Bạn đang xem trang 1 / 2 trang

Đã gửi: Sáu T11 23, 2012 5:08 am
Viết bởi STH
"Phải về thôi, phải về để các em không phải lang thang xây dựng nhà hàng xóm giàu có trong khi luôn đau đáu trông về nhà mình còn rất nghèo", Giáo sư Nguyễn Văn Thuận của đại học Konkuk, Hàn Quốc, tâm sự ý định trở về Việt Nam.

Nỗi lo chảy máu chất xám, việc các trí thức Việt Nam đi học ở nước ngoài rồi ở lại luôn là chủ đề gây tranh cãi trong giới khoa học. Lý do cho việc ở lại, hoặc thậm chí về rồi lại đi, rất nhiều và đều được cho là hợp lý. Giáo sư Nguyễn Văn Thuận, sau nhiều năm giảng dạy ở Hàn Quốc, nghĩ như thế nào? Dưới đây là nội dung thư của ông viết gửi VnExpress:


Giáo sư Nguyễn Văn Thuận sinh năm 1966, tốt nghiệp Đại học Kobe vào năm 2002. Năm 2002-2007,
ông làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Công Nghệ Sinh học thuộc Viện RIKEN, Nhật Bản.


Từ tháng 3/2007 đến nay, tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận giảng dạy tại Khoa Công nghệ sinh học động vật tại Đại học Kiến Quốc (Konkuk), Seoul, Hàn Quốc. Hiện ông là Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ sinh học sinh sản châu Á. Ảnh do tác giả cung cấp.

Đầu tháng 11, nhân chuyến thăm thăm và làm việc với Bộ Giáo dục và Khoa học Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân tới trường Đại học Konkuk – trường đại học tư nằm trong top 5 của Hàn Quốc, tọa lạc ở trung tâm Seoul. Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Quân có buổi giao lưu thân mật với sinh viên Việt Nam đang học tập tại trường.

Đại diện cho sinh viên Việt Nam, nghiên cứu sinh Võ Tấn Việt, cựu hội trưởng hội sinh viên Việt Nam tại trường Konkuk nói rằng, các bạn sinh viên Việt Nam ở Hàn Quốc luôn cố gắng học ngày học đêm với mục đích duy nhất là trang bị kiến thức để về xây dựng quê hương. Tuy nhiên thực tế điều kiện cơ sở hiện nay ở Việt Nam đang khiến họ chùn bước.

"Thành tích của chúng em còn cao hơn cả sinh viên Hàn Quốc. Nhưng khi học xong về nước chúng em lại không thể phát triển chuyên môn của mình. Còn các bạn Hàn Quốc ngược lại. Vì thế, nếu ở nước ngoài, chúng em sẽ áp dụng kiến thức mình có vào nghiên cứu khoa học. Vậy xin hỏi tại sao chúng em không thể phát triển được khi đã trang bị đầy đủ kiến thức trên quê hương mình?".

Nghe đến đây thì cô thông dịch viên tên Thu Hương, nghiên cứu sinh trường Đại học Konkuk nghẹn ngào xúc động và phải dừng mất vài phút.

Tôi biết nhiều sinh viên của tôi ngồi phía sau rơi nước mắt, tôi cũng không ngăn được sự xúc động và lấy kính đeo để che không cho quan khách trông thấy. Bởi chúng tôi là các giáo sư chủ nhà đang tiếp đoàn của Bộ Khoa học và Công nghệ và hơn nữa chúng tôi không muốn Ban giám hiệu và các giáo sư Hàn Quốc (ngoài tôi) biết những trăn trở của các em về tình trạng của đất nước.

Tôi hiểu tại sao các em chảy nước mắt khi nghe những lời đó. Tất cả sinh viên đã trải qua thời gian gian khổ chỉ ngủ 2 đến 3 tiếng dành thời gian còn lại cho luận án tiến sĩ của mình trên đất khách quê người thực sự thấm thía điều đó.


Bộ trưởng Nguyễn Quân tại buổi gặp gỡ sinh viên Việt Nam ở trường Konkuk.
Ảnh do GS Thuận cung cấp.


Tại sao sinh viên chúng ta học giỏi, làm giỏi và rất thành công trong cống hiến khoa học sau khi tốt nghiệp và tiếp tục nghiên cứu tại nước ngoài?. Trong khi nếu trở về Việt Nam thì hầu hết sự nghiệp nghiên cứu khoa học chấm dứt, cuối cùng các em phải tìm cách ở lại, để phấn đấu ngày đêm xây dựng nhà hàng xóm đã giàu có, còn đất nước mình vẫn đang còn rất nghèo và khó khăn. Thật xót xa.

Nhiều người nhận thấy khuôn mặt suy tư đăm chiêu Bộ trưởng Nguyễn Quân khi nghe những âm thanh nghẹn ngào đó của các em sinh viên. Tôi nghĩ Bộ trưởng rất thấu hiểu cái nghịch cảnh đất nước bỏ tiền của ra cho các em ăn học thành tài, không lý gì mà không tạo điều kiện tối thiểu nhất để các em trở về xây dựng quê hương.

Giây phút yên lặng cộng với giọng nói nghẹn ngào của cô thông dịch viên kéo dài trong vài phút. Hình như đến đây các giáo sư Đại học Konkuk và Ban giám hiệu mới hiểu ra (vì hầu hết thế hệ họ đã trải qua những năm nghèo đói và phải đi làm thuê cho Hàn Quốc 30 năm trước đây), họ đồng loạt vỗ tay thật lớn để tỏ lòng cảm kích cũng như cám ơn các em sinh viên Việt Nam. Cám ơn các em, cám ơn các em sinh viên của tôi thật nhiều, các em đã làm thay đổi suy nghĩ trong tôi.

Phải về thôi, phải về để các em không phải lang thang xây dựng nhà hàng xóm giàu có trong khi luôn đau đáu trông về "nhà mình" còn rất nghèo. Trách nhiệm đó là trách nhiệm của thế hệ đi trước các em - trách nhiệm của thế hệ chúng tôi. Chỉ có thế hệ chúng tôi và thế hệ trước chúng tôi, những người đã trưởng thành về chuyên môn và tạm được thế giới công nhận mới có thể tạo nền tảng cơ bản trong nghiên cứu và học thuật tại quê hương để các em trở về "có đất" phát triển.

Lòng tôi tự nhủ phải về thôi. Nhưng quyết định này thật khó khăn cho tôi và nhiều người có vị trí giáo sư ổn định ở trường đại học lớn tại các nước phát triển. Vì nhiều hệ lụy liên quan không chỉ mình chúng tôi mà ai cũng có một gia đình nhỏ cần phải giữ nó hạnh phúc trước khi muốn làm cái lớn hơn.

Trong phần thảo luận với sinh viên, Bộ trưởng Nguyễn Quân khiến cho chúng tôi kỳ vọng hơn với quyết định "Về thôi" của mình trước đây qua những nhắn nhủ và thông báo cho chúng tôi các chính sách mới về trọng dụng nhân tài và phát triển khoa học kỹ thuật của đất nước gần đây.

Bộ trưởng thông báo đến các em sinh viên những chính sách và chủ trương mới nhất mà Bộ soạn thảo về phát triển khoa học và của Việt Nam trong những năm tới. Chính sách đó đã được Đảng, Quốc hội và Chính phủ thông qua làm nền tảng, động lực và quốc sách cho sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên với tư cách là người đi trước có chút kinh nghiệm, tôi khuyên các anh chị và các em sau khi tốt nghiệp tiến sĩ nên tìm mọi cách để có thể làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại những phòng thí nghiệm có người hướng dẫn với tầm vóc quốc tế (đây cũng là điều khó). Trong thời gian đó vừa xây dựng lý lịch khoa học cho mình, vừa chứng tỏ sự độc lập và tự tin trong nghiên cứu để hòa nhập với dòng chảy khoa học quốc tế. Khi đó các em trở về quê hương đóng góp tri thức của mình cho đất nước là tốt nhất.

Cuối cùng cám ơn các em sinh viên Việt Nam tại Trường Konkuk, những giọt nước mắt và những con tim xúc động nghẹn ngào của các em đã làm thay đổi và giúp tôi quyết định "Về thôi". Cảm ơn Bộ trưởng Nguyễn Quân tạo cho tôi niềm tin nhiều hơn để có thể nói "Về thôi, về để mở đường cho các em được phát triển trên quê hương Việt Nam".

Nguyễn Văn Thuận
Theo VNexpress

Đã gửi: Sáu T11 23, 2012 6:45 am
Viết bởi STH
Rồi đề tài này sẽ lại như bao đề tài khác. Người Đông Du sẽ đọc và lại bỏ qua :khoaichi Trò hề của tri thức. Thôi thì lỡ copy, thì mình sẽ tiếp tục cập nhật bình luận của bài báo này.

