viên Việt Nam có điều kiện kinh tế đều được đăng ký du học Nhật Bản.
18-7-2012/ Thế giới gia đình 13
NGÀY 27 – 28: HỘI ĐỒNG THI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Kết thúc kỳ thi tuyển sinh Du học Nhật Bản năm 2013 của Trường Nhật ngữ Đông Du là kỳ thi tại hội đồng TP. Hồ Chí Minh, được tổ chức tại chi nhánh Bàu Cát quận Tân Bình.
Khác với mọi năm, năm nay hội đồng thi TP. Hồ Chí Minh nhận khá nhiều hồ sơ xin dự thi. Đặc biệt hơn, các em ở Sóc Trăng, Vĩnh Long cũng đã tham dự kỳ thi năm nay, các em đều là những học sinh có học lực giỏi, nhưng hoàn cảnh khó khăn. Sau khi đọc bài báo nói về các em, đích thân Thầy hiệu trưởng đã khuyến khích các em tham dự kỳ thi, thực hiện ước mơ trong tương lai. Đông Du đã cấp học bổng cho các em trong suốt một năm học tập và ôn luyện tại Việt Nam.
Ngoài ra, có một em được mái ấm tình thương quận 10 khuyến khích đến tham dự kỳ thi, hoàn cảnh của em khá là đặc biệt, nhưng không vì hoàn cảnh mà em buông xuôi cho số phận, em đã cố gắng vươn lên, chăm chỉ học tập, mặc dù điểm thi đại học của em không khá, không đủ tiêu chuẩn để được tuyển chọn, nhưng Thầy hiệu trưởng cũng đã nhận em, giúp em có được tương lai tươi sáng hơn.
Mặc dù thí sinh tại hội đồng thi Thành Phố Hồ Chí Minh khá đông, nhưng Đông Du chỉ chọn 44 em.
Như vậy, sau kỳ thi tuyển sinh du học Nhật Bản năm 2012 - 2013, Đông Du đã tuyển 160 em, 160 em sẽ được học tiếng Nhật, ôn tập Toán, Lý, Hóa trong thời gian học tại Đông Du. Ngoài ra, điều quan trọng hơn hết đó chính là học cách sống, cách suy nghĩ, đạo đức, tác phong…, những kiến thức vô cùng quý báu cho các em khi du học Nhật Bản, cũng như tương lai của chính các em.
Hẹn gặp các em trong ngày học đầu tiên với tiêu đề “Giáo dục định hướng” tại Trung Tâm đào tạo sinh viên du học Nhật Bản của Trường Đông Du.
BAN TUYỂN SINH
NGÀY 23- 24: HỘI ĐỒNG THI ĐÀ NẴNG
Kết thúc đợt tuyển sinh tại hai hội đồng thi Nam Định và Hải Dương, đoàn tuyển sinh lai tiếp tục công việc tuyển sinh dành cho các thí sinh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đăklăk tại hội đồng thi Đà Nẵng. Thoải mái hơn hội đồng thi Nam Định và Hải Dương, Trường Đông Du có chi nhánh tại Đà Nẵng, vì vậy tất cả các công việc chuẩn bị cho kỳ thi được tổ chức, chuẩn bị khá chu đáo. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Giáo viên tại chi nhánh Đà Nẵng nên công việc của các thành viên trong ban tuyển sinh có phần nhẹ nhàng hơn.
Về phía thí sinh tham dự kỳ thi, cũng như hai hội đồng trước, ít nhiều các em đều có phần căng thẳng và lo lắng. Đặc biệt là các thí sinh vừa tốt nghiệp Đại học, khi nghe thông báo đề thi Toán, Lý, Hóa chủ yếu là các bài đã học ở lớp 10 và 11, các em căng thẳng vì không có đủ tự tin kiến thức cấp 3 các em còn nhớ để có thể làm được bài. Đó cũng chính là hiện trạng học của các em nói riêng và tất cả các em khác nói chung. Phải chăng các em chỉ học để đối phó cho các kỳ thi, mặc dù điểm các kỳ thi rất cao, nhưng sau các kỳ thi hầu như các em không còn nhớ kiến thức. Vì vậy trong buổi nói chuyện cùng phụ huynh và các thí sinh mới, Thầy hiệu trưởng đã nhấn mạnh đến tiêu chí học tại Đông Du, môi trường học tập tại Đông Du không có việc học chỉ để đạt thành tích, quan trọng là học để có kiến thức, kiến thức cho các em có thể dùng cả cuộc đời các em, học là để ganh đua với chính bản thân mình, nghiêm khắc với chính bản thân mình, không vì ganh tỵ với các bạn.
Tổng thí sinh dự thi tại hội đồng Đà Nẵng có 39 em, sau một ngày thi và một buổi phỏng vấn có 18 em đã được tuyển chọn. Điều đáng buồn là tại hội đồng thi này hầu hết các em làm bài thi toán không được tốt, phải chăng đây cũng là hiện trạng học chỉ để đối phó các kỳ thi?! Mong rằng 18 em được chọn năm nay các em sẽ có cách nhìn khác về việc học và phương pháp học cho chính bản thân mình. Mong rằng sau một năm học tại Đông Du các em sẽ là những sinh viên có kiến thức thật sự cho tương lai của các em.
Chúc các em học thật tốt!
