Bạn đang xem trang 1 / 4 trang

Hội thảo Đông Du ( ドンズー勉強会)

Đã gửi: Tư T8 29, 2012 10:27 am
Viết bởi Nguyễn Phú Thắng
Trích trong các văn bản họp ban đại diện Kanto gần đây:

Cái này mới nè! Sinh viên học Đại học hiện nay đã rất đông, trên mọi miền, học đủ các lĩnh vực, đủ các cấp bậc từ đại học năm 1, 2, 3, 4 tới cao học năm 1, 2, 3... Thị trường mới, nhu cầu mới: Cần có một hoạt động giao lưu mang tính “Đại học” cho tầng lớp sinh viên đại học, cao học. Tổ chức định kỳ, anh em cao học phát biểu về đề tài nghiên cứu của mình, mới các vị học giả, các bậc đáng kính đến nói chuyện về tình hình kinh tế đất nước – thế giới, hay về cách sống, cách suy nghĩ... là những ý tưởng đầu tiên hình thành trong buổi nói chuyện thân mật giữa một vài anh em với thầy trong dịp thầy qua vừa rồi. Mô hình này có triển vọng, có khả năng nhân rộng ra tất cả các vùng khác, rất hi vọng cả nhà cùng thào luận!



- Đây là hoạt động rất mới và là nơi để các anh em đang học đại học có thể cùng nhau phát biểu về luận án tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu hay đơn giản là những gì muốn chia sẻ với bạn bè. Đây sẽ là sân chơi giúp đẩy mạnh sức gắng kết trong tập thể Đông Du. Đồng thời, trong mỗi buổi tổ chức chúng ta cũng sẽ mời các học giả, các doanh nhân người Việt thành công tại Nhật để cùng chia sẻ kinh nghiệm và giao lưu nhằm mục đích mở rộng thêm vốn hiểu biết về chuyên môn cũng như xã hội.

Re:Hội thảo Đông Du ( ドンズー勉強会)

Đã gửi: Tư T8 29, 2012 11:54 am
Viết bởi anhsiu
[quote="Muaroi" post=58673]Trích trong các văn bản họp ban đại diện Kanto gần đây:

Cái này mới nè! Sinh viên học Đại học hiện nay đã rất đông, trên mọi miền, học đủ các lĩnh vực, đủ các cấp bậc từ đại học năm 1, 2, 3, 4 tới cao học năm 1, 2, 3... Thị trường mới, nhu cầu mới: Cần có một hoạt động giao lưu mang tính “Đại học” cho tầng lớp sinh viên đại học, cao học. Tổ chức định kỳ, anh em cao học phát biểu về đề tài nghiên cứu của mình, mới các vị học giả, các bậc đáng kính đến nói chuyện về tình hình kinh tế đất nước – thế giới, hay về cách sống, cách suy nghĩ... là những ý tưởng đầu tiên hình thành trong buổi nói chuyện thân mật giữa một vài anh em với thầy trong dịp thầy qua vừa rồi. Mô hình này có triển vọng, có khả năng nhân rộng ra tất cả các vùng khác, rất hi vọng cả nhà cùng thào luận!



- Đây là hoạt động rất mới và là nơi để các anh em đang học đại học có thể cùng nhau phát biểu về luận án tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu hay đơn giản là những gì muốn chia sẻ với bạn bè. Đây sẽ là sân chơi giúp đẩy mạnh sức gắng kết trong tập thể Đông Du. Đồng thời, trong mỗi buổi tổ chức chúng ta cũng sẽ mời các học giả, các doanh nhân người Việt thành công tại Nhật để cùng chia sẻ kinh nghiệm và giao lưu nhằm mục đích mở rộng thêm vốn hiểu biết về chuyên môn cũng như xã hội.


