Bạn đang xem trang 1 / 5 trang

[NDLS] Hồi kí cố vấn Trung Quốc ( phần 2)

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 1:45 am
Viết bởi Ansamurai
Vừa rồi Hội thảo Việt Nam học 2008 đã diễn ra tại Hà Nội, đã có khá nhiều tham luận từ trong và ngoài nước gây chú ý (mình cũng khá bất ngờ khi thấy VN hiện nay thoáng như vậy ) . Hãng BBC có đưa vài bài quan trọng, xin đăng lại để dành làm tư liệu và cũng để chia sẽ với những anh em quan tâm.

Kiến giải của một người Nhật về ông Hồ

Một chuyên gia người Nhật đã thu hút chú ý của người tham dự Hội thảo Việt Nam học ở Hà Nội, với bài thuyết trình nhận định ông Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa cộng hòa chứ không phải cộng sản.

Tại hội thảo quy tụ hàng trăm nhà nghiên cứu trong ngoài nước vừa kết thúc cuối tuần qua, GS. Yoshiharu Tsuboi , Đại học Waseda, giới thiệu bài viết "Khảo cứu lại về Hồ Chí Minh".

Nhà nghiên cứu này giải thích ông muốn thoát khỏi quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà thay vào là xem xét tư tưởng ông Hồ "trên một lập trường giá trị tự do hơn".

Nghiên cứu Việt Nam từ năm 1973, GS. Tsuboi đã đi thăm những nơi ông Hồ Chí Minh từng đặt chân đến, từ tỉnh Nghệ An, đến Hong Kong, Quảng Đông, Moscow, Paris, London.

Ông viết trong bài tiểu luận rằng "có lẽ giá trị mà Hồ Chí Minh coi trọng nhất trong suốt cuộc đời của mình là những giá trị của nền cộng hòa" và cơ sở lý luận của ông là "Tự do, Bình đẳng, Bác ái".

Tinh thần cộng hòa Pháp

Tác giả giải thích tiếp: "Tinh thần nền cộng hòa Pháp mang tính lý tưởng cao...Lấy ví dụ, nó không quan tâm tới người đó là người Nhật hay người Việt Nam, sinh ra ở tỉnh nào, xuất thân trong gia đình hay dòng họ nào, bao nhiêu tuổi, là nam hay nữ."

"Vấn đề quan trọng là con người đó với tư cách là một cá nhân có đủ khả năng suy nghĩ một cách lý tính hay không. Nền cộng hòa được xây dựng bởi những cá nhân là nhân dân Pháp, bất kể giai cấp, màu da hay người đó có sinh ra ở Pháp hay không."

Tinh thần này khác hẳn với quan niệm sống của thế giới Đông Á, trong đó có Việt Nam.

Ông Tsuboi kể rằng ông rất lúng túng mỗi khi gặp người Việt và được hỏi những câu hỏi liên quan cá nhân (học ở đâu, vùng nào, gia đình ra sao).

"Để xây dựng được quan hệ tốt đẹp cho hai bên và ứng xử đúng với những qui tắc xã hội vô hình, trước tiên người Việt phải tìm hiểu những thuộc tính của đối phương. Đây không chỉ là truyền thống của riêng Việt Nam mà là truyền thống của cả khu vực theo văn hóa Nho giáo."

"Người ta đã không đạt tới được nhận thức rằng: điều kiện tiền đề của nền cộng hòa là những "cá nhân" theo quan điểm giá trị mới về con người."

Học giả người Nhật cho rằng Hồ Chí Minh là "lãnh đạo chính trị duy nhất ở Đông Á nhận thức được một cách đúng đắn nhất tinh thần nền cộng hòa và ông đã cố gắng đưa nó vào Việt Nam".

Để chứng minh, tác giả nhắc lại việc khi là thành viên Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh vẫn cho rằng cần ưu tiên "đấu tranh giải phóng dân tộc giành lại độc lập cho Việt Nam chứ không phải là vấn đề giai cấp. Về mặt này, Hồ Chí Minh không phải là một người cộng sản 'chính thống' theo chủ nghĩa Marx-Lenin".

Trong bài, ông Tsuboi nhắc lại một câu chuyện từng được một chuyên gia khác người Nhật Furuta Motoo công bố năm 1996.