BAN TUYỂN SINH
NGÀY 20 - 21: HỘI ĐỒNG THI HẢI DƯƠNG
Vậy là hai ngày tuyển sinh tại Hải Dương đã kết thúc tốt đẹp. Được sự giúp đỡ của Hội khuyến học Tỉnh Hải Dương, Hội đồng tuyển sinh được đặt tại Khu sinh thái Âu Cơ - Đường Nguyễn Hữu Cầu, TP. Hải Dương. Hội khuyến học Hải Dương đã đứng ra tiếp nhận hồ sơ, tập trung phụ huynh, thí sinh đến thi và giúp đỡ cho Trường Đông Du rất nhiều trong suốt quá trình tuyển sinh.
Hồ sơ chính thức tại Hội đồng Hải Dương năm nay gồm học sinh, sinh viên các Tỉnh: Bắc Giang (2), Bắc Ninh (8), Hà Nội (3), Hải Phòng (5), Hưng Yên (5), Vĩnh Phúc (4), Quảng Ninh (8) và Hải Dương (52).
Sau lễ khai mạc trang trọng là phần giới thiệu về Chương trình du học Đông Du, trước khi bước vào các phần thi chính thức. Thầy Hiệu trưởng và Cô Nghi lần lượt giới thiệu với phụ huynh, học sinh về tinh thần cơ bản của Chương trình và tiêu chí tuyển sinh năm nay. Sau đó, các thí sinh chính thức bước vào các phần thi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh Văn và tự luận.
Ngày thứ hai, các thí sinh bước vào phần thi phỏng vấn. Hội đồng Hải Dương có hơn 70 thí sinh tham dự, nên thời gian phỏng vấn có thư thả hơn so với Hội Đồng Nam Định. Cuối cùng, Hội đồng tuyển sinh đã chọn được 39 em, trong đó có 25 Nam, 14 nữ. Đặc biệt, Đông Du đã dành 6 suất học bổng, miễn học phí khi học tại Thành Phố Hồ Chí Minh cho các em học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn tại hội đồng thi này.
Đông Du xin chân thành cảm ơn Hội khuyến học Tỉnh Hải Dương đã giúp đỡ trong suốt thời gian tuyển sinh. Đặc biệt, xin cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của Bác Hoàng Nguyện, dù sức khỏe không tốt Bác vẫn chăm lo chu đáo, luôn tâm huyết với chương trình Du học Đông Du. Xin cảm ơn đại diện các Hội khuyến học Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc đã đến tham dự và hướng dẫn phụ huynh, học sinh.
Ngày 22, Hội đồng tuyển sinh sẽ lên đường đi Đà Nẵng để chuẩn bị cho Hội đồng thứ ba đặt tại Trung tâm Đông Du Đà Nẵng...
BAN TUYỂN SINH
BAN ĐẠI DIỆN ĐÔNG DU KANTO
Ý nghĩa của ban đại diện Kanto: việc thành lập được ban đại diện Kanto và xác định rõ nhân sự tại các vị trí giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của anh em tham gia vào hoạt động. Việc nêu rõ trách nhiệm cụ thể ở từng vị trí chỉ nhằm một đích thống nhất trong vấn đề liên lạc và làm việc có khoa học trong tất cả các hoạt động chung.Các thành viên trong BĐD Kanto hoạt động hoàn toàn tình nguyện và BĐD Kanto không có ý nghĩa về quyền hành mà chỉ có ý nghĩ giúp đỡ tập thể.
.Sau khi có sự tham gia của các đại diện đến từ các vùng trên toàn nước Nhật chúng ta sẽ cùng nhau thống nhất nhân sự chính thức cho DHS Đông Du tại Nhật. Sau đây là nhiệm vụ và nhân sự cụ thể trong sơ đồ trên.
1/Thầy Hiệu trưởng: mọi hoạt động lớn hay những hoạt động mới sẽ thông qua Thầy trước khi thực hiện.Từ sau khi anh Nguyễn Tuấn Anh về nước và làm việc tại Đông Du,mọi liên lạc với Thầy sẽ thông qua anh Tuấn Anh. Và bản thân anh Tuấn Anh cũng sẽ tham gia quan sát hoạt động của tất cả các ban và là cầu nối giữa Ban đại diện bên Nhật với thầy và trường Nhật ngữ Đông Du.
2/Ban cố vấn: gồm các anh chị sinh viên đã đi làm trên nước Nhật.Bản, ban cố vấn cũng sẽ giám sát và tham gia giúp đỡ cho ban đại diện hoạt động.
Các chức danh chủ yếu điều hành hoạt động của BĐD:
Với mục tiêu là hình thành một ban đại diện mang tính kế thừa cao, cuộc họp đã đi đến thống nhất cao việc phân công nhiệm vụ, trách nhiệm theo khóa. Mô hình tạm thời được đặt ra là: Trưởng BĐD = sinh viên 大学院năm 1 (M1), Phó BĐD = sinh viên 大学năm 4 (B4), Tổng thư ký = sinh viên 大学năm 2 (B2). Cụ thể nhân sự được bầu ra trong lần này như sau:
3/Tưởng-phó ban đại diện: xác nhận và quyết định về việc thực thi các hoạt động và chịu trách nhiệm thay mặt tập thể trong vấn đề đối ngoại.