Trở về ư
Rồi ông sẽ thấy quyết định trở về của mình là sai lầm. Ông có thể đóng góp cho đất nước từ xa và điều đó chứng tỏ lòng yêu nước rồi. Sau khi trở về Ông chẳng còn gì để cống hiến cho đất nước. Các bộ trưởng nói thì hay đấy nhưng nhìn việc làm của họ thì biết. Có những người còn tâm huyết hơn bộ trưởng này nữa nhưng họ không có quyền thì đành chịu thôi. Tôi muốn ra đi nhưng không giỏi như giáo sư để ra đi. Chúc giáo sư mạnh khỏe và sáng suốt để lựa chọn.
Li Ti | 2 giờ 55 phút trướcThích | 114

Không thức thời
Thế nào là đóng góp cho đất nưóc Tôi cho rằng đa phần các giáo sư tiến sỹ đang làm việc ở Việt Nam chẳng tạo ra của cải thực sự cho đất nước mà còn gây lãng phí, không phải họ không có tâm, có tầm mà nguồn lực đất nước hạn chế lương còn chưa đủ lấy đâu kinh phí mà nghiên cứu, đợi đến lúc có sản phẩm mà ra được tiền thì bao giờ thu lại được chi phí đầu tư.
Tôi thấy rằng các du học sinh VN sau khi tốt nghiệp tiến sỹ xong về chủ yếu do có chỗ làm tốt, có bố mẹ có chức vụ sẵn, cộng với tài năng của họ còn phát huy được chứ giỏi đến mấy mà cấp trên vẫn giữ phong cách như hiện nay lại bị đố kị, ghen ghét thì sớm tự kỉ mà thôi. Nên tùy bản thân mỗi người sẽ có cách đóng góp tốt nhất cho đất nước, hàng triệu người Philipin lao động ở NN mỗi năm gửi về nước hơn 20 tỷ $, sao VN không học tập như vậy, tiền đó là tiền thu về thực sự, của cải vật chất thực sự, chứ giáo sư tiến sỹ gì về cũng vẫn trông chờ vào NN rồi làm con buôn buôn đi bán lại thì đâu có bằng chị y tá, hộ lý hằng tháng gửi nghìn đô về cho gia đình. Nên thay đổi cách nghĩ sẽ tốt hơn, các bạn cứ cống hiến hết mình, thể hiện một VN khác rồi khi đất nước có đất dụng võ thực sự hãy về và cống hiến.
Hưng Nghiêm | 2 giờ 45 phút trướcThích | 35

Trở về đâu con người xa xứ
Tại sao các bạn không trở về .,..về Việt Nam của chúng ta!!!
-Không phải điều kiện sống ở VN không tốt
-Không phải lương thưởng ở VN không cao (thực tế không cao thật)

Cách sử dụng con người (đặc biệt hơn với người tài) của VN quá nhiều bất cập, người có tài, có học đúng hơn là người trình độ cao không bao giờ cúi mình trước kẻ bất tài, ít học, học đại khái, học giả bằng thật!!!
Sẽ mãi như thế nầy khi mà tiêu chí bổ nhiệm úp mở như hiện nay!, còn nữa bổ nhiệm không dựa trên tiếu chí tài năng.,mà bổ nhiệm trong bóng tối.,.bí mật.,.dựa trên những tiêu chí mơ hồ.,.phi thực tế. Gần đây nhiều địa phương trải thảm.,.gì đó để mời gọi nhân tài!!! hình thức! sáo rỗng!, phi thực tế!, và thực tiễn đã trả lời là thất bại!
Hong Anh | 3 giờ 32 phút trướcThích | 20

Ý kiến về việc chảy máu chất xám.
Tôi rất đồng tình với tâm tư của giáo sư Thuận. Nhưng về Việt Nam sẽ như thế nào khi không đủ điều kiện để phát triển, người tài không được trọng dụng ngay cả trong nước, như các báo trước kia có đăng tin. Cơ sở vật chất cũng không đủ để nghiên cứu phát triển. Nếu được thì các thế hệ từ giáo sư trở về trước nên về để tạo tiền đề cho các thế hệ sau này, sau khi học xong là về có nền tản, cơ sở làm việc, nghiên cứu. Chân thành cảm ơn.
NGUYỄN THANH TRỌNG | 3 giờ 9 phút trướcThích | 19

Cám ơn Thầy
Đất nước ta, trải qua hơn bốn ngàn năm tồn tại và phát triển. Thời đại nào cũng có những con người kiệt suất, vĩ đại. Những con người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta. Nhưng thử hỏi, tại sao dân tộc ta vẫn nghèo ? Phải chăng là vì chúng ta đã không còn những người tài giỏi? Chỉ vì đơn giản, chúng ta không có môi trường để họ phát huy tài năng, chính sách trọng dụng người tài của đất nước ta chưa tốt. Nhưng cần lắm, những người Thầy như GS Nguyễn Văn Thuận, Người đã thổi lửa cho thế hệ trẻ trở về quê hương xây dựng đất nước. Liệu chúng ta có thể tiến hành một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này không?( Điều này tôi xin gửi tới bộ trưởng Nguyễn Quân.)
Hoàng | 3 giờ 12 phút trướcThích | 14

Thật là người có tâm huyết
Gửi Giáo Sư Thuận. Đọc bài viết của Giáo sư tôi thực sự xúc động, tôi đánh gía rất cao tâm huyết của giáo sư và thấy buồn cho sự quan tâm đến giáo dục của nước nhà. Nếu ai cũng suy nghĩ và làm được như giáo sư thì đất nước ta đã không nghèo lâu như thế này. Tôi mong muốn những người có tâm với đất nước hãy vì cả một dân tộc mà cống hiến sức mình đế đưa đất nước phát triển lên.
nguyen khanh toan | 2 giờ 1 phút trướcThích | 12
Rất dễ hiểu!
Bởi ở ta không quan tâm đến trình độ chuyên môn, chỉ quan tâm đến trình độ "luồn cúi". Rất dễ hiểu.
Nguyễn Đức Tâm | 51 phút trướcThích | 7

Kính gửi
Tôi thấy bài viết rất hay và đúng thực trạng hiện nay, Tôi hy vọng các Anh ở xa quê hương một lòng một dạ hướng về tổ quốc, phục sự đất nước. Đem khả năng, trí tuệ, khát vọng của người dân Việt cống hiến cho nước nhà. Chúng ta rất cần những người như GS Nguyễn Văn Thuận. Xin cảm ơn Giáo Sư.
L Q Vinh | 3 giờ 11 phút trướcThích | 7

Vô lý và nghịch lý
Tôi là các bộ giảng dạy cho một trường Đại học lớn ở KV. ĐBSCL. Mới đây có văn bản xét thâm niên nhà giáo, tôi bị cắt sạch sẽ chỉ vì cái tội "Đi học nước ngoài" đấy. Tôi phục vụ nhà trường đã 14 năm, nhưng thâm niên tôi chưa đủ 8 năm vì cái tội đi học nước ngoài. Khà khà, nó vừa vô lý vừa nghịch lý: Vô lý ở chổ tôi đi học là nhiệm vụ, nên phải báo cáo thường xuyên với nhà trường và tôi đi với quyết định cử đi đào tạo do Hiệu trưởng ký và BGD&ĐT cho phép. Thế thì hà cớ gì một người hoàn thành nhiệm vụ trở về lại bị cắt thâm niên? Nghịch lý ở chổ trong khi các chính sách của chính phủ khuyến khích cán bộ đi học nước ngoài để vừa tiết kiệm ngân sách, vừa có cán bộ đủ trình độ tiếp cận kiến thức của thế giới, thế thì việc xét thâm niên như thế có nghịch lý không? Và còn nhiều nghịch lý nữa. Nghe bộ trưởng Quân nói thấy cũng mừng, nhưng thật sự tôi không tin tưởng lắm ở các chính sách đãi ngộ.
Chỉ e rằng giáo sư Thuận quay về chưa đầy năm thì đã chạy mất dép rồi. GS nên suy nghĩ kỹ vấn đề này, ở HQ, GS vẫn có thể giúp được đất nước thông qua đào tạo cho các sinh viên mình khi đến học, hoặc tuyển nhiều sinh viên VN hơn. Tôi từng đi học nước ngoài, lúc đi thì lúc nào cũng canh cánh về đóng góp, nhưng về rồi thì nản lắm GS ơi. Chính sách, chính sách và chính sách???
Người Viễn Xứ | 1 giờ 9 phút trướcThích | 6

Chưa đủ
Đọc ý kiến ông Thuận rất hữu lý vì đó là ý nghĩ it ra cũng phảng phất của những người có đủ kiến thức giúp đất nước ở bất cứ phương trời nào. Tuy nhiên ông Thuận cũng nêu ý nghĩ HẠNH PHÚC DÂN TỘC PHẢI PHÁT SINH TỪ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH NHỎ (đây là bước cản trở đầu tiên và khó vượt).
Tiếp theo là niềm tin, ông Quân đại diện một hệ thống giáo dục hiện tại, cương vị ông phát biểu về khoa học coi như khả tín. Nhưng niềm tin ở mức độ nào là do người VỀ THÔI đánh gía, chắc chắn QÚA KHỨ BẢO ĐẢM CHO HIỆN TẠI. Hy vọng những ai coi VỀ THÔI là một luận lý hãy cùng dân tộc đi lên trên con đương sáng lạn.
Nguoi noai Cuoc | 3 giờ 1 phút trướcThích | 5

chảy máu chất xám
Tôi không hiểu gì nhiều về nghiên cứu khoa học, cũng không hiểu hoàn cảnh du học ra nước ngoài rồi ở lại làm việc, nhưng tôi hiểu cảm giác xa quê đi học và ở lại thành phố làm việc. Nhiều lúc suy nghĩ rất muốn về quê để góp chút kiến thức tích lũy của mình để giúp đỡ quê hương, nhưng về rồi làm gì đây khi muốn xin được việc phải lót tay vài chục triệu đồng, xin việc khó khăn. Thôi đành vậy, chỉ biết chờ thời.
nhh | 1 giờ 5 phút trướcThích | 4