Tháng Tám 1944, khi được Quốc dân đảng thả và chuẩn bị quay về Việt Nam, ông Hồ nói với Tướng Trương Phát Khuê của Quốc dân đảng:

"Tuy tôi là một người cộng sản nhưng bây giờ vấn đề mà tôi quan tâm không phải là chủ nghĩa cộng sản mà là độc lập tự do của Việt Nam. Tôi xin hứa với anh một lời hứa đặc biệt: trong vòng 50 năm tới sẽ không thực hiện chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam".

Ước mơ Độc lập

Tác giả biện luận: "Độc lập mà Hồ Chí Minh muốn xây dựng là một nước độc lập, một nhà nước chủ quyền theo kiểu Cận đại. Từ Độc lập của ông bao hàm ý nghĩa xây dựng một quốc gia chủ quyền có lực lượng sánh vai được với các cường quốc trên thế giới. Ý tưởng của ông là không chỉ xây dựng một chế độ Dân chủ cộng hòa mà còn xây dựng nên hình ảnh những Con người mới đóng vai trò gánh vác quốc gia độc lập."

Khái niệm Tự do, với Hồ Chí Minh, là "không chỉ đơn thuần là đất nước được độc lập, nhà nước có chủ quyền và có quyền tự do phát ngôn, hoạt động trên trường quốc tế, mà phải là thứ tự do được từng người dân ca ngợi."

"Nó cũng yêu cầu mỗi người dân ca ngợi quyền tự do đó phải trở thành chủ thể xây dựng từ dưới lên trật tự của nền cộng hòa, yêu cầu từng cá nhân phải có khả năng suy nghĩ, quyết định với tinh thần trách nhiệm cao".

Hạnh phúc của Hồ Chí Minh là "mỗi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc và phải chủ động, tích cực tranh đấu để giành được hạnh phúc đó".

Tác giả cho rằng từ mấy chục năm qua, "thông điệp của Hồ Chí Minh hầu như không được truyền bá và lý giải một cách đầy đủ và đúng đắn".

"Người ta đã coi ông như một người lãnh đạo của phong trào cộng sản quốc tế, một người theo chủ nghĩa Marx-Lenin... Ai cũng lấy ý thức hệ làm chủ thể để lý giải ông Hồ, và ngay bản thân ông Hồ, để nhận được viện trợ tiếp tục công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mình, không có một sự lựa chọn nào khác ngoài việc phát ngôn và hành động như một thành viên của liên minh những người cộng sản."

"Thế hệ kém ông Hồ 10 tuổi như Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay ông Trần Văn Giàu, do chịu sự giám thị gay gắt của nhà đương cục Thực dân, đã phải hoạt động tại nước ngoài một thời gian."

"Chính vì vậy, họ đã hiểu được tình hình bên ngoài và lý giải được một phần tinh thần nền cộng hòa của Hồ Chí Minh. Sự lý giải của họ là nhờ vào kinh nghiệm sống ở các nước Âu Mỹ, chủ yếu là nước Pháp."

Trong khi đó, GS. Tsuboi nói, thế hệ cách mạng sau này không mấy người từng sống ở nước ngoài.

"Họ thiếu đi nền tảng tư tưởng để có thể lý giải được đầy đủ "Tinh thần nền cộng hòa" mà Hồ Chí Minh đã đúc kết được sau 30 năm bôn ba ở hải ngoại."

"Càng đến những thế hệ trẻ hơn, người ta càng có xu hướng lý giải Hồ Chí Minh chỉ theo góc độ là nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản. Cùng với việc thần tượng hóa Hồ Chí Minh, người ta đang đánh mất đi khả năng lý giải nội tại Hồ Chí Minh với tư cách là một con người bình thường."

Thời gian gần đây vẫn có các sách nghiên cứu, thậm chí tiểu thuyết về Hồ Chí Minh ở Phương Tây và châu Á, gần nhất là ở Đài Loan, đưa ra các quan điểm, thậm chí các giả thuyết khác nhau về thân nhân và suy tư của ông Hồ.

Nhà văn Dương Thu Hương vừa cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Đỉnh Cao Chói Lọi ở Pháp với nhân vật Chủ tịch gợi lại nhiều nét về ông Hồ.