Trưởng BĐD : Nguyễn Phú Thắng(東京工業大学―大学院1年)
Phó BĐD : Nguyễn Kinh Hùng(東京工業大学-学部4年生)
4/ Tổng thư ký: Mai Xuân Cảnh(横浜国立大学-学部2年): trực tiếp triển khai và thực thi các hoạt động.
5/Thủ quỹ: Phạm Thị Biên Thùy(東京工業大学-大学院1年) quản lý thu chi trong vấn đề tài chính và làm việc trực tiếp với trưởng BĐD hoặc TTK.
6/Trưởng ban hoạt động: Vũ Trần Tiến(埼玉大学―学部2年) phối hợp trực tiếp với trưởng BĐD và TTK trong việc thực thi các hoạt động.
7/Trưởng ban học tập: Mai Ngọc Trung(東京工業大学-学部1年) đảm bảo duy trì các lớp học và hoạt động thi định kỳ hằng năm cho kohai.
8/Trưởng ban thông tin: Nguyễn Văn Du(兼松グランクス株式会社・・・ソリューション事業部) : liên lạc đến các vùng và đảm bảo đưa thông tin về các hoạt động của Đông Du một cách kịp thời và thường xuyên.
9/Trưởng trang WEB: Nguyễn Đình Hoàng(山梨大学-学部3年) chịu trách nhiệm xây dựng lại trang WEB dongdu.org trở thành nơi giao lưu và trao đổi thông tin hữu ích cho anh em Đông Du+hỗ trợ cho các ban hoạt động,học tập và thông tin.
10/Trưởng các vùng: Đại diện cho các vùng liên lạc với các vùng khác để cùng nhau triển khai các hoạt động mang tính hệ thống và hỗ trợ cao. Hi vọng cũng như Kantou các vùng khác cũng sẽ tổ chức cuộc họp xây dựng lại ban đại diện tại các vùng để cùng thống nhất ban đại diện chính thức trên toàn nước Nhật.
Mọi ý kiến xin gửi về bandaidien@dongdu.org
東京、ngày 26 tháng 6 năm 2012
T.M BAN ĐẠI DIỆN KANTO
MAI XUÂN CẢNH
CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC ĐÔNG DU
TUYỂN SINH KHÓA 2012 - 2013
NGÀY 17 - 18: HỘI ĐỒNG NAM ĐỊNH
Đoàn tuyển sinh năm nay gồm có 7 người:
Được sự giúp đỡ của Hội khuyến học Tỉnh Nam Định, Hội đồng tuyển sinh được đặt tại Trường chính trị Trường Chinh - Tỉnh Nam Định. Trước giờ khai mạc, đã có 134 hồ sơ đăng ký dự tuyển, trong đó, Nam Định 34 hồ sơ, Thanh Hóa 49, Hà Nam 30, Thái Bình 16, Ninh Bình 5.
Lễ khai mạc được diễn ra trang trọng, với sự góp mặt của đại diện các Hội khuyến học Tỉnh Nam Định, Tỉnh Thanh Hóa, Tỉnh Thái Bình, Tỉnh Hà Nam, phụ huynh và học sinh dự tuyển và có cả những phụ huynh có sinh viên đã đi du học đến ủng hộ.
Mở đầu, Bác Đinh Gia Huấn - Chủ tịch Hội khuyến học Tỉnh Nam Định đã phát biểu khai mạc và động viên các thí sinh. Sau đó, Thầy Nguyễn Đức Hòe phát biểu về ý nghĩa và tinh thần của Chương trình Du học Đông Du và các tiêu chí tuyển sinh năm nay. Cũng như mọi lần, Thầy giải thích kỹ lưỡng để phụ huynh và học sinh hiểu được rằng lựa chọn Đông Du là lựa chọn một cách sống khác, sẽ có nhiều chông gai thử thách nhưng hiên ngang và đầy vinh quang, vì vậy tiêu chí quan trọng nhất chính là ý chí vươn lên của từng thí sinh.
Thầy Tuấn Anh hướng dẫn quy chế thi và sắp xếp học sinh ổn định vị trí để bắt đầu ngày thi đầu tiên. Buổi sáng, học sinh sẽ phải làm bài luận và thi Toán. Buổi chiều, học sinh làm bài thi Lý, Hóa, Sinh, Văn tiếng Anh, tùy theo khối. Ngày thi diễn ra nghiêm túc dưới sự kiểm soát nghiêm khắc của Hội đồng tuyển sinh. Tuy nhiên, vẫn còn diễn ra hiện tượng quay cóp, hỏi nhỏ nhau trong khi làm bài. Những thí sinh không nghiêm túc thường không có ấn tượng tốt trong vòng thi phỏng vấn diễn ra vào ngày tiếp theo.
Ngày thi thứ hai bắt đầu với sự hướng dẫn của Thầy Hiệu trưởng và Cô Nghi. Buổi sáng là học sinh Thanh Hóa, Thái Bình. Buổi chiều là học sinh Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam. Hội đồng Nam Định năm nay nhiều học sinh hơn các năm, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, nhưng hầu hết các em có học lực chưa tốt. Đây là điều mà Đông Du cảm thấy đáng tiếc.
Kết quả, Hội đồng tuyển sinh chọn được 60 em, trong đó có 33 Nam, 27 Nữ.