さすが、タンちゃん。Nhưng , Nếu suy nghĩ theo chủ nghĩa thực dụng đi thì ở đây có 2 point mấu chốt :
1. Trong hoạt động có vấn đề mời 1 số " cao nhân " . Vậy thì ai mời và mời ai ? Nếu 1 tổ chức hoạt động theo kiểu tự phát thì khó có thể duy trì được câu chuyện này theo định kỳ được .
2. Nếu giả sử cho anh em ở cao học hay thậm chí là đại học phát biểu đề tài nghiên cứu hay 1 vấn đề về giáo khoa để giao lưu học hỏi đi thì : Người phát biểu được lợi gì ? Nên nhớ lên cao học ko thiếu môi trường để giao lưu và nghiên cứu , vấn để ở đây là chỉ thiếu thời gian để làm việc . Nếu đi 学会 thì sẽ gặp nhiều người cùng chuyên môn sẽ được trao dồi nhiều hơn là thứ 1 , được hỗ trợ kinh phí từ trường là thứ 2 , được tính điểm để tốt nghiệp này nọ là thứ 3 ... Vậy thì người ta đi giao lưu tại 1 nơi mà ko ai cùng chuyên môn , chưa chắc có người lắng nghe , thấu hiểu thì e khó duy trì hoạt động kiểu như thế này theo định kỳ về lâu về dài .

Nên nhớ rằng bất kỳ 1 tổ chức phi lợi nhuận nào muốn hoạt động lâu ( ngoài hoạt động ăn nhậu hay tập trung xem bắn pháo bông ) đều cần 1 nguồn kinh phí !
Thân .

Re:Hội thảo Đông Du ( ドンズー勉強会)

Đã gửi: Năm T8 30, 2012 3:44 pm
Viết bởi Nguyễn Phú Thắng
Cảm ơn Hải. Mình hình dung trong đầu việc này như ở dưới. Xem thử xem có khả thi không nha!
Xin cả nhà cho ý kiến nữa ạ!


Phác thảo về Hội thảo Đông Du(ドンズー勉強会)

