Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Tổng kết buổi giao lưu giữa Sempai và ko2 sắp vào đại học

Đã gửi: Tư T3 20, 2013 8:30 am
Viết bởi bui thi luong duyen
Khi mà không khí hồi hộp căng thẳng của mùa thi đại học còn chưa kịp dứt ( mùa thi bắt đầu từ tháng 11 vơi những trường thi sớm và kết thúc vào cuôi tháng 2 đầu tháng 3 vơi những trường thi muộn) thì với những tân sinh viên chúng tôi, niềm vui đỗ đạt đã hòa vào với bao nỗi lo toan về cuộc sông mới, môi trường mới. Rât may mắn vì khóa học sinh năm nay được Ban đại diện Đông Du và các anh chị sempai đứng lên tổ chức buổi giao lưu để chia sẻ quá trình và những khó khăn của bản thân, những kinh nghiệm quý báu khi học tại đại học- một chặng đường mới trong hành trình thực hiện ước mơ của chúng tôi.

Buổi giao lưu được tổ chức ngày 17/3/2013 tại 川崎青少年の家 nơi các em ko2 phát báo đang học giao thông, do muốn kết hợp giao lưu và cổ vũ các em đi thi luôn. Thành phần tham dự: Cô Quang TỊnh Nghi, các sempai đang học 大学、大学院、 và sắp học 博士. ko2 sắp học đại học, ko2 fat báo năm 1.


Nội dung chính:
1. Giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với Kohai sắp vào đại học
2. Bàn một chút về hướng cần đi của tập thể sinh viên Đông Du
3. Bàn về kế hoạch trại hè 2013.

PHẦN1: KINH NGHIỆM HỌC ĐẠI HỌC.



@大学の流れ: 

Buổi giao lưu được bắt đầu bằng bài phát biểu của chị Trâm năm 4 横浜国立大 ( sắp tới chị sẽ vào học 早大^^):

Về 4 năm 学部:

+ theo chi năm quan trọng nhất là năm 1 và năm 2. Vì đây là thời điểm học các kiến thức cơ bản cần thiết , làm nền tảng cho năm 3, năm 4 và cũng là khoảng thời gian giúp mình định hướng cái mình thực sự muốn học, muốn nghiên cứu sau này. Chị cũng khuyên mọi người nên học chắc Toán, Tiếng Nhật, Tiếng Anh.

* Toán là nền tảng cho tất cả các môn khác Lý, Hóa, cũng dựa nhiều vào toán mà ra.

*Tiếng Nhật, không chỉ dừng ở trình độ đọc hiểu mà còn phải tiếp tục trau dồi. nên tự học cả Kính ngữ, biểu hiện giống người Nhật. Điều đó sẽ giúp mình tạo được vị thế và được tôn trong hơn khi nói chuyện với họ. Thêm nữa, hầu hết những người học Tiếng Nhật giỏi đều là những người ham ĐỌC SÁCH. Đọc sách là phương tiện để giao lưu và nâng cao tiếng Nhật. Nhưng không phải ai khi đọc bất cứ cuốn sách nào cũng sẽ thuộc lòng từ a-z, có thể nói ra bất cứ lúc nào, nên tốt nhất là nên MEMO lại.

* Tiếng Anh: về tầm quan trọng của nó thì chắc không cần nói các bạn cũng đã biết.:).

Cùng với đó, việc đọc báo, cập nhật tin tức và giao lưu xã hội cũng rất cần thiết, rất có ích đặc biệt khi xin việc vào năm 3.

+ năm 3,4: là thời điểm phải đưa ra lựa chọn tiếp tục học lên cao học hay tốt nghiệp và đi làm luôn.

