Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

[Thi đại học] Đối thoại & Hỏi đáp - Ngày đó Sempai đã học như thế nào ?

Đã gửi: Bảy T12 29, 2012 4:38 pm
Viết bởi VietManh
Theo như thông tin đã thông báo, năm nay kết quả thi Ryu của Kohai được cho là thấp nhất trong 10 năm qua. Mặt khác điểm trung bình của toàn thể dhs tại Nhật được công bố trên trang web của Jasso lại không thay đổi nhiều so với các năm. Như vậy có thể nói trong năm nay thách thức với Kohai là tương đối lớn.

Tuy nhiên, bi quan về tình hình điểm thấp là dư thừa bởi chúng ta không còn nhiều thời gian. Việc quan trọng bây giờ là làm sao trong 2 tháng ( đối với 1 vài trường thi sớm, có thể chỉ là 1 tháng) còn lại này, chúng ta dồn hết sức cho kỳ thi đại học tới. Trong quyển Tiếp sức mùa thi, các bài viết về kinh nghiệm thi có lẽ cũng được đăng với số lượng có hạn. Còn rất nhiều Sempai muốn truyền đạt lại cho kohai kinh nghiệm thi đại học của mình nhưng lại không có cơ hội.
Vì thời gian thi đã đến rất gần, do đó topic này được mở ra để Sempai có thể gửi gắm tới Kohai những kinh nghiệm quí của mình ngay trước kỳ thi đại học, cũng như giúp Kohai có thể hỏi Sempai về những vấn đề quan tâm hàng đầu trong kỳ thi tới.

Mục đích hướng tới của topic này là làm sao giải toả căng thẳng thi cử cho các Kohai. Vì thế, rất mong các bạn đang học đại học năm 1,2,3,4 và cả những bạn đang học cao học hay đã đi làm hãy truyền lại kinh nghiệm xương máu của mình trong vai trò của một Sempai có trách nhiệm. Các Kohai cũng không nên ngần ngại khi đặt câu hỏi cho Sempai. Người giỏi không phải chỉ là người biết dồn hết sức của mình, mà còn là người biết cách nhận sự giúp đỡ của người khác. Cuối cùng, xin nhờ phía BDD cũng như quản lí trang web, khi Kohai đặt câu hỏi mà không được trả lời trong thời gian dài (ở đây xin được đưa ra ý kiến cá nhân, đó là khoảng 2 ngày --> vì thời gian đã rất gấp) thì hãy lấy đó làm trách nhiệm của mình, xin hãy liên hệ với các sempai để làm sao có câu trả lời cho Kohai càng sớm càng tốt. Tất cả vì một kỳ thi đạt kết quả cao.

Re:[Thi đại học] Đối thoại & Hỏi đáp - Ngày đó Sempai đã học như thế nào ?

Đã gửi: Bảy T12 29, 2012 6:16 pm
Viết bởi VietManh
Kinh nghiệm học thi phỏng vấn

Trong kỳ thi đại học, phỏng vấn đóng vai trò quan trọng ngang hàng với kỳ thi viết. Qua kết quả thi viết, trường đại học sẽ biết học lực của bạn như thế nào. Qua kỳ thi phỏng vấn, họ sẽ biết bạn là người có tính cách như thế nào, tố chất ra sao, hiểu biết xã hội ở mức nào... Có thể trong kỳ thi viết bạn không hoàn toàn xuất sắc, nhưng trong kỳ thi phỏng vấn bạn thể hiện cho phía trường đại học biết rằng "bạn là người có ý chí và nghị lực hơn nhiều người khác", rất có thể người được chọn sẽ là bạn chứ không phải là người đạt 100 điểm thi viết kia.
Do vậy khi phỏng vấn, bạn thể hiện và truyền đạt cho phía trường đại học suy nghĩ của bạn càng tốt bao nhiêu, bạn càng có ưu thế bấy nhiêu. Tất nhiên, ở đây khi nói "thể hiện" không có nghĩa là bạn nói quá, tô điểm cho bản thân.

