Giao lưu exryu tại Việt Nam Garden 2012
Đã gửi: Bảy T3 23, 2013 12:57 pm
Vài dòng ghi lại cuộc giao lưu exryu tại Việt Nam Garden 12/2012.
- Chú Đào Trung Giang, qua Nhật 1967, đang học PhD Tokodai thì sang Mỹ năm 1975, có vợ là cô Đoàn Thị Dung, đã làm tại Intel, hiện nay cả hai đang sống tại Mỹ. Cô Dung chuyên ngành hoá học, đã về hưu, cũng qua Nhật 1967. Chú Giang thường xuyên đi về Việt Nam làm việc với các đối tác trong nghành công nghệ Việt Nam như khu công nghệ cao, các trường đại học ở Việt Nam.. Chú Giang là người rất quan tâm đến sự phát triển của nền công nghiệp phụ trợ Việt Nam. Một vài chia sẻ của chú :
+ Làm việc cần kĩ năng mềm .Chú đang có tài liệu về kĩ năng mềm phong phú, thực tế .
+ Thành công, không đơn thuần là có bằng cấp cao, học vị cao, thông minh hơn người mà chỉ đơn giản là sự quyết tâm, kiên trì bền bỉ, không bỏ cuộc, và khéo léo/nhanh nhẹn trong lúc làm việc. Kỹ năng mềm gồm cả kinh doanh quản trị sẽ giúp các chuyên viên thành công trong môi trường làm việc dù là nhân viên làm việc cá nhân hay nhân viên quản.
- Anh Lê Tài Hoàng Hải ,qua Nhật 1968 (???) , chuyên điện hạt nhân. Đi nhiều nước trên thế giới như Pháp, Algeri, Châu Âu,...Đã làm cho điện lực Kansai, công ty nước. Đã ở Nhật hơn 40 năm. Nên kinh nghiệm ở Nhật rất phong phú
+ Làm việc phải có điều kiện cơ bản là lương phù hợp năng lực rồi mới đến lý tưởng .Nếu chỉ có lý tưởng mà không có chế độ tốt cũng không giữ được nhân tài .
+ Điện nguyên tử Việt Nam không nên làm .
+ Nên học tiếng thứ 3 như Trung,Pháp để hội nhập và tạo cơ hội cho riêng mình
+ Xã hội Nhật rất phong kiến, bây giờ đang ở giai đoạn cực kì khó khăn: chính trị bất ổn, kinh tế không tăng trưởng, người già nhiều (trước đây cha mẹ nuôi con cái và sau này con cái nuôi lại cha mẹ, bây giờ cha mẹ nuôi cả con cái từ nhỏ đến tuổi trưởng thành và cả khi đi làm vì lương của con cái không đủ cho bản thân), dân số giảm (10 năm sau nước Nhật sẽ ra sao về xã hội, lương, bảo hiểm, đời sống tinh thần, giá trị gia đình ...)....
+ Xã hội Nhật đang phụ thuộc lao động người nước ngoài (chuyên môn cao, trình độ và 3ke???) và chính phủ đang có chính sách tiếp nhận, mở cửa cho người nước ngoài nhưng bên dưới là 1 bộ phận tương đối nhiều người dân Nhật (chưa thể thống kê chính thức số lượng cũng như phần trăm) không muốn chấp nhận, thực thi việc cởi mở cho người nước ngoài sống thoải mái và làm việc tốt tại Nhật. Nếu có cởi mở thì cũng bị giới hạn so với nước Mỹ vì dân tộc thuần Nhật là quan điểm muôn đời không thay đổi so với hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nhưng ở giữa Nhật và Mỹ về sự coi trọng nhân tài nước ngoài thì vẫn có các nước khác như Pháp, Đức, Anh, Hà Lan...
- Anh Bùi Quang Phước, đang ở Úc. Làm cho Ford 33 năm .Đi nhiều nơi trên thế giới.
+ Nói nên ngắn gọn và rõ ràng .
+ Đã làm việc ở Nhật rồi thì đi đâu cũng có thể làm việc được .
+ Khoảng 10 năm nên lấy 1 bằng cử nhân ngành khác vì nếu không sẽ không theo kịp thời đại và tụt hậu về tri thức .