*Thi cao học: thường có 2 kì vào tháng 8 hoặc tháng 1, 2 ( năm 4 đại học). Nếu đã xác định mục tiêu rõ ràng cụ thể thì các bạn nên thi và cố gắng đậu vào đợt 1. Rồi sau đó tranh thủ đi tìm học bổng cho 2 năm học tới. Xin học bổng thường bắt đầu nộp hồ sơ vào tháng 10. 11 , phỏng vấn vào học kì 2 năm 4.

* Đi làm: Khác với ở Việt Nam. tại Nhật, sinh viên phải bắt đầu chuẩn bị cho 就活 từ tháng 10, tức là học kì 1 của năm 3. Mua vest, tham dự 説明会、các buổi hội thảo để học ビジネスマナー.. rất bận rộn. Nên nếu không có định hướng cụ thể thì sẽ rất khó khăn.
*Câu hỏi, thắc mắc:
+Tại trường đại học thường có lớp học tiếng Nhật cho người ngoại quốc, theo chị lớp học đó thế nào ạ?- Hiệu quả nhưng chưa đủ. Do thành phần học sinh có cả những người chỉ chuyên dùng và học bằng tiếng Anh, chỉ học tiếng Nhật ở trình độ giao tiếp bình thường. Thêm nữa thời gian học cũng bị giới hạn nên tốt nhất là các em nên tự tìm hiểu thêm.
+Có nên tham gia vào サクール?- Không nên tham gia quá nhiềuvì du học sinh tư phí cong phải làm baito, cũng không có nhiều thời gian. Mà các hoạt động này thường chiếm tới 2- 3 buổi 1 tuần. Thay vào đó các em nên tham gia các buổi như 勉強会.... rất có ích. Anh Nam bổ sung: theo anh tham gia cũng tốt. Thêm nữa không bắt buộc phải tham gia tất cả các buổi trong tuần, có thể nói trước với người tổ chức, tham gia 1 buổi 1 tuần cũng được. Tùy theo điều kiện bản thân mà sắp xếp.
+Không nghe được thầy nói gì trong giờ học thì có nên ghi âm: Giáo viên dễ tính thì có thể ghi âm chụp ảnh cũng được, nhưng không nên ghi âm nhiều môn quá. Chi môn nào quá khó thôi, vì sẽ không có thời gian để nghe lại tất cả. Đầu tiên nên cố gắng nghe giảng chăm chỉ. Bài chép không kịp thì có thể mượn bạn người Nhật, nhưng nếu biết là không hiểu chỗ nào thì cuối giờ có thể ở lại hỏi thầy cô luôn.


@大学院に進学する理由:



Chị Hồng năm 4 山梨, sắp tới chị sẽ học 大学院 tại 東工大. Chị đã chia sẻ lí do học lên daigakuin của mình: do cảm thấy 4 năm đại học kiến thức chưa sâu và muốn nghiên cứu nhiều hơn về ngành mình đang học. Vì chị lên học cao học tại trường đại học khác trường hiện tại đang học nên sẽ vất vả hơn so với các bạn khác. Chị đã quyết định và bắt đầu ôn tập cho việc thi 大学院 từ đầu năm 3. Tùy từng chuyên ngành, ngành của chị thi 4 môn. Về tài liệu ôn thi và kakomondai thì do chị có liên lạc với thầy giáo phòng nghiên cứu và thầy giáo đang dạy mình nên được giúp đỡ rất nhiệt tình, không có nhiều khó khăn.

Chị Thùy Tokodai: Học lên Master thực sự là rất vất vả. Để có thể học tốt và thu được kiến thức cho mình thì các bạn nên chú ý những điều sau đây:

+Luôn giữ trong mình ý chí phấn đấu, và ước mơ của bản thân: tương lai mình muốn làm gì? Muốn trở thành người như thê nào?

+Suy nghĩ kĩ trong việc chọn lap, nghiên cứu vì nó sẽ gắn bó với tương lai của mình. Hãy tìm cái mà bạn thực sự có hứng thú thì mới có thể hăng say và nhiệt tình với nó.

