Bạn đang xem trang 1 / 2 trang

【Giả thuyết】MÔ HÌNH ĐÔNG DU

Đã gửi: Chủ nhật T12 23, 2012 12:10 pm
Viết bởi STH
.

MÔ HÌNH ĐÔNG DU




DHS tại Việt Nam:


  1. Học kiến thức cần thiết để du học (Tiếng Nhật, Toán, Lý, Hóa,...)

  2. Tham quan các công ty của Sempai đi trước, nghe chia sẻ kinh nghiệm.


=> Xây dựng tầm nhìn thực tế về nhu cầu của Việt Nam, những điều còn thiếu xót của đất nước.
=> Hình thành đam mêđịnh hướng thực tế cho mỗi DHS.
=> Xây dựng kế hoạch học tập, định hướng sự nghiệp từ khi còn ở Việt Nam.

Ví dụ : trong thời gian 6 tháng (ít nhất) học tập tại Việt Nam, tổ chức mỗi tuần một lần đi tham quan công ty của Sempai.Các Kohai Không nhất thiết phải tham quan tất cả các công ty. Trong quá trình tham quan nếu Kohai có đam mê với một lãnh vực nào đó thì bắt đầu tổ chức cho Kohai và Sempai trong lĩnh vực đó giao lưu định kỳ theo tháng.

DHS tại Nhật :


  1. Lựa chọn giữa việc học để xã hội đánh giá hay học vì lý tưởng.

  2. Tiếp tục giữ mối liên kết giữa các thế hệ DHS.


=> Từ những thông tin thu thập được, tập trung học chuyên sâu về một lĩnh vực rõ ràng.
=> Dựa vào kiến thức học được để tìm cách ứng dụng vào thực tiễn xã hội việt Nam thông qua các mối liên kết.

Sempai đã ra trường, đang làm việc hoặc thành lập công ty tại Việt Nam :

I) Đóng góp từ những việc nhỏ:


  1. Định hướng cho Kohai, chia sẻ kinh nghiệm thực tế cả thành công và thất bại…v.v…

  2. Cam kết hỗ trợ việc làm cho các thế hệ Kohai khi về nước.


=> Tạo niềm tin cho Kohai yên tâm học tập, theo đuổi ước mơ.

II) Cho đến những mục đích xa hơn:


  1. Dần dần hình thành những mạng lưới kết nối như một hệ thống.

  2. Trong cùng 1 ngành sản xuất, mỗi thành viên đóng vai trò là một mắt xích trong dây chuyền.

  3. Từ đó định hướng khuyến khích cho các thế hệ Kohai bổ khuyết vào những mắt xích còn thiếu.


Re:【Giả thuyết】MÔ HÌNH ĐÔNG DU

Đã gửi: Ba T12 25, 2012 8:20 am
Viết bởi Nguyen Hoang Tue
Mô hình này của ai đưa ra vậy

Re:【Giả thuyết】MÔ HÌNH ĐÔNG DU

Đã gửi: Ba T12 25, 2012 9:59 am
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
Với phương châm hành động và bắt tay vào làm từ những việc nhỏ nhất, OBDD đang chuẩn bị thực hiện 2 việc sau :

1. Tham quan các công ty của Sempai đi trước, nghe chia sẻ kinh nghiệm.
2. Định hướng cho Kohai, chia sẻ kinh nghiệm thực tế cả thành công và thất bại…v.v…

Re:【Giả thuyết】MÔ HÌNH ĐÔNG DU

Đã gửi: Năm T12 27, 2012 4:06 pm
Viết bởi Nguyen Tuan Nam
Chào mọi người!

Em xin có vài comment về mô hình trên:

Chắc hẳn là các anh cũng đã rất công phu để có ý tưởng xây dựng lên cái mô hình này.
Và chắc hẳn anh em đông du cũng mong muốn hình thành được mối liên kết như vậy.