-Anh Lê Công Phú, qua Nhật năm 1972, học ở Chibakodai,làm việc ở Đài Loan , chuyên gia ngành sản xuất chất bán dẫn (semiconductor), hiện la Sale Dicrector về chế tạo chip bán dẫn .
+ Nên học tiếng thứ 3 như Trung Quốc, Anh,Pháp vì sẽ mở rộng được cơ hội kinh doanh .
+ Vì sao không thể đưa hợp đồng về Việt Nam vì không đủ khả năng cơ bản để làm đơn hàng mặc dù đã đưa về thử .
+ Người Việt Nam phải làm "oshin quốc tế ", người Đài vào ăn rồi mới đến lượt oshin VN>>> nhìn thấy mà xót xa mà đau lòng, cùng là con người với nhau sao lại có sự phân giai cấp như vậy???Vì người Việt mình không tự khẳng định giá trị con người VN so với Quốc Tế hay vì không biết giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng giúp con người Việt Nam được nâng cao giá trị so với cac quốc gia khác !!!
+ Đông Du nên chia nhóm nhỏ để thực hiện các dự án chuyên môn thì chú Phú sẽ hỗ trợ hết mình về kinh nghiệm, kĩ thuật ...của IT
-Anh Nguyễn Mỹ Tuấn, học ở Hiroshimadai ngành Quy Hoạch Đô Thị, hiện nay làm ở jica các dự án đầu tư quốc tế từ Nhật ngoài ra anh còn tham gia điều hành một công ty tư vấn về xây dựng tại Việt Nam.
+ Mỗi dự án chỉ cần 5, 6 người ,thực hiện vài năm .Chia làm 3,4 gia đoạn thực hiện .Khi thực hiện phải nhờ vào các bên thứ 3 thực hiện như thẩm định, luật, hỗ trợ ngoài vì không thể hoàn tất với nội lực đơn thuần được .
+ Yếu tố cơ bản học trong trường chỉ dùng được 5%, còn lại là kĩ năng mềm. Cụ thể như làm việc nhóm , phân tích dự án, ngoại ngữ, đàm phán với địa phương, bên cung cấp hay hỗ trợ cho dự án .
+ Hiện nay có nhóm ryuki,exryu hay vjbb nhưng chưa thực sự phát triển (đã thành lập khi nào, bao nhiêu thành viên, lý do không thể phát triển cụ thể là vì nhân lực không đủ, không thể hoà hợp, không tham gia nhiệt tình hay vì chưa có nhiều dự án phù hợp với những cá nhân trong nhóm ..., chưa có mục tiêu cụ thể từng tháng, từng năm ...)
-Anh Nguyễn Văn Khánh, 40 năm thuỷ sản, anh nói đùa nếu mở nhà hàng sushi thì gọi sẽ được hướng dẫn tận tình .
+ Các thành viên trong Đông Du nên ngồi lại với nhau vì dự án cả tạp thể .Tạo nên sự đoàn kết ,vì sao không có Việt Nam town tại Nhật hay các nước khác trong khi có chinatown ở mọi nơi? Người Việt Nam chịu sự ảnh hưởng văn hóa của người Pháp trong thời kỳ thực dân trị nên khó hợp tác được với nhau trong làm ăn, mạnh ai nấy làm. Đông Du trẻ được học tập và thử thách tại Nhật bản nếu ngồi được lại bên nhau, thì các anh đi trước sẵn sàng vào giúp đỡ.
- Anh Nguyễn Đoàn Hùng, chủ tịch câu lạc bộ hợp tác IT Việt Nhật. Đã ở Úc 8 năm, ở Mỹ 1 thời gian .
+ Chuyên về IT và sẽ giúp đỡ nếu các member muốn lập nghiệp về IT. Cùng thời với Trương Gia Bình và có mối quan hệ hữu hảo với nhiều người thành công trong nghề . Hiện nay anh có công ty gia công phần mềm tại Việt Nam.
- Anh Nguyên Vĩnh Trường, qua Nhật 1972, chủ tịch trường Nhật Ngữ Sakura, nhà hang Việt Nam garden và là hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, anh là người tích cực trong việc kết nối thành phố Kawasaki và Đà Nẵng lại gần với nhau.