Nỗi lòng giáo sư đi 'xây nhà hàng xóm'
Kính gửi GS. Nguyễn Văn Thuận
Một điều tôi muốn khuyên GS đó là: Giáo sư đã suy nghĩ kỹ chưa? Phải chăng đó là những phút bồng bột, nhất thời. Theo tôi thiển nghĩ: đã là Giáo sư thì "xây dựng" nhà nào mà chẳng được, vì nó vẫn là sự cống hiến nghiêm túc cho cả xã hội loài người nói chung và dân Việt Nam nói riêng. Đây là ý kiến rất mực chân thành của tôi, mong Giáo sư suy ngẫm lại./.
ngo van dac | 47 phút trướcThích | 3

sự quay về hay là sự trở lại
Nhìn thế nhưng không phải thế. Về rồi sẽ hối hận, về rồi bạn sẽ lại nghĩ cách đi. Ở lại nếu bạn giỏi người ta còn biết bạn là người gốc việt, bạn về rồi thì có rất nhiều người việt giống bạn. Sự thất vọng không nằm ở chỗ nghèo và thiếu thốn, mà nó nằm ở tay người giữ chiếc gậy điều khiển. Thảm đỏ đã trải ra từ rất lâu, từ những năm 1995, nhưng có rất nhiều bước chân bước vào, rồi lại phải quay gót lên phi cơ về nơi thực sự cần họ. Bạn có dám chắc là ý tưởng của bạn tốt hơn ý tưởng của những vị giáo sư tiến sĩ đang cầm gậy chỉ huy ở nhà không? Hãy suy nghĩ thật kĩ. An Cư
Nguyễn An Cư | 58 phút trướcThích | 3

Chưa đúng lúc
Cũng mãi chỉ dừng lại ở mức độ thông cảm, thật khó để Bộ trưởng có thể thay đổi được cục diện trong xã hội không có sự ganh đua công bằng mà nguy hiểm ở chỗ không ai chịu trách nhiệm cho sự không công bằng ấy. Chừng nào xã hội còn đang chuộng quyền lực và tiền bạc thì e rằng tài năng và đạo đức sẽ bị ra rìa chưa chưa nói đến việc sống cho đàng hoàng được .
Khuất | 1 giờ 2 phút trướcThích | 3

Hy vọng
Tôi rất xúc động khi đọc bài viết. Đây đúng là một giáo sư yêu nước. Hy vọng sau khi về nước ông hãy quan tâm nghiên cứu nhiều hơn đến lĩnh vực nông nghiệp để người nông dân việt nam đỡ khổ. Người nông dân việt nam hiện tại cũng rất thông minh và có rất nhiều phát minh sáng tạo hay. Tôi nghĩ nếu có người tài giỏi giúp đỡ nghiên cứu thì sẽ còn tốt hơn nữa. Cám ơn!
Phạm Tiến Thịnh | 43 phút trướcThích | 2
CAN DAM THEM CHUT NUA
GUI THAY THUAN,

KHI THAY MUON VE, THAY NEN CHUAN BI DE DUOC DOI XU NHU NHUNG NGUOI KHONG HE BIET LAM KHOA HOC LA GI. DIEU NAY LA CAN THIET DE THAY KHONG HOI TIEC VI DA CHON CON DUONG VE LAI VN.

KINH CHUC THAY LUON SUC KHOE VA NUOI DUOG HANH CONG Y DINH CUA MINH ( DAY CO LE LA PHUC CHO KHOA HOC VN)
PHU QUY BINH THUAN | 48 phút trướcThích | 2

Có ở trong chăn mới biết...
Nhiều người bỏ đất Nước ra đi với nhiều lý do khác nhau. Song khi họ muốn trở về Việt Nam thì cũng đủ mọi lý do, người thì thất sũng, người thì làm an không được nửa, người thì thấy bây giờ ở Việt Nam "kiếm được" nên lại quay trở về. Song buồn là họ đều nói là "yêu Nước" mới trở về thực là sáo rổng, chỉ người ở trong chăn mới biết...Còn một số gọi là quá it là lòng yêu đất Nước cũa họ có, song sao họ không về từ đầu nhỉ, mà khi họ có tuổi hay ... thì mới về thì xin đừng nói là lòng yêu đất Nước cho nó to tát làm gì !
David Le | 1 giờ 1 phút trướcThích | 2

mongdieutotdeptu giáou
mong rằng giáo sư và học trò của người sẽ thay đổi cục diện và tình trạng của nước mình. Em biết rằng sinh viên việt nam gioi rất rất nhiều, nhưng không có môt trường sống tốt thì một là bỏ đi nơi khác, hay là chết mòn. tình hình nước ta là thế. chính vì thế, cần một ai đó dẫn đầu cho phong trào nhân tài trở về lại chính ngôi nhà của mình để tô điểm thêm cho nó chan hòa, đẹp hơn, hiện đại hơn. bạn độc cũng mong rằng giau su hay cố gắn. đừng bỏ cuộc khi khó khăn. mong rang chinh sach nha nuoc hay đầu tư cho giáo dục nhiều hơn nữa. thay gì cho quyền lại hay đầu tư vào thứ khác, tình trạng tham nhũng diễn ra hằng ngày hằng giờ. có phải đến lúc bỏ cái quyền lợi cá nhân để đem lại niềm vui chung cho xã hội ta! xứng đáng với khẩu hiệu " đoàn kết đoàn kết- thành công đại thành công" có đoàn kết sẽ thành công???????????
mongcuocsongbinhyen | 1 giờ 1 phút trướcThích | 2

"Về thôi"
"Về thôi" nỗi lòng của bao người, 2 chữ thôi nhưng nhiều cảm xúc.
Phan | 2 giờ 45 phút trướcThích | 2

Về Thôi!
Vâng, đúng vậy thưa giáo sư Thuận. Cho dù là bất cứ lý do gì hễ nếu là người Việt Nam, có ăn có học, có tài mà không nghĩ về quá khứ cội nguồn của mình để trở về giúp quê hương mình, xây dựng nhà mình thì có là ông gi chăng nữa cũng là NOTHING.
Bác Hồ có nói rằng:" Có đức mà không có tài, làm việc gi cũng khó. Có tài mà không có đức thì cũng chỉ là người Vô dụng". Thật Triêt lý quá
Trần Việt Hùng | 3 giờ 17 phút trướcThích | 2

Đã gửi: Sáu T11 23, 2012 6:48 am
Viết bởi STH
cám ơn giáo sư nguyễn văn thuận
chúng em cũng là những người con xa sứ đang công tác và sinh sống tại nhật bản chúng em cũng có tâm trạng như giáo sư. Vì chúng em cũng đã và đang làm trong tập đoàn ôtô lớn của nhật bản chuyên về công nghệ CNC cũng rất mong muốn đem tri thức của mình về phục vụ đất nước vì nước mình công nghệ CNC còn rất hạn chế. Nhưng cái tiền đề cái tiên phong để chúng em phát triển tri thức áp dụng công nghệ đó thì lại là câu hỏi lớn. Đất nước chảy chất xám nhiều quá như lời giáo sư Nguyễn Van thuận nói: "Phải về thôi, phải về để các em không phải lang thang xây dựng nhà hàng xóm giàu có trong khi luôn đau đáu trông về nhà mình còn rất nghèo".
hung | 1 giờ 16 phút trướcThích | 1

chuyện nhỏ
Việt nam còn nghèo nhưng về trí thức rất cao cần cù chịu khó, nếu khi du học trở về kiếm một chỗ làm cho phù hợp thì phải xem lại gia đình goc như thế nào có nằm trong bộ máy chính quyền hay không hay khi học xong lại làm việc cho nước ngoài, rieng vietnam là như vậy học giỏi như thế nào chỉ là kiến thức cho mình, còn việc công dụng người trí thức làm việc trong bộ máy nhà nước trắc hẳn không có ngoại trừ gia đình cha chuyền con nối nếu không có ai chống đỡ thì chỉ một thời gian cũng phải bị sa thải hay cắt chức nên việc trí thức sau khi du học thương ở lại nước bạn và không muốn trở về với những lý do ma ai ai cũng cảm nhận được
CAI HUY SONDUNG | 1 giờ 25 phút trướcThích | 1

Kính phục nhưng cần thận trọng!
Tâm sự chân thành của Giáo sư cùng với nhiều nhà khoa học khác đã thành đạt ở nước ngoài cũng là mong ước của những người dân ở Nhà. Lời khuyên của Giáo sư hoàn toàn hợp lý và rất thiết thực nhưng cũng không dễ để thực hiện. Mong rằng Nhà nước sẽ có những đãi ngộ xứng đáng với kỳ vọng của Giáo sư và nhiều nhà khoa học khác nữa. Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng, hiện nay với cơ chế đang có thì việc đáp ứng các điều kiện cho các nhà khoa học đầu ngành phát huy hết năng lực của mình là rất khó khăn và chưa thể được trong thập kỷ tới. Rất mong Giáo sư và các nhà khoa học hết sức thông cảm trong thời gian đầu trở về quê hương!
Nguyễn Hoàng | 1 giờ 26 phút trướcThích | 1