Riêng tại Việt Nam, các quan điểm chính thống về ông có vẻ như vẫn bị đóng khung trong cách nhìn giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đời tư của Hồ Chí Minh hiện vẫn là đề tài cấm kỵ tại Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, nghiên cứu và phát biểu của GS Tsuboi có cơ hội mở ra một cuộc tranh luận mới.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/12/081209_hochiminh_rethinking.shtml

Re:[NDLS] Hồi kí cố vấn Trung Quốc ( phần 2)

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 1:52 am
Viết bởi Ansamurai
Về đề tài Hồ Chí Minh, Diễn đàn có một bài báo về người vợ Trung Quốc của Người. Hihi, đoạn thư gửi cho vợ khi Người hoạt động tại Thái.

Cùng em xa cách Đã hơn một năm Thương nhớ tình thâm Không nói cũng rõ. Cánh hồng thuận gió Vắn tắt vài dòng Để em an lòng Ấy anh ngưỡng vọng. Và xin kính chúc Nhạc mẫu vạn phúc.

Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc của Nguyễn Ái Quốc.

Re:[NDLS] Hồi kí cố vấn Trung Quốc ( phần 2)

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 1:57 am
Viết bởi Ansamurai
Bên cạnh đó thì đề tài Việt - Xô

Bài học từ quan hệ Việt - Xô

Trong nhiều năm, kéo đến cả hôm nay, truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ nhắc đến tình cảm khăng khít trong quan hệ giữa Bắc Việt (và sau 1975, Việt Nam thống nhất) với Liên Xô.

Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh thường được trích dẫn: "Đối với Lênin, đối với Cách mạng Tháng Mười, đối với Đảng Cộng sản, Chính phủ Liên Xô và nhân dân Xô Viết, chúng ta 'Uống nước phải nhớ nguồn'".

Người giữ chức Tổng Bí thư Đảng gần 30 năm, Lê Duẩn, cũng nói: "Nhân dân Việt Nam hiểu sâu sắc rằng mỗi bước đi lên, mỗi chặng đường thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với những sự kiện trọng đại diễn ra trên đất nước Liên Xô”.

Nhưng gần 20 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, nay ít nhất trong giới nghiên cứu học thuật trong nước, mảng "xám" của mối quan hệ bắt đầu được nói ra.

Tại hội thảo Việt Nam học 2008 vừa kết thúc ở Hà Nội, tác giả Nguyễn Hồng Dung, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, nói phần nào đó, từ 1950 đến giữa thập niên 1970, Liên Xô đã "hạn chế Việt Nam hòa nhập".

Đánh giá Hồ Chí Minh giai đoạn 1920 - 1945, tiến sĩ Vũ Quang Hiển, Đại học Quốc gia Hà Nội, lại nhận định Hồ Chí Minh lúc này có nhiều quan điểm khác Quốc tế Cộng sản, và vì thế đã "bị lên án bằng những lời lẽ rất nặng nề từ những chiến sĩ cận vệ của Quốc tế Cộng sản".

Bị Quốc tế Cộng sản 'bỏ rơi'

TS. Vũ Quang Hiển nói "tuy hoạt động tích cực trong Đảng cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, nhưng quan điểm của Hồ Chí Minh có nhiều điểm không trùng hợp với quan điểm của Trung ương Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, chẳng hạn như vấn đề dân tộc ở thuộc địa, quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa."

"Trong khi Quốc tế Cộng sản cho rằng chủ nghĩa dân tộc chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản, thì Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông, 'chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước'".

Theo TS. Hiển, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề "xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông...vượt lên những quan niệm phổ biến trong Quốc tế Cộng sản, các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản và nhiều nhà cách mạng thuộc địa lúc bấy giờ".

Các nhà nghiên cứu nước ngoài từ lâu đã cho biết Hồ Chí Minh (hay Nguyễn Ái Quốc, tên được dùng từ 1919), thời trước 1945, không được Liên Xô trọng dụng.

Giờ đây, TS. Hiển cũng thừa nhận lần đầu tiên khi tới Moscow, ông Hồ "không nhận được sự quan tâm chu đáo".

Ông Hồ viết trong một lá thư tháng Ba 1924: "Đã hơn một tháng nay, tôi xin đồng chí vui lòng tiếp để có thể thảo luận với đồng chí về tình cảnh thuộc địa của Pháp. Cho tới nay, tôi vẫn chưa được trả lời. Hôm nay, tôi xin mạn phép nhắc lại sự thỉnh cầu đó, và xin đồng chí nhận lời chào cộng sản anh em."

Lý thuyết cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh bị chính những người cộng sản Việt Nam khi đó phê phán.