Trong đây thì em hơi có chú ý một điểm là: sempai sẽ cam kết hỗ trợ việc làm cho kohai đi về nước.
Thì ở đây có rất nhiều trường hợp xảy ra thế này
-Chẳng hạn như một bạn nào đó học khá tốt thường thì luôn có nguyện vọng làm cho doanh nghiệp lớn, hoặc đang làm cho doanh nghiệp nhật và chuyển công tác tại VN.
-Còn lại các bạn trung bình thì việc vào doanh nghiệp vào còn phụ hợp cả nguyện vọng của ngưòi đó và của công ty sempai. Theo em thì cứ để cho cơ chế thị trường tự nhiên. Cần tìm đúng ngưòi đúng việc.
-Còn chuyện tạo thành một mạng lưới cho từng ngành nghề lĩnh vực thì không nhất thiết là phải làm cùng công ty. Như mọi ngưòi thấy bất kì ngành nghề nào cũng có những hiệp hội. Và mình cũng có thể trao đổi giao lưu theo kiểu ngang hàng hay chia sẽ kinh nghiệm ...

Nhìn chung có được sự liên lạc bắt tay như vậy trước hết là tinh thần vững hơn rồi. Còn liên kết hợp tác được càng nhiều càng tốt.

Re:【Giả thuyết】MÔ HÌNH ĐÔNG DU

Đã gửi: Sáu T12 28, 2012 12:58 am
Viết bởi STH
.


Những vấn đề dẫn đến sự hình thành mô hình:


I. Bối cảnh giáo dục & việc làm tại Việt Nam:

1) Mục đích học của học sinh Việt Nam:

• Tiền đề:
- Xã hội trọng bằng cấp.
- Học sinh tốt nghiệp cấp 3 không được định hướng về nghề nghiệp. Mục đích học suốt thời kỳ THPT của học sinh Việt Nam là: Tốt nghiệp THPT và thi đậu Đại học.

• Thực tế:
- Học đại học nhưng không định hướng được học xong sẽ làm gì. Chờ tốt nghiệp rồi tính.
- Học ra tìm việc ở những công ty lớn, hậu đãi tốt, trả lương cao (điển hình nhất là công ty nước ngoài).

2) Nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam:

• Tiền đề:
- Theo xu hướng chung của xã hội, tuyển dụng luôn ưu tiên bằng cấp bậc đại học.

• Thực tế:
- Tuyển xong…hầu hết đào tạo lại từ đầu!!!
- Tốn rất nhiều chi phí cho khâu tuyển chọn nhân sự nhưng hiệu quả vẫn không cao.

II. Vấn đề của DHS Đông Du:

1) Tiền đề:
- Truyền thống học tập quá lớn.
- Tâm lý bị đè nặng bởi xu hướng xã hội.

2) Thực tế:
- Thời điểm mới qua Nhật nhiều trường hợp hoang mang không định hướng được tương lai của bản thân.
- Học sống học chết để vào đại học cho bằng anh bằng chị.
- Học được những kiến thức rất cao, rất xa nhưng không có điều kiện phát triển/ vận dụng ở Việt Nam.

3) Khởi nghiệp:
• Xu hướng chung: Tốt nghiệp => Làm việc cho công ty Nhật => Về nước lập nghiệp hoặc chuyển công tác.
• Hệ quả của bằng cấp cao: Có tâm lý tự lập => Muốn tự mình khởi nghiệp từ đầu :
+ Tìm hiểu thị trường từ đầu.
+ Tìm đối tác lại từ đầu.
+ Tìm đầu ra lại từ đầu.
Tóm lại: Mọi thứ đều bắt đầu lại từ con số 0. Đối phó với những tình huống khó khăn, trở ngại thuộc dạng “cũ người nhưng mới ta”, gặp nhiều trở ngại.

4) Vấn đề tồn tại:
• Nhiều bạn không mạnh dạng chọn trường Kosen/Senmon làm mục tiêu chính. Nguyên nhân:
+ Sĩ diện. (do truyền thống học tập và xu hướng chung)
+ Không đảm bảo tương lai. (do xu hướng xã hội đã nói ở trên)
• Khó khăn khi khởi nghiệp:
+ Tâm lý tự lập.
+ Thiếu vốn.
+ Thiếu người hợp tác.
+ Thiếu đầu ra cho sản phẩm.