+ Trong nhóm có sự chia rẽ ,không hoà hợp vì không hợp về mục đích cá nhân cũng như đụng chạm lợi ích cá nhân. Điều quan trọng nhất là bản thân mình phải tự tìm tòi, thực hiện, khi cần sự đóng góp ý kiến thì mới trao đổi với thế hệ đàn anh để được sự hướng dẫn tránh thất bại hay sai lầm.
+ Đông Du là ngôi nhà đầy tình cảm nhưng chưa thể tạo môi trường hợp tác làm việc cho các thành viên Đông Du trẻ vì chưa có phân nhóm theo chuyên môn, mục tiêu cụ thể cũng như quyền lợi thích hợp cho những người tham gia. Từ sau này người Việt qua Nhật nhiều thì nên tạo môi trường làm việc để các cá nhân có thể phát huy khả năng. Nên xây dựng một nhóm độc lập, cùng mục tiêu từ đó cùng nhau chia sẻ thông tin cũng như hợp tác cụ thể trong công việc.
- Tóm tắt :
>>> Sự cố gắng hiện nay sẽ tạo khả năng vượt trội trong tương lai
>>> Mặc dù đã thành công trong quá khứ nhưng chưa phải là tất cả. Sự nỗ lực liên tục là chìa khoá thành công cho mọi lĩnh vực.
>>> Khi thành công nên nhìn lại vì sao ta thành công chứ đừng tự hào là ta đã thành công vì sẽ dễ dẫn đến sự tự cao trong lời nói, thái độ và cả trong suy nghĩ sẽ làm sự phối hợp làm việc nhóm theo từng dự án sẽ không hiệu quả hay không thể làm việc chung.
>>> Mỗi người có 1 con đường riêng để đi nhưng cái quan trọng là tình cảm đoàn kết với nhau trong lúc khó khăn và đừng quên điều này .
>>> Thảo luận thì nhiều , dự định cũng nhiều nhưng bắt đầu làm là khi nào?bây giờ hay tương lai gần nhưng không rõ thời gian ...
Tổng hợp bài và hình ảnh
Nhóm voiceteam VOJ- Tiếng Nói Anh Em
- Chú Đào Trung Giang, qua Nhật 1967, đang học PhD Tokodai thì sang Mỹ năm 1975, có vợ là cô Đoàn Thị Dung, đã làm tại Intel, hiện nay cả hai đang sống tại Mỹ. Cô Dung chuyên ngành hoá học, đã về hưu, cũng qua Nhật 1967. Chú Giang thường xuyên đi về Việt Nam làm việc với các đối tác trong nghành công nghệ Việt Nam như khu công nghệ cao, các trường đại học ở Việt Nam.. Chú Giang là người rất quan tâm đến sự phát triển của nền công nghiệp phụ trợ Việt Nam. Một vài chia sẻ của chú :
+ Làm việc cần kĩ năng mềm .Chú đang có tài liệu về kĩ năng mềm phong phú, thực tế .
+ Thành công, không đơn thuần là có bằng cấp cao, học vị cao, thông minh hơn người mà chỉ đơn giản là sự quyết tâm, kiên trì bền bỉ, không bỏ cuộc, và khéo léo/nhanh nhẹn trong lúc làm việc. Kỹ năng mềm gồm cả kinh doanh quản trị sẽ giúp các chuyên viên thành công trong môi trường làm việc dù là nhân viên làm việc cá nhân hay nhân viên quản.
- Anh Lê Tài Hoàng Hải ,qua Nhật 1968 (???) , chuyên điện hạt nhân. Đi nhiều nước trên thế giới như Pháp, Algeri, Châu Âu,...Đã làm cho điện lực Kansai, công ty nước. Đã ở Nhật hơn 40 năm. Nên kinh nghiệm ở Nhật rất phong phú
+ Làm việc phải có điều kiện cơ bản là lương phù hợp năng lực rồi mới đến lý tưởng .Nếu chỉ có lý tưởng mà không có chế độ tốt cũng không giữ được nhân tài .
+ Điện nguyên tử Việt Nam không nên làm .