TS. Vũ Quang Hiển tiết lộ chính Hà Huy Tập, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1936 đến 1938, đã gọi Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (do Nguyễn Ái Quốc thành lập năm 1925) và Tân Việt cách mạng đảng "có những sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin", "mắc chủ nghĩa cơ hội trong lý luận và trong thực tiễn, tư tưởng biệt phái, đóng kín".

Cuốn Đường Kách mệnh được Hồ Chí Minh viết năm 1927, bị phê phán là "những điều ngu ngốc về lý luận".

Theo TS. Hiển, năm 1930 Hồ Chí Minh cho rằng phải thành lập đảng cộng sản riêng rẽ ở ba nước Đông Dương, nhưng Quốc tế Cộng sản chủ trương chỉ thành lập ở Đông Dương một đảng duy nhất.

Kết quả hội nghị ở Hong Kong tháng 10.1930, do Trần Phú chủ trì, quyết định bỏ tên Việt Nam cộng sản Đảng mà lấy tên Đông Dương cộng sản Đảng.

Ba năm sau, viết trên tạp chí lý luận của Đảng Cộng sản Pháp, Hà Huy Tập phê phán Nguyễn Ái Quốc "phạm một loạt sai lầm cơ hội chủ nghĩa" và rằng lúc mới thống nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam "chưa có đường lối chính trị đúng đắn".

Chiến lược đấu tranh dân tộc của Nguyễn Ái Quốc bị các đồng chí "Bônsêvich" Nga Xô như Trần Phú và Hà Huy Tập bác bỏ, thay bằng chiến lược đấu tranh giai cấp.

TS. Hiển thừa nhận quan điểm giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc đã không được đồng ý trong những năm 1930-1935.

Cũng trong thập niên 1930, một người nổi tiếng khác, Lê Hồng Phong, đã phê Nguyễn Ái Quốc là "tàn dư của cương lĩnh các nhóm cộng sản cũ đã máy móc chia giai cấp địa chủ thành hạng đại và trung".

Mãi cho tới tháng Sáu 1938, sau tám năm "trong tình trạng không hoạt động", bị Quốc tế Cộng sản thờ ơ, Hồ Chí Minh mới rời Liên Xô sang Trung Quốc, rồi về nước năm 1941.

Lúc này, trong Đảng đặt ra câu hỏi tiếp tục đấu tranh giai cấp như luận cương chính trị năm 1930 hay ngả theo đấu tranh dân tộc?

Một hội nghị tháng Năm 1941, do Hồ Chí Minh chủ trì, quyết định thay đổi chiến lược, ngả sang "cách mạng dân tộc giải phóng", tạm gác khẩu hiệu "cách mạng ruộng đất" và hứa để ba dân tộc Đông Dương có quyền tự quyết "tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành một dân tộc quốc gia tùy ý".

Như TS. Vũ Quang Hiển kết luận, từ năm 1920 đến 1945, cách mạng Việt Nam "chịu sự chi phối chặt chẽ của Quốc tế Cộng sản, nên phạm sai lầm giáo điều, tả khuynh".

Trong những năm 1923-1924, 1927-1928, 1934-1938, Hồ Chí Minh "không được Quốc tế Cộng sản đồng tình, nên bị kiềm chế, bị phê phán, thậm chí có lúc bị 'bỏ rơi'".

Trong vòng tay Liên Xô

Một tham luận khác của Nguyễn Hồng Dung, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, cũng có thể xem là đánh giá nối tiếp về mối quan hệ với Liên Xô sau khi Việt Nam độc lập.

Đặt vấn đề ở góc cạnh hòa nhập với thế giới bên ngoài, tác giả ca ngợi Nguyễn Ái Quốc, trước khi đến Moscow lần đầu, đã "nhận thức được sự cần thiết phải 'hòa nhập'", nhưng vì Quốc tế Cộng sản (QTCS) mà ông bị "hạn chế việc giao lưu".

"Năm 1925, khi Nguyễn Ái Quốc trở về châu Á, QTCS đã không cấp cho Nguyễn Ái Quốc giấy giới thiệu với ĐCS Trung Quốc, với Quốc dân Đảng của Tôn Dật Tiên, không cung cấp tài chính đi đường."

"Năm 1930, với 'Chính cương, điều lệ Đảng tóm tắt', dù đã tế nhị vừa làm vừa lòng QTCS, vừa giữ vững chủ kiến của mình cho cả một đường lối cách mạng của dân tộc, nhưng vẫn bị QTCS và Stalin nghi ngại."