1. Đối tượng:
Chủ yếu là các sinh viên cấp Đại học trở lên và sinh viên đã tốt nghiệp và đi làm. Không phân biệt có phải là sinh viên Đông Du hay không nhưng sinh viên Đông Du sẽ tạm thời với tư cách là chủ nhà.
2. Mục đích:
Nhằm tạo một môi trường giao lưu cho các sinh viên từ bậc đại học trở lên và người đã đi làm, trong đó có 2 việc chính:
-Các sinh viên thuộc các trường, các ngành khác nhau nói ra đề tài nghiên cứu mình đang làm và ngược lại biết được việc người khác đang làm.
-Kết hợp với đó là mời các vị khách có tên tuổi đến nói chuyện về một vấn đề nào đó về xã hội, kinh tế, khoa học... của Việt Nam, Nhật Bản và thế giới.
3. Các tác dụng có thể thu được là:
-Với việc hiểu sâu hơn công việc bạn mình làm, có thể thắt chặt thêm tình đoàn kết và nâng nó lên ở mức “công việc” (chứ không phải chỉ là tán gẫu, nhậu nhẹt...).
-Giúp mở rộng quan hệ của mỗi sinh viên, rất có thể quan hệ đó sẽ giúp ích cho công việc của mỗi người sau này.
-Nâng cao kiến thức và sự quan tâm của người tham dự tới các vấn đề xã hội, kinh tế... của đất nước và thế giới thông qua các bài phát biểu và thảo luận, các bài nói chuyện của các vị khách.
-Về mặt học thuật có 2 tác dụng: giúp sinh viên đang nghiên cứu chú trọng hơn tính thiết thực của đề tài đó trong xã hội, đặc biệt là xã hội Việt Nam; và với việc biết thêm một chút về vấn đề, kiến thức khác, thậm chí hoàn toàn không liên quan tới đề tài mình nghiên cứu rất có thể giúp nảy sinh những sáng tạo mới lạ trong nghiên cứu thậm chí là tới những phát minh, phát kiến.
-Nếu phát triển tốt có thể nâng cao cấp độ, cường độ cũng như phạm vi để phát triển hướng tới một hội thảo đẳng cấp cao cho sinh viên nói riêng và trí thức Việt Nam tại Nhật nói chung, và có thể làm mô hình mẫu cho sinh viên, trí thức Việt Nam trong nước cũng như trên thế gới (Cái này mới chỉ là nếu như...)
4. Cách tổ chức cụ thể:
-Thời gian: tổ chức định kỳ, hiện tại đang dự tính là 3 tháng 1 lần.
-Quy mô: Các trường đại học lân cận Tokyo, có thể cụ thể là các trường trong các tỉnh: Tokyo, Kanagawa, Chiba, Saitama, Ibaraki, Yamanashi, Tochigi, Gunma, Niigata. Người từ vùng khác nếu đến được, đều có thể tham dự. Tạm thời ước tính mỗi lần có khoảng 1 vị khách mời với 1 bài nói chuyện tầm khoảng 30 phút tới một tiếng, cộng thêm khoảng 4-5 bài phát biểu của các sinh viên mỗi bài tầm 20-30 phút thì là 2-3 tiếng, cộng thêm hoạt động phụ khác tức là mất khoảng nửa ngày, và có tầm 15 tới 30 người tới nghe tức là cỡ khoảng 1 phòng học.
-Địa điểm: Luân phiên các trường đại học qua mỗi kỳ hội thảo. (Như vậy mỗi lần như một lần đi chơi vậy!!)
-Người, đơn vị tổ chức: Việc lên chương trình, chuẩn bị phòng họp, hướng dẫn người về tham gia... sẽ là trường đăng cai của mỗi lần. Bên cạnh đó, nội dung chính (khách mời, các bài phát biểu) thì cần có một nhóm chuyên trách để đảm nhiệm. Nhóm chuyên trách sẽ liên kết với trường đăng cai để tổ chức.
-Phác thảo tổng thể buổi hội thảo: Nội dung chính là buổi nói chuyện của khách mời và phát biểu của các sinh viên trong đó có thời gian vấn đáp - thảo luận. Bên cạnh nội dung chính đó có thể là các hoạt động phụ như là tham quan cái gì đó, hay là tiệc thân mật tùy thuộc vào kế hoạch của trường đăng cai. Một ví dụ: giả sử làm tại Utsunomiya-dai, 9h~ thủ tục tiếp tân, 10h~ 2 sinh viên phát biểu, 11h~ bài nói chuyện đặc biệt, 12~ 2 sinh viên nữa phát biểu, 13h~ tổng kết và ăn cơm, chiều ai có thời gian thì đi ngắm cảnh Nikko.
-Phác thảo về buổi nói chuyện đặc biệt: Có lẽ sinh viên mình chú yếu là ngồi nghe rồi đặt câu hỏi.
-Về vị khách mời: sẽ nhờ các đại sempai mời, có thể là chính các đại đại sempai, giáo sư, người của đại sứ quán, một người Nhật đáng kính nào đó... Việc mời khách có lẽ không quá đáng ngại, thậm chí mình không có khách mời cũng có thể tổ chức được một hội thảo của các sinh viên.
-Phác thảo về phát biểu của người tham dự: Chủ yếu là nói về đề tài nghiên cứu của mình cho mọi người biết, nhưng cũng có thể là về một vấn đề xã hội nào đó mình quan tâm, muốn chia sẻ... Nhưng vì người tham dự chủ yếu là người khác chuyên môn nên yêu cầu nội dung, từ ngữ dùng trong phát biểu phải dễ hiểu. Cái chính là nói được đang nghiên cứu đề tài gì, tại sao lại nghiên cứu, vấn đề ở chỗ nào, cách nghiên cứu ra sao, kết quả và hướng đi trong tương lai thế nào (cái này thì không cần quá nhiều, đơn giản thôi là ok), và thêm vào đó cần xoáy thêm một ý: đề tài đó có tác dụng gì khi đem về Việt Nam. Về thời gian, phát biểu tầm 15 phút, rồi ta sẽ “chém gió” rôm rả khoảng 15 phút nữa chăng. Để dễ dàng cho người phát biểu, phát biểu và slide bằng tiếng Việt, Anh, Nhật đều được.
-Về người phát biểu, đăng ký và chuẩn bị phát biểu: Người phát biểu là sinh viên đangban tổ chức sẽ làm một cái form để mời đăng ký phát biểu, gồm các nội dung là thông tin về người phát biểu và tóm tắt nội dung phát biểu trong 100 tới 200 chữ. Nội dung này phải nộp sớm để ban tổ chức còn thông báo, quảng cáo... Yêu cầu bắt buộc của bài phát biểu chỉ là: đúng thời gian phát biểu, dễ hiểu, hướng tới Việt Nam. Về nội dung thì nếu không liên quan tới các vấn đề nhạy cảm, gây tranh cãi là được.
-Về người tham dự bình thường (không phát biểu): Tổ chức hội thảo này cần nắm rõ số lượng người tham dự. Ban tổ chức sẽ làm form đăng ký tham dự, người tham dự phải đăng ký trước, khai báo một số thông tin cá nhân và khi đăng ký thì phải tham dự đúng giờ, quy tắc của ban tổ chức.
-Phần thưởng và quà: Nếu được, ban tổ chức sẽ chuẩn bị quà cho khách mời và phần thưởng nho nhỏ cho người phát biểu hay. (Có nên chăng khi thu phí người tham dự mỗi người tầm 500 yên!?)