Hội đồng tuyển sinh xin chân thành cám ơn Hội khuyến học Tỉnh Nam Định đã chu đáo chuẩn bị. Chân thành cám ơn các Hội đồng khuyến học các Tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam, Thái Bình đã tận tình hướng dẫn các thí sinh đến địa điểm thi. Chân thành cám ơn các phụ huynh, học sinh đến dự thi. Cũng xin cám ơn các phụ huynh có con em đang du học đã đến gặp gỡ, tham hỏi Ban tuyển sinh.
Hội đồng tuyển sinh sau khi thông báo kết quả tuyển sinh đã nhanh chóng thu gọn, di chuyển đến địa điểm thi của Hội đồng Hải Dương...
BAN TUYỂN SINH
Sự khám phá độc đáo dành cho ai yêu thích văn hóa, đất nước cũng như con người Nhật Bản.
tté
Nhắc tới Nhật Bản là nhiều người hình dung đến một đất nước phát triển kinh tế hùng mạnh từ đống tro tàn chiến tranh, nói đến tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người nằm trong số những nước đứng đầu thế giới. Không ít người cho rằng cuộc sống ở Nhật Bản là thiên đường bởi tiền lương ở Nhật cao như tháp Tokyo hay những tòa nhà chọc trời sừng sững giữa các thành phố lớn của xứ Phù Tang. Vậy thực chất cuộc sống ở Nhật như thế nào?
Ở Nhật Bản, điều tra toàn quốc năm 1995 cho thấy, số người trong một hộ gia đình trung bình là 2,82 người. Hiện nay, ở Nhât Bản, hộ gia đình 1 người chiếm khá nhiều, tới 25,6 %. Đây chủ yếu là hộ của những thanh niên đi học hoặc đi làm xa nhà bố mẹ mà chưa lập gia đình. Vì vậy nếu chỉ tính hộ gia đình từ 2 người trở lên thì số người trung bình mỗi hộ là 3,44 người, tức là đa phần các hộ gia đình có khoảng 1 hoặc 2 con.
Cũng như người Việt Nam, người Nhật có quan niệm rằng càng có nhiều con càng hạnh phúc, nhưng hiện nay, người ta nghĩ rằng không thể có nhiều con được. Theo thăm dò do Văn phòng Thủ tướng tiến hành năm 1997 về lý do tại sao số con giảm đi, 58,2% trả lời rằng vì mất nhiều chi phí giáo dục con cái, 50,1% nêu lý do không có khả năng về kinh tế để nuôi dạy, chăm sóc con cái, và 44,7% trả lời rằng khó có thể vừa đi làm vừa nuôi con. Ở Nhật Bản, trong tất cả hộ gia đình có cả hai vợ chồng, tức là không kể những gia đình chỉ có một người, 57,2% các bà vợ đi làm và tỷ lệ hộ gia đình hạt nhân khá cao. Vì vậy, có con nhỏ thì vợ phải nghỉ việc để chăm sóc con. Và nói chung, sau khi đẻ con, người phụ nữ không dễ quay lại làm việc tại cơ quan cũ. Đây cũng là một trong nhiều lý do khiến cho gia đình Nhật Bản chỉ có ít con.
Theo thống kê năm 1997, thu nhập bình quân mỗi tháng của một hộ gia đình là 595.123 yên tức khoảng 4.400 đôla Mỹ. Nhưng mỗi tháng phải nộp thuế thu nhập, thuế cư trú và các loại cước phí bảo hiểm như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, v,v… tổng cộng chừng 98.150 yên, tức khoảng 16,5% so với thu nhập. Theo luật pháp Nhật Bản, công dân Nhật Bản bắt buộc phải gia nhập bảo hiểm y tế, 20 tuổi trở lên thì phải gia nhập bảo hiểm hưu trí, và những nhân viên biên chế của các công ty phải gia nhập bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy không thể tránh được những khoản tiền này. Kể từ tháng 4/1997, mức thuế tiêu dùng tăng từ 3% lên 5% và chế độ giảm thuế đặc biệt kéo dài 3 năm cũng bị hủy bỏ, nên người dân phải chịu nhiều gánh nặng hơn trước.
Một khoản chi phí lớn khác trong gia đình là chi phí ăn uống. Thống kê cho thấy mức chi trung bình khoảng 80.000 yên tức khoảng 600 đôla 1 tháng, chiếm 13,4% tổng thu nhập. Món ăn chính của người Nhật là cơm. Ở Nhật Bản, giá 1kg gạo loại trung bình khoảng 5-600 yên, tức khoảng 4,5 đôla Mỹ, gấp mươi, mười lăm lần giá ở Việt Nam. Cùng với cơm người dân Nhật ăn các loại thịt, cá, rau, đậu. Nói về thịt người Nhật thích ăn 3 loại thịt là thịt bò, thịt lợn, thịt gà. Ngoài 3 loại thịt này ra họ còn ăn các loại thịt khác như thịt cừu, ngựa, lợn rừng v,v… nhưng số lượng tiêu thụ không đáng kể. Giá 1 cân thịt bò khoảng 7.000 yên tức khoảng 52 đôla, thịt lợn khoảng hơn 16 đôla, thịt gà khoảng 8 đôla. Cá thì người Nhật thích ăn các loại cá biển hơn cá nước ngọt. Người Nhật thường ăn trứng gà, không ăn trứng vịt. Giá trứng gà Nhật Bản khá rẻ, 1 quả khoảng 13 yên tức khoảng 0,1 đôla. Đối với các loại rau và hoa quả thì 1 cân bắp cải, củ cải giá 170 yên, tức 1,3 đôla. 1 cân táo 500 yên tức 3,7 đôla, 1 cân nho khoảng 1.400 yên tức 10,4 đôla. Nói chung, thực phẩm Nhật Bản rất đắt, không chỉ so với mức giá Việt Nam mà cả nhiều nước khác trên thế giới.