III. Nhu cầu phát sinh:

1) Đối với DHS tại Việt Nam:
- Cần được định hướng nghề nghiệp cho phù hợp với khả năng và nguyện vọng.
- Cần sự cổ vũ và đảm bảo ban đầu để yên tâm lên đường du học. Nhắc lại: đây là vấn đề tạo niềm tin ban đầu, trong và sau quá trình học: định hướng của từng cá nhân sẽ mạnh dần và không cần đến yếu tố đảm bảo kia nữa.

2) Những Sempai lớn (trong vai trò là doanh nghiệp Việt):

• Lợi điểm
- Các Sempai là những người hiểu rõ sự khác biệt cũng như giá trị giữa Đại học và Kosen/Senmon của Nhật.
- Là những người đã có kinh nghiệm làm việc cho công ty Nhật cũng như lập nghiệp tại Việt Nam.

• Phát huy vai trò dẫn đắt Kohai:
- Có khả năng tìm ra những đối tác tiềm năng trong tương lai. => Từ đó tương tác và hỗ trợ nhau ngay từ đầu. (Trong trường hợp các kohai có lý tưởng muốn làm chủ).
- Định hướng cho những Kohai cùng chí hướng để họ chuyên tâm học chuyên sâu (những người không có nhu cầu lập công ty riêng, chỉ cần một môi trường để phát huy khả năng và có điều kiện phát triển sự nghiệp).


** Đối với những đối tượng chọn đối sách an toàn là làm việc cho công ty lớn/công ty nước ngoài để tránh rủi ro, hưởng lương cao: tạm thời không bàn tới.

@Nguyen Hoang Tue: mô hình này là do em lập ra ạ.

@ rothschild8: thấy Nam có nhắc tới cơ chế thị trường nên anh nghĩ là em có học về kinh tế hoặc là có tìm hiểu về nó…nên anh xin đặt vài câu hỏi ngược lại thế này:
1) Yếu tố nào hình thành nên cơ chế thị trường?
2) Yếu tố nào tác động làm thay đổi cơ chế thị trường?
3) Là một du học sinh thì em muốn thuận theo cơ chế thị trường hay góp phần làm thay đổi cơ chế thị trường?

Trong đây thì em hơi có chú ý một điểm là: sempai sẽ cam kết hỗ trợ việc làm cho kohai đi về nước.

Hỗ trợ việc làm ở đây là nói gọn lại để trình bày trong sơ đồ, còn thực tế thì việc hỗ trợ rất đa dạng. Anh sẽ trình bày bằng ví dụ ngay phía dưới.




Nhìn vào sơ đồ sản xuất xe hơi theo ví dụ bên trên, có thể thấy rõ ràng để sản xuất ra 1 chiếc xe thì cần rất nhiều yếu tố. Có một điều hơi buồn cười là khi mình đem chuyện liên kết những người anh em Đông Du lại thành một hệ thống thì đa số đều không đồng tình với cùng nguyên nhân giống như Nam đã đề cập. Ở đây chúng ta không giới hạn những người cùng chuyên ngành để gom lại thành một nhóm, và càng không có khái niệm chỉ những người Đông Du mới tham gia vào những hệ thống này. Đây là một thế giới phẳng trong thời đại thị trường mở, cho nên việc hợp tác đa phương đa chiều là vô cùng cần thiết, chính vì thế mà chúng ta đang du học đấy thôi.

Để làm ra 1 chiếc xe và bán được nó, chúng ta không chỉ cần những anh kỹ sư mà còn cần cả những anh kinh tế, những anh quản lý, những anh luật..v.v... Vậy vấn đề là ngay từ khi chuẩn bị đến Nhật, cần xác định rõ tương lai mình muốn hoạt động trên lĩnh vực nào. => Từ đó trong quá trình học đại học/Kosen/Senmon gì đó.. => Vừa học vừa tìm cách ứng dụng kiến thức vào lĩnh vực đó. Đồng thời giữ liên lạc với Sempai ở Việt Nam, xem tin tức trong nước để nắm tình hình. Có như thế thì khi tốt nghiệp sẽ không mất nhiều thời gian để có được sự nghiệp riêng cho mình.