+ Nên học tiếng thứ 3 như Trung,Pháp để hội nhập và tạo cơ hội cho riêng mình
+ Xã hội Nhật rất phong kiến, bây giờ đang ở giai đoạn cực kì khó khăn: chính trị bất ổn, kinh tế không tăng trưởng, người già nhiều (trước đây cha mẹ nuôi con cái và sau này con cái nuôi lại cha mẹ, bây giờ cha mẹ nuôi cả con cái từ nhỏ đến tuổi trưởng thành và cả khi đi làm vì lương của con cái không đủ cho bản thân), dân số giảm (10 năm sau nước Nhật sẽ ra sao về xã hội, lương, bảo hiểm, đời sống tinh thần, giá trị gia đình ...)....
+ Xã hội Nhật đang phụ thuộc lao động người nước ngoài (chuyên môn cao, trình độ và 3ke???) và chính phủ đang có chính sách tiếp nhận, mở cửa cho người nước ngoài nhưng bên dưới là 1 bộ phận tương đối nhiều người dân Nhật (chưa thể thống kê chính thức số lượng cũng như phần trăm) không muốn chấp nhận, thực thi việc cởi mở cho người nước ngoài sống thoải mái và làm việc tốt tại Nhật. Nếu có cởi mở thì cũng bị giới hạn so với nước Mỹ vì dân tộc thuần Nhật là quan điểm muôn đời không thay đổi so với hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nhưng ở giữa Nhật và Mỹ về sự coi trọng nhân tài nước ngoài thì vẫn có các nước khác như Pháp, Đức, Anh, Hà Lan...
- Anh Bùi Quang Phước, đang ở Úc. Làm cho Ford 33 năm .Đi nhiều nơi trên thế giới.
+ Nói nên ngắn gọn và rõ ràng .
+ Đã làm việc ở Nhật rồi thì đi đâu cũng có thể làm việc được .
+ Khoảng 10 năm nên lấy 1 bằng cử nhân ngành khác vì nếu không sẽ không theo kịp thời đại và tụt hậu về tri thức .
-Anh Lê Công Phú, qua Nhật năm 1972, học ở Chibakodai,làm việc ở Đài Loan , chuyên gia ngành sản xuất chất bán dẫn (semiconductor), hiện la Sale Dicrector về chế tạo chip bán dẫn .
+ Nên học tiếng thứ 3 như Trung Quốc, Anh,Pháp vì sẽ mở rộng được cơ hội kinh doanh .
+ Vì sao không thể đưa hợp đồng về Việt Nam vì không đủ khả năng cơ bản để làm đơn hàng mặc dù đã đưa về thử .
+ Người Việt Nam phải làm "oshin quốc tế ", người Đài vào ăn rồi mới đến lượt oshin VN>>> nhìn thấy mà xót xa mà đau lòng, cùng là con người với nhau sao lại có sự phân giai cấp như vậy???Vì người Việt mình không tự khẳng định giá trị con người VN so với Quốc Tế hay vì không biết giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng giúp con người Việt Nam được nâng cao giá trị so với cac quốc gia khác !!!
+ Đông Du nên chia nhóm nhỏ để thực hiện các dự án chuyên môn thì chú Phú sẽ hỗ trợ hết mình về kinh nghiệm, kĩ thuật ...của IT
-Anh Nguyễn Mỹ Tuấn, học ở Hiroshimadai ngành Quy Hoạch Đô Thị, hiện nay làm ở jica các dự án đầu tư quốc tế từ Nhật ngoài ra anh còn tham gia điều hành một công ty tư vấn về xây dựng tại Việt Nam.
+ Mỗi dự án chỉ cần 5, 6 người ,thực hiện vài năm .Chia làm 3,4 gia đoạn thực hiện .Khi thực hiện phải nhờ vào các bên thứ 3 thực hiện như thẩm định, luật, hỗ trợ ngoài vì không thể hoàn tất với nội lực đơn thuần được .
+ Yếu tố cơ bản học trong trường chỉ dùng được 5%, còn lại là kĩ năng mềm. Cụ thể như làm việc nhóm , phân tích dự án, ngoại ngữ, đàm phán với địa phương, bên cung cấp hay hỗ trợ cho dự án .