Theo chị, học xong đi làm luôn chưa hẳn đã là không hay. Vì kinh nghiệm thực tế bao giờ cũng có ích hơn học chỉ để lấy kiến thức, Nên muốn lựa chọn thì phải xem xét kĩ xem nó có phù hợp và có thực sự cần thiết với bản thân hay không. Thêm nữa, phải luôn cô gắng học tập và trau dồi bản thân, tạo được vị thế cho mình. Chúng ta đi TÌM việc chứ không phải là đi XIN việc. Tuyển dụng ta là cả ta và công ty tuyển dụng đôi bên đều có lợi. Nghĩ như thế thì hành trình xin việc sẽ có nhiều lợi thế hơn. Các công ty tuyển dụng quan tâm đến việc chúng ta suy nghĩ gì, muốn làm gì chứ không quan tâm đến bằng cấp( sinh viên năm 3 tất nhiên là chưa có bằng và rất ít 資格). Do hầu hết các 単位 được lấy vào năm 1, 2 nên năm 3 có nhiều thời gian cho việc này. Dù các bạn có ý định học tiếp sau đại học thì nếu thích vẫn có thể tham gia vào các hoạt động xin việc. Học mana, chọn 1 vài công ty để đi phỏng vấn thử lấy kinh nghiệm, sẽ rất có ích khi xin việc sau khi học xong. Nếu có lỡ đỗ^^ thì vẫn có thể xin nghỉ đi học tiếp với lí do muôn trau dồi thêm chẳng hạn... Có bạn mạnh dạn thắc mắc: Có phải vì học lên cao học thì lương ban đầu sẽ cao hơn mà các anh các chị đi học cao học không ạ?- Đại đa số các công ty lương cao học có cao hơn. Và học 学部 thì có thể làm bất cứ việc gì. 一般, còn học lên cao học do đã chuyên sâu nên chỉ làm được duy nhất cái mà mình đang học. Đương nhiên là về tính chất và độ chuyên sâu của công việc được giao sẽ khác hẳn so với 学部生。 Tóm lại, vì đam mê với cái mình đang học và muốn tìm hiểu sâu hơn nên mới lên cao học, Anh Thắng Tokodai cũng bổ sung thêm lí do lên cao học: 考えるプロセスを学ぶため。

Bài phát biểu tiếp theo là của a Hải đang học tai trường 宇都宮大学 năm 4 ngành 土木. Anh kể lúc đầu định lên học cao học tại trương Todai. Cũng có chuẩn bị ôn thi nhưng không liên lạc trước với giáo viên trường mình và giáo viên trường mình muốn thi. Kết quả là anh bị trượt trưởng Todai. Nhưng với quyết tâm và lòng đam mê của mình, anh vẫn quyết định học tiếp 1,5 năm 大学院 và 2 năm 博士 tại trường đại học của mình. Anh cũng nhắn rằng: không phải chỉ ở những trường lớn và nổi tiếng, mà ở các trường đại học khác vẫn có những giáo viên giỏi, quan trọng là các em phải học đàng hoàng. Để thành công, theo anh có 3 yếu tổ rất quan trọng :

+ Đ: Đam mê: Tất nhiên cũng cần phải có sẵn cho mình những kiên thức quan trọng cần thiết. Nhưng rõ ràng nếu không có đam mê, khi nhìn bạn bè đi làm kinh tế tốt hơn, kinh nghiệm nhiều hơn.... chắc chắn ý chí sẽ bị lung lay.

+K: Khiêm tốn: Đi du học không có nghĩa là nhất định sẽ giỏi hơn các bạn ở Việt Nam. Thêm nữa, cách suy nghĩ và làm việc của người Nhật và người Việt có nhiều điểm khác nhau. Do vậy cần phải khiêm tốn và luôn trau dồi bản thân. Tuy nhiên cơ hội đi du học cũng không phải là dễ mà có, vì vậy phải biết học cái hay, cái tốt của người ta. Ví dụ như: phong cách làm việc siêng năng, tỉ mỉ, xây dựng các mối quan hệ tại Nhật....

