Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Exryu ký sự - ghi chép sau cuộc hội ngộ sempai trước 1975
Đã gửi: Chủ nhật T12 16, 2012 3:52 am
Viết bởi Vo Danh Tien Boi
1. Exryu là gì ?
Ex là chữ ngắn của tiếng Mỹ former nghĩa là cựu. Ryu là chữ 留 trong chữ 留学生nghĩa Du Học Sinh. Exryu có nghĩa là Cựu Sinh Viên Việt Nam Du Học ở Nhật. Muốn được gọi là Exryu thì phải thoả mãn chỉ hai
điều kiện sau đây:
● Có quốc tịch hay cựu quốc tịch Việt Nam.
● Đã đi học ở Nhật. Tốt nghiệp, ngành học và cấp học không cần thiết.
Nhóm exryu được thành lập do nhóm các đại sempai du học trước 1975, trong đó có thầy hiệu trưởng của chúng ta.
Sau biến cố 1975 các cựu du học sinh vì nhiều điều kiện hoàn cảnh khác nhau đã di tản khắp nơi trên thế giới.
Cho dẫu là khoảng cách địa lý xa, còn bất đồng chính kiến hay hệ tư tưởng khác nhau, nhưng vượt qua điều đó các thành viên exryu đã ngồi lại được bên nhau. Đặt mục tiêu *Tình Exryu không giới hạn bởi khuynh hướng chính trị, tôn giáo, địa vị, giàu nghèo, và học thức.*
2 năm một lần, luôn phiên nhau tại các địa điểm khác nhau trên thế giới hộ ngộ exryu được tiến hành. Năm 2012 này đúng dịp tổ chức tại Nhật Bản. Một số thành viên Đông Du của chúng ta lần đầu tiên được tham gia giao lưu cùng nhóm exryu này.
Exryu thế hệ bậc cha chú chúng ta, nhưng khi giao lưu thì họ trẻ trung, đầy nhiệt huyết không khác gì nhóm DD trẻ chúng ta. Chữ Tình exryu - của các đại sempai quả là đáng để chúng ta học hỏi noi theo.
Exryu một thế hệ nhiều người Việt thành danh trên đất Nhật, Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế gioi.
Ở bài viết này tôi sẽ giới thiệu một số đại sempai trong nhóm exryu đó.
Như là anh Đinh Văn Phước -CEO và là người Việt duy nhất làm việc tại Công ty Tsubaki Yamakyu Chain (Tokyo, Nhật).
anh Trần Ngọc Phúc với Công ty sản xuất thiết bị y tế “Metran ” do anh lập nên từ năm 1984 và được Nhật Hoàng Akihito đã tới thăm. Sự kiện này là vinh dự lớn cho Công ty Metran nói riêng và cộng đồng người Việt tại Nhật Bản nói chung.
Các Exryu cũng đã và đang đóng góp rất nhiều cho mối quan hệ Việt Nhật.
Re:Exryu ký sự - ghi chép sau cuộc hội ngộ sempai trước 1975
Đã gửi: Chủ nhật T12 16, 2012 4:14 am
Viết bởi Vo Danh Tien Boi
Người đầu tiên lên đọc lời khai mạc buổi giao lưu Hội Ngộ Tokyo 2012 là đại sempai Đinh Văn Phước.
Tôi may mắn được gặp và trò chuyện với anh.
Anh kể cho tôi về câu chuyện cuộc sống và những dự định của anh sau khi về hưu. Anh sẽ cùng với nhóm dịch sách của mình tiếp tục kế hoạch dịch sách Nhật ra tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam.
Và anh sẽ một mình đi du lịch khắp moiị miền quê của Việt Nam,nơi những tháng ngày tuổi trẻ cho đến bây giờ anh đã dồn hết sức lực và thời gian cho sự nghiệp nên chưa có cơ hội để đi.
Nói về thế hệ trẻ DD anh chia sẻ * thế hệ trẻ DD các em có điều kiện và dám nghĩ dám làm hơn thế hệ già chúng tôi, các bạn hãy đi, hãy dấn thân và hết mình với mục tiêu của mình. Nếu có thất bại thì đừng ngại, hãy đứng lên mà bưóc tiếp., đi đến cùng. Tôi đặt niềm tin vào thế hệ trẻ các em*, Xin được trích nguyên văn lời nhắn của anh.
Thi thoảng thầy hiệu trưởng sang Nhật cũng ghé thăm anh. Tương lai mong chúng ta sẽ kết nối được đại sempai nổi tiếng bởii phong cách võ sĩ đạo này.