Trở lại vấn đề: vì sao nên tập trung vào Công đồng Đông Du trước? Lại có một điều buồn cười khác ở đây: có một bô phận không nhỏ những anh em Đông Du suy nghĩ rằng: qua Nhật rồi, thế giới mở rồi, nhiều bạn bè rồi => Làm việc với những người mới chứ không thích bị gò bó trong cái giếng Đông Du nữa. Họ không sai, họ có lý do để nghĩ như vậy: "Trước đây từng làm việc chung rồi, cái thằng A đó thế này, thằng B đó thế nọ...v..v... Khó làm việc chung lắm!" <~~ Thế là họ muốn ra riêng. Nhưng bản chất của vấn đề là: liệu hòa nhập rồi, mọi chuyện có suôn sẻ như mình muốn hay không? Hay vẫn phải đối mặt và bất đồng quan điểm với nhiều người khác?

P/s ngoài lề một tí: Người Việt mình có một cái dở là "Sợ bị công kích", cho nên hễ khen thì không sao, nhưng nếu chê thì ngay lặp tức chúng ta sẽ xù lông nhím lên phản ứng lại. Không biết gần đây mọi người có để ý mình và anh Tuấn Anh vẫn tranh luận đốp chát ngay trên diễn đàn vì mâu hay không? Nếu tranh luận mà làm rõ và giải quyết được vấn đề thì tại sao lại phải né tránh nó chứ?

Re:【Giả thuyết】MÔ HÌNH ĐÔNG DU

Đã gửi: Sáu T12 28, 2012 6:03 am
Viết bởi Trần Đăng Phong
Bạn chưa có đủ tầm nhìn và hiểu biết để đưa ra 1 ví dụ về sản xuất ô tô. Chắc bạn còn chưa nhận ra đâu là khâu quan trọng trong sản xuất 1 sản phẩm mang tính trí tuệ cao như là 1 cái Ô tô.

Re:【Giả thuyết】MÔ HÌNH ĐÔNG DU

Đã gửi: Sáu T12 28, 2012 6:22 am
Viết bởi STH
Bạn chưa có đủ tầm nhìn và hiểu biết để đưa ra 1 ví dụ về sản xuất ô tô. Chắc bạn còn chưa nhận ra đâu là khâu quan trọng trong sản xuất 1 sản phẩm mang tính trí tuệ cao như là 1 cái Ô tô.


:muoncan Tất nhiên một Kohai mới chân ướt chân ráo sang Nhật như mình thì không có đủ tầm để bàn về chuyện sản xuất oto. Nhưng đây là ví dụ về một dây chuyền sản xuất, và vì là ví dụ nên mình không nghĩ ra dây chuyền nào phúc tạp hơn việc sản xuất 1 chiếc oto. [cheeburga]

Re:【Giả thuyết】MÔ HÌNH ĐÔNG DU

Đã gửi: Sáu T12 28, 2012 6:27 am
Viết bởi Trần Đăng Phong
Bởi vì chúng ta có thói quen chỉ nhìn bề ngoài mà thôi. Bạn hãy lấy ví dụ về một sản phẩm đơn giản. Nhưng đưa tính phức tạp của nó mang tính chuyên sâu hơn, chứ không phải là những vấn đề nhìn bề ngoài. Muốn vậy, phải tìm hiểu kĩ đấy. Và bạn hãy tìm hiểu kĩ trước đi.

Re:【Giả thuyết】MÔ HÌNH ĐÔNG DU

Đã gửi: Sáu T12 28, 2012 6:29 am
Viết bởi Trần Đăng Phong
Khi đó bạn sẽ thấy rằng không phải cứ khuyến khích học Senmon, Kosen là tốt.