Ngày 30 tháng 8 năm 2012
Nguyễn Phú Thắng

Re:Hội thảo Đông Du ( ドンズー勉強会)

Đã gửi: Sáu T8 31, 2012 6:25 am
Viết bởi Nguyễn Phú Thắng
Có ý kiến từ diến đàn http://engineer.vn/community/threads/58/#_=_

Các anh chị hay các bạn các em nào đã từng tham gia giao lưu này cho biết thêm chi tiết được không?
Mình có thể học hỏi gì về cách làm của JVEEF?
Mình có thể liên lạc với JVEEF như thế nào?



Mình có đọc qua phác thảo của Thắng, với một offline event thì việc mở rộng phạm vi là khá khó khăn, nếu có thì cũng chỉ giới hạn trong một khu vực địa lí hẹp. Hơn nữa nếu mở rộng qui mô ra ngoài Đông Du thì việc tổ chức ai sẽ đứng ra và làm như thế nào cũng là điều cần bàn. Trước đây khi còn ở Tokyo mình có một vài lần tham dự Seminar của nhóm Giao lưu kĩ thuật Việt Nhật- JVEEF, tổ chức nhóm này hầu hết là những anh chị học quốc phí và cũng có một số anh lớn của Đông Du tham gia. Theo mình biết thì trước đây có anh Quảng ở trong ban tổ chức của JVEEF. Gần đây nhóm hình như vẫn hoạt động nhưng ko có seminar định kì và newsletter như trước, phương thức hoạt động cũng khá gần với phác thảo ở trên. Vì vậy nên chăng trước mắt liên lạc với nhóm JVEEF để học hỏi knowhow tổ chức và triển khai thử vùng Kanto như trong phác thảo xem sao.

Re:Hội thảo Đông Du ( ドンズー勉強会)

Đã gửi: Sáu T8 31, 2012 8:06 am
Viết bởi anhsiu
Chắc Thắng còn nhớ ngày xưa JVEEF cũng làm tương tự như vậy . JVEEF hoạt động chính bên mảng xây dựng , và đặc biệt là xây dựng cầu đường , tổ chức định kỳ và có phát hành tập san mỗi kỳ ( hoạt động khá giống với 1 学会 thu nhỏ) . Đông Du mình có anh Huân ( k01) , anh Quảng (K04) .... có tham gia phát biểu và biên tập 1 số kỳ . Nếu liên lạc Thắng có thể liên lạc với 1 số bạn ở đại học quốc lập yokohama vì hình như nhóm biên tập của JVEEF đóng quân nhiều ở đó . Cụ thể ở Tokodai thì có anh Chu Hùng hình như cũng từng đi tham gia vài kỳ , ở yokohama thì có a Tuấn mẹ nhu cũng có nhiều kinh nghiệm trong chuyện này !