Xin được trích dẫn bài viết về anh trên tuần báo nhịp cầu đầu tư
Vài nét về ông Đinh Văn Phước
Ông Đinh Văn Phước sinh năm 1942 ở Phan Rang. Học hết tiểu học ở trường làng, ông được cha mẹ cho vào Sài Gòn học tiếp. Ông học Trung học Pétrus Ký (1957-1960), sau đó học Đại học Khoa học Sài Gòn (1960-1961). Ông du học theo học bổng của Chính phủ Nhật từ năm 1961, tốt nghiệp Kỹ sư Cơ khí của Đại học Tokyo Kogyo Daigaku rồi đi làm việc. Ông đã nhập quốc tịch Nhật với tên Kato Fukukazu. Hiện nay Ông Đinh Văn Phước là CEO và là người Việt duy nhất làm việc tại Công ty Tsubaki Yamakyu Chain (Tokyo, Nhật).
Chìa khóa của thành công là hãy làm cho đến khi thành công. Phương châm này đã được ông Đinh Văn Phước ứng dụng sau non nửa thế kỷ học, làm việc và thành công ở xứ người.
Ông Đinh Văn Phước (tên theo quốc tịch Nhật là Fukukazu Kato) xuất thân là kỹ sư cơ khí. Sau 45 năm làm việc ở Nhật, ông trở thành thuyền trưởng của một công ty 100% vốn của Nhật. Ông là người Việt duy nhất làm việc tại công ty Tsubaki Yamakyu (Tokyo, Nhật). Ông Phước đã làm, sáng tạo và được công nhận trong môi trường kinh doanh của Nhật.
Bài học kinh doanh từ người Nhật
Cách đây 6 năm, tập đoàn Tsubakimoto Chain (Kyoto, Nhật) mua lại quá bán cổ phần của Công ty Yamakyu Chain mà ông Phước lúc đó đang là Giám đốc điều hành. Yamakyu Chain ngay sau đó đổi tên thành Tsubaki Yamakyu Chain. Tháng 6.2010, ông được cắt đặt vào vị trí Tổng Giám đốc của liên doanh mới này, Tsubakimoto Chain là tập đoàn chuyên sản xuất các loại sên xích lớn nhất của Nhật và nhiều sản phẩm cơ khí khác, phục vụ hầu hết các ngành công nghệ tại thị trường Nhật và thế giới.
Để ngồi được ở vị trí quản trị cao cấp trong một công ty Nhật là điều không dễ đối với một kỹ sư gốc Việt. Theo ông Phước, bí quyết này được gói ghém gọn trong 3 chữ P (Passion, Prioritizing và Patience). Đó là đam mê hết mình với công việc, tối ưu hóa các mục tiêu và kiên trì thực hiện.
Như vậy, ưu tiên đầu tiên của một kỹ sư cơ khí là gì? “Là chế tạo”, ông Phước nói ngay. Trong những năm tháng còn trẻ, làm việc tại Công ty Yamakyu Chain, ông đưa ra đề nghị chế tạo những tấm xích bằng nhựa, dùng làm băng tải vận chuyển dây chuyền sản xuất có chai thủy tinh, lon, chai PET trong các nhà máy sản xuất nước giải khát, nước suối, mì gói, rượu, bia và bán ra thị trường Nhật và thế giới. Năm 2006, với mục đích mở rộng hơn thị trường thế giới, Công ty đã quyết định bán cổ phần, sáp nhập vào Tập đoàn Tsubakimoto Chain như hiện nay.
“Biết tận dụng được hệ thống phân phối chuyên nghiệp của một tập đoàn lớn là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp nhỏ bước ra thị trường quốc tế”, ông Phước giải thích. Ông quan niệm: “Kinh doanh có nghĩa là phải mở rộng và có thêm nhiều khách hàng mới, nếu kinh doanh mà không tìm thêm khách hàng mới thì tất yếu sẽ lâm vào tình trạng bế tắc”.
Cũng chính học tính kiên nhẫn trong kinh doanh, ông nhớ lại, cách đây khoảng 25 năm, ông cũng từng mất 3 năm và tốn khoảng 1-1,5 triệu USD để “sửa sai” cho một loạt sản phẩm đã bán cho khách hàng. ông quyết định phải thay mới hoàn toàn. Chấp nhận lỗ để làm hài lòng khách hàng, "điều chúng tôi có được chính là sự kính nể và trung thành của khách hàng sau đó”, ông cho biết. Với cách xử lý này, một người bạn cũng là Việt kiều Nhật đi cùng ông gặp chúng tôi, nhận xét: “Đó là tinh thần võ sĩ đạo của Nhật”.
Nói như vậy, trong 45 năm sống và làm việc ở xứ người, dường như khó khăn thất bại ít gõ cửa nhà ông Phước. “Khi có khả năng, có chí kiên trì và biết tập trung trong công việc, ta khó thất bại”, ông Phước nói.