Đắt đỏ nhất ở Nhật Bản phải kể đến giá nhà ở. Tuy giá đất ở Nhật đã giảm nhiều kể từ khi nền kinh tế thổi phồng sụp đổ, theo những thống kê đầu năm 98, giá đất ở Tokyo và Osaka vẫn đắt nhất trên thế giới. Nếu muốn mua nhà ở thủ đô Tokyo với mức chi phí gấp 5 lần tổng thu nhập 1 năm, tức khoảng 260.000 đôla, thì phải tìm ở những nơi cách xa trung tâm Tokyo khoảng 60 km, và nơi đó đương nhiên là ngoại thành. Muốn tìm nhà trong nội thành Tokyo thì có lẽ phải chuẩn bị 700.000 đôla trở lên. Trong bối cảnh như vậy, 60% hộ gia đình sống ở nhà mua và 40% còn lại sống ở nhà thuê. 35% hộ gia đình sống ở nhà tập thể, chung cư. Nếu chỉ tính vùng Tokyo thì hơn 50% hộ sống ở nhà tập thể. Khi mua nhà, người ta áp dụng chế độ trả góp dài kỳ 20-30 năm, với mức trả góp mỗi tháng khoảng 750 đôla. Có một số công ty bất động sản cho phép áp dụng trả góp 100 năm.
Ở Nhật Bản, hầu hết mọi người mua nhà trả góp. Thu nhập trong tương lai phải ổn định thì mọi người mới sẵn sàng mua nhà theo hình thức này. Nhưng hiện nay kinh tế Nhật Bản đang trì trệ nên sức mua nhà cũng giảm đi.
Tình hình kinh tế định trệ những năm 1997-98 khiến cho người dân Nhật Bản rất lo lắng về cuộc sống. Theo thăm dò năm ngoái của Văn phòng Thủ tướng, vấn đề nhiều người lo lắng nhất là sức khỏe của bản thân, thứ 2 là cuộc sống sau khi về hưu, thứ 3 là sức khỏe của gia đình, thứ 4 là thu nhập từ nay trở đi, tiếp đến là học hành, tìm việc, hôn nhân của con cái.
Ở Nhật Bản, trường cấp 1 và cấp 2 là giáo dục bắt buộc nên nếu con đi học các trường công thì không cần nộp học phí. Nhưng để cho con đi học mẫu giáo, trường cấp 3, đại học và các trường chuyên môn thì phải nộp học phí. Theo bộ giáo dục, kể từ khi con 4 tuổi bắt đầu đi mẫu giáo đến khi 18 tuổi tốt nghiệp cấp 3, tổng cộng các chi phí cho con đi học, bao gồm học phí nộp cho nhà trường, tiền mua văn phòng phẩm, tiền ăn trưa ở trường v,v… vào khoảng 38.000 đôla nếu học trường công, còn học trường tư thì chừng 69.000 đôla. Đây là chỉ tính chi phí cho 1 con.
Nói chung người ngoài nhìn vào Nhật Bản đều cho rằng cuộc sống ở Nhật Bản thật sung sướng vì lương bổng cao, phúc lợi tốt. Mà quả thực, với số tiền lương lĩnh trong nước, nếu tiêu ở nước ngoài là những nơi có vật giá rẻ hơn nhiều thì rõ ràng dễ mang lại ấn tượng người Nhật chi mạnh tay. Bản thân người Nhật, đến 91% cho rằng họ thuộc tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, từ những số liệu kể trên, nếu lấy tổng thu nhập của mỗi hộ gia đình trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm, chi phí ăn uống, đi lại, giáo dục cho con cái, v.v… thì thấy cũng chẳng còn lại bao nhiêu.
Nhật Bản là một trong những nước mà người dân có thu nhập cao trên thế giới. Nhưng với mức chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở Nhật, có lẽ chỉ nên dùng từ “đủ” chứ không thể dùng từ “dư thừa” để nói đến cuộc sống của người Nhật. Có chăng chỉ là một bộ phận trong xã hội mà thôi.
Ở Nhật Bản, công việc tốt có nghĩa là tiền lương cao và đảm bảo một tương lai ổn định. Và để dễ dàng có một công việc tốt như mong muốn thì phải có tấm bằng đại học danh giá. Có lẽ vì vậy nên các gia đình chỉ có ít con để có khả năng đầu tư. Nhưng cạnh tranh gay gắt về giáo dục không chỉ là gánh nặng của các bậc phụ huynh mà còn là gánh nặng của bản thân những đứa trẻ. Đối với những em 10 tuổi, thời giờ dành cho học tập trung bình trong 1 ngày là khoảng 6 tiếng đồng hồ.