Sau 1945 vẫn không có cuộc hội kiến chính thức nào với Liên Xô, cả sau khi Hồ Chí Minh có điện gửi Stalin (mãi đến 1950, sau khi Trung Quốc đã công nhận Việt Nam, Moscow khi đó mới thiết lập quan hệ).

Năm 1948, Nam Tư đề nghị đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ Hồ Chí Minh, nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa "'giữ ý' với Liên Xô - thực chất cũng vẫn bị o ép, nên đã không mở được cửa sang phía Tây".

Cho đến năm 1954, Việt Nam dân chủ cộng hoà "cũng chưa làm gì được nhiều để hoà nhập".

Tác giả thừa nhận trong diễn ngôn chính thức, "không tìm thấy một văn bản, một dòng chữ, một câu nói về việc Liên Xô hạn chế Việt Nam 'hoà nhập'... Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, chính phủ Việt Nam cũng khó có thể chính thức cho rằng Liên Xô cản trở Việt Nam hòa nhập".

Bài học lịch sử

Nhìn lại lịch sử Việt Nam hơn 60 năm qua, những sai lầm của Đảng Cộng sản xảy ra khi họ "sao chép những quan điểm chỉ đạo đường lối từ một 'nơi khác' về áp dụng trong thực tiễn Việt Nam một cách máy móc".

Đó là nhận định trong tham luận của Ngô Vương Anh, báo Nhân Dân.

Tác giả phân kỳ các sai lầm theo từng giai đoạn:

"Trong giai đọan đấu tranh giành độc lập dân tộc là sự sao chép rập khuôn những chỉ thị của QTCS khi thực tiễn cách mạng ở những nước thuộc địa phương Đông (như Việt Nam) hoàn toàn khác so với tình hình cách mạng ở những nước tư bản công nghiệp châu Âu."

"Trong cải cách ruộng đất là sự sao chép công thức, cách làm từ các 'nước bạn' và áp dụng một cách cực đoan trên diện rộng."

"Sau tháng 4.1975 là công cuộc xây dựng mô hình CNXH dựa trên sự sao chép một mô hình có sẵn, duy ý chí để đạt mục đích."

Ngô Vương Anh kết luận: "Bài học thực tiễn trong lịch sử xây dựng và điều chỉnh để đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn hơn vẫn cần được xem xét."

Những tư liệu và lý giải lịch sử như thế có thể đã được nhiều người bên ngoài nói đến trước đây, nhưng đặt trong một hội thảo chính thống, chúng vẫn có giá trị khá mới.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/12/081211_viet_ussr_revaluation.shtml

Re:[NDLS] Hồi kí cố vấn Trung Quốc ( phần 2)

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 2:03 am
Viết bởi Ansamurai
Và nếu được anh em nào rãnh thì đọc bài của GS người Hàn về việc mở rộng lãnh thổ Việt Nam mà theo BBC cho rằng "người bên ngoài có những cái nhìn khác mà bên trong có thể không (muốn) thấy."

Đánh giá lịch sử mở rộng lãnh thổ của Việt Nam

Một chuyên gia Hàn Quốc đã mạnh dạn đụng đến một chủ đề nhạy cảm khi ông nói hai mặt trong đặc trưng lịch sử của Việt Nam là "chủ nghĩa dân chủ đấu tranh và chủ nghĩa dân chủ xâm lược".

Giáo sư Song Jung Nam, Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc, đặt vấn đề này tại Hội thảo Việt Nam học 2008, khi phân tích tính chất mở rộng lãnh thổ trong thời Hậu Lê, giai đoạn mở mang được cho là mạnh nhất trong lịch sử.

Mở rộng lãnh thổ

Công cuộc Nam tiến bắt đầu từ năm 1069 khi nhà Lý buộc Chiêm Thành nhường ba châu, đưa cương vực tiến tới tỉnh Quảng Trị ngày nay.

Tiến sĩ Song Jung Nam lưu ý thời nhà Trần "không nhận được một tấc đất nào từ Champa", mà còn "vài lần phải lâm vào thế tự vệ".

Năm 1402, nhà Hồ đánh Chiêm Thành, mở rộng ra đến Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Đến khi quân Minh xâm lược và chiếm Việt Nam, khu vực này bị Chiêm Thành lấy lại.