Về việc Thắng kêu comment thì mình có 1 số ý kiến để dùng cho việc comment như sau :
+ Chưa bàn về hiệu quả thì đây là 1 câu chuyện mà mình cho rằng là khá khó khăn để tổ chức và duy trì . Kêu gọi 1 số thành viên trong hoặc ngoài Đông Du có điều kiện kinh tế khá giả , trình độ học thuật ổn định và có cùng tâm huyết với Thắng để lập 1 group thường trực theo mình nghĩ là bước cần thiết mang tính nền móng .
+ Về mục đích thì nói chung là tốt nhưng khá mập mờ và chung chung nên giả sử người ta đi vài kỳ , lờn mặt nhau thì bắt đầu họ đặt ra phép so sánh rằng : Thời gian + tiền bạc bỏ ra >< cái có được khi tham gia hoạt động . Vậy thì nói giao lưu thì cũng ko phải giao lưu , nói về học thuật thì cũng chưa hẳn đã đủ tầm để là ra học thuật mà nói là đi nghe hay đi xem mà để cảm thấy hao hứng như đi xem ca nhạc thì cũng khá là khó . Nếu cho mình góp ý thì mình chỉ góp ý là ít mục đích cũng được , nhưng đã đặt ra mục đích nào thì phải cho tới cái đó , lưng chừng thì dễ bị chết yểu .
.....
Nói chung là rất muốn tham gia cùng Thắng nhưng mấy bạn thông cảm , nhà mình hơi nghèo nên chỉ dám comment . hehhe .

Re:Hội thảo Đông Du ( ドンズー勉強会)

Đã gửi: Sáu T8 31, 2012 9:54 am
Viết bởi Trần Đăng Phong
Ý kiến của Hải mình cảm thấy có lý. Nên xác định trước mục đích thiết thực nhất của hoạt động này là gì . Theo tớ thấy thì để tạo thêm 1 kênh thông tin về các ngành và chuyên ngành cho các kohai năm 2, năm 3 trước khi chọn phòng nghiên cứu cũng là 1 mục đích thiết thực.

Thêm nữa , bây giờ mới là giai đoạn thai nghén , cách thức thực hiện chưa cụ thể thì cuối tháng 9 làm hơi khó . Để cuối tháng 12 là cũng ok rồi.

Re:Hội thảo Đông Du ( ドンズー勉強会)

Đã gửi: Bảy T9 01, 2012 3:37 am
Viết bởi Nguyễn Phú Thắng
Cảm ơn ý kiến của Hải và Phong.

Đúng như Hải phân tích, việc phải cân nhắc giữa tính công sức bỏ ra và thành quả thu được là không thể thiếu để dánh giá tính khả thi của việc này. Nhưng có phải chăng cách viết như vậy mang tính "bàn lùi", cách nghĩ ネガティブ? Tại sao mình không nên "bàn tiến", nghĩ một cách ポジティブ hơn?
Cụ thể là "vậy thì lần này mình phải làm thế nào để có thể thực hiện được hoạt động này?"


Mình thích kiến của Phong, khi vào thẳng vấn đề là cần xác định rõ hơn mục đích của hoạt động. Giúp đỡ, định hướng cho kohai năm 2, 3 chọn phòng nghiên cứu, chọn đề tài có thể là một trong các mục đích chính của hoạt động này.

Re:Hội thảo Đông Du ( ドンズー勉強会)

Đã gửi: Bảy T9 01, 2012 4:46 am
Viết bởi anhsiu
Hêhê . Họ nêu ra vấn đề để chủ thể suy nghĩ mà nói họ bàn lùi hè . Có bàn lùi như thế mới giảm được xác suất thất bại chớ !