+ D: Dũng cảm: thời gian bắt đầu lên cao học, rất không may khi anh không xin được học bổng nào. Vừa đi học vừa đi làm thực sự rất vất vả, nhất là trên cao học phải thực nghiệm, nghiên cứu nhiều. Nhưng với quyết tâm và lòng dũng cảm của mình, anh đã vượt qua thời kì khó khăn đó.

Anh Phạm Huynh, một thời huyền thoại của các ko2 phát báo do đang giúp ko2 học giao thông ở phòng bên cạnh nên cũng được mời sang chia sẻ đôi chút kinh nghiệm. Anh tâm sự: 2 năm đầu rất quan trọng. Nếu không học tốt các em sẽ không theo được ở năm 3- 4. Đặc biệt chú ý đến các kiên thức về đạo hàm, tích phân. Nếu có gì khó hiểu các em nên mua thêm sách như 分かりやすい。すぐわかる。。 về đọc và tham khảo thêm.

Anh Đăng đang học ngành 機械 tại 埼玉大学 có giới thiệu sơ lược về 4 năm học của mình:

*năm 1: học toán, lý, tích phân, vi phân....

*năm 2: kiến thức cơ bản về ngành.

*năm 3: chuẩn bị xin việc. Chú ý đến SPI- chỉ số về năng lực suy nghĩ, một trong những điều kiện cần để xin việc.( bonus: bạn có thể tham khảo sơ qua ở trang này.....http://saisokuspi.com/gaiyou/spitoha/. Theo mình biết cũng có rât nhiều sách liên quan đến chỉ sổ này. có thê dễ dàng tìm thấy ở các hiệu sách... Cứ học tốt năm 1, năm 2 đi đã :))

*năm 4: vào lap....

Anh tâm sự: lúc mới vào làm việc, các công ty bên Nhật dạy cho mình rất cẩn thận và kinh nghiêm thực tế cũng giúp năng lực được phát triển. Còn nếu đi học tiếp thì phải thực sự có đam mê, phải biết mình thích cái gì, và quan trọng nhất là chọn phòng nghiên cứu, giáo viên sẽ chỉ đạo mình. Về việc tìm học bổng, anh khuyên khi đăng kí nên tìm hiểu xem tổ chức cho học bổng cần ngừoi như thế nào? Có tổ chức cẩn người học giỏi, nhưng cũng có những tổ chức bên cạnh học giỏi còn cần năng động, hoạt bát trong các hoạt động xã hội..... Tìm hiểu kĩ sẽ giúp mình có lợi thế hơn và cơ hội cao hơn.

Anh Tiến đang học 機械 tại 埼玉大学: Năm đầu do còn tiền tiết kiệm khi phát báo nên anh không làm baito, chỉ tập trung vào học. Kết quả tốt. Đến năm 2, hết tiền tiết kiệm, anh chuyển ra tiệm báo xa trường và bắt đầu làm baito. Công việc phải dậy từ sáng sớm rất mệt mỏi. Lại thêm những hôm trời mưa tuyết, không dạy đi học nổi, thường xuyên đi muộn. Kết quả là bị mất tiết, có nhiều thứ không được học, và về đến nhà là muốn nghỉ ngơi, ngồi vào bàn tự học cũng khó. Năm 2 anh bị tụt 40 bậc thành tích trong khoa. Đến năm 3, rút kinh nghiệm từ thất bại đã qua, anh chuyển đến tiệm báo gần nhà. Sắp xếp thời gia học và baito hợp lí hơn nên kết quả cũng tốt hơn. Nhưng anh cũng tâm sự: Xuống thì rất nhanh mà lên cực kì khó. Do vậy lúc nào cũng phải cố gắng, tăng được thì tốt mà nếu không cũng phải giữ được vị trí hiện tại. Về baito: nên có tâm lí chuẩn bị ngay từ đầu. Kiến thức năm 1 không dễ nhưng vẫn có thời gian nhiều hơn so với năm 3, 4. Đừng để nước đến chân mới nhảy. Về học bổng thì kinh nghiệm của anh là: tinh thần tập thể rát quan trọng.