Theo chuyên gia Hàn Quốc, triều Hậu Lê, bắt đầu từ Lê Lợi, là triều đại "có được nhiều lãnh thổ nhất".

Năm 1470, Lê Thánh Tông đem 26 vạn quân chiếm Chiêm Thành, lấy lại bốn châu bị mất trong thời gian quân Minh cai trị.

Qua cuộc viễn chinh này, Việt Nam cũng mở rộng lãnh thổ tới Bình Định ngày nay.

Ngoài lãnh thổ chiếm được, nhà Lê chia Chiêm Thành thành ba khu vực để "có thể dễ dàng hợp nhất vùng này vào bất kỳ lúc nào".

Tác giả ghi nhận Chiêm Thành, trong thế kỷ 15, còn "ở vùng đệm nên có thể duy trì quan hệ đối ngoại giữa Thái Lan, Campuchia với Việt Nam."

"Nhưng thời kỳ sau, đối tượng mở rộng lãnh thổ đến cả Campuchia, quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia hay Việt Nam - Thái Lan trở thành mối quan hệ đối lập sâu sắc, thậm chí Campuchia là trục chiến lược trong sự cạnh tranh của Việt Nam và Thái Lan."

Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh

Việc mở rộng lãnh thổ diễn ra "sôi động, nhanh và rộng nhất là vào thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh".

Theo tác giả: "Việc mở rộng lãnh thổ ở thời kỳ sau phân chia Nam Bắc được thực hiện thông qua việc hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành và sự mở rộng về phía Campuchia đã kéo theo sự căng thẳng sâu sắc trong quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia và dĩ nhiên ảnh hưởng tới cả quan hệ Campuchia và Thái Lan."

"Kết quả là ngày nay, đối ngoại giữa 3 nước, đặc biệt Việt Nam - Campuchia hay Thái Lan - Campuchia vẫn còn chịu ảnh hưởng không nhỏ".

Khác với thời kỳ trước, đặc trưng giai đoạn trong thế kỷ 17, khi chúa Nguyễn đi xuống phía Nam, là "chiếm lĩnh đồng thời sát nhập và hợp nhất lãnh thổ".

Tháng Tám năm 1692, chúa Nguyễn, Nguyễn Phúc Chu, chiếm Chiêm Thành và đến năm sau đổi tên thành Thuận Thành, xóa bỏ sự tồn tại của Chiêm Thành với tư cách một quốc gia.

Kể từ lúc đó, Chiêm Thành đã "trở thành một dân tộc thiểu số của Việt Nam".

Việc hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành năm 1697 thể hiện "sự vững vàng của một quốc gia thống trị nhưng cũng cho thấy đây là một mắt xích trong việc thực hiện dư định hợp nhất Campuchia có chung đường biên giới".

Tác giả Song Jung Nam nhắc lại năm 1621, chúa Nguyễn đã "yêu cầu vua Campuchia cho người Việt Nam di trú tự nhiên, di trú Thủy Chân Lạp với những hình thức miễn thuế, thương mại, phát triển. Kết quả là việc di trú đến Campuchia của người Việt được bắt đầu từ tỉnh Đồng Nai và Mũi Xoài thuộc Bà Rịa, Vũng Tàu bây giờ".

Lúc này, Campuchia muốn thoát khỏi ảnh hưởng của vương quốc Ayuthaya của Thái Lan, nên đã "mượn sức mạnh của Việt Nam để thoát khỏi sự cai trị của Thái, Việt Nam đã có được cơ hội tiến vào Campuchia một cách hợp pháp và đồng thời trên cơ sở đó, đã có được cơ hội tuyệt vời để có thể cản trở sự tiến vào Campuchia của Thái và xâm chiếm lãnh thổ Campuchia".

Năm 1658, lần đầu tiên Việt Nam "có cơ hội gửi quân đội theo yêu cầu của Campuchia để giải quyết phân tranh vương vị và kết quả là nhận được sự cư trú hợp pháp ở Mũi Xoài, Đồng Nai và nộp cống, thần phục từ Campuchia".

Năm 1679, Việt Nam "đem 50 chiến thuyền với hơn ba ngàn quân, lợi dụng những người quản lý của nước Minh Trung Quốc đầu hàng như Dương Ngan Địch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình … tiến hành thực hiện việc phát triển Mỹ Tho và Biên Hòa".