Từ năm 1992, ông Phước đã đưa sản phẩm sên xích làm bằng thép dưới thương hiệu Maxton của Công ty Yamakyu vào Việt Nam. Thế nhưng, sau gần 10 năm, theo ông Phước, sản phẩm này vẫn chưa thành công tại thị trường này như mong muốn. Không né tránh câu hỏi chưa thành công tại Việt Nam, ông Phước ví von: “Có thể tôi phải mang đôi giày mới để tiếp tục với thị trường này”. Hình như ông Phước đang nói ẩn ý với câu nói đại ý: không nên để một vị tướng tài ra trận bằng đôi giày rách. Vậy “đôi giày mới” nào sẽ được Tsubaki Yamakyu Chain mang vào thị trường Việt Nam thì ông Phước xin phép từ chối tiết lộ bởi đó là chiến lược chưa được phép công bố của Công ty. “Chìa khóa của thành công là làm cho đến khi thành công”, ông nói.
Cầu học và cầu tiến
Sống tại Nhật, ông Phước có vợ người Nhật và một cô con gái hiện là Tiến sĩ Sinh học. Người bạn đời của ông đã qua đời cách đây 3 năm. Kể từ đó, ông Phước đi về một mình. Ông hay nói “đi Việt Nam” và “về Nhật”. Bạn bè thắc mắc, ông lúng túng giải thích, cũng dễ hiểu thôi, tôi đã gắn bó với đất nước này non nửa thế kỷ.
Ông Lê Tiến Cường, Việt kiều Canada, người có nhiều năm cùng làm việc, kết bạn với ông, khi hay tin ông Phước về làm CEO cho Công ty Tsubaki Yamakyu Chain, nhận xét trên diễn đàn cựu du học sinh Nhật: Anh Phước luôn luôn từ tốn trước mọi tình huống, giàu kinh nghiệm trong đối nhân xử thế. Phải nói anh là một người Việt Nam duy nhất mà tôi thấy mang đậm cá tính của một người Nhật về mặt sống, học vấn và mẫu mực trong công việc.
Ngoài bí quyết 3P, ông Phước cũng chia sẻ thêm tiêu chí sống 4S của mình. Đó là sharing (chia sẻ), simple (đơn giản), speed (nhanh) và smile (cười). “Không phải tự nhiên mà tôi bước qua tuổi 60. Tôi sống, làm việc và trải nghiệm đến lúc này để có được những chữ đó”, ông bộc bạch.
Không chỉ làm kinh doanh, ông Phước còn là thành viên nhóm khoảng 10 người Việt tại Nhật chuyên dịch những tác phẩm văn học Nhật sang tiếng Việt. Ông đã dịch tác phẩm “Con ruồi” của nhà văn Yokomitsu Riichi, “Một chùm nho” của Arishima Takeo, “Sợi tơ nhện” của Akutagawa Ryunosuke và nhiều truyện ngắn khác. Gần đây, ông là chủ biên của tập “Trinh tiết” (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, năm 2006) gồm 30 truyện ngắn chọn lọc của Akutagawa Ryunosuke.
Bạn bè có vẻ dành nhiều lời ưu ái sau thành công vượt trội của ông Phước ở Nhật. Song với ông, triết lý sống chỉ giản dị trong 4 chữ: Cầu Học và Cầu Tiến. Triết lý đơn giản này đã theo ông không chỉ trong những ngày còn ngồi ở giảng đường đại học mà đến nay, khi 69 tuổi, ông vẫn luôn trung thành với nó.
Re:Exryu ký sự - ghi chép sau cuộc hội ngộ sempai trước 1975
Đã gửi: Tư T12 19, 2012 6:10 am
Viết bởi Vo Danh Tien Boi
- bổ sung thêm về anh sempai ĐinhVăn Phước, anh tốt nghiệp sau đó ra đi làm ở công ty Nhật. Với những mối quan hệ cá nhân rộng rãi của mình, một số kohai của anh thời đó đã được anh bao bọc và giới thiệu việc làm... vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất.
Ngoài sự thành công trong công việc anh nổi tiếng trong cộng đồng exryu về mối quan hệ 人間関係 con người - con người... Điều đó làm nên một nhân cách lớn Đinh văn Phước .
-Về sempai Trần Ngọc Phúc,
Anh qua Nhật năm 1968, tốt nghiệp Kỹ Sư Hóa Học Công Nghiệp ở Đại Học Tokai (Đông Hải). Anh lập gia đình với phụ nữ Nhật. Năm 1984, anh thành lập và là Giám Đốc công ty cổ phần Metran, văn phòng tại Đông Kinh. Anh đã khai phát và công ty đã sản xuất, bán máy hô hấp cho trẻ sơ sinh thiếu tháng mang tên "Humming V" (giá một cái khoảng 7.000.000 Yen)... Chữ "Humming" nay trở thành đại danh từ chỉ chung loại máy này. Công ty cũng xuất nhập cảng các loại máy móc y khoa.