Nói chung là mình biết Thắng cùng ban đại diện Đông Du muốn làm cái gì đó , nhưng cụ thể là cái gì , mục đích hình hài hắn ntn thì mình chưa hình dung ra được .
+ Nếu mục đích chính là giao lưu , kết bạn thì nên tổ chức 1 số event mang tính vui vẻ , giao lưu cao thì ... ví dụ như hội trại , event về du lịch tại đâu đó chẳng hạn . Nếu cá nhân muốn bộc lộ cá tính bản thân , tài năng của bản thân thì trước các event của offline thì nên tổ chức các cuộc thi trên online để họ thỏa thích bộc lộ : ví dụ thi làm thơ , viết tiểu thuyết trên web Đông Du ... cách mà các cuộc thi miss , mr , nét đẹp quê huơng mà vài năm trước đã làm .

+ Nếu mục đích chính là trao dồi về học thuật , mở rộng kiến thức về các mảng ngành khác thì nên làm việc 1 cách có đầu tư , đầu tư về thời gian , con người và tiền bạc . Mình lấy ví dụ nếu suy nghĩ logic xuất phát từ ban tổ chức đi : Vì tình nghĩa anh em với Thắng , với Đông Du ta thành lập được 1 ban tổ chức . Ban tổ chức này giả sử hoạt động hoàn toàn từ thiện thì họ dùng bao nhiêu thời gian và tâm huyết cho việc tổ chức 1 kỳ : từ biên tập , mời nhân sự , tổ chức ... trong khi hàng tá công việc đang chờ họ phía sau : nào là baito , nghiên cứu ... Cho nên nếu làm từ thiện thì chất lượng của công việc sẽ ko cao ( 1 ,2 kỳ đầu thì chắc sẽ ok thôi , nhưng về lâu về dài thì hơi khó ) . Mà khi chất lượng công việc ko cao thì tổ chức ra những buổi hội thảo kém chất lượng . Mà kém chất lượng thì người ta tham gia chỉ được vài kỳ đầu , vài lời xã giao và người ta sẽ tự biết rằng có nên tham gia kỳ tiếp theo hay ko ? Rồi từ đó khi ít người tham gia , quyết tâm anh em ban tổ chức giảm , và ban hội giải tán . Đó là cái mà ai cũng có thể dự đoán dễ dàng . Có quá nhiều chương trình đã chết yểu như vậy .

Nếu mình là Thắng và có quyết tâm như Thắng ( rất tiếc là ko phải và ko có , hêhê ) thì việc đầu tiên mình kêu gọi lập group : " hội người giàu , rãnh và học giỏi " giống kiểu như sáng lập công ty hay đảng bộ vậy đó . Sau khi group lên hình , tiếp đến là dốc sức làm kỳ đầu tiên với hoạt động quảng cáo , quảng bá hình ảnh thật rầm rộ . Trong buổi đầu tiên đó , sau khi phát biểu xong xuôi hết ta tiến hành kết nạp 会員 ( kiểu như 学会) và thu 会員費 ( Tự nguyện tự giác ). Sau khi tuyển được 会員tại buổi offline đầu ta tiến hành app hình ảnh , nội dung kỳ đầu và cho đăng ký thành viên online và thu phí qua chuyển khoản . Với nguồn kinh phí đó ta quay vòng vốn cho việc tổ chức có chất lượng . Với số tiền đó ta tiến hành cho biên tập tạp san ( vì thực ra khi nghe phát biểu thì kiến thức vào đầu họ ko bằng việc bình tĩnh ngồi đọc chữ )
Có thể trả lương cho anh em ban tổ chức , ban biên tập ( ví dụ 500 yên 1 giờ chẳng hạn ) gọi là an ủi , hỗ trợ chi phí cho người tham gia phát biểu .... thì sẽ thu hút được nhiều nhân tài tham gia góp sức , cũng như làm baito ( giá rẻ ) .
Về nội dung của chương trình thì nếu đã nói thì nói cho tới , ko nói chung chung vì nếu nói chung chung thì lên google người ta search có thấy mà đầy . Chẳng hạn khi biên tập ta chia làm 2 phần : Nghiên cứu , giáo khoa dành cho các loại đối tượng khác nhau tham gia ... Nhưng quan trọng là ngành gì , phạm vi làm ntn . Có thể làm theo chuyên đề mỗi kỳ mỗi ngành thì cũng hay .
..... Nói chung là ý tưởng thì rất nhiều nhưng cần những bạn tâm huyết hơn .