'Hỗ trợ và vũ lực'

Tác giả nhận xét việc hợp nhất ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Hà Tiên diễn ra khác phương pháp hợp nhất Chiêm Thành.

"Khi hợp nhất lãnh thổ của Chiêm Thành, đa số dùng phương pháp chiếm bằng vũ lực nhưng khi hợp nhất lãnh thổ Campuchia thì lợi dụng người trong nước hay người nước ngoài trước hết là khai thác, rồi lợi dụng khi quyền lực cai trị của Campuchia yếu đi thì hợp nhất một cách tự nhiên."

"Không những thế, ở đây còn cho thấy sự ưu tiên phương pháp nhận lãnh thổ bằng cách hỗ trợ giải quyết nội chiến của Campuchia hơn là dùng vũ lực trực tiếp."

Riêng đến khi hợp nhất Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, chúa Nguyễn chuyển sang dùng vũ lực bằng ba lần thu phục năm 1732, 1753 và 1757.

Công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía Nam vẫn tiếp tục dưới triều đại cuối cùng, nhà Nguyễn.

Năm 1835, dưới thời vua Minh Mạng, danh tướng Trương Minh Giảng tiến quân sang Campuchia, đổi tên Chân Lạp thành Trấn Tây Thành, sát nhập vào Đại Nam.

Tuy vậy, "cuộc xung đột dành quyền cai trị Campuchia giữa Việt Nam và Thái kéo dài, cộng với việc phản đối sự cai trị của Việt Nam trên toàn Campuchia và các cuộc phản loạn trong nước nên đã đẩy Việt Nam vào thế bất lợi".

Năm 1847, nhà Nguyễn ký hiệp định với Thái và rút quân.

Tác giả cho rằng: "Mở rộng lãnh thổ của Việt Nam bị kiềm chế bởi Thái và Pháp. Nếu giả định trường hợp Pháp không tiến hành xâm lược hay không có mâu thuẫn với Thái thì Việt Nam đã có được một vùng rộng lớn trong lãnh thổ của Lào và Campuchia".

TS. Song Jung Nam kết luận: "Việc mở rộng lănh thổ của Việt Nam cho thấy một quy luật điển hình trong lịch sử nhân loại là cá lớn nuốt cá bé. Việt Nam đă không ngừng đấu tranh trong trường kỳ lịch sử để sinh tồn bên cạnh một Trung Quốc mạnh hơn mình nhưng ngược lại cũng tiến hành chinh phục Chiêm Thành và Campuchia yếu hơn."

"Điều này thể hiện hai mặt trong đặc trưng lịch sử của Việt Nam là chủ nghĩa dân chủ đấu tranh và chủ nghĩa dân chủ xâm lược."

"Việt Nam đã trải qua quá trình dân chủ đấu tranh và bồi dưỡng sức mạnh quốc gia rồi trên cơ sở đó hướng đến chủ nghĩa dân chủ xâm lược và kết quả là xác lập được lãnh thổ phía Nam bây giờ."

Ông nói thêm việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam cũng minh chứng cho quy luật lịch sử "giữa các láng giềng không có quan hệ tốt".

Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc tái lập năm 1991, trong khi quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia cũng không mặn mà từ sự kiện Việt Nam đem quân vào Phnompenh cuối thập niên 1970.

Sang thập niên 1980, quan hệ giữa Hà Nội và Bangkok cũng căng thẳng xung quanh vấn đề Campuchia.

Như trong một hội thảo mới đây về Vương triều Nguyễn, quan điểm chính thống hiện nay là các chúa Nguyễn đã "có công mở rộng lãnh thổ về phía nam đến tận đồng bằng sông Cửu Long và xác lập chủ quyền vững chắc trên vùng đất mới" (GS. Phan Huy Lê trong hội thảo tháng 10 ở Thanh Hóa).

Diễn giải về quá trình "xâm lược" của Việt Nam trong lịch sử chắc khó lòng nhận được tán đồng từ người Việt Nam.

Dẫu sao, nó cho thấy người bên ngoài có những cái nhìn khác mà bên trong có thể không (muốn) thấy.