Để PR bản thân tốt, phải chuẩn bị vốn tiếng Nhật tốt

Đây là điều đương nhiên, nhưng đáng để nói. Nếu như bạn nói tiếng Nhật không tốt, bạn không thể PR về mình tốt.
Vậy làm thế nào để luyện nói tiếng Nhật cho tốt ?
Câu trả lời sẽ có ở bên dưới. Tuy nhiên, không còn cách nào khác ngoài việc bạn phải luyện nói nhiều, thật nhiều. Luyện hàng ngày, mỗi ngày một chút. Đừng nhầm vấn đề luyện nói tiếng Nhật ở đây với việc luyện phỏng vấn ở trên trường do các thầy cô dạy.
Một số trường có luyện phỏng vấn cho học sinh. Đây là một việc tốt và nên tham gia. Tuy nhiên tốt nhưng chưa đủ. Việc luyện phỏng vấn trên trường dù gì cũng là việc luyện tập các mẫu cơ bản và hạn chế. Trong khi đó, thực tế khi đi phỏng vấn ở trường đại học có thể bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi mà chưa bao giờ được luyện, thậm chí chưa bao giờ được nghe.
Khi này, các câu hỏi mà thầy cô luyện cho bạn sẽ không thể trở thành phao cứu sinh. Việc bạn có trả lời được những câu hỏi kiểu này hay không phụ thuộc vào việc hàng ngày bạn có tạo cho mình một thói quen nghe và nói tiếng Nhật thường xuyên hay không. Đặc biệt là phụ thuộc vào việc bạn có thực sự luyện nghe và nói trong thời gian này hay không.

Luyện nghe và nói như thế nào ?

Có rất nhiều cách luyện nghe và nói. Mỗi người khác nhau lại có cách luyện cho riêng mình. Dưới đây xin nói về các học của mình đã được truyền lại cho nhiều thế hệ kohai.

Sử dụng triệt để 動画ニュース của đài NHK. Link tại đây
Đây có thể nói là một bảo vật với du học sinh khi học tiếng Nhật. Cách học như sau:
- Chọn một 動画ニュース bất kỳ, ví dụ tin này: http://www3.nhk.or.jp/news/html/20121229/k10014524381000.html
- Nghe khoảng 2 lần để xem có nắm bắt được nội dung đoạn tin hay không. Chú ý là lúc này ko được nhìn chữ mà chỉ nghe thôi.
- Lần thứ 3, vừa nghe vừa đọc lại theo những gì mà đoạn tin đang nói. Chú ý: lần này cũng ko được nhìn chữ mà chỉ nghe và lặp lại.
- Làm lại bước trên một lần nữa nếu thấy cần thiết
- Tiếp theo. Lần này vừa nghe, vừa lặp lại vừa nhìn chữ.
- Làm lại theo bước trên vài lần nếu thấy cần thiết.

Đây chỉ là một ví dụ của cá nhân, các bạn kohai có thể 工夫 theo cách riêng của mình nếu thấy cách trên không thích hợp lắm.
Khi thực hiện việc luyện nghe và đọc này, chúng ta có thể học được những điểm sau:
- Khả năng nghe - hiểu
- Luyện thêm được khả năng nói.
- Biết thêm nhiều mẫu câu và từ mới
Những điều trên không chỉ có ích cho phỏng vấn mà còn có ích khi đã vào đại học. Mình đã 実感 điều này.

Tuy nhiên, khi thực hiện việc luyện tập này, các bạn nên lưu ý một vài ポイント dưới đây:
- Khi luyện, phải thật tập trung thì hiệu quả mới cao. 15 phút thực sự tập trung sẽ hơn 1 tiếng lơ đãng. Để giúp tập trung hơn, nên có 1 tai nghe để nghe.
- Kim từ điển phải luôn có trên tay mỗi khi luyện tập để tra từ mới khi cần thiết. Cần lưu ý, khi nghe đến đoạn có từ mới, đừng vội dừng lại. Hãy nghe tiếp xem thế nào, sau khi nghe thêm biết đâu chúng ta có thể suy luận được từ mới kia.
- Nên có một kế hoạch rõ ràng cho việc luyện tập. Ví dụ: luyện tập mỗi ngày vào 11h tối.