@ còn nói về hoạt động chọn phòng nghiên cứu của năm 2 năm 3 thì cũng khó , vì đặc thù mỗi trường mỗi ngành ... Chi bằng để cho senpai từng trường hướng dẫn cụ thể thì tốt hơn .
Thân .

Re:Hội thảo Đông Du ( ドンズー勉強会)

Đã gửi: Bảy T9 01, 2012 7:10 am
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
Sau khi group lên hình , tiếp đến là dốc sức làm kỳ đầu tiên


Theo kinh nghiệm của anh thì cái này Hải nói đúng. Khi đã làm những việc thế này mà ko có 1 bộ sậu sẵn thì rất khó tiến hành thành công. Việc tìm bộ sậu này chủ yếu là do mối quan hệ của mình mà lần ra. Việc kêu gọi trong cộng đồng chỉ tiến hành trên cơ sở : có người hưởng ứng thì tốt; ko ai hưởng ứng thì mình vẫn tiến hành được. Rồi sau đó dùng kết quả thực tế mà lại đi kêu gọi tiếp ...

Re:Hội thảo Đông Du ( ドンズー勉強会)

Đã gửi: Bảy T9 01, 2012 9:26 am
Viết bởi Nguyễn Phú Thắng
Cảm ơn Hải đã dành nhiều thời gian để đóng góp ý kiến.

Vẫn là vấn đề múc đích của nó là gì:
Nói tóm lại một câu, mục đích của hoạt động này là "giao lưu, kết bạn ở mức độ học thuật". Tức là nó lưng chừng giữa 2 cái mà Hải nói. Xét về lâu về dài thì hoạt động này "hướng tới một hội thảo trao đổi học thuật" (nhưng nghe chừng còn lâu lắm mới tới được nếu không có đủ ngưòi "giàu, rảnh và học giỏi").

Mình sẽ viết kỹ hơn.
Hoạt động giao lưu theo kiểu văn nghệ mà trước đây mình có làm không phải là cái để hướng tới. Cái đó vui thì vui thật nhưng khó mà làm được cái gì đó ngoài việc vui chơi ra. Làm một hoạt động cho sinh viên đại học và cao học thì mục tiêu hướng tới là học thuật theo kiểu 学会 nhưng hiển nhiên là mình chưa với tới được, nên trước mắt không đặt mục tiêu cao quá như vậy mà chỉ dừng lại ở chỗ "giao lưu kết bạn ở mức độ học thuật", tiếng nhật thì có thể nói là 交流、ワークショップ.

Nói là "lưng chừng" thì có thể có người hình dung là nó là một cái không rõ ràng, mông lung... nhưng trên thực tế trong các trường đại học của Nhật cũng có nhiều cái Workshop không quá sâu vào chuyên môn mà chỉ ở mức giao lưu kiểu như thế này. Ví dụ như cái MISW mà trường Tokodai tổ chức hằng năm chẳng hạn.

Link tham khảo: http://www.aotule.eng.titech.ac.jp/MISW/2012/index/about

MISW là một Workshop cho các sinh viên của Nhật và quốc tế phát biểu về đề tài mình nghiên cứu nhưng không quá sâu vào chuyên môn mà nặng về giao lưu nhưng mang tính học thuật nhất định. Đọc phần About của nó có thể hiểu được điều này.