Trước bối cảnh nền kinh tế Nhật đang rất u ám do ảnh hưởng của trận đại động đất vừa qua, rất nhiều sinh viên mới ra trường gặp khó khăn trong vấn đề săn việc làm. Tuy thế, cũng không ít tân sinh viên được các công ty tìm mọi cách giữ lại. Thậm chí hình thức trói buộc bằng việc đi du lịch- một hình thức giữ nhân tài thời kinh tế Nhật đang phát triển cao độ- cũng đã được áp dụng trở lại.
Theo thống kê của báo Mainichi thì vào thời điểm ngày 9 tháng 8 này, tỷ lệ sinh viên sắp ra trường được hứa hẹn việc làm là 53%(giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước). So với tháng 4 thì tình hình có vẻ đã khá hơn lên nhưng vẫn còn ảnh hưởng của trận động đất vừa rồi.
Thông qua hình thức học việc hay hội thảo để trói buộc nhân viên tương lai:
Thực tế thì tỷ lệ sinh viên được hứa hẹn việc làm đã giảm từ mùa xuân năm 2011. Thêm vào đó động đất đã gây ra ảnh hưởng kép. Vì thế tình hình việc làm của sinh viên sẽ khó có thể “sáng sủa” ngay lên trong thời gian ngày một ngày hai.
Trong hòan cảnh nạn khó tìm việc này, những sinh viên được hứa hẹn trước lại bị các công ty tìm mọi cách để không bị tuột mất nhân tài. Trường hợp bị ép từ chối các công ty khác ngay trước mặt nhà tuyển dụng cũng không phải là hiếm. Để những sinh viên mà công ty mình có ý định nhận vào làm không còn thời gian tìm việc ở công ty khác, nhiều công ty đã nghĩ ra cách mở các lớp học ngọai khóa hay giới thiệu về công ty vào cuối tuần và yêu cầu tân sinh viên tham gia.
Cách làm trên đây đã có từ thời những năm 1980-1990 của thế kỷ trước. Thời điểm đó kinh tế Nhật đang lên và các công ty đều cố giành cho được nguồn nhân lực tốt nhất. Sauk hi đậu phỏng vấn công ty sẽ chi tiền ra và dẫn nhân viên tương lai đi du lịch nhằm đọan tuyệt liên lạc và không tạo ra cơ hội cho họ tìm việc ở công ty khác nữa. Vào thời gian này chuyện như “tôi vừa trúng tuyển vào công ty A súyt nữa thì bị dẫn đi du lịch Hawaii nhưng do được công ty khác nhận nên tôi đã từ chối” đã xảy ra như cơm bữa.
Trong thời điểm khó tìm việc làm như hiện nay liệu thật sự chuyện đem nhân viên đi du lịch để trói buộc có xẩy ra hay không? Theo ý kiến của các nhà chuyên môn thì “chuyện đó đang xảy ra và ngày càng tăng”. Có điều khác với những năm 1980 của thế kỷ trước về mục đích. Nếu như trước đây mục đích chủ yếu của các cuộc du lịch này là gây cảm tình, tạo ra hình ảnh tốt về công ty thì hiện nay nó chỉ còn là tên và chủ yếu mục đích là buộc nhân viên tương lai phải tham gia dù muốn hay không”.
Những người được hứa hẹn việc làm vẫn muốn tìm việc khác:
Việc trói buộc nhân viên tương lai đã xuất hiện trước đây. Tuy thế xu hướng càng trở nên rõ nét vào năm nay. Lý do là vì thời gian tìm việc làm của tân sinh viên đã thay đổi. Những năm trươc hì vào thời điểm tháng 4 các công ty lớn đã hòan thành công tác tuyển dụng. Nhưng năm nay giới ngân hàng hoàn thành tuyển dụng vào tháng 4, trong khi đó giới sản xuất lại đến mãi tháng 6 mới hòan thành danh sách tuyển dụng. Do đó dẫn đến kết quả giới ngân hàng lo sợ nhân tài sẽ bị giới sản xuất “cướp” mất nên buộc phải tìm biện pháp trói buộc.
Theo thống kê của báo Mainichi thì khỏang 20% số sinh viên được hứa hẹn việc làm vẫn tiếp tục tìm việc và 1/2 trong số này cho biết lý do là ” có lẽ sẽ có công ty hợp với mình hơn”. Trước tâm lý dù được tuyển vẫn muốn tìm ra việc vừa ý của tân sinh viên, các công ty đã buộc phải tìm biện pháp để không bỏ lỡ cơ hội tuyển dụng nhân tài .
Thực tế nhiều sinh viên được nhiều công ty mời về làm. Trong khi đó cũng có khá nhiều người không tìm ra việc. Các nhà chuyên môn khuyên các tân sinh viên nên lựa chọn và trả lời sớm quyết định của mình cho công ty .Trong khi đó bộ phận nhân sự của các công ty muốn rút ngắn thời gian phải chờ từ khi hứa tuyển cho đến khi sinh viên vào làm. Họ cũng “cầu mong các sinh viên có trách nhiệm giữ lời hứa khi đã nhận vào làm ở chỗ nào đó”!