Re:【Giả thuyết】MÔ HÌNH ĐÔNG DU

Đã gửi: Sáu T12 28, 2012 4:29 pm
Viết bởi Mac Tuen
Em thấy anh Hiền đang đi đúng và gần sát với vấn đề rồi, mong anh cứ tiếp tục em xin ủng hộ 2 tay 2 chân với 21 ngón ạ :khoeroi ,còn có vấn đề gì thì em nghĩ sẽ có người đưa ra ý kiến thôi. [bye]
Anh đang bổ ngang vấn đề rồi thì em xin có ý kiến về bổ dọc vậy.Từ trước đến nay chương trình du học Đông Du có một đặc điểm là khi vào trường Đông Du tất cả chúng ta đều sẽ có một khoảng thời gian nhất định học cùng nhau, được trang bị kiến thức để đi du học như tiếng Nhật và đọc sách toán lí hóa bằng tiếng Nhật. Nhưng khi sang đây thì mỗi người một nơi mỗi người phải tự tìm cho mình một chí hướng và con đường đi riêng, tuy là sẽ vào đại học hay kosen, semmon nhưng hầu như đều không có một hướng đi chung nào cả.Tất cả mọi người đều có thể lựa chọn một con đường tự do và cũng chính vì thế sợi dây liên kết giữa các thế hệ thật mong manh, hầu hết là do sự tự nguyện của mọi người và chủ yếu là để giao lưu học hỏi giúp đỡ lẫn nhau trong tình anh em Đông Du. Từ khi trang web xảy ra sự cố vài năm trước đây và sự phổ biến của facebook khiến cho sợi dây liên kết đó càng mong manh hơn và chỉ mang tính cục bộ là chính. Với những sempai tâm huyết với Đông Du thì cũng có nhiều người đã cố gắng làm những việc để tập hợp anh em lại thành một khối đoàn kết vững mạnh hơn, làm những việc có ý nghĩa hơn để cống hiến cho tập thể cũng như cho đất nước.Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa thể thành công. Đông Du từ trước đến nay chỉ có thể gọi là "Chương trình Du học Đông Du" với sự liên kết như hình dưới.

Với mô hình này chúng ta vẫn đang gặp thất bại thế nên điều trước hết là chúng ta phải cấu trúc lại mô hình này sao cho sự liên kết được chặt chẽ hơn. Với suy nghĩ của mình em xin được đưa ra một đề án có tên là " Con đường Đông Du" với cái đích cuối cùng mà dhs Đông Du sẽ hướng tới đó là "Tập đoàn Đông Du" như hình dưới.

(hình vẽ hơi xấu tí mong mọi người thông cảm [smile] )
Tập đoàn Đông Du sẽ là nơi liên kết hàng trăm công ty lại thành một khối duy nhất. Ai có chí khởi nghiệp thì lập công ty duới sự hỗ trợ của tập đoàn cũng như các công ty con khác. Ai muốn học chuyên sâu nghiên cứu thì sau này sẽ vào trung tâm nghiên cứu của tập đoàn. Ai học kosen, hay semmon thì làm chuyên môn kĩ thuật...v.v. Tại tập đoàn Đông Du sẽ có chỗ cho tất cả mọi người sẽ là nơi mọi người có thể gắn bó cả đời.Đông Du chúng ta đang có đầy đủ yếu tố con người để có thể thực hiện được dã vọng lớn này.Thời cơ đang nằm trong tay những con người Đông Du. Hãy nâng tầm Đông Du lên để thay đổi vận mệnh đất nước và cũng có thể sẽ thay đổi thế giới chăng?!Ngày xưa có "con đường tơ lụa" thì ngày nay liệu "con đường Đông Du" có thể trở thành con đường tơ lụa thứ hai chăng?!Tất cả sẽ là điều có thể nếu chúng ta hành động. [rocketwhore
*Một vài lời em xin gửi tới các thế hệ sempai đi trước: những chuyện trong quá khứ đã qua đi giờ là lúc Đông Du đang cần đến tài năng của các sempai đấy ạ. Em rất mong các sempai hãy bỏ qua mọi chuyện quá khứ để cùng hướng đên mục tiêu cuối cùng cũng là tâm huyết của thầy bao năm qua và cũng là con đường mà các thế hệ dhs Đông Du đã lựa chọn.Nhất là những sempai một thời em rất ngưỡng mộ trong " Đông Du loạn tình sử" :totlam
P/S: ý tưởng về " tập đoàn Đông Du" không phải do bản thân em nghĩ ra, mà cách đây khoảng 2 năm thì phải em được nghe sempai hay ai đó nói về điều này nhưng không nhớ được là ai. Bốn chữ "tập đoàn Đông Du" này cứ văng vẳng trong đầu em suốt những năm qua, nhất là những lúc vấn đề tập thể dậy sóng như thế này. Đến hôm nay em mới nói ra vì tự cảm thấy đây chính là thời điểm thích hợp nhất.