Người tài sẵn sàng phục vụ đất nước
Tâm tư của lưu học sinh ngày nay cũng không khác gì gần 40 năm trước đây của chúng tôi. Nhưng ngày đó không khí VN sau giải phóng đang chờ chúng tôi về xây dựng đất nước. Chúng tôi biết mình học giỏi nhưng chỉ sau thì gian sẽ lạc hậu kém hơn các bạn châu âu nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh. Còn giờ đây, cái tiêu cực mọi mặt của đất nước đã làm cho các em, các cháu chùn bước. Bộ trưởng Nguyễn Quân nắm quá rõ điều đó và hy vọng Chính Phủ có chính sách đúng đắn để người tài về xây đất nước mình. Tôi nghĩ rằng người tài của VN sẵn sàng hy sinh vì đất nước, trước hết họ phải phát huy được sở trường của mình như ở nước ngoài. Thứ hai, họ xây được thì đừng để những thế lực đổ đi hàng nghìn tỷ của dân thì xây mấy cũng chẳng lại, mà ai còn muốn xây nữa, còn hơn cả dã tràng xe cát.
Kỹ sư thời bao cấp | 1 giờ 30 phút trướcThích |

Tại vì...
Các em học giỏi, xuất sắc là rõ ràng, còn tại sao không phát triển được ở nước nhà thì câu trả lời là : thế hệ cũ, những người gạo cội ở những nơi các em xin vào làm thì chỉ cần những sinh viên xuất sắc đi pha trà thôi . Nếu không họ sẽ đi đâu ? Làm gì bây giờ ? Hãy học Đặng Tiểu Bình, các em không cần về mà hãy ở lại nâng cao kiến thức hơn nữa, hãy làm giàu hơn nữa sau đó về đóng góp, đầu tư cũng không muộn.
Phạm Minh Hùng | 1 giờ 33 phút trướcThích |

Nỗi lòng đâu của riêng Giáo sư .
Thanh niên Việt Nam nói chung sinh viên VN nói riêng không có lỗi, Bộ trưởng và GS( thế hệ đi trước)không có lỗi ... nhưng chính sách cụ thể với khoa học và đặc biệt là sự quản lý và điều hành của nhà nước quá yếu kém. Không phải bàn ra nhưng cũng phẩi nói trước : GS về nước nhưng cứ cơ chế và chính sách như thế này liệu ông có chịu nổi chứ chưa nói đến cống hiến .
Tạ Đình Vọng | 1 giờ 43 phút trướcThích |

THẬT ĐAU LÒNG!
Gửi Giáo sư Nguyễn Văn Thuận. Tôi đọc "Nỗi lòng giáo sư đi 'xây nhà hàng xóm" thấy nghẹn ngào xúc động, hai mặt đỏ heo như muốn tuôn chảy vì thấy "thật đau lòng" do tình trạng chảy chất xám. Tôi không như như giáo sư đang ở lại và làm việc ở nước ngoài, tôi là một dân tỉnh lẻ đến Tp.HCM học tập và phải ở lại Tp.HCM làm việc kiếm sống. Tồi cùng vô số dân tỉnh lẻ khac đến Tp.HCM học tập, cố gắng trao dồi kiến thức khoa học lẫn kinh nghiệm thực tế. Chúng tôi là những người đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế của Tp.HCM, nhưng đều không thể về lại quê hương của mình để góp sức. Tạo sao vậy?
Nguyễn Bằng | 3 giờ 4 phút trướcThích |

Về thật sao?
Về đi các bạn , về rồi mà tiếc
bui duy huynh | 3 giờ 18 phút trướcThích |

Làm sao để có người tài giỏi ???
Mỗi con người, ai cũng có một quê hương, nhưng nếu phải xa quê cũng chính vì cuộc sống mưu sinh. Vì thế để những người Việt Nam ơ khắp nơi trên thế giới mang kiến thức về xây dựng quê hương thì phải có một cơ chế, một chính sách và một tầm nhìn. Mỗi lãnh đạo đang nắm giữ trọng trách phải có một cái tâm và tinh thần trách nhiệm, một tầm nhìn để thu hút người tài. Hãy bớt tham nhũng, hãy biết từ bỏ nếu không xứng đáng. Để người có tài có thể đảm trách nhiệm. Thì mới có một xã hội phát triển.
Xuan Luong | 3 giờ 20 phút trướcThích |

cảm động
Đọc xong tôi thật sự cảm động về quyết định của giáo sư Nguyễn Văn Thuận. Đất nước và con người Việt Nam luôn chờ đợi và ủng hộ một người yêu nước như ông.
lê hiền anh | 3 giờ 30 phút trướcThích |

ve thoi
Doc bai bao ma thay roi nuoc mat,con bao nhieu nguoi tai gioi, bao nhieu chat xam mat di trong khi dat nuoc ta van con rat ngheo, biet bao gio dat nuoc,que huong se tan dung duoc ho de khong phai xuat khau lao dong, khong phai song noi dat khach que nguoi. Va ai la nguoi chiu trach nhiem ve nong noi nay?
Nguyen Anh Dung | 3 giờ 31 phút trướcThích |

Đã gửi: Sáu T11 23, 2012 10:17 am
Viết bởi Vo Danh Tien Boi
真夜中で僕は思わず未来の道をずっと考えてた。
帰国するかしばらく日本で就職するかマジで迷ってる。
早く帰国したいものだけど、将来やりたい事やどんな道に進んでいけばいいのか。???

Đã gửi: Bảy T11 24, 2012 5:21 am
Viết bởi STH
Đầu tư các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế
Tôi cũng từng làm nghiên cứu sinh tại viện Max Planck, một trong những hệ thống viện nghiên cứu lớn nhất không chỉ ở Đức mà trên thế giới. Câu hỏi về hay ở day dứt tôi trong suốt thời gian làm NCS tại Đức, nhưng cuối cùng sau khi tốt nghiệm tôi vẫn chọn Việt Nam để tiếp tục phát triển sự nghiệm nghiên cứu của mình. Nếu trong tất cả chúng ta đã, đang và sẽ đi tu nghiệp ở nước ngoài cũng có suy nghĩ về VN là một sai lầm và đều tìm cách trở lại thì ai sẽ ươm mầm cho những hạt giống để phát triển khoa học và công nghệ của đất nước trong tương lai, đưa đất nước mình khỏi tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều bạn bè đã từng học tập ở nước ngoài thì tôi thấy họ đều muốn về VN để cống hiến và xây dựng đất nước, tuy nhiên câu hỏi về đâu và làm gì thì không ai tìm được câu trả lời. Bởi hai lý do chính: thu nhập bảo bảo cuộc sống để toàn tâm toàn lực cho nghiệm cứu và bởi cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm chưa đáp ứng được nhu cầu. Nếu tôi nhớ không nhầm thì hàng năm nhà nước ta dành ra khoảng 2% ngân sách cho nghiên cứu khoa học. Số tiền đó không nhỏ, và trong một diễn đàn gần đây tôi còn thấy hiện tại 400 tỷ đồng ngân sách khoa học công nghệ vẫn chưa được giải ngân cho năm tài chính 2012. Vậy vướng mắc ở chỗ nào và giải pháp tháo gỡ vướng mắc đó là gì? Câu hỏi này không phải giờ chúng ta mới quan tâm. Gần đây tôi thấy nói nhiều đến cơ chế tài chính làm khó cho các nhà khoa học, theo tôi đó chỉ là một phần, trong rất nhiều vấn đề bất cập hiện nay mà chúng ta chưa tìm được lời giải và hướng đi phù hợp. Đầu tư dàn trải, định hướng nghiên cứu và việc xét duyệt đề tài vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn. Từ thực tế đó, tôi có một vài đề xuất sau đây: 1. Nhà nước cần đầu tư tổng lục cho một số ngành nghiên cứu mũi nhọn như: Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin, truyền thông, khoa học vật liệu… 2. Ở mỗi ngành cần đầu tư một trung tâm nghiên cứu hiện đại với các phòng thí nghiệm đạt tầm quốc tế. Có thể bắc chước một vài viện nghiên cứu thuộc hệ thống Max Planck của Đức. 3. Khi đã có phòng thí nghiệm, có chính sách cho tài chính đủ thông thoáng thì việc thu hút nhân tài về làm việc tại các viện nghiên cứu này hoàn toàn không khó, thậm chí có thể thu hút cả các GS, TS là người nước ngoài đến làm việc. 4. Các TS trẻ sau khi vừa tốt nghiệp để họ bắt đầu mọi thứ và trọng trách đứng đầu các nhóm nghiên cứu là một thách thức. Chính vì vậy rất cần những người là bực cha chú đã thành danh ở nước ngoài về cầm đầu các nhóm nghiên cứu từ đó dìu dắt thế hệ trẻ đi theo. 5. Từ mô hình nghiên cứu này sẽ lan tỏa không chỉ trong ngành mà còn kéo theo các ngành khác có liên quan phát triển. 6. Mỗi khi đã có nhưng trung tâm nghiên cứu chất lượng cao, việc đào tạo TS từ nguồn trong nước đạt chuẫn quốc tế sẽ bổ sung tại chỗ nguồn nhân lực còn thiếu hụt.
Minh Hùng | 23 giờ 44 phút trước

cảm động
Đọc xong tôi thật sự cảm động về quyết định của giáo sư Nguyễn Văn Thuận. Đất nước và con người Việt Nam luôn chờ đợi và ủng hộ một người yêu nước như ông.
lê hiền anh | 1 ngày trướcThích | 6