Năm 2000, công ty có 25 nhân viên, thương vụ hàng năm trên dưới 500 triệu Yen (5 triệu MK), có cơ sở ở Nhật, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và ba cơ sở tại Việt Nam. Ở Nhật Bản cũng có một số cơ sở thương mại của người Việt, có cơ sở sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ, nhưng có lẽ đây là cơ sở duy nhất đi về sản xuất máy móc.
Hoạt động của anh đã được khoảng 100 cơ quan truyền thông Nhật, Hoa Kỳ, Việt Nam... loan tải.
Và ngày 5/7 vừa qua Nhật Hoàng Akihito đã tới thăm Công ty sản xuất thiết bị y tế “Metran” của anh tại thành phố Kawaguchi, tỉnh Saitama.
Nhật Hoàng đã khen ngợi các nhân viên công ty Metran đã nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại máy trợ thở này đã góp phần nâng cao tỷ lệ cứu sống bệnh nhi, đem lại lợi ích và niềm vui cho nhiều người.
Quả thực là một cống hiến có íchgóp phần cho sự sống của nhân loại chúng ta.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về anh ở đây http://www.metran.co.jp/
(còn tiếp)
Re:Exryu ký sự - ghi chép sau cuộc hội ngộ sempai trước 1975
Đã gửi: Sáu T12 21, 2012 9:33 am
Viết bởi Vo Danh Tien Boi
Một Exryu được nhiều người biết đến là giáo sư Trần Văn Thọ.
Giáo sư Trần Văn Thọ, qua năm 1968, tốt nghiệp Tiến Sĩ Kinh Tế tại Đại Học Hitotsubashi năm 1993.
Anh từng làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế Nhật Bản, Giáo Sư thực thụ Đại Học Obirin, năm 2000 chuyển qua Đại Học Waseda, Giáo Sư thỉnh giảng các Đại Học ở Việt Nam.
Anh làm ủy viên "Keizai Shigikai là cơ quan tư vấn cho Thủ Tướng Nhật.
Anh đã từng là thành viên trong Ban Tư Vấn Kinh Tế cho Thủ Tướng CSVN Võ Văn Kiệt, cố vấn cho Chủ Tịch Phòng Thương Mại tại Việt Nam, cũng cộng tác trong Ban Nghiên Cứu Chính Sách của Thủ Tướng Phan Văn Khảị。 Đây chính là thời kỳ Việt Nam phát triển nhanh và đạt được những thành tưu đổi mới về kinh tế mạnh nhất, có thể kỳ vọng phát triển thành * rồng, cọp kinh tế* châu Á trong tương lai.
Anh Thọ là tác giả cuốn "Công Nghiệp Hóa Việt Nam Trong Thời Đại Á Châu Thái Bình Dương" và 5, 7 cuốn sách viết riêng và chung bằng tiếng Nhật như cuốn " Sản Nghiệp Phát Triển - Đa Quốc Tịch Xí Nghiệp, Phát Triển Kỹ Nghệ Và Xí Nghiệp Đa Quốc Tịch " năm 1992, được giải thưởng " Asia Taiheiyo Sho " (Á Tế Á Thái Bình Dương Thưởng) của nhật báo Mainichi , cuốn " Việt Nam Kinh Tế Tân Triển Khai = Triển Khai Mới Của Kinh Tế Việt Nam " năm 1996, tái bản năm 1999 và rất nhiều bài báo về kinh tế Việt Nam và Nhật Bản.
Tôi nghĩ các anh em của mình nếu quan tâm về tình hình kinh tế, công nghệ quốc gia thì hãy nên đọc thử qua những tác phẩm của anh. Một exryu có tầm nhìn xuyên thấu thời đại..
Và tôi cũng thắc mắc một điều tại sao với những điều anh viết, những điều anh nghĩ vậy.. và với vị trí của anh từng làm...sao vẫn chưa có thể làm cho nền kinh tế và công nghệ Việt Nam cất cánh bay lên.???
Anh Kết hôn với chị Dương Thị Tuyết Minh tốt nghiệp Văn Khoa Sài Gòn, qua Nhật năm 1972, tốt nghiệp Cao Học Giáo Dục ở Đại Học Todai (Đông Kinh Đại Học), làm việc trong ban Việt Ngữ đài phát thanh NHK. Năm 2005, anh được nhà nước trao danh hiệu "Vinh Danh Nước Việt 2004" tại Quốc Tử Giám.
Đây là trang riêng của anh http://www.f.waseda.jp/tvttran/vn/vindex.htm
Còn tiếp