Học sinh Nhật Bản học rất nhiều. Ở Nhật Bản, giờ học của các trường cấp 1, 2, 3 bắt đầu từ khoảng 8 giờ 30 phút. 1 tiết kéo dài 45-50 phút, học hết 4 tiết thì nghỉ trưa khoảng 1 tiếng rồi lại học thêm 2 tiết nữa. Học xong vẫn chưa về được mà phải tự dọn dẹp phòng học sạch sẽ, sau đó phải tham gia vào các hoạt động thể thao, văn hóa, gọi là “kurabu” tức “câu lạc bộ.” Từ lớp 4 trở lên, các học sinh tự chọn những môn mà mình quan tâm, và tham gia câu lạc bộ dành cho môn đó. Ở trường có nhiều câu lạc bộ như bóng chày, bóng đá, bóng rổ, bóng bàn, kiếm đạo, nhu đạo, trà đạo, họa, nhạc, v,v… Sau khi tan học, các học sinh về nhà ăn cơm. Cũng như Việt Nam, ở Nhật Bản, “kinh doanh giáo dục” được triển khai tích cực và có rất nhiều trường luyện thi “Juku”. Nhiều học sinh sau giờ học ở trường chính quy, về nhà ăn cơm xong lại đến trường “Juku” để học thêm. Theo điều tra năm 1996 của bộ giáo dục, thậm chí trong các học sinh cấp 1 cũng có gần 40% học sinh đi học trường luyện thi. Đối với học sinh cấp 2 thì tỷ lệ này tăng lên đến 70%.
Học quá nhiều như vậy nên trẻ em Nhật Bản ít có thời gian vui chơi. Theo điều tra năm ngoái, mỗi ngày, thời gian dành cho các hoạt động giải trí của học sinh trường cấp 2 trung bình chỉ là 54 phút. Kết quả điều tra năm 1996 cho thấy, trong thời gian rỗi, học sinh nam thích nhất là trò chơi điện tử. Phương tiện giải trí này được xếp thứ nhất đối với học sinh cấp 1-2 và thứ 2 trong học sinh cấp 3. Cách giải trí được học sinh nam ưa thích thứ 2 là nghe nhạc. Học sinh nữ thì thích nhất là nghe nhạc, thứ 2 là chơi trò chơi điện tử. Trong học sinh cấp 3, cả nam, nữ đều thích hát karaoke. Karaoke không được xếp trong 10 trò chơi giải trí ưa thích nhất của học sinh cấp 1-2 nhưng đối với học sinh cấp 3 thì được xếp thứ 3 với nam giới, thứ 2 với nữ giới.
Ở trường, các em sinh hoạt câu lạc bộ và trong đó có các môn thể thao nên khi nghỉ ngơi thì ít chơi thể thao. Học sinh cấp 2 chơi thể thao chỉ 51 phút và học sinh cấp 3 thì chỉ chơi 34 phút trong tuần. Theo điều tra này, đối với học sinh 10 tuổi, thứ tự các môn thể thao được ưa thích là bowling, bơi, bóng chày, bóng đá, bóng rổ. Những người lứa tuổi 20 thích chơi các môn bowling, trượt tuyết, bóng chày, câu cá, bơi. Những người 30 tuổi trở lên thì chơi golf nhiều nhất. Ở Nhật Bản, golf là môn thể thao chiếm vị trí hơi đặc biệt. Khi người ta chiêu đãi đối tác kinh doanh thì họ mời đối tác đó đi đánh golf.
Còn cuộc sống của người lớn như thế nào? Đa số người lớn đương nhiên phải đi làm để kiếm sống. Sự khác biệt lớn với tình hình lao động Việt Nam là tỷ lệ nhân viên làm việc trong các cơ sở nhà nước và các chính quyền địa phương. Ở Nhật Bản, số lượng viên chức cả các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương là 4.430.000 người, chiếm 7% trong tổng số người lao động là 64.142.000. 93% còn lại đi làm các công ty và cơ quan thuộc khu vực tư nhân. Xét về loại việc làm, 30% người lao động làm việc liên quan đến sản xuất mặt hàng công nghiệp, xây dựng như nhân viên nhà máy, kỹ sư, công nhân xây dựng v,v… Kế tiếp là những người làm việc tại văn phòng, chiếm 18,8%, người bán hàng chiếm 14,8%, những người làm việc nghiên cứu – phát triển chiếm 12%. Những người làm nông nghiệp, ngư nghiệp chỉ chiếm 5,9%.
Số người làm việc ở nhà máy, số kỹ sư và công nhân ngành xây dựng nhiều như vậy, chính là ví dụ rõ nhất về 1 nước công nghiệp tiên tiến. Trong 30 năm qua, giới này lúc nào cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số người lao động, luôn luôn hơn 30%. Trong khi đó, số người làm nghề nông, ngư nghiệp giảm đi một cách nhanh chóng. 30 năm trước họ chiếm gần 25% nhưng hiện nay chỉ chiếm 5,9%, mà đa số là người già. Đây cũng là vấn đề nghiêm trọng. Ngược lại, những người làm nghề nghiên cứu-phát triển, nhân viên văn phòng, làm việc dịch vụ đã và đang tăng lên.