Thật xót xa
Đọc các comments của mọi người, tôi thấy thật xót xa cho đất nước VN. Bản thân tôi hòan toàn đồng ý với các comments đó. Trở về VN là sai lầm nếu gặp phải các quan chức nói hay làm dở. Giáo sư hãy ở Hàn Quốc để cống hiến và phát triền tài năng, vì cống hiến ở đâu cũng là cho con người. Hãy sống và làm việc ở nơi mà họ trân trọng thật sự tài năng của mình.
Trân trọng.
Vũ Tuấn | 23 giờ 13 phút trướcThích | 5

Cám ơn Thầy Thuận
Tôi là một sinh viên thuộc Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà thầy Thuận từng là một sinh viên tại đây. Tôi còn nhớ, có một lần hội thảo CNSH về gene cloning, thầy còn dặn dò. Sinh viên ta, ai cũng giỏi, ai cũng cần cù, chịu khó, nếu có môi trường bài học tập bài bản, các em có khi giỏi hơn tôi rất nhiều lần. Mục đích học tập của chúng ta là học thật giỏi và góp phần xây dựng quê hương đất nước. Khi đọc qua bài viết của Thầy, em rất tự hào về Thầy. Một sinh viên CNSH khóa 28. Mong thầy về Việt Nam.
Hoàng DMCM | 23 giờ 15 phút trướcThích | 5

Hoan nghênh giáo sư
Đất nước Việt Nam rất cần những bậc tri thức như giáo sư. Hi vọng giáo sư thực hiện quyết định của mình. Giáo sư hãy " VỀ THÔI " về giúp đỡ đất nước.
Nga Nguyễn | 20 giờ 57 phút trướcThích | 4

EM SỢ RẰNG MỘT NGÀY NÀO ĐÓ THẦY HỐI HẬN THÌ ĐÃ MUỘN
Kính gửi Thầy Thuận. Trước tiên cho em gửi đến Thầy cùng gia đình lời chúc sức khỏe, chúc Thầy suy nghĩ kỹ và quyết định lựa chọn đúng đắn. Thưa thầy, em là 1 luật sư đang làm việc cho 1 ngân hàng, thời SV em cũng nuôi bao ước mơ và hi vọng vì mình có thành tích hợp họp tập tốt, cứ luôn nghĩ mình có kiến thức thì sẽ cống hiến cho đất nước...Nhưng thực tế thật phũ phàng, hiện tại do môi trường công việc, em có điều kiện tiếp xúc với các cơ quan nhà nước, với những người thực thi pháp luật...em có giỏi biện luận, chứng minh, sử dụng luật đến mấy mà em không có tiền (gọi là chi phí giao tế) thì công việc của em cũng bị chậm thậm chí là dừng lại năm này qua năm khác hoặc gây bất lợi cho lợi ích của thân chủ em đang bảo vệ (dù luật quy định rõ là điều đó trái...)...Từ Bắc đến Nam Thầy ah. Từng là 1 người có tâm huyết với nghề (bảo vệ pháp luật và công bằng xã hội), thế nhưng tất cả chỉ được miêu tả = 2 từ "tiền" và "quyền". Thầy suy nghĩ nhé, nếu thầy sống trong 1 môi trường như thế (em chỉ đề cập 1 mảng nhỏ) thì làm sao mà Thầy còn tâm huyết để làm việc, để cống hiến, chưa nói đến hàng ngày còn phải nghĩ đến cơm áo. Em chân thành khuyên thầy đừng về. Nếu có cơ hội em mong được 1 lần gặp Thầy chỉ để trò chuyện và học hỏi Thầy. chúc Thầy mạnh khỏe.
HẢI LÊ | 23 giờ 24 phút trướcThích | 4

Về ư?
Đóng góp cho quê hương cũng có nhiều cách, hoặc về để có đóng góp trực tiếp hoặc đóng góp qua một phương thức khác. Tôi cũng biết có một vài giáo sư Việt ở Hàn, họ tạo cầu nối để gắn kết khoa học và đạo giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Có lần tôi đến Tokyo dự một buổi nói chuyện của một giáo sư kinh tế Nhật về việc có về quê hương hay không khi mà lúc đó ông có thể làm việc tại một trường đại học lớn của Mỹ. Đó quả là một quyết định khó khăn, nhưng vì phải khôi phục lại đất nước Nhật bị tàn phá sau chiến tranh, cuối cùng ông đã quyết định về Nhật. Ông kể về câu chuyện đó một cách tự hào. Tôi tin rằng một ngày nào đó GS.Nguyễn Văn Thuận cũng kể cho những sinh viên giống như trường hợp của tôi đã được nghe với một niềm tự hào như thế. Duy chỉ có một điều mà, theo tội, ông rất khó thuyết phục đó là gia đình, là vợ con của ông. Liệu ông có thể thu xếp ổn thỏa việc đó không?
Cheers! | 23 giờ 27 phút trướcThích | 4

Gủi giáo sư và một số bạn đọc!
Giáo sư về là đúng! nhiều bạn nói không nên về nhiều khi chưa hiểu hết quá trình phát triển của việt nam. các bạn có tình quên dân tộc ta thật sự thoát khỏi thù địch của nhiều đế quốc chỉ có từ năm 1992, vậy mà ngày nay chúng ta cũng đang có xu hướng tiến lên thành nước thu nhập khá, đó là những đóng góp của các nhà khoa học tiền bối đi trước giúp ngành nông nghiệp nói riêng và các nghành khác phát triển như ngày hôm nay. Nếu các nhà khoa học cứ vì đồng tiền mà ở lại thì không ai trách các vị!
ĐINH HƯNG
| 20 giờ 54 phút trướcThích | 3

Đã gửi: Bảy T11 24, 2012 5:23 am
Viết bởi STH
thế nào là thì về
CÁC GS CÓ VỀ KHÔNG? Nếu GS muốn cho đồng bào của mình một ít cá thì GS nên về nước Nếu GS muốn cho họ một cái cần câu cá thì GS đừng vê Chỉ vì ở quê nhà sẽ không ai cho GS tự ý làm 1 cái cần câu đâu
nguyễn văn đông | 20 giờ 21 phút trướcThích | 2

Dục tốc bất đạt
Kính gởi GS Thuận Thật cảm kích cho suy nghĩ của GS là sẽ quay về VN cống hiến thay vì phải cống hiến cho thế giới mà GS đang rất thành công như hiện nay. Nhưng thực tế rất phủ phàng là các GS-TS đích thực đang sinh sống và làm việc tại VN họ phải đánh mất rất nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng cho nhân dân VN chỉ vì các cấp lãnh đạo muốn hưởng nhiều bổng lộc nghĩa là thay vì đưa các công trình khoa học chẳng hạn như các giống lúa mà GS Xuân bỏ cả đời phát triển cho nhà nông hay các sáng kiến khoa học của nhà nông thành công thay vì áp dụng rộng rãi cho tòan xã hội thì các bộ lại cho nhập khẩu các lọai giống từ Trung quốc, Thái Lan để cho nông dân sản xuất và kéo theo hệ lụy là lệ thuộc mọi thứ... GS nên hỏi bộ trưởng khoa học VN rằng ông đã thành công trong lĩnh vực gì trên thế giới. VN đã xây thêm được bao nhiêu bệnh viện như Bệnh viện Chợ rẫy cho người nghèo, bao nhiêu trường như trường ĐHBK TP HCM, Đại học Y... qua 35năm đất nước giải phóng? Chỉ khi nào tòan bộ bộ máy lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương là những người trong sạch, không còn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, ...chỉ khi nào những vụ như Vinashin, Vinaline, Quặng Boxit Tây nguyên, các khu công nghiệp mọc tràn lan như nấm làm hết đất nông nghiệp, không còn thủy điện mà thay vào điện gió... và những aitâm quyết như GS thì mai ra tình hình sáng sủa hơn khi GS trở về. Tốt nhất GS nên ở lại để dạy cho tốt thế hệ con cháu đi du học bên đó, sau đó GS khuyên học hãy là nhà khoa học thật sự của thế giới thì khi đó mới trở về giảng dạy cho quê hương. (vì khi đó là số đông không sợ lẻ loi và bền vững bởi lớp dày các thế hệ). Kính chúc GS sức khỏe dòi dồi. Tuản
trantuan | 20 giờ 31 phút trướcThích | 2

Tam tinh cua mot nguoi ban hoc cua GS.Thuan
Thân gởi GS.Thuận,
Tôi là một bạn học của GS ở mái trường ĐH Nông Lâm Thủ Đức.
Lâu nay chúng ta thất lạc tin tức. May qua nhờ vnexpress.net mà tôi biết tin của anh (gọi thân mật).
Tôi rất cảm kích ý định về nước để giúp cho nền khoa học công nghệ của Việt Nam. Nhưng xin có vài lời tâm tình với anh.
1. Tôi đã từng du học ở Châu Âu (Bỉ, Pháp) trong gần 7 năm và đạt được học vị như anh. Lúc đó, Tôi về nước và suy nghĩ như anh bây giờ. Nhưng thật sự thất vọng.
2. Nêu lúc đó tôi ở lại, có thể bây giờ tôi sẽ làm được rất nhiều điều giúp đất nước mình, đồng nghiệp mình và học trò mình.
3. Ở Việt Nam sau ngày về, tôi vừa làm nghiên cứu - vừa giảng dạy. Qua đây tôi mới thấy 2 điều từ 2 con đường dạy học-nghiên cứu:
- Thầy đi dạy chủ yếu để kiếm cơm, thêm thu nhập, với kiến thức sao chép, thiếu sáng tạo và thiếu thực tiễn (vì rất ít Thấy làm nghiên cứu)...và cuối cùng Thầy như 1 cái máy thâu âm, phát đi phát lại cho sinh viên nghe những cái nghe lóm người khác.
- Nghiên cứu thì xin kinh phí đã rất khó, làm xong đề tài/dự án thanh toán lạ càng khó hơn. Hệ thống tài chính Việt Nam sẽ bắt anh phải "khai", "chứng minh" anh làm đề tài anh ăn đâu, ngủ đâu (giấy công lệnh) và nói dối qua 1 đống giấy tờ chứng từ thanh toán. Mỗi bộ chứng từ thanh toán đó phải tính bằng nhiều kilo đấy anh Thuận á !
Vì thế , tôi khuyên anh suy nghĩ lại thật kỹ trước khi về hẳn, hay nếu có về củng nên "chạy qua, chạy lại" như GS. Ngô Bảo Châu làm, đó là phương án theo tôi là "hợp thời" nhất và sẽ tạo điều kiện để anh giúp ích cho nước nhà tốt nhất.
Chúc anh sức khỏe và làm được điều mình mong ước.
Ho Cao Viet
| 21 giờ 43 phút trướcThích | 2

Điều kiện làm việc trong nước chưa thích hợp.
Thưa Giáo sư! Ngài không cần phải về nước mới cống hiến được cho đất nước. Theo ngu ý của tôi, vị trí hiện tại của ngài sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc cống hiến, xây dựng nước nhà. Tại sao ư? Vì ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC trong nước hiện nay chẳng những không phát huy được chất xám của ngài mà còn làm nguội lạnh nhiệt huyết mà ngài đang có. Vậy cống hiến bằng cách nào? Tôi nghĩ ngài sẽ có cách. Một dẫn chứng (có thể là không thích hợp lắm): Kiều bào của ta dù phần không nhỏ chỉ là lao động bình thường, vẫn đóng góp được cho đất nước hàng chục tỷ USD mỗi năm. Với những người làm việc trong lĩnh vực như giáo sư, những cống hiến có thể giá trị đến nỗi không thể đo được bằng tiền, và chỉ có điều kiện làm việc ở những nước phát triển mới làm được điều đó.
Trần Vũ | 22 giờ 53 phút trướcThích | 2

Không nên về
Tôi cũng làm tiến sĩ về ngành y ở Nhật bản. khi trở về VN tôi cũng thành công nhưng là trong việc mở phòng khám tư. còn công việc ở BV nhà nước thì không thành công do đôi khi mình không giả vờ dốt được. lời khuyên của tôi là đừng nên về. ở đâu cũng đóng góp được cho khoa học. còn nếu về hãy về khi đã già, về đi làm từ thiện thôi chứ đừng vào cơ quan nhà nước. cảm nhận của tôi thì chắc phải hàng trăm năm nữa con người VN mới tiến bộ như người Nhật. xin lỗi vì nói thât.
Bs | 22 giờ 54 phút trướcThích | 2

Xem lại GS à!
Cách làm như GS Ngô Bảo Châu là hợp lý nhất.
Linh | 23 giờ 28 phút trướcThích | 2

Mạn đàm
Thưa Giáo sư Thuận, tâm huyết và bằng cấp chưa đủ để có thể tồn tại và phát triển "ở nhà" đâu thầy, hội nhập với xã hội này quả thực rất khó. Nếu Giáo sư có đủ bản lĩnh để không chùn bước với những vặt vãnh không liên quan đến khoa học nhưng lại là mấu chốt kìm hãm sự phát triển thì hãy nên về. Giáo dục ở VN không hợp lý ngay từ bậc tiểu học, những người có tâm huyết rất giỏi nhưng không thể thay đổi cục diện này.
Dong Nguyen | 23 giờ 29 phút trướcThích | 2

Cân khảo sát trước khi về
Kính gửi: thầy Nguyễn Văn Thuận Con được nghe danh thầy đã lâu, có thể nói đất nước nếu có thật nhiều người có tâm giống thầy thì tốt biết mấy. Theo con thầy nên về thăm quê hương một chuyến, tham khảo những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp của thầy và liên hệ với những nơi phù hợp với chuyên ngành khoa học của thầy để khảo sát thực tế về cơ sở vật chất, môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ,... Nếu mọi thứ đã sẵn sàng thì thầy quay về, còn không thì thầy không nên về mà có thể phục vụ tổ quốc từ xa. Chúc thầy luôn khoẻ mạnh.
Nguyễn Thanh Hoàng
| 21 giờ 16 phút trướcThích | 1

Gửi GS Thuận
Ở VN hiện có câu châm ngôn " Nhất tiền tệ, Nhì hậu duệ, tam quan hệ, Tứ trí tuệ". GS nên xem xét phẩm cấp của mình trong câu châm ngôn rồi hãy quyết định. Có rất nhiều bạn đã góp ý cho GS rồi, theo tôi đó là các góp ý chân thành nhất. Phục vụ đất nước có nhiều cách lắm chứ không phải ở trên đất nước thì mới cống hiến được. Chỉ sợ sai lầm sẽ làm cho GS nản chí.
DUC | 21 giờ 32 phút trướcThích | 1

Chạnh lòng???
Không hiểu các bộ trưởng có đọc bình luận của độc giả không nhỉ? không hiểu nếu họ nếu có đọc được thì sẽ nghĩ gì nhỉ?
Thanh Tuấn
| 21 giờ 46 phút trướcThích | 1

Chưa phải lúc !
Đọc những dòng tâm sự của giáo sư, tôi thật sự cảm kích và trân trọng trước những tấm lòng của người trí thức với đất nước. Tuy nhiên để đóng góp cho nước nhà thì không nhất thiết phải về nước thì mới đóng góp được. Mong giáo sư hãy quyết định đúng đắn để đất nước không phí mất một tri thức giỏi còn giáo sư thì không mất đi niềm tin và nhiệt huyết.
dương nguyễn | 22 giờ 48 phút trướcThích | 1

Kính gửi giáo sư Nguyễn Văn Thuận
Xin Giáo sư chỉ nên về Việt Nam theo hình thức "thỉnh giảng" thôi.
Hoa Hạ | 23 giờ 33 phút trướcThích | 1

Có phải đang đổ lỗi không???
Sao lại nói là về nước thì không có điều kiện để làm những gì mình đã học vì thiếu thốn, vì lương, vì chính sách.... Trong khi ở VN, bao nhiêu sáng tạo thiết thực lại đến từ những người nông dân, bao nhiêu những cây cầu giao thông nông thôn được làm từ những cái đầu như anh nông dân Quý....
Phải chăng, những nhà khoa học đang nghĩ đến những gì quá to tát mà quên mất những sáng tạo rất cơ bản, hữu dụng. Do đó, về nước họ chẳng biết làm gì cả.
Trúc | 24 giờ 8 phút trướcThích | 1

Về rồi lại chết yểu thôi
Xin mời giáo sư cứ về nước xem sao nhưng phải xác định trước rằng phải có phương án phòng xa, chứ đừng để đến khi chết yểu thì đã quá muộn rồi. Những gì các nhà quản lý đang làm tạm thời cho chúng ta tin nhưng với những két quả thu được thì hẳn nó lại đưa ta về vị trí xuất phát với con số không tròn trĩnh đẹp đẽ ..... Ôi ! Bao giờ cho đến ngày xưa nhẻ !!!!
chết yểu | 21 giờ 34 phút trướcThích |

Góp ý
Ở VN nặng về cơ chế xin cho, khi giáo sư về việt nam phải thích nghi thì mới phát triển được. Chúc giáo sư thành công.
Trần Văn Thuận | 22 giờ 46 phút trướcThích |

Đã gửi: Bảy T11 24, 2012 5:26 am
Viết bởi STH
Đừng về Bác Giáo Sư ơi
Thời điểm này thì đừng về Bác Giáo Sư ơi , như câu này : " Có đức mà không có tài, làm việc gi cũng khó. Có tài mà không có đức thì cũng chỉ là người Vô dụng". Có đức có tài mà không xài thì còn lãng phí hơn nữa. . =
Trung
| 22 giờ 57 phút trướcThích |

Nếu có đam mê và lòng yêu nước thì ở đâu cũng đóng góp được
Ra đi, ở lại nơi xứ người, rồi quay trở lại cũng có nhiều hoàn cảnh. Nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì người ở lại cũng rất đáng trách. Trong khi đất nước ocn nghèo, Nhà nước vẫn bỏ tiền ra đầu tư cho GD và ĐT với mục tiêu mong rằng sự đầu tư đó sớm muộn sẽ mang lại những lợi ích lớn hơn ... cho một cá nhấn nào đó. Mong rằng suy nghĩ của giáo sư Thuận là chân thành, nếu giáo sư thực sự muốn đóng góp cho đất nước thì cứ hãy lẳng lặng mà làm, mà lao động hết mình, không cần thiết phải kêu gọi thế đâu, người ta hiểu được mà. Còn làm KH ở Việt Nam không đơn giản như GS nghĩ đâu, cũng còn nhiều khó khăn, gian nan và trăn trở lắm! Chúng ta phải tiếp tục phấn đấu thôi, rồi cũng phải từ từ. Ta đã đi sau các nuớc hết rồi, đuổi kịp được còn lâu lắm! Không thể nhanh được đâu. Nếu cứ "dục tốc" thế thì rồi về VN lại chán nản và ra đi thôi!
Lê Diễn | 23 giờ 1 phút trướcThích |