Hãy thử cách này bạn sẽ thấy tiếng Nhật của bạn bây giờ và 1 tháng sau sẽ khác nhiều.

Sau một tháng luyện tập như thế này, bây giờ bạn hãy vào google hoặc youtube và tìm với từ khoá 面接の仕方 hoặc 面接対策 .
Hãy nhớ, chỉ làm việc này khi bạn đã có vốn tiếng Nhật khá. Nếu chưa tự tin vào vốn tiếng Nhật của mình, đừng vội tìm. Cái gì cũng có thứ tự của nó, hãy quay trở lại ôn tiếng Nhật trước.

Quan trọng là bạn có tin hay không

Chú ý cuối cùng, nếu bạn là người muốn luyện tập theo cách này, trước khi luyện tập hãy nghĩ rằng sau khi luyện tập khả năng tiếng Nhật của bạn sẽ tăng nhiều lần. Hãy tin vào điều đó. Lúc này niềm tin đó chỉ là một cái gì đó vô hình, sau một tháng bạn sẽ thấy nó hữu hình. Đối với thi đại học cũng vậy, ngay từ bây giờ hãy tin bạn sẽ đỗ và hãy hành động luôn đi.

今から合格するつもりで計画を立てて練習すれば、必ず合格する。そう信じることも大切だ。

Re:[Thi đại học] Đối thoại & Hỏi đáp - Ngày đó Sempai đã học như thế nào ?