Một điểm khác biệt của công nhân viên Nhật Bản so với công tư chức ở Việt Nam là thời gian đi làm – vừa mất thời gian, vừa rất mệt mỏi. Thời gian đi làm và về nhà trong một ngày của tất cả người lao động bình quân là 49 phút. Nhưng ở các thành phố lớn như Tokyo thì thời giờ đi lại thực tế cao gấp đôi chỉ số trung bình nói trên. Điều này khiến người cha, người chồng đi làm ở ngoài khó có nhiều dịp tiếp xúc với gia đình. Vào những ngày trong tuần, trừ thời gian ngủ, thời gian người cha, người chồng tiếp xúc với gia đình chỉ khoảng 4 tiếng đồng hồ.
Từ trước đến nay, người Nhật Bản nghĩ rằng để đưa kinh tế đất nước phát triển, người dân phải chịu khó, làm việc cần cù. Nay Nhật Bản đã đạt mục tiêu “trở thành một nước phát triển kinh tế” nên cách suy nghĩ của người dân cũng dần dần thay đổi. 56% người nghĩ rằng, về mặt vật chất họ có đủ thứ rồi nên từ nay trở đi sẽ coi trọng đến việc làm cho cuộc sống tinh thần phong phú hơn. 54,6% người nghĩ rằng, dù không thỏa mãn được về kinh tế thì họ cũng dành ưu tiên hơn cho một cuộc sống dễ chịu, thoải mái.
Gần đây, người Nhật Bản đã bắt đầu nghĩ tới việc làm cho cuộc sống tinh thần phong phú hơn. Nhưng khi người ta có quan tâm đến điều đó thì kinh tế Nhật Bản trên đường suy thoái. Hiện nay, các công ty đang mạnh mẽ tiến hành cải tổ. Số vụ phá sản của công ty cũng tăng lên. Sự ổn định của thị trường lao động dựa trên chế độ thâm niên và tuyển dụng suốt đời đang bị đe dọa. Có nhiều người đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Trong khi đó, số người già tăng với tốc độ khá nhanh. Có thể nói, sau thế chiến 2, thời kỳ khó khăn thứ 2 của Nhật Bản đã bắt đầu.
Có nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Một số nhà bình luận Nhật Bản và nước ngoài nói rằng cơ cấu giáo dục, lao động, tài chính, hành chính và chính trị phải xem xét lại. Hiện nay, bản thân nước Nhật cũng cố gắng tìm con đường đi trong tương lai và bắt đầu các cuộc cải cách, ví như cuộc cải cách mang tên “Big Bang”.
Người ta cho rằng, trong tình hình hiện nay, người dân phải phát huy bản chất dân tộc và truyền thống để đối phó với những thay đổi nhằm giữ gìn hành phúc và những thành công đã đạt được./.
(Theo tynb)
TTM - Số người tự lấy đi cuộc đời mình ở Nhật Bản đã tăng mạnh sau trận động đất và sóng thần năm 2011.
Theo chính phủ Nhật Bản ngày 9-3, tỉ lệ tự tử đã tăng hơn 20% có thể có nguyên nhân bắt nguồn từ việc xã hội Nhật cảm thấy rất lo lắng sau thảm họa đó.
Tính trong tháng 5-2011, có 3.375 người tự tử, tăng hơn 20% so với kỳ năm trước.
Tổng số 30.651 người tự tử ở Nhật trong năm 2011, năm thứ 14 liên tiếp số liệu lớnh ơn 30 ngàn người.
Trận động đất và sóng thần đã lấy đi 19 ngàn người Nhật Bản cách nay 1 năm.
Nhật Bản là nước có tỉ lệ tự tử lớn nhất thế giới.
Lò phản ứng số 3 và số 4 của nhà máy điện hạt nhân Oi, tỉnh Fukui, phía tây Nhật Bản. Ảnh: AFP |
AFP dẫn tin từ hãng Jiji cho biết Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda hôm qua yêu cầu Công ty Điện lực Kansai (KEPCO) tái mở cửa hai lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Oi nằm ở trung tâm công nghiệp phía tây Nhật Bản.
Ông Noda đưa ra quyết định trên sau khi nhận được sự đồng thuận từ ông Issei Nishikawa, thống đốc tỉnh Fukui, nơi có nhà máy Oi đang hoạt động. Ông Nishikawa chia sẻ với thủ tướng rằng ông rất đồng tình việc khởi động lại các lò phản ứng khi được đơn vị điều hành nhà máy cam kết đảm bảo các tiêu chí an toàn.
Thủ tướng Noda sau đó có cuộc họp với 3 quan chức là Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, Bộ trưởng phụ trách sự cố hạt nhân và trưởng văn phòng nội các.
"Hiện chúng tôi đã được chính quyền ở nơi đóng các lò phản ứng chấp thuận đề xuất, 4 quan chức chính phủ (bao gồm cả ông Noda) đã quyết định tái khởi động các lò phản ứng này", ông Noda cho biết.
Quyết định gây tranh cãi trên được đưa ra khi nhu cầu sử dụng điện đang vượt quá lượng cung ứng trong mùa hè oi bức này. 50 lò phản ứng của Nhật Bản, cùng 4 lò đã bị tê liệt ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima số một, đều đã đóng cửa kể từ đầu tháng 5.
Trước thảm họa động đất và sóng thần năm ngoái, năng lượng hạt nhân từng cung ứng một phần ba tổng lượng điện cho Nhật Bản. Tuy nhiên, khủng hoảng phóng xạ Fukushima đã khiến người dân và chính quyền nhiều địa phương phản đối quyết liệt đề xuất tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân từ chính phủ.