Anh Cường 横浜国立大1年次 Các bạn ko2 sắp vào đại học chắc hẳn đang rất hoang mang với môi trường đại học, Ngày xưa anh cũng như vậy. Khác với ở trường Nhật ngữ, giờ đây xung quanh ta sẽ chỉ toàn là người Nhật. Học chung với họ, điều đầu tiên ta sẽ cảm thấy bản thân khác họ rất nhiều: ngoại hình, suy nghĩ, giọng nói...Nhưng theo anh, chúng ta không nên cố gắng bắt chước theo họ. Hãy biết chấp nhận sự khác biệt, giữ lại cho mình những điểm tốt vốn có và học tập những điểm tốt của họ thôi. Hãy xác định: HỌC là để lấy kiến thức, học vì lòng đam mê. Tuy nhiên ở 1 khía cạnh nào đó, thành tích cũng quan trọng vì nó giúp ta có nhiều cơ hôi lấy học bổng. Với những môn quá khó có thể xin kakomondai của spai về làm, Thêm nữa cách tính điểm của thầy cô phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên dù thế nào cũng phải cố gắng đến cùng. Trong năm 1, có 1 môn mà điểm thi giữa kì của anh chưa được tới điểm trung bình, Nhưng do cố gắng ở kì thi cuối kì nên đã thu được kết quả không tồi. Bài học khiêm tốn lại được anh đưa ra qua sự liên hệ giữa hình ảnh nước sông và nước biển. Biển bao giờ cũng thấp hơn. rộng hơn sông nên thu và chứa đựng được nhiều nước hơn sông. Theo anh thì nên tham gia vào 部活 trong trường. Về cách học: Tùy từng môn học mà có cách học riêng. Có môn phải chú ý nghe giảng, cũng có môn chủ yếu tự học là chính. Phải luôn luôn chủ động và xác định: Học là việc của MÌNH.

Chị Huyền đang học 材料 tại 横浜国立大bổ sung thêm về phần học Tiếng Anh: rất quan trọng và rất có ích cho bản thân. KÌ nghỉ vừa rồi chị có về Việt Nam và thấy mình còn thua kém bạn bè rất nhiều. Tốt nhất là nên tập trung học và nâng cao các kĩ năng trong năm 1, 2. Nói được tiếng Anh, cơ hội giao lưu tiếp xúc của mình cũng không chỉ bó hẹp ở người Nhật và các bạn ngoại quốc nói tiếng Nhật mà còn với các bạn chỉ sử dụng tiếng Anh nữa.

Sơ lược về trường 専門 và những kinh nghiệm học tại đây: Anh Du khóa 2008 chia sẻ rằng có nhiều kiểu trường senmon. Có những trường tốt, học suốt từ 9 g sáng đến 4 giờ chiều. Lượng kiến thức lớn, do tương đương với 4 năm đại hoc. Cũng có những trường senmon không quan tâm nhiều đến việc học của học sinh nên phải tự học là chính. Anh Nam- sempai cũng từng học senmon và sau đó lên học năm 3 đại học bổ sung thêm : so với đại học, các trường senmon liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, thầy cô quan tâm nên cơ hội tìm kiếm việc làm cũng nhiều hơn.

Được xem như là nội dung chính của buổi giao lưu, phần này được cả các bạn ko2 và các sem pai tham gia hưởng ứng rất nhiệt tình. Tuy số lượng người tham dự chưa được đông cho lắm nhưng rất hiệu quả và đã thật sự thành công. Dường như sem pai nào cũng muốn tâm sự thật nhiều về những gì mình đã trải qua để mong ko2 rút kinh nghiệm không lặp lại sai lầm. Việc chấp nhận và nói ra thất bại của bản thân vốn không dễ dàng gì. Vậy mà các sem pai đã cởi mở tấm lòng, tâm sự với chúng tôi giống như những người anh, người chị trong gia đình vậy. Dù không trực tiếp lên phát biểu nhưng buổi giao lưu còn có sự tham dự của cả các anh chị sem pai từ rất xa như anh Kiên 大阪大、anh Chiến 信州大.

PHẦN 2: HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TẬP THỂ ĐÔNG DU

Từ tháng 4, các bạn ko2 sẽ đi học tại các đại học, senmon, kosen trên khắp mọi miền của đất nước Nhật Bản. Du học sinh rất đông nhưng việc liên lạc, trao đổi thông tin giữa các vùng vẫn còn rất yếu. Vì vậy ban đại diện Đông Du đã bày tỏ mong muốn chính các bạn ko2 được tham dự buổi giao lưu này sẽ là nòng cốt tạo liên lạc chặt chẽ giữa các vùng miền với BĐD. Đồng thời cũng đã đề cử ra nhóm chuẩn bị làm Góp sức mùa thi cho các em khóa 2014, bổ sung thêm lực lượng cho dongdu.org... Các ko2 đã rất nhiệt tình nhận trách nhiệm. Hi vọng tập thể Đông Du sẽ có 1 năm thành công.

Về đại diện các thầy cô ở Việt Nam, anh Thắng đã mời cô Quang Tịnh Nghi lên phát biểu. Cô rất cảm ơn các sempai đã tổ chức 1 hoạt động bổ ích như thế này cho các bạn ko2. Tuy nhiên, cũng phải nhìn thẳng rằng: tại sao có những sự kiện hay như thế này mà công tác PR của chúng ta còn quá kém. Có học sinh khi cô hỏi tại sao không tham gia thì nói rằng: vì em không biết. Các phụ huynh, cha mẹ của các em du học sinh cũng rất quan tâm và thường xuyên theo dõi thông tin trên trang web của nhà trường. Nếu những thông tin này được đưa lên thì cha mẹ các em cũng yên tâm hơn. Và cả các em du học sinh không được tham dự buổi giao lưu cũng có thể thu được những thông tin bổ ích như thế này. Cô cũng nhắc ban đại diện nên có sự liên lạc chặt chẽ hơn với các cô giáo ở Việt Nam. Các sempai đã trải qua rồi, chắc chắn sẽ có nhiều điều muôn dặn dò các em. Nhưng nếu không có được sự thông nhất giữa thầy cô và các sempai, mỗi bên hướng dẫn 1 kiểu cũng giống như lời cha và lời mẹ dạy khác nhau, chắc chắn đứa con sẽ hoang mang. Cô cũng động viên, khen ngợi các hoạt động mà BĐD nói riêng, các anh chị sempai nói chung đã tham gia tổ chưc thành công cho ko2 và hi vọng truyền thống này sẽ tiếp tục được duy trì và phát huy hơn nữa.

Ý kiến đóng góp và xây dựng:

*Do thiếu lực lượng, mặc dù đã rất cố gắng nhưng trang dongdu.org- ngôi nhà của du học sinh tại Nhật vẫn còn sơ sài về nội dung và tính cập nhật chưa cao. Ban quản lí đã tuyển thêm các ko2 mới và hi vọng sẽ có thể khắc phục phần nào tình trạng này.

*Bạn Đinh Thành Hưng k2011: Về việc chia sẻ thông tin, ai quan tâm và tìm hiểu thì sẽ biết rất nhiều, còn ai không quan tâm và không có ý định tìm hiểu thì hoàn toàn không biết gì, dù là có đăng, phổ biến thông tin đến thế nào. Theo em phải làm gì đó để thay đổi ngay từ trong cách suy nghĩ của mọi người.

PHẦN 3: KẾ HOẠCH TRẠI HÈ 2013

Nghe các anh chị sem pai đồn rằng trại hè Đông Du vui lắm! Tuy mới được tổ chức có 2 lần vào năm 2006 và 2009 nhưng đã để lại những ấn tượng không thể quên cho những ai từng tham gia. Thường thì trại hè được tổ chức 2 ngày, thuê nguyên 1 quả đổi cho khỏang 400- 500 người( năm nay chắc là nhiều hơn thế). Nghe nói năm trước có cả cô Duyên và thầy hiệu trưởng tham gia. Cũng được đốt lửa trại, hát hò, vui chơi, được hội ngộ với bạn bè, Thầy, cô. Và còn được gặp rất nhiều đại sem pai rất すばらしい nữa. Mỗi lần tham dự xong dường như ngọn lửa Đông Du, ngọn lửa quyết tâm nhen nhóm trong lòng lại rực cháy lên, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua hết những khó khăn trước mắt. ( Nghe kể thôi mà cũng thấy háo hức.)

Năm nay BĐD cũng muốn khôi phục lại tinh thần Đông Du như thế qua việc tổ chức trại hè. Nhưng do nhân lực còn ít, và để tổ chức 1 sự kiện quy mô như vậy cũng không đơn giản gì. Vì còn đang lưỡng lự nên BĐD mà đại diện là a Thắng đã đứng lên hỏi ý kiến các bạn có mặt tại buổi giao lưu. Nên ĐÁNH hay nên HÒA??? Tất cả các bạn đã đồng loạt giơ tay thật cao hưởng ứng: ĐÁNH. Trên gương mặt ai cũng hiện lên nét hào hứng và phấn khởi với sự kiện này. Chúc cho trại hè 2013 thành công tốt đẹp.

Kết thúc buổi giao lưu, dưới sự điều khiển của anh Thắng, mọi người đã cùng nhau vỗ tay để kết thúc. Ở Nhật, kết thúc seminar, benkyokai... người ta thường cùng nhau vỗ tay. Tiếng vỗ tay càng lớn, càng đều càng thể hiện được quyết tâm và sự nhất trí đồng lòng của những người tham dự. Rất khó để làm được điều đó vì chỉ vỗ tay 1 lần. Hầu hết những bạn tham dự đều lần đầu tiên biết đến việc này. Vì sợ mọi người chưa quen nên định thử một lần rồi mới làm thật. Nhưng thật bất ngờ. lần làm thử cũng là thật luôn vì tiếng vỗ tay của mọi người đều như một.

Tiếng vỗ tay rộn vang ấy cũng đã kết thúc buổi giao lưu đầy bổ ích và ý nghĩa đối với chúng tôi. Không khí buổi giao lưu vừa rất thân thiện, gần gũi nhưng cũng nóng không kém gì so với 大学説明会 được tổ chức cách đây 6 tháng. Có lẽ vì thông tin mà các anh các chị chia sẻ hữu ích quá, thiết thực quá. Cảm ơn cô Nghi, cảm ơn ban tổ chức và cảm ơn tất cả các bạn đã đế tham gia buổi giao lưu để buổi giao lưu được thành công dù đây mới là lần tổ chức đầu tiên. Hy vọng những năm sau hoạt động này cũng sẽ diễn ra sôi nổi, phong phú và thành công hơn nữa.
P/S: Hi vọng bản tổng kết này có thể giúp các bạn không có cơ hội tham gia buổi giao lưu cũng nắm được những ý chính và thu được những thông tin bổ ích cho bản thân mình. Nếu có bất kì thắc mắc và ý kiến đóng góp gì về buổi giao lưu cũng như ý kiến xây dựng cho ban đại diện Đông Du và trại hè 2013 bạn có thể đóng góp tại topic này hoặc gửi mail theo địa chỉ bandaidien@dongdu.org.