Cần 1 tập thể & hệ thống Quy trình
Hệ thống quản lý rất quan trọng, lĩnh vực nào cũng vậy. Ý của GS Thuận là tốt, nhưng để cống hiến tốt hơn trong môi trường làm việc tại Việt nam, thì cần có bộ máy nhân sự trong giáo dục tốt, có 1 hệ thống quản lý giáo dục tốt, trang thiết bị-cơ sở hạ tầng tốt. Lúc đó cá nhân người tham gia trong hệ thống giáo dục đó sẽ tốt. Nếu không, thì một cá nhân sẽ mai một. Còn việc cống hiến cho đất nước thì ở đâu cống hiến cũng được mà. Không cần chỗ này hay chỗ khác
Huynh Ngoc Dung | 24 giờ 8 phút trướcThích |

Đã gửi: Bảy T11 24, 2012 3:12 pm
Viết bởi Nam
Muốn phát triển thì cái đầu phải thay đổi.Đằng này cái tư tưởng đã quá mục nát mà vẫn còn tồn tại thì dù cơ thể có phát triển,có sự hiện đại của nước ngoài cũng chẳng giải quyết được gì.Về làm gì hả giáo sư?

Đã gửi: Hai T11 26, 2012 6:41 am
Viết bởi STH
Mọi người cứ trông chờ vào cái gì đó, cơ hội do người khác tạo ra cho mình. Một người giỏi, có tài là phải biết tự tạo cơ hội cho bản thân mình. Chúng ta cứ chờ mãi rồi chẳng bao giờ giúp đất nước phát triển được. Nhìn lại đất nước ta hiện tại xem, khoa học kỹ thuật nước khác đi trước mình biết bao lâu rồi? Nhìn Trung Quốc xem, nói họ bành trướng nhưng phải mạnh mới bành trướng được chứ? Phải có những con người tài từ Mỹ, châu Âu về giúp sức thì họ với mạnh vậy chứ. Đất nước chúng ta đang rất thiếu những con người tiên phong, dũng cảm. Dám vượt khó, đấu tranh để xây dựng đất nước giàu mạnh, trong sạch hơn. Tôi tin những người có tài và tâm huyết như giáo sư. Tôi tin những trái tim nhiệt huyết của các bạn sẽ thay đổi diện mạo của đất nước. Đừng nói nữa. Hãy làm thôi.
Trung Hiếu - 1 ngày trước

Việt Nam này có biết trọng dụng nhân tài là cái gì đâu mà GS có suy nghĩ đó. GS cứ ở nước ngoài làm việc thêm 5 10 năm nữa rồi về Việt Nam có thể vừa làm vừa an hưởng tuổi già vì "Việt Nam 5 10 năm nửa củng còn ở đây chứ đâu có mất đi đâu". Mong GS suy nghỉ cho thấu đáo để không bị "HỐ" khi quay về(ở đây tôi chưa nói là GS sẽ hối hận toàn tập).
Tran Duc - 1 ngày trước

Giúp đỡ đất nước là điều chúng ta mỗi người cần phải làm,nhưng thiết bị chúng ta vẫn còn hạn chế. nếu chỉ trong một lúc suy nghĩ nhất thời mà gs nảy ra ý định này gs nên cần thêm thời gian để nghĩ kỹ hơn. ra nước ngoài là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ nhiệt huyết nhưng vẫn chưa có cơ hội. vì vậy, quyết định vẫn tùy thuộc ở gs.

Thầy cần lấy thêm ý kiến và các góp ý của những người đã có những trải nghiệm về quyết định này. "Cá mập không nuôi được trong hồ" Thầy ạh. Chúc Thầy nhiều sức khỏe.
Phạm Vũ - 1 ngày trướcThích | 10

Một năm VN chi 15 nghìn tỉ(700 triệu USD, bằng 2%GDP) cho nghiên cứu khoa học đo bác Thuận, sao bác sợ không có cơ hội đóng góp, nghiên cứu. Bác về nghiên cứu thử đề tài 15 nghìn tỷ thì đóng góp thế nào cho KH Cn đất nước. Đề tài này bác tự bỏ tiền nghiên cứu nhé, bác muốn cống hiến mà
Nong dan cùi - 1 ngày trướcThích | 9

Một người tài giỏi về góp sức để xây dựng phát triển đất nước sánh ngang các cường quốc khác là điều rất quý, nó cũng thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng, một tình yêu quê hương đất nước. Tuy nhiên, với trình độ tài giỏi như vậy, liệu về VN có chỗ để mà đóng góp hay phục vụ cho sự phát triển đất nước hay không thì chưa biết. Bởi chế độ sử dụng người tài của nước ta chưa thật sự tốt - "Nhất hậu duệ, nhì huynh đệ, tam tiền tệ, tứ quan hệ, ngũ mới đến "Thông lệ", ngoài ra cơ sở vật chất chưa đảm bảo để những người tài phát huy hết khả năng.
Anh Tuấn - 1 ngày trướcThích | 8

Cũng biết rằng giáo sư về thì không có đất dụng võ, cơ chế hỗ trợ cho phát triển khoa học cũng ít, nhưng mà không có người đi trước thì đợi đến bao giờ có người về nữa. Không có những người mở đường thì ai đi đấy? chờ đến bao giờ đây? Đọc mấy bài báo của các nhà khoa học Việt Nam tại nước ngoài các vị ấy bảo phải chọn trường ngon thầy tốt thì mới phát triển được, thời đi học những giáo sư giỏi (mình thật sự nhận được kiến thức, niềm đam mê từ họ) đếm chưa hết 5 đầu ngón tay, về đi, không nhiều thì về các trường đại học ở Việt Nam dạy cho sinh viên vài ba tháng rồi đi cũng quý lắm rồi. MỖI NGƯỜI CHỈ CẦN MỘT CHÚT TÂM HUYẾT NỖ LỰC nhất định sẽ thay đổi được thực trạng khoa học Việt Nam. Về nước nói như Trịnh Ngọc lại có lý, không nhất thiết họ phải làm cho nhà nước, nếu được họ tự mở các doanh nghiệp, viện nghiên cứu ứng dụng cũng được, Việt Nam thiếu nhiều lắm mà, anh làm được cái mặt gặt 5 trong 1 thôi cũng đắt khách rồi. Hàng năm chúng ta cũng phải mới chuyên gia từ nước ngoài đó thôi, chứng tỏ là có những ngành những lĩnh vực đang thiếu trầm trọng.
Nguyễn - 1 ngày trướcThích | 8

khi quyết định thường có lý lẽ riêng, gs thuận đã biết thực trạng hiện nay mà vẫn nuôi hy vọng (nếu không có một cú sốc bất ngờ nơi đất khách và nuôi hy vọng làm ánh trăng thay đổi bóng đen). nếu vậy thì gs đã lầm và gs cũng sẽ trở thành con én vì nó không thể thay đổi được một thực trạng. nhưng dẫu sao cũng mong gs hãy thử.
biet noi gi - 1 ngày trướcThích | 7

Nen nho ro moi truong lam viec o Han Quoc khong giong cac nuoc Tay phuong. Han Quoc la xa hoi van con rat nang tinh bao thu va thanh kien. O Chau A, nuoc duoc xem la wêsternized nhat la Nhat Ban ma van con kha bao thu. Toi khong xem viec o Han Quoc se co nhieu thuan loi cho nhung khi nguoi khong phai goc Han, Nhat hay Tay phuong. Neu o cac nuoc phuong Tay, G7, Chau Au, hay Uc...toi dong y nen o neu muon phat trien va hoc hoi hon la ve. O dau cung vay, neu cong hien duoc cho xa hoi va nhan loai noi chung, ban da mang niem tu hao cho noi giong Viet. Than chao.
Nguoi Viet - 1 ngày trước

Đã gửi: Hai T11 26, 2012 6:45 am
Viết bởi STH
Ông gs này đọc background thấy có vẽ cũng giỏi mà sao suy nghĩ dở hơi thế thỉ?! hết chổ để tin đi tin lời mấy ông làm chính trị. Nói cho ngắn gọn là về tự mình "xoay" được thì về, còn ko thì về rồi thì sẽ "chới với" ngay thôi. "Đóng góp" là nói cho nó hoành tráng thôi chứ cái nước làm nông mà mỗi tháng vẫn nhập trên 200 tấn gà Hàn về ăn thì ông "đóng" bao nhiêu cho đủ mà đòi đóng?!
Ông làm gs ông dư hiểu, công ty mà anh CEO yếu thì có thách kẹo mấy anh nhân viên tài Tôn Ngộ Không cũng botay.ngộkhông chứ ở đó. Ông làm gs mà sao suy nghĩ "non" thế?! Ông muốn về thì giỏi ông đi học cái vị gs nông nghiệp gì ấy, tư nghiên cứu ra giống lúa mới rồi tự bỏ tiền ra lập công ty kinh doanh giống, vừa giàu cá nhân vừa vinh XH, chứ còn chờ vào mấy cái chính sách chính vở thì...thôi mệt quá ông ơi. Mấy ông gs bên Hàn cũng như vị gs nông nghiệp kia thôi, họ mở cty hà rầm đấy thôi.
Mà xây nhà hàng xóm là thế nào nhỉ!? Xây nhà mà trả công tốt thì cảm ơn còn không hết sao lại phải lăn tăn nhỉ?! Bây giờ thế giới phẳng, ở đâu mua giá cao hơn thì bán thôi, lăn tăn cóc gì?! Rồi mấy chú sinh viên bên Konkuk cũng dở hơi nhỉ?! Có tài thì ngon đi xin cho được việc trong mấy cty lớn của Hàn xem!? Hay là xin ko được rồi...nằm vạ?!.
Khi xưa tôi còn đi học trong lúc mình học gần chết, một tuần về phòng được không quá 2 lần, một năm đi viện 2,3 lần vì kiệt sức thì mấy cha bên Konkuk tối ngày tụ tập đi đánh cầu lông, đi đá bóng hết chổ này đến chổ nọ. Thế mà đọc bài này thấy mấy bố chém gió ác ko thua ai.
Trịnh Ngọc - 2 ngày trướcThích | 231

