Cùng 23 tuổi: Kỹ sư Nhật dạy sinh viên giỏi Việt Nam
Đã gửi: Bảy T9 22, 2012 6:14 am
Chúng tôi, những sinh viên xuất sắc tuổi 23-24 từ Việt Nam, rất bất ngờ vì thầy dạy mình là những bạn trẻ Nhật cùng tuổi và họ đã là những kỹ sư giỏi.
Chúng tôi là những sinh viên khá giỏi của trường đại học ở Việt Nam, được tuyển chọn khắt khe để vào làm trong doanh nghiệp của Nhật Bản. Nhiều người trong chúng tôi được cử đi vừa học vừa làm bên Nhật Bản với thời gian ba năm, sau đó sẽ về làm cán bộ nòng cốt của công ty ở trong nước.
Đều là những sinh viên xuất sắc được cử đi học nên chúng tôi rất tự hào về bản thân và tự hào về con người Việt Nam.
Tuy nhiên khi làm việc với những kỹ sư của công ty của Nhật tôi thấy có một điều lạ. Những người dạy mình và phụ trách những công việc phức tạp tương đương với trưởng công trình lại chỉ 25 cho đến 30 tuổi, và những người có tuổi đời 23 đến 24 tuổi như chúng tôi phần lớn đã là những kỹ sư có tay nghề giỏi. Còn chúng tôi lại đang phải ngồi nghe họ dạy.
Ở Nhật, việc đề bạt và giao việc thì yếu tố kinh nghiệm luôn được đánh giá rất cao. Ngoài ra thâm niên công tác còn làm cho người ta chín chắn hơn trong các quyết định. Vậy những kỹ sư chỉ bằng hoặc hơn mình không nhiều tuổi ấy làm sao đã có thâm niên công tác và trình độ cao đến thế?
Hỏi ra tôi mới biết trong số họ rất nhiều người đều chỉ tốt nghiệp trường tankidaigaku (trung học) và vào công ty làm ngay. Với môi trường làm việc và đào tạo ở công ty, họ đã đạt tới trình độ như bây giờ.
Tôi phải học họ rất nhiều không chỉ thực hành mà ngay cả những kiến thức về cơ học và toán học lý thuyết. Những cái này họ nắm rất chắc khi ứng dụng vào công việc hay giải thích cho chúng tôi về một vấn đề cụ thể.
Nhìn họ tôi tự hỏi: chúng ta đang thiếu gì để có thể bằng họ, trong khi năng lực trí tuệ của chúng ta đã được họ thừa nhận?
Nhìn lại mình và so sánh tôi thấy mình học ngày xưa cũng nhiều mà sao kiến thức cần áp dụng vào công việc này sao mà ít thế. Những toán học, cơ học, môi trường, triết học... không phải là vô ích nhưng học xong mình đã làm gì với nó hay nó đang dần mất đi?
Giá mà những môn đó các thầy trong khoa soạn thành tài liệu mang tính ứng dụng như: triết học cho kỹ sư, hay môi trường học cho người kỹ sư, hay toán ứng dụng trong kỹ thuật... Đằng này chúng tôi cứ phải học lại khoảng 30% thậm chí là gần một nửa những môn cấp 3 như toán cao cấp A1, Vật lý...
Ấy là chưa kể mấy bạn bên khoa kinh tế cũng phải học cả mấy môn đó nữa. Thế mới thấy nếu tinh giảm và liên kết mang tính ứng dụng thì tôi có thể không phải học nhiều môn và thời gian học đại học đã không dài như thế.
Tôi vẫn nhớ là ngày xưa có học kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp rồi lại học nghề thêu, nghề gò nữa. Vậy mà giờ đây tôi cũng chẳng mấy khi dùng đến.
Lại nghĩ đến một câu nói nổi tiếng mà ai đó đã nói: “Những người xung quanh bạn chẳng quan tâm bạn hiểu biết bao nhiêu mà họ chỉ quan tâm bạn làm được những gì”. Ngày xưa tôi yêu thích nhiều thứ, ham học hỏi là vậy mà sao giờ chẳng nhớ được mấy cũng chẳng sử dụng là mấy. Sao mà lãng phí quá!
Giá ai đó nói cho tôi là số phận tôi gắn bó với tàu bè và cho tôi được thấy, được yêu những con tàu từ trước thì tôi đã đến với nó sớm hơn. Và ai đó dạy cho tôi làm ra con tàu từ sớm hơn thì tôi đã đâu kém gì các bạn Nhật bằng tuổi đâu.
Tôi còn thấy một điều quan trọng nữa là những kiến thức về khoa học thường thức, khoa học sức khỏe, kỹ năng sống, tâm sinh lý của mình và người xung quanh...