Đã gửi: Chủ nhật T12 30, 2012 3:24 pm
Viết bởi 皇玉戦
Gửi các em kohai.
Đầu tiên chúc các em có kì nghỉ đông vui vẻ và có ý nghĩa. Chúc các em có một mùa thi đại học thắng lợi.
Anh nghe nói mặt bằng chung điểm thi Ryu năm nay thấp hơn so với mọi năm, trong khi mặt bằng trung trên toàn nước Nhật của DHS gần như không thay đổi nhiều. Đây là một điều đáng lo bởi vì các em không những " gà nhà đá nhau" mà còn phải đấu với dhs các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cổ..., trong khi thời gian để chuẩn bị không còn nhiều. Nhưng anh tin các em có thể chiến thắng bởi vì các em là học sinh Đông Du, những người đã được Thầy Hòe tín cử gửi sang Nhật du học. Và điều quan trọng ở đây hơn hết là các em phải tự tin vào chính bản thân mình, tự tin rằng mình sẽ đậu đại học. Vì vậy, ngoài việc ôn tập lại kiến thức cơ bản các em cần có một chiến lược hiệu quả và cụ thể.
Chiến lược ở đây là gì?
Thứ nhất:
+Đối với những trường chỉ thi phỏng vấn: Những trường này sẽ dựa vào bài "志望理由" mà các em viết khi nộp hồ sơ để ra những câu hỏi, mà những câu hỏi ấy chủ yếu là: lý do chọn trường, chọn ngành, lý do sang Nhật, ước mơ, 卒業後の進路. Vì vậy điều quan trọng là các em cần phải nắm thật vững nội dung mà các em đã viết( không phải là học thuộc lòng toàn bộ bài viết). Khi đó các thầy hỏi mình có thể trả lời nhanh mà không cần đắn đo suy nghĩ. Ngoài những câu hỏi cố định ấy thì cũng có thể các thầy cô sẽ hỏi những câu hỏi phụ mà những câu hỏi này không giống nhau, không biết trước được. Do đó, để đối phó với những câu hỏi này thì trong thời gian này khi các em luyện tập thi phỏng vấn thì các em hãy tự đặt câu hỏi rồi trả lời những câu hỏi đó. Ví dụ như đối với câu trả lời của câu hỏi " lí do em chọn ngành này là gì" thì còn có thể có các câu hỏi khác: sao không phải là ngành khác or nếu học ngành khác thì về vn sẽ có ích hơn...Hoặc những câu hỏi như: em có đủ khả năng để trả học phí không, thủ tướng Nhật là ai...( đặc biệt đối với các em bên bunkei thì kiến thức xã hội là 不可欠).
+ Đối với những trường có thêm phần thi về kiến thức toán lí hóa... Thì điều quan trong ở đây là những bài toán, lí hóa...này đều ở mức độ rất cơ bản ví dụ như 1 bài tính nghiệm của phương trình bậc 2, hay viết phương trình phản ứng hóa học... Vì vậy các em cần phải nắm thật vũng kiến thức cơ bản và phải làm nhiều bài tập cơ bản để có thể giải một cách nhanh nhất, trong thời gian ngắn nhất.
Thứ hai: Do thời gian ôn thi không còn nhiều nên các em cần phải lên cho mình 1 kế hoạch cụ thể chi tiết. Anh biết các em thường tranh thủ thời gian nghỉ đông để làm baito, nên thời gian ôn thi càng không có nhiều. Do đó, với 1 bản kế hoạch chi tiết thì ngoài thời gian baito, các em vẫn có thể sử dụng những thời gian rảnh một cách hiệu quả nhất. Ví dụ như hôm nay mình có bao nhiêu tiếng rảnh thì trong thời gian ấy cần phải học gì, phải chuẩn bị gì,..càng cụ thể càng tốt. Khi lên kế hoạch cụ thể cho 1 ngày thì ta cũng có thể nhìn ra trong 1 tuần chúng ta sẽ có được những cái gì, trong 1 tháng chúng ta sẽ thu được những cái gì.
Thứ ba: Nhiều em thường lấy lí do, đi làm baito mệt,không có thời gian nhiều để học trong khi lại có thời gian lên facebook,or đọc các tin về các ngôi sao âm nhạc.... Các em cứ thử tính: nếu một ngày chúng ta lên facebook buổi sáng 5ph, buổi tối 5ph, đọc báo 10ph ( Mà nói thật là chẳng có ai lên facebook,đọc báo với thời gian như vậy cả, bao giờ cũng phải hơn con số ấy.hi) thì 1 ngày mình sẽ mất 20ph . Nhưng với 20ph ấy, với 1 kế hoạch hiệu quả thì ta có thể học được nhiều thứ hơn nữa. DĨ nhiên lên facebook hay đọc báo là quyên riêng tư của các em, nhưng vì 1 tương tốt đẹp, vì những công sức thời gian mà các em đã bỏ ra khi sang Nhật, hay những hoài bão, ước mơ của các em thì anh nghĩ nó chẳng thấm vào đâu cả. Các em chỉ cần cố gắng thêm 1,2 tháng nữa thì anh tin rằng thành quả mà em đạt được sẽ bù đắp cho những tháng ngày gian khổ.
Một lần nữa chúc các em có một mùa thi thắng lơi.

Re:[Thi đại học] Đối thoại & Hỏi đáp - Ngày đó Sempai đã học như thế nào ?

Đã gửi: Hai T12 31, 2012 4:24 am
Viết bởi Bùi Thị Hồng Hoa
Mong các kohai cố gắng trong kỳ thi đại học sắp tới.
Hoa xin nêu thêm một vài kinh nghiệm của bản thân ngày trước từng đi thi đại học.
- Với các bạn bên bunkei khả năng lớn sẽ gặp phải câu hỏi hiện tại em có quan tâm tới vấn đề thời sự nào.
Để chuẩn bị tinh thần cho những dạng câu hỏi liên quan đến các vấn đề hiểu biết xã hội các em phát báo thì có thể tận dụng lợi thế đọc báo. Các bạn không phát báo vẫn có thể đọc báo được bằng cách vào trực tiếp các trang báo lớn và đáng tin cậy trên web như 読売新聞、朝日新聞、東京新聞
- Nếu câu hỏi nào của thầy cô mà khi thi vì run mà nghe không rõ thì cứ mạnh dạn xin thầy cô hỏi lại một lần nữa.
- Về chuyên môn mình muốn học các thấy cô có thể hỏi em đã từng đọc những sách có liên quan về chuyên môn ấy không. Tên sách và tóm tắt sơ qua nội dung. Vì thế cũng nên xem qua một số sách có liên quan tới chuyên ngành mình định học.