Anh Ngọc
Giống chó Akita. Ảnh: RIA Novosti |
"Con chó này có thể giúp Nhật Bản và Nga đến gần nhau hơn, dù có những bất đồng chưa được giải quyết giữa hai nước", Norihisa Satake, người đứng đầu tỉnh Akita, gốc gác của giống chó này, nói. "Tôi cũng hy vọng nó sẽ giúp mở rộng trao đổi giữa tỉnh chúng tôi và Nga".
Theo chính quyền tỉnh, ông Satake đã đề xuất lên Bộ Ngoại giao kế hoạch này hồi tháng 4, sau khi hay rằng ông Putin rất yêu chó. Đến hôm 19/6 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã thông báo về món quà tặng cho tổng thống Nga trong cuộc hội đàm song phương bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Mexico. Ông Putin đã không từ chối thiện chí của tỉnh Akita.
Theo RIA Novosti, con chó sắp chuyển về điện Kremlin vừa chào đời cách đây không lâu, vào ngày 24/4 và nặng 6 kg. Tên của nó được giữ bí mật. Nó sẽ được đưa sang Nga vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 tới, khi đã đủ lớn để vận chuyển bằng máy bay.
Akita là giống chó lớn có mõm và tai nhọn, với lớp lông đôi dày, rất mạnh mẽ, độc lập và tự chủ, thường ít gần gũi với người lạ nhưng rất tình cảm với gia chủ.
Ông Putin hiện nuôi một con chó thuộc giống Labrador tên là Koni và chó chăn cừu Bulgary mang tên Baffi, món quà mà Thủ tướng Bulgary Boiko Borisov tặng ông vào tháng 11/2010.
Anh Ngọc
Thịt bò Kobe ( 神戸ビーフ Kōbe Bīfu) là loại thịt bò nổi tiếng thế giới và là một đặc sản của thành phố Kobe thuộc vùng Kinki, Nhật Bản. Bò Kobe thuộc giống bò Tajima-ushi, một giống bò độc đáo của vùng Kobe. Bò Kobe là một trong 3 giống bò Wagyū cho thịt ngon nhất. Hương thơm nhẹ, vị béo quyện cùng với những thớ thịt mượt mà như tan dần trong miệng đã làm cho thịt bò Kobe được xếp vào hàng "cực phẩm". Tuy vậy, thịt bò Kobe rất đắt tiền: Một cân Anh (0.454kg) trị giá hơn 300 USD, loại đặc biệt có giá hơn 1000 USD. Riêng tại Việt Nam, bò Kobe có giá nhập khẩu không dưới 4 triệu đồng/kg.
Bò Kobe được nuôi ở Nhật Bản từ thế kỉ thứ II với vai trò là động vật làm việc nặng nhọc, được sử dụng trong trồng lúa, thồ hàng. Khi thịt bò trở nên nổi bật hơn trong xã hội, người ta bắt đầu thuê công nhân mát-xa cho những con bò để cải thiện chất lượng thịt. Địa hình miền núi của các hòn đảo Nhật Bản đã khiến cho các vùng chăn nuôi ở Kobe bị cô lập và các kỹ thuật nuôi dưỡng bò đặc biệt đã khiến cho thịt bò Kobe có các hương vị rất đặc trưng và không giống một loại thịt bò nào trên thế giới. Nhưng với số lượng thịt Bò Kobe "do chính Hãng Kobe xuất xưởng" không có nhiều, mỗi ngày chỉ có vài con "Ngay chính người Nhật muốn đặt thịt bò Kobe do hãng Kobe cung cấp cũng có khi vài tháng mới đến lượt" cho nên những món được quảng cáo là thịt bò kobe thì rất có thể chỉ là loại thịt bò được nuôi theo phương pháp kobe hoặc có xuất xứ ở địa danh trên chứ chưa chắc đã phải là thịt bò do chính hãng Kobe cung cấp.
Quy trình nuôi dưỡng bò Kobe rất khắt khe. Thức ăn nuôi bò là những thứ bổ dưỡng như lúa non, cỏ tươi; còn đồ uống là nước được chiết xuất rất tinh khiết và thậm chí là cả bia.
Bò được chăm sóc rất kỹ từ khi còn bé. Mỗi trang trại wagyu chỉ nuôi từ 10 tới 15 con bò. Khẩu phần ăn của chúng được quản lý chặt chẽ để tạo ra những thớ thịt săn chắc. Hàng ngày người dân cho bò tắm bằng nước ấm. Những người dân ở đây cho rằng thịt bò sẽ ngon khi bò cảm thấy hạnh phúc, vì vậy chúng được massage hàng ngày bằng chổi rơm. Việc massage này trên thực tế ngoài việc làm cho bò cảm thấy hạnh phúc hơn thì sẽ giúp cho mỡ của bò được tan bớt đi (giống như chúng ta đánh mỡ) và bò sẽ có chất lượng thịt cao hơn.
Vào 600 ngày trước khi được giết mổ, bò Kobe sẽ được ăn 4.800 loại thực phẩm để chúng tăng cân được 500kg. Hàng ngày, những chú bò đều được nghe nhạc giao hưởng của Mozart, Beethoven,... để giúp chúng thư giãn.
Theo wiki
Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách