Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Gặp mặt Thầy và anh em Đông Du tại Tokyo 25/5/2013

Đã gửi: Năm T5 30, 2013 11:26 am
Viết bởi bui thi luong duyen
Tổng kết họp mặt thầy cùng anh em đông du tại tokyo ngày 25/5/2013
Sau hành trình dài đi khắp nước Nhật để thăm những đứa con của mình, Thầy trở lại tokyo với chúng tôi trong buổi họp mặt ngày 25/5.
Đại điểm: 川崎産業振興会館
Phần 1: Tâm sự và định hướng cho sinh viên năm 1(15:00-17:00)
Theo Thầy, chương trình đại học và chương trình cấp ba không giống nhau đâu. Cùng là vi phân tích phân, vật lí... đấy. Nhưng ở mỗi bậc học, mức độ kiến thức sẽ có sự khác biệt lớn. Vậy nên ngay từ kì học đầu tiên không được chủ quan. Đi học về phải đọc sách, ôn lại bài đã học trên lớp.
Tiếng Nhật hay. Sách giáo khoa của Nhật cũng hay. Nhưng tiếng Nhật khó lắm. Không phải đọc được là được. Mà đọc xong còn phải HIỂU người ta viết gì, dạy gì, hiểu như thế nào cho đúng, cho sâu, nắm bắt cho trọn vẹn ý người viết muốn truyền đạt. Đã hiểu rồi thì phải làm sao cho quen, cho nhanh, tăng tốc độ đọc hiểu lên. Lúc ta vào trường đại học với trình độ N1tương đương với bằng học sinh cấp 2 của Nhật. Nhưng khi ra trường thì tiếng nhật phải tương đương trình độ của người tốt nghiệp đại học.
Học Tiếng Nhật, sử dụng tiêng nhật tốt nghĩa là phải hiểu được tập quán, văn hóa,tâm lí người nhật và biết sử dụng thành thạo kính ngữ.
Cần có định hướng cho cả cuộc đời của mình. Định nơi đến và biết mình đang ở đâu trên con đường đó.
Dù ở đâu, làm gì cũng phải thường xuyên đọc báo, xem ti vi.. để biết常識 về xã hội xung quanh mình.
 Buổi gặp mặt còn có sự đóng góp ý kiến từ rất nhiều các sempai đã đi làm.
A Đào Duy An -1sempai có nhiều đóng góp cho sự nghiệp kết nối Việt nam- Nhật Bản chia sẻ:Công việc dịch thuật cần phải có vốn từ vựng rộng rãi và nắm vững các cách biểu hiện ngôn từ.( Ví dụ từ tiếng nhật->> tiếng việt : nếu không sử dụng thường xuyên sẽ dịch không kịp.Từ tiếng việt->> tiếng nhật: cùng 1 việc nhưng tùy từng đối tượng mà có cách thể hiện khác nhau.) Tốt nghiệp thạc sĩ ở Đại học Kobe, đã lam công việc này nhiều năm nhưng a chia sẻ rằng chưa bao giờ thật sự tự tin về tiếng Nhật của mình cả. Vì vậy, các bạn học sinh sinh viên, hãy tận dụng cơ hội học tập và trau dồi cho bản thân ngay từ bây giờ.

A Cường hiện đang quản lí 1 công ty IT ở Nhật, một trong số ít những sempai xuất thân từ Todai tâm sự: tính cả 2 năm học tiếng nhật, 4 năm đại học và 2 năm thạc sĩ, anh đã có 8 năm học tiếng nhật, rồi đi làm công ty đã được 8 năm. Nhưng mỗi lần viết hợp đồng, kí giấy tờ bao giờ anh cũng phải nhờ người Nhật check lại cho mình. Trước tiên , nếu không nắm vững thì làm sao có thể quản lí được những việc quan trọng như thế. Vậy nên ngay từ bây giờ trau dồi càng nhiều càng tốt.

A Thông: Không có 1 phương pháp cố định nào cả. Phải tự tìm cách học phù hợp, hiệu quả với bản thân. Phải tự tin và nói càng nhiều càng tốt. Đừng bao giờ tự mãn vơi khả năng của bản thân mà phải biết lắng nghe, học hỏi và rèn luyện. Muốn nói hay thì phải suy nghĩ trước khi nói.
Sự quan trọng của việc đọc
A Thắng: Đọc và Nghe đều là tiếp thu kiến thức. Khả năng đọc của người Việt nam vẫn còn yếu. Đã dùng báo chí để lấy thông tin , rồi đưa thông tin đó nói chuyện với những người xung quanh chưa? Đã đọc sách để tìm hiểu, học tập chưa?
Nếu đọc câu đầu hiểu, mà đọc câu thứ 2 lại quên mất câu trước thì phải làm sao? Đọc lại câu trước và đọc tiếp. Đọc đến bao giờ hiểu được thì thôi. Đọc là cả 1 quá trình, cần phải gắn kết lại thì mới nên ý nghĩa.-->>> phải tập, phải rèn thì mới tiến bộ được. Đọc để học và đọc để biết cuộc sống xung quanh mình đang diễn ra như thế nào.
Luôn ý thức rằng: Đỗ Đại học, học Đại học không phải là đã đạt được ước mơ, là thành công. Đó chỉ là một chặng rất nhỏ trong hành trình gian khổ tìm kiếm thành công mà thôi. Vì thế, hãy thu lượm, hãy tiếp nhận và học hỏi bất cứ điều gì mà bạn cảm thấycần thiết với bản thân.
Khi vê Việt Nam sinh sống và làm việc, các kiến thức xã hội Việt Nam cũng rất quan trọng và hoàn toàn khác so với Nhật Bản. Nếu không biết sẽ rất khó khắn,
Xã hội Nhật tự do về ngôn luận: trong các seminar sai thì phản bác, đúng thì công nhận và lắng nghe. Đây là1 đức tính tốt, cần học hỏi.
Cần chủ động tiếp thu kiến thức chứ đừng chờ đợi. Phải tự đọc sách và nghiên cứu, chỗ nào không hiểu mới hỏi giáo viên. Trên lớp Thầy cô không dạy nhiều nhưng hay kể chuyện cuộc sống, kinh nghiệm... Đó chính là những kiến thức thường thức mà không có sách vở nào dạy cả, nếu lắng nghe sau này sẽ rất có ích.

A Hoàn-hiện đang làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật tâm sự:
Về tư duy: phải có kiến thức tổng hợp
Làm bất cứ việc gì, ở vị trí nào cũng phải đề cao ý thức. Có vậy mới được tôn trọng và tin tưởng.
Ngôn ngữ: nghe và học cách nói theo tivi; xem NHK ,CNN,anime,news,,..
Nên ghi âm lại những phần mình thấy hay, đặc biệt là tiếng Nhật trong cuộc sống.( lúc nói chuyện, nghe điện thoại...->>học phát âm theo..)
Và đừng bao giờ quên quê hương mình, quên mình đến từ đâu....
A Nguyên: học kinh tế thì ra ngoài phải nói chuyện được về kinh tế. Tại sao tại các trường Đại học không mở những benkyokai để cùng nhau trao đổi thông tin, kiến thức , nâng cao khả năng trình bày..
A Hưng: kiến thức xã hội-常識là thứ rất quan trọng. Nhưng chúng ta thiếu không có nghĩa là người ta cũng thiếu. Vậy nên khi được hỏi thì đừng trả lời bừa và cách tốt nhất để không bị hổ thẹn là phải tự trau dồi.
A Hậu: +Ngoài ti vi cũng nên nghe radio. Radio không bị phụ thuộc hình ảnh, âm thanh giọng điệu cũng rất chuẩn.
+có thời gian nên đi tiệm sách.Những kiến thức mới nhất sẽ được bày ở nơi dễ nhìn nhất.
Chú Minh-dịch giả có nhiều đóng góp cho các bộ từ điển Nhật-Việt, đặc biệt là bản hán tự thường dùng 2000 chữ đang được sử dụng rất nhiều trong các trường nhật ngữ ở Việt Nam-: Sau này có thể các bạn sẽ chuyển sang ngành khác , nghề khác nhưng cái còn lại là tiếng Nhật Nếu biết điều chỉnh hợp lí thì vẫn có thể tận dụng được những kinh nghiệm và kiến thức và mình đã tích lũy được.
Theo chú kỹ thuật là phương tiện để phát triền. Nhưng cái điều hành, quản lí ký thuật lại chính là văn hóa. Chú làm công việc của 1 dịch giả vì muốn người VIệt Nam có nhiều cơ hội tiếp xúc với những nền văn hóa khác, để học hỏi và tiếp thu.
Tại sao các sản phẩm của Nhật luôn được đánh giá cao? Tại sao Người Nhật lại nổi tiếng giản dị và nguyên tắc? Đó là vì dù làm bất cứ việc gì, không chỉ là làm cho có. Mà là làm tốt nhất trong khả năng có thể. Người Nhật luôn có cái nhìn xa, nhìn rộng chứ không chỉ bó hẹp vào khoảng nhỏ. Trong khi phương châm sông ở các nước phương Tây là : Chân-Thiện-Mĩ, ở phương Đông là Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín thì ở Nhật lại là Tịnh-Minh-Chính-Trực. Tịnh có nghĩa là trong sạch. Làm gì cũng cần sự trong sạch thì mới mong có kết quả tốt......
Phần 2: lễ ra mắt của sinh viên khóa 04/2013, gặp mặt các cô chú exryu, quý vị bạn bè thân hữu của thầy
Lễ ra mắt mở đầu bằng những điệu múa truyền thống tuyệt vời của Viêt Nam-Nhật Bản do cô giáo Kuroe cùng học trò thực hiện. Những thiếu nữ Nhật duyên dáng trong tà áo dài Việt, thướt tha với điệu múa nón( bài hello việt nam-phạm quỳnh anh). Những em bé khỏe mạnh đáng yêu trong màn múa cờ hào hùng. Và kết thúc là điệu nhảy yosakoi sôi động xứ Hoa anh đào. Với những du học sinh , việc được xem những điệu múa truyền thống của quê hương trên đất nước bạn là một điều rất hiếm hoi. Và nhất là khi thấy sự chuyên nghiệp của các diễn viên múa, tất cả đều trầm trồ khen ngợi và bị lôi cuốn từ đầu đến cuối. Cảm ơn cô Kuroe và học trò của mình đã dành món quà tuyệt vời này cho Thầy và trò Đông Du.
Buổi lễ còn có sự tham gia của 川崎市副市長 và rất nhiều vị khách hiện đang làm việc tại 川崎市事務所- những người rất quan tâm đến Việt Nam, việc đầu tư vào Việt Nam và đặc biệt ủng hộ, quan tâm đến Đông Du và học trò Đông Du.
Họp cùng sinh viên phát báo, Thầy dặn các bạn phải luôn cô gắng trau dồi và luyện tập tiếng Nhật nhiều hơn nữa. Để trau dồi tiếng Nhật phải xem ti vi, đọc sách bào nhiều hơn.
Sang năm khi các bạn vào Đại học, hãy nhớ học tập chăm chỉ ngay từ đầu. Khi học lên cao có tiếp thu đươc hay không là do có cố gắng hay không ngay từ 4 tháng đầu. Thầy cũng bày tỏ hi vọng: Các bạn sinh viên mới vào học cô gắng hạn chế baito trong tuần, dành thời gian để học và ôn bài cũ. Cuối tuần rảnh thì đi baito để kiếm sống. Luôn luôn phải có ý thức tiết kiệm và giản dị.
Thầy cũng thông báo về kế hoạch lập Quỹ tương trợ Đông Du và Bảo hiểm Đông Du. Quỹ tương trợ Đông Du là nơi để các anh em giúp đỡ lẫn nhau khi không may gặp tai nạn, có khó khăn trong cuộc sống.... Bảo hiểm Đông Du là chế độ nộp tiền trước khi qua Nhật. Trong 4 tháng đầu tiên ở trường Đại học, các bạn đã nộp bảo hiểm sẽ được trả lại số tiền đã nộp, 2.5man/tháng để giảm bớt gánh nặng kinh tế, có điều kiện tập trung học tập.
Về vấn đề này, có ý kiến cho rằng:Du học sinh Đông Du hầu hết là có hoàn cảnh không dư dả gì. Để học tiếng Nhật tại Đông Du gia đình cũng đã rất chật vật. Nếu đóng thêm Bảo hiểm có phải là quá sức không ạ?
Thầy đã trả lời: Vì Thầy lo lắng cho tương lai của học trò nên mới có kế hoạch như vậy. Nếu thật sự khó khắn, không thể trang trải được, nhưng có cố gắng, nỗ lực, xứng đáng thì Thầy sẽ không bỏ học trò của mình. Thầy có thể giúp một số bạn nhưng để giúp tất cả thì Thầy chỉ có thể làm như thế. Có thể kế hoạc này Thầy sẽ triển khai và thông báo đến các bậc phụ huynh học sinh ngay trong kì tuyển sinh Tháng 7 năm nay.
Kết thúc buổi gặp mặt là những lời dặn dò thân mật của a Thắng, người đồng hành cùng Thầy trong suốt chuyến đi này: Anh em phải cố gắng học tập. Rút ra được bài học cho bản thân sau buổi nói chuyện. Cần có liên lạc mật thiết giữa kohai và sempai. Và hãy nhớ và quan tâm đến nơi mình đã học tập trưởng thành –Đông Du ở Việt Nam. Thầy luôn dang rọng vòng tay đón những đứa con của mình.



Phát biểu cảm tưởng sau khi tham dự buổi gặp mặt, A Hậu-đại diện cho sempai đã đi làm- đã xúc động không nói nên lời vì: 久しぶりホエ先生に会える. Tất cả mọi người có mặt cũng như lặng lại, vì anh đã nói hộ cảm xúc của chính mình. Anh dặn những đứa em, những ko2 của mình rằng lần nào nói chuyện với học trò, Thầy cũng mang cả tâm huyết của mình để truyền đạt như thế đấy. Hãy nghe lời Thầy và cố gắng hơn nữa.
A Huệ(Tokodai)-đại diện cho các sinh viên đã phát biểu: Trước khi vào Đông Du, anh không hề biết Thầy. Chẳng phải họ hàng thân thích, cũng chẳng quen biết gì vậy mà Thầy đã giúp anh và tất cả sinh viên Đông Du rất nhiều mà không hề tính toán, đòi hỏi gì cả, Tất cả những gì Thầy nghĩ, Thầy làm cũng là vì du học trò mình mà thôi. Vì thế, chúng ta hãy tin Thầy và đừng làm Thầy phải buồn lòng.
Đại diện ko2 phát báo: Được gặp, được nghe Thầy và tất cả mọi người nói chuyện, em rất cảm động. Thầy luôn là người Cha vĩ đại của chúng em. Chúng em sẽ cố gắng học tập và hi vọng có nhiều buổi gặp như thế này để chúng em có cơ hội được tiếp xúc, giao lưu và học hỏi các sempai.

Trước khi ra về mọi người đã cùng nhau đọc 3 lời nguyện của sinh viên Đông Du- những lời hưa khắc cốt ghi tâm mà những người con Đông Du, có lẽ sẽ mang theo và làm kim chỉ nam của mình trên suốt đường đời.
Không chỉ có các bạn học sinh phát báo, các sinh viên đang sống ở Tokyo, Yokohama....mà cả các anh, chị, bạn đến từ vùng Shizuoka, fukui, nagoya... cũng không quản đường xa để lên gặp Thầy , gặp bạn và lắng nghe những câu chuyện, những lời chỉ dạy hết sức có ý nghĩa. Có phải chính ngọn lửa Đông Du, tinh thần Đông Du đã tiếp sức cho các anh, các bạn? Mong rằng tinh thần này sẽ còn lan rộng và cháy lên trong những hoạt động tiếp theo của Đông Du.


Mỗi năm 2 lần Thầy đến với chúng con. Và mỗi lần gặp Thầy là mỗi lần chúng con được truyền thêm sức mạnh để đối mặt với những khó khăn trước măt, để vững bước trên con đường thực hiện ước mơ của mình. Dẫu biết rằng chẳng có lời cảm ơn nào đủ đẻ nói hêt được công ơn Thầy đã dành cho chúng con, nhưng con vẫn luốn muốn được cúi đầu cảm ơn vì tất cả những gì Thầy, Thấy Cô Đông Du, các anh, các chị sempai đã và đang làm. Mong Thầy luôn khỏe mạnh và sang năm lại đến với chúng con!