Việc bài của GS. Song Jung Nam được đưa vào Hội thảo Việt Nam tháng 12 tại Hà Nội, cũng như một số nhận định trái chính thống về Hồ Chí Minh, là dấu hiệu không khí học thuật trong nước đã thoải mái và thoáng hơn so với những năm trước đây.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2008/12/081214_viet_expansion_history.shtml

Re:[NDLS] Hồi kí cố vấn Trung Quốc ( phần 2)

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 3:18 am
Viết bởi anhsiu
  Mục đích tranh luận là cái để đánh giá 1 cuộc tranh luận có tích cực hay tiêu cực .
  Đề tài đời tư của Bác ai nói vơi anh Ân là bị cấm kỵ tại Việt Nam . Việc Bác tập thể dục , rồi chuyện ở tù , làm thơ ... không phải là chuyện đời tư đó là gì . Còn mảng đời tư không được nhắc tới ( chuyện vợ con ...) vì nhắc tới cũng không rõ mục đích thì nhắc làm gì .
   Đọc bài viết của GS Tsuboi có thể tập tành phỏng đoán rằng ông không mấy thiện cảm với CS chủ nghĩa . Nghiên cứu chứng minh của ông cũng có lẽ nhằm mục đích đó .
   Còn chuyện cách nhìn của GS Hàn trong việc mở rỗng lãnh thổ Việt thì cũng chẳng phải cách nhìn mới mẻ gì . Anh Hàn này nếu mình gọi là anh chàng nhiều chuyện cũng không sai mấy . Cách nhìn này ai đọc sử mà không hiểu , hiểu thì hiểu để trong bụng rồi cho hắn tan đi . Ngồi đây mà nói chuyện Chiêm Thành với Tiêm La . Đúng là anh Hàn nhà quê . Người Việt bây giờ chẳng ai nhận thức rằng Quảng Trị trở ra là chính quốc , mà Quảng trị trở vô là thuộc địa . Nước Việt là một .
   

Re:[NDLS] Hồi kí cố vấn Trung Quốc ( phần 2)

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 3:40 am
Viết bởi Ansamurai
  Mục đích tranh luận là cái để đánh giá 1 cuộc tranh luận có tích cực hay tiêu cực .
  Đề tài đời tư của Bác ai nói vơi anh Ân là bị cấm kỵ tại Việt Nam . Việc Bác tập thể dục , rồi chuyện ở tù , làm thơ ... không phải là chuyện đời tư đó là gì . Còn mảng đời tư không được nhắc tới ( chuyện vợ con ...) vì nhắc tới cũng không rõ mục đích thì nhắc làm gì .


[confused] Gì vậy Anhsiu. Mục đích đăng bài của anh ở đây  "không có cụm từ tranh luận". Ok chứ.

Re:[NDLS] Hồi kí cố vấn Trung Quốc ( phần 2)

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 10:40 am
Viết bởi anhsiu
 Dạ chắc anh hiểu sai ý em . Em cũng đâu nhăm nhe muốn  tranh luận ở đây . Chẳng để làm chi hết .  Ý là em nói cái cuộc " tranh luận " ở Hà Nội kia áh chớ . Có nhiều bài nghiên cứu và đưa ra tham luận có mục đích hay , cũng có nhiều bài tham luận mục đích dở ồm . Những cái đề tài như là : Nguồn gốc người Việt , mở mang bờ cõi ... sở dĩ ít được sờ mói tới vì nó chỉ làm tiêu cực thêm cách nghĩ của người có suy nghĩ vốn  tiêu cực mà thôi . Những bài post của anh Ân có bài hay bài dở . Theo riêng em thì bài lần này không hay mấy .  [frown][frown][frown]

Re:[NDLS] Hồi kí cố vấn Trung Quốc ( phần 2)

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 12:11 pm
Viết bởi Ansamurai
 Dạ chắc anh hiểu sai ý em . Em cũng đâu nhăm nhe muốn  tranh luận ở đây . Chẳng để làm chi hết .  Ý là em nói cái cuộc " tranh luận " ở Hà Nội kia áh chớ . Có nhiều bài nghiên cứu và đưa ra tham luận có mục đích hay , cũng có nhiều bài tham luận mục đích dở ồm . Những cái đề tài như là : Nguồn gốc người Việt , mở mang bờ cõi ... sở dĩ ít được sờ mói tới vì nó chỉ làm tiêu cực thêm cách nghĩ của người có suy nghĩ vốn  tiêu cực mà thôi . Những bài post của anh Ân có bài hay bài dở . Theo riêng em thì bài lần này không hay mấy .  


^ ^, gomen, hình như đúng là anh hiểu