Re:[Thi đại học] Đối thoại & Hỏi đáp - Ngày đó Sempai đã học như thế nào ?

Đã gửi: Chủ nhật T1 20, 2013 10:18 pm
Viết bởi 皇玉戦
Koizumi Hiroki ( Nick facebook)
Chào các cậu!
Chắc các cậu đang vất vả ôn thi đại học nhiều lắm. Tớ kết thúc cuộc chiến này rồi, với một chiến thắng và một thất bại. Nhân đây tớ muốn chia sẻ một chút, nhưng yếu tố có thể đã làm nên chiến thắng đó, và những lỗi có thể đã làm nên thất bại của tớ nhé. Mong là nó sẽ có ích cho các cậu trong những kì thi tới.

-----YẾU TỐ CÓ THỂ ĐÃ LÀM NÊN CHIẾN THẮNG:

++ Đầu tiên là Viết Luận: đề bài là một đoạn viết về kinh tế, giải thích những gì mình hiểu về nó.
1. Đề thi dễ
2. Dành thời gian luyện viết nhiều
3. Học sách dạy viết của giáo viên người Nhật viết
4. Đọc kỹ, phân tích kỹ đề (do thất bại của lần thi trước)
5. Viết bằng văn của mình

++ Phỏng Vấn:
1. Phỏng vấn đơn giản, không có các cậu hỏi vặn, xoáy ^^
2. Luận điểm nói khá rõ ràng, thực tế, không quá cao xa, bóng bẩy
3. Phát âm to, rõ ràng, chưa hiểu câu hỏi thì hỏi lại (tớ đã phải hỏi lại 2 câu)
4. Trang phục chỉnh chu (đi mượn bộ vest 6 man của ông bạn ^^)
5. Đầu tóc gọn gàng, tác phong dứt khoát, lễ nghi
6. Và cái khá quan trọng, tự tin trong từng câu nói, cử chỉ :)
7. Nói chuyện tự nhiên, tạo một không khí trao đổi tích cực

-----LỖI CÓ THỂ ĐÃ LÀM NÊN THẤT BẠI

++ Viết Luận:
1. Đề thi không quá khó nhưng cách hỏi khó
2. Không đọc kỹ đề, sử dụng trực giác nhiều (cái này giờ vẫn hối hận)
3. Biết trước khuynh hướng ra đề nhưng vẫn không ôn chuyên tâm vào nó

++ Phỏng vấn:
1. Chuẩn bị một câu nói chưa hợp lý (khi được hỏi: đang suy nghĩ thế nào về vấn đề nay, tớ đã nói: ''今知識のない私の考えでは、'' ý tớ muốn nói là chưa học thật sự tại đại học nên giờ chỉ suy nghĩ đc thế này thôi, nhưng hình như tạo 1 ấn tượng rất xấu, thầy giáo nhăn mày 1 cái cực hiểm ^^). Cái này là về sự chuẩn bị trước thôi, nên tham khảo giáo viên trường tiếng nhật.
2. Cố tình sử dụng những động tác thừa, hoặc quá lố (tớ chỉ muốn tạo một không khí thoải mái khi phỏng vấn thôi, nhưng vì là lần đầu tiên mà, hơi mất bình tĩnh 1 chút là lố ngay. Cái này đã sửa được trong lần thi thành công ^^). Nhưng tớ nghĩ vẫn nên tạo một không khí trao đổi, chứ không nặng nề là 1 cuộc thi...hì
3. Quá đẹp trai ^^ (phần áo phẳng lì, tóc vuốt keo, đồng hồ trắng thời trang, balo hồng...tớ nghĩ là đã kết hợp hơi liều và lố quá. Nói là muốn tạo điều kiện học tập cho các em nhỏ khó khăn mà lại với một dáng vẻ thế này ý, có thể ấn tượng đầu của thầy giáo với cái suy nghĩ lúc sau mình nói không ăn khớp. Tạo sự nghi ngờ... )