+ Hiện nay có nhóm ryuki,exryu hay vjbb nhưng chưa thực sự phát triển (đã thành lập khi nào, bao nhiêu thành viên, lý do không thể phát triển cụ thể là vì nhân lực không đủ, không thể hoà hợp, không tham gia nhiệt tình hay vì chưa có nhiều dự án phù hợp với những cá nhân trong nhóm ..., chưa có mục tiêu cụ thể từng tháng, từng năm ...)
-Anh Nguyễn Văn Khánh, 40 năm thuỷ sản, anh nói đùa nếu mở nhà hàng sushi thì gọi sẽ được hướng dẫn tận tình .
+ Các thành viên trong Đông Du nên ngồi lại với nhau vì dự án cả tạp thể .Tạo nên sự đoàn kết ,vì sao không có Việt Nam town tại Nhật hay các nước khác trong khi có chinatown ở mọi nơi? Người Việt Nam chịu sự ảnh hưởng văn hóa của người Pháp trong thời kỳ thực dân trị nên khó hợp tác được với nhau trong làm ăn, mạnh ai nấy làm. Đông Du trẻ được học tập và thử thách tại Nhật bản nếu ngồi được lại bên nhau, thì các anh đi trước sẵn sàng vào giúp đỡ.
- Anh Nguyễn Đoàn Hùng, chủ tịch câu lạc bộ hợp tác IT Việt Nhật. Đã ở Úc 8 năm, ở Mỹ 1 thời gian .
+ Chuyên về IT và sẽ giúp đỡ nếu các member muốn lập nghiệp về IT. Cùng thời với Trương Gia Bình và có mối quan hệ hữu hảo với nhiều người thành công trong nghề . Hiện nay anh có công ty gia công phần mềm tại Việt Nam.
- Anh Nguyên Vĩnh Trường, qua Nhật 1972, chủ tịch trường Nhật Ngữ Sakura, nhà hang Việt Nam garden và là hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, anh là người tích cực trong việc kết nối thành phố Kawasaki và Đà Nẵng lại gần với nhau.
+ Trong nhóm có sự chia rẽ ,không hoà hợp vì không hợp về mục đích cá nhân cũng như đụng chạm lợi ích cá nhân. Điều quan trọng nhất là bản thân mình phải tự tìm tòi, thực hiện, khi cần sự đóng góp ý kiến thì mới trao đổi với thế hệ đàn anh để được sự hướng dẫn tránh thất bại hay sai lầm.
+ Đông Du là ngôi nhà đầy tình cảm nhưng chưa thể tạo môi trường hợp tác làm việc cho các thành viên Đông Du trẻ vì chưa có phân nhóm theo chuyên môn, mục tiêu cụ thể cũng như quyền lợi thích hợp cho những người tham gia. Từ sau này người Việt qua Nhật nhiều thì nên tạo môi trường làm việc để các cá nhân có thể phát huy khả năng. Nên xây dựng một nhóm độc lập, cùng mục tiêu từ đó cùng nhau chia sẻ thông tin cũng như hợp tác cụ thể trong công việc.
- Tóm tắt :
>>> Sự cố gắng hiện nay sẽ tạo khả năng vượt trội trong tương lai
>>> Mặc dù đã thành công trong quá khứ nhưng chưa phải là tất cả. Sự nỗ lực liên tục là chìa khoá thành công cho mọi lĩnh vực.
>>> Khi thành công nên nhìn lại vì sao ta thành công chứ đừng tự hào là ta đã thành công vì sẽ dễ dẫn đến sự tự cao trong lời nói, thái độ và cả trong suy nghĩ sẽ làm sự phối hợp làm việc nhóm theo từng dự án sẽ không hiệu quả hay không thể làm việc chung.
>>> Mỗi người có 1 con đường riêng để đi nhưng cái quan trọng là tình cảm đoàn kết với nhau trong lúc khó khăn và đừng quên điều này .
>>> Thảo luận thì nhiều , dự định cũng nhiều nhưng bắt đầu làm là khi nào?bây giờ hay tương lai gần nhưng không rõ thời gian ...
Tổng hợp bài và hình ảnh
Nhóm voiceteam VOJ- Tiếng Nói Anh Em