Xin anh đừng về. Trong em cũng đang mang một niềm đau cống hiến nhưng mà có được đâu anh ơi. Đi học nâng cao trình bằng ngân sách nhà nước ở chỗ em làm giống như thứ gì là phù phiếm, mình chẳng dám mơ đến. Em tự nguyện đi học không cần xin tiền và thời gian ( Em phải đi làm ban ngày, tranh thủ học Cao học ban đêm) nhưng khi em đưa bằng cao học về thì Bệnh viện em không thừa nhận. Chỉ chấp nhận cho những trường hợp nào cơ quan cử đi học. Nghe thật buồn cười phải không anh. Nhưng đó lại hoàn toàn là sự thật. Em muốn ra đi nhưng mà em không có cơ hội để đi. Em muốn đi vì có đi khỏi Việt Nam em mới có hi vọng cống hiến. Còn anh, anh đang có cơ hội cống hiến, đóng góp cho người dân mình thì em xin anh đừng quay về. Anh hãy dành những đồng tiền kiếm được bên nước bạn gởi về ủng hộ mấy em học sinh nghèo mà hiếu học.
NGUYEN THI LOAN - 2 ngày trướcThích | 121

Thật sự rất xúc động! Vâng tôi đã về! Tôi đã về ngay khi hoàn thành tiến sỹ năm 28 tuổi.
Tôi thấy việc về hay ở phụ thuộc vào việc xác định vai trò của mình. Tôi về vì Tôi xác định: hãy về chuẩn bị nền móng, làm "bệ phóng" cho các tài năng khác khi học thành tài có một sân chơi để phát huy tài năng.
Đất nước đang đổi mới, tuy còn khó khăn rất nhiều nhưng cũng cần lắm những nhân tài dám hi sinh, chịu gian khó, quay về Việt Nam để chuẩn bị "nền móng" cho những người khác tiếp tục xây các "tòa cao ốc khoa học".
HÃY VỀ! Chúng tôi đang cần các bạn!
Luyện Quốc Hải - 2 ngày trướcThích | 65

Gửi GS Thuận,
Tôi tin rằng GS không cần một lời khuyên vào lúc này bởi vì chắc chắn GS biết rất rõ thực trạng của xã hội Việt Nam hiện nay. Tôi chỉ đưa ra vài comments dưới đây:
- Nếu GS vẫn còn cơ hội được tiếp tục làm việc và nghiên cứu khoa hoc trong một môi trường thuận lợi như hiện tại, tôi không tin là GS sẽ từ bỏ nó để về Việt Nam.
- Nếu một ai đó có nhiều sự lựa chọn, tôi dám chắc người đó sẽ lựa chọn ở lại chứ không bao giờ lựa chọn quay trở về.
- Nếu GS là người giỏi thật sự, thì lo gì về VN không có cơ hội cống hiến, sẽ rất nhiều trường đại học trải thảm đón chào. Hoặc giả dụ như sau khi về VN, GS cảm thấy không phát huy được tài năng thì lúc đó GS có thể ra nước ngoài tiếp tục sinh sống.
Chúc GS may mắn và thành công.
Tran Thai Hoang - 2 ngày trướcThích | 35

Tôi nghĩ ông GS này sắp thất nghiệp hoặc bị sa thải nên mới tính về VN. Thời buổi này không ai dại mà về đây cống hiến. Xã hội đi đâu cũng thấy quan liêu, dân chửi suốt ngày. Có cống hiến cũng chẳng ai công nhận đâu. ĐỪNG VỀ
Black Hui - 1 ngày trướcThích | 26

Buôn có bạn,bán có phường.Một con én không làm nên Mùa Xuân.Vấn đề không phải là Một người đã được phong Giáo sư muốn về đóng góp sức người(có thể cả sức của) cho Quê hương.Mà là làm thế nào để có thật nhiều người như vậy?Câu hỏi này trả lời thế nào thì tùy vào mỗi người.Xin chân thành chào đón các Giáo sư Hồi hương.
nguyễn tiên điền - 2 ngày trướcThích | 25

Về đi Giáo Sư, về cho vui. Việt Nam mình Sư, Sĩ nhiều lắm vui cực. Cộng đồng Sư, sĩ đông nhất nhì châu Á. Hàng năm có hàng tấn đề tài khoa học ra lò, ừ thì coppy đề tài cũ, internet,.. paste vào xào xáo thành đề tài mới. Nhà nước mình cơ chế thoáng lắm, hàng năm cấp hàng nghìn tỷ nghiên cứu khoa học. Mỗi cái đề tài ngót ngét bét bét vài tỷ. Ai bảo là Nhà nước mình không ưu đãi nhân tài, mà rành rọt lắm nha nghiên cứu là nghiên cứu, thực tiễn là thực tiễn chúng chả liên quan gì đến nhau đâu. việc ai người ấy làm. Ôi về thôi giáo sư vui lắm
Le Lan - 1 ngày trướcThích | 23

hai chữ vỀ thÔi của giáo sư không phải là để về góp sức cho quê hương mà là nỗi nhớ nhà nhớ quê hương, nhớ nơi mà mình đã sinh ra và chưa góp được sức mình trên quê hương. chứ đến tuổi của giáo sư rồi thì về chỉ nghỉ ngơi mà thôi. chỉ có những người đi xa mới có tâm trạng đó. thôi thì mình cũng rất cảm động hai chữ vỀ thÔi
cao anh - 2 ngày trướcThích | 22

Tôi cũng từng học ở HQ rồi trở về VN với hy vọng đóng góp chút hiểu biết của mình vào sự phát triển chung của đất nước. Tôi không chọn làm nghiên cứu hay giảng dạy (anh đọc các comment trước thì biết tại sao khoa học VN không phát triển được rồi) mà chọn làm cho 1 đơn vị khoa học nhưng rồi thất vọng hoàn toàn vì ở đó có quá nhiều bất cập và rồi tôi lại phải ra đi.
Dưới đây là 1 vài ví dụ mà tôi gặp phải để cho anh thấy thực tế tại VN: - Lãnh đạo cao nhất của đơn vị tôi cũng có bằng tiến sĩ (làm trong nước) và tôi chắc chắn là tiến sĩ giấy vì tiếng anh thì điếc đặc và làm lãnh đạo từ khi còn rất trẻ trong khi các lãnh đạo khác thì chẳng ai có cái bằng này cả. - Về làm việc cũng phải thử việc 2 tháng sau đó ký hợp đồng chứ chẳng có chuyện được vào biên chế ngay và phải bắt đầu từ đầu (anh Thuận quá tuổi để được thi biên chế rồi và cái chức danh giáo sư của anh ở VN người ta không công nhận đâu). - Nhiều người tuổi đời đáng tuổi em, học vấn thì chỉ hết đại học hay thạc sĩ nhưng có ô dù nên được làm lãnh đạo và nếu có lỡ lời làm chúng nó phật lòng thì nó coi không ra 1 cái gì cả (việc nặng, khó để mình làm, danh lợi bổng lộc chúng nó hưởng). - Thi biên chế thì thi bằng tiền và quan hệ chứ ít khi bằng kiến thức lắm (vì tôi thấy ở chỗ tôi làm liên quan đến quốc tế nhiều trong khi có đứa 1 chữ tiếng anh bẻ đôi không biết vẫn thi qua môn này). - Lương tháng chỉ đủ một phần chi tiêu cá nhân thôi, chẳng lo gì được cho gia đình... Vậy thử hỏi anh về định làm gì? Rửa cốc chén (giống trường hợp của tôi) hay rửa pipette với ống nghiệm (trong trường hợp anh làm việc trong trường đại học hoặc viện nghiên cứu)?
langphinhantai - 1 ngày trướcThích | 20

Nói ngắn ngọn: Về đầy là hết đường để đi, bít cửa luôn. Làm GS mà suy nghĩ non quá. Tin lời mấy ông chính trị VN thì ông chết còn sướng hơn. 1 bộ máy quan liêu, nói thì giỏi lắm, hứa thì số 1 những mấy ông đó chẳng làm được gì. Tôi khuyên ống, sáng suốt thì ở bên đó, cho yên phận. Về đây giỏi quá cũng có người chèn ép ông mà thôi!
Kiệt - 1 ngày trướcThích | 19