Trên đây là kinh nghiêm nóng hổi, thực tế của tớ. Chúc các cậu có một mùa thi thành công!

Re:[Thi đại học] Đối thoại & Hỏi đáp - Ngày đó Sempai đã học như thế nào ?

Đã gửi: Chủ nhật T1 20, 2013 10:21 pm
Viết bởi 皇玉戦
Hai Banh ( Nick facebook)

HAPPY NEW YEAR 受験生皆たちへ
そろそろ、新年を迎えるんでしょうね。
と同時に、皆達は大学試験日も近づくですね。
この間の留学 試験は点数はちょっと悪かったですね。ドンマイ。
今から、ラストチャンスだよ。
ね!!!皆!!!日本に来る目標はまだ覚えてるんですね。
次は私は1年前に読んだ記事、今思い出しながら、書いてるよ。
受験生たちやってみませんか。
もし、日本語が間違ったら、許してください。(^~~^)
よっし!!!始まるよ!!!!!!

冬休みの計画
短い休み、有意義に過ごしたいですね。そのためにはしっかりと目標を持ち、計画を立てることが大切になってきます。時間の使い方がうまくなり、毎日の生活も楽しくなります。
どんな計画でも基本となるのは、目標を立てる、次は何を、どれだけ、いつするかを決めることです。
休み中に、苦手分野を克服するでは、何を達成したいのか、を数値を使って具体的に考えます。
それぞれの期間で小さな目標を立てることを勧めます。目標というのは大きければ、大きいほど、計画が立てにくくなるという性質があります。
次は、この期間に何を、どれだけ、勉強するかです。目標達成のために必要な勉強を考えます。A問題集の半分を終えるといった具体的な内容を決めます。
全体の勉強量が決まったら、学習する日数で割って、一日一ページというように、一日文の勉強量を出します。
最後のポイントはいつするかです。ほかの宿題などこのバランスを考えて、毎日、感じプリントは毎朝7時から、算数のA問題集は毎晩の7時から、などと開始時間を決めます。ここまで、考えたらカレンダーのような表に、どの日の何時から、何をどれだけやるかを書き込んでいけば、完成です。目標を達成した時のごほうびも考えておきましょう。
計画表は素早くメモ書きのように作って、いつでもすぐに直せるようにするのがポイント。計画を複雑にしすぎないことも大切です。学習量も日によって違うと、実際に勉強するときにやる気も出ませんね。毎日同じサイクルになるようにしてください。
バランスを取れるために、スーポツと遊びも大事だよ。
受験生皆は、基礎力の完成と苦手分野の克服をキーワードにして、自分の足りない部分を補える計画を立てていくのが良いそうです。
計画通りに頑張ろうと思ってやったけれど、うまくいかなかった日もあるかもしれません。計画に無理があったということが考えるられます。目標のハードルを少し下げし、毎日の負担を軽くした計画を立て直して、再度チャレンジしてください。
どうしても気分が乗らない時もあるでしょうね。そんなときは、体を動かして気持ちを切り替える、勉強場所を変えるといったこともポイントになります。
目標を設定し、計画を立てて達成していけば自分に対する自身も生まれます。自分なりの目標を持って生活していくと、毎日が楽しくなりますよ。

よっし!!!留学生たちのちから見せろううううう
日本人の受験生たちも一緒に頑張りましょう。
大学で楽しみにまってるよ。
いい先輩も待ってりよ。笑
じゃじゃ、よいよい年を
HAPPY NEW YEAR