Rồi tình yêu thương đất nước con người, lịch sử dân tộc, kỹ năng phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề hay tìm kiếm thông tin về những điều mình muốn biết, cũng đều là những cái rất quan trọng cần được học.
Thiết nghĩ nếu trong trường học của chúng ta, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản như đã nói ở trên; được định hướng nghề nghiệp từ trước dựa theo năng lực, sự yêu thích với công việc nào đó, có những môn học cho em tự chọn như kiểu khóa học bậc (level) A của nước Anh thì có lẽ con em chúng ta sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.
Số em sinh viên lựa chọn sai ngành học, phải bỏ học, chuyển ngành sẽ bớt đi rất nhiều. Các em sẽ không phải lãng phí tuổi xuân, để đóng góp cho đất nước nhiều hơn.
Xem những chương trình như: “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5” hay “Trẻ em luôn đúng” tôi thấy trí tuệ của trẻ em nước ta đã có những bước tiến rất nhiều so với chương trình được thiết kế cho các bé. Vì thế năng lực tiếp thu của các em là rất lớn. Tâm lý học lứa tuổi đã xác nhận khả năng thiếp thu của trẻ em là rất cao ở lứa từ 3 đến 7 tuổi.
Nhìn sang Mỹ, tôi thấy họ liên tục nghiên cứu về tâm lý lứa tuổi và phương pháp sư phạm để áp dụng cho học sinh, sinh viên.
Phong trào cải cách giáo dục của họ luôn được quan tâm thay đổi cho phù hợp và gắn với đặc điểm riêng của người học hơn. Bên Anh thì sinh viên của họ có thể lấy bằng tiến sĩ ở tuổi 23.
Vậy thì ở Việt Nam ta việc cải cách để tinh giảm chương trình, liên thông môn học, cải cách nghiệp vụ sư phạm là điều hoàn toàn đúng đắn.
Rất mong những nhà làm giáo dục mạnh dạn, táo bạo hơn trong việc thiết kế chương trình học, "thiết kế con người Việt" để chúng ta sớm sánh bằng bạn bè năm châu.
Sự thay đổi nào nếu được tính kỹ và thảo luận rộng rãi thì dù không được như ý cũng sẽ mang lại những kết quả tốt hơn nhiều so với việc ngồi yên đó để tránh rủi ro.
Để rồi chúng ta lại nhìn thế hệ tương lai của đất nước như những chàng sỹ tử với tàng kinh các trên vai đi thi, nhưng lại đến muộn và ngậm đắng quay về!
Tác giả: Nguyễn Quang Huỳnh
Theo VnExpress
Chúng tôi là những sinh viên khá giỏi của trường đại học ở Việt Nam, được tuyển chọn khắt khe để vào làm trong doanh nghiệp của Nhật Bản. Nhiều người trong chúng tôi được cử đi vừa học vừa làm bên Nhật Bản với thời gian ba năm, sau đó sẽ về làm cán bộ nòng cốt của công ty ở trong nước.
Đều là những sinh viên xuất sắc được cử đi học nên chúng tôi rất tự hào về bản thân và tự hào về con người Việt Nam.
Tuy nhiên khi làm việc với những kỹ sư của công ty của Nhật tôi thấy có một điều lạ. Những người dạy mình và phụ trách những công việc phức tạp tương đương với trưởng công trình lại chỉ 25 cho đến 30 tuổi, và những người có tuổi đời 23 đến 24 tuổi như chúng tôi phần lớn đã là những kỹ sư có tay nghề giỏi. Còn chúng tôi lại đang phải ngồi nghe họ dạy.
Ở Nhật, việc đề bạt và giao việc thì yếu tố kinh nghiệm luôn được đánh giá rất cao. Ngoài ra thâm niên công tác còn làm cho người ta chín chắn hơn trong các quyết định. Vậy những kỹ sư chỉ bằng hoặc hơn mình không nhiều tuổi ấy làm sao đã có thâm niên công tác và trình độ cao đến thế?
Hỏi ra tôi mới biết trong số họ rất nhiều người đều chỉ tốt nghiệp trường tankidaigaku (trung học) và vào công ty làm ngay. Với môi trường làm việc và đào tạo ở công ty, họ đã đạt tới trình độ như bây giờ.
Tôi phải học họ rất nhiều không chỉ thực hành mà ngay cả những kiến thức về cơ học và toán học lý thuyết. Những cái này họ nắm rất chắc khi ứng dụng vào công việc hay giải thích cho chúng tôi về một vấn đề cụ thể.
Nhìn họ tôi tự hỏi: chúng ta đang thiếu gì để có thể bằng họ, trong khi năng lực trí tuệ của chúng ta đã được họ thừa nhận?
Nhìn lại mình và so sánh tôi thấy mình học ngày xưa cũng nhiều mà sao kiến thức cần áp dụng vào công việc này sao mà ít thế. Những toán học, cơ học, môi trường, triết học... không phải là vô ích nhưng học xong mình đã làm gì với nó hay nó đang dần mất đi?
Giá mà những môn đó các thầy trong khoa soạn thành tài liệu mang tính ứng dụng như: triết học cho kỹ sư, hay môi trường học cho người kỹ sư, hay toán ứng dụng trong kỹ thuật... Đằng này chúng tôi cứ phải học lại khoảng 30% thậm chí là gần một nửa những môn cấp 3 như toán cao cấp A1, Vật lý...
Ấy là chưa kể mấy bạn bên khoa kinh tế cũng phải học cả mấy môn đó nữa. Thế mới thấy nếu tinh giảm và liên kết mang tính ứng dụng thì tôi có thể không phải học nhiều môn và thời gian học đại học đã không dài như thế.
Tôi vẫn nhớ là ngày xưa có học kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp rồi lại học nghề thêu, nghề gò nữa. Vậy mà giờ đây tôi cũng chẳng mấy khi dùng đến.
Lại nghĩ đến một câu nói nổi tiếng mà ai đó đã nói: “Những người xung quanh bạn chẳng quan tâm bạn hiểu biết bao nhiêu mà họ chỉ quan tâm bạn làm được những gì”. Ngày xưa tôi yêu thích nhiều thứ, ham học hỏi là vậy mà sao giờ chẳng nhớ được mấy cũng chẳng sử dụng là mấy. Sao mà lãng phí quá!
Giá ai đó nói cho tôi là số phận tôi gắn bó với tàu bè và cho tôi được thấy, được yêu những con tàu từ trước thì tôi đã đến với nó sớm hơn. Và ai đó dạy cho tôi làm ra con tàu từ sớm hơn thì tôi đã đâu kém gì các bạn Nhật bằng tuổi đâu.
Tôi còn thấy một điều quan trọng nữa là những kiến thức về khoa học thường thức, khoa học sức khỏe, kỹ năng sống, tâm sinh lý của mình và người xung quanh...
Rồi tình yêu thương đất nước con người, lịch sử dân tộc, kỹ năng phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề hay tìm kiếm thông tin về những điều mình muốn biết, cũng đều là những cái rất quan trọng cần được học.
Thiết nghĩ nếu trong trường học của chúng ta, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản như đã nói ở trên; được định hướng nghề nghiệp từ trước dựa theo năng lực, sự yêu thích với công việc nào đó, có những môn học cho em tự chọn như kiểu khóa học bậc (level) A của nước Anh thì có lẽ con em chúng ta sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.
Số em sinh viên lựa chọn sai ngành học, phải bỏ học, chuyển ngành sẽ bớt đi rất nhiều. Các em sẽ không phải lãng phí tuổi xuân, để đóng góp cho đất nước nhiều hơn.
Xem những chương trình như: “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5” hay “Trẻ em luôn đúng” tôi thấy trí tuệ của trẻ em nước ta đã có những bước tiến rất nhiều so với chương trình được thiết kế cho các bé. Vì thế năng lực tiếp thu của các em là rất lớn. Tâm lý học lứa tuổi đã xác nhận khả năng thiếp thu của trẻ em là rất cao ở lứa từ 3 đến 7 tuổi.
Nhìn sang Mỹ, tôi thấy họ liên tục nghiên cứu về tâm lý lứa tuổi và phương pháp sư phạm để áp dụng cho học sinh, sinh viên.
Phong trào cải cách giáo dục của họ luôn được quan tâm thay đổi cho phù hợp và gắn với đặc điểm riêng của người học hơn. Bên Anh thì sinh viên của họ có thể lấy bằng tiến sĩ ở tuổi 23.
Vậy thì ở Việt Nam ta việc cải cách để tinh giảm chương trình, liên thông môn học, cải cách nghiệp vụ sư phạm là điều hoàn toàn đúng đắn.
Rất mong những nhà làm giáo dục mạnh dạn, táo bạo hơn trong việc thiết kế chương trình học, "thiết kế con người Việt" để chúng ta sớm sánh bằng bạn bè năm châu.
Sự thay đổi nào nếu được tính kỹ và thảo luận rộng rãi thì dù không được như ý cũng sẽ mang lại những kết quả tốt hơn nhiều so với việc ngồi yên đó để tránh rủi ro.
Để rồi chúng ta lại nhìn thế hệ tương lai của đất nước như những chàng sỹ tử với tàng kinh các trên vai đi thi, nhưng lại đến muộn và ngậm đắng quay về!
Tác giả: Nguyễn Quang Huỳnh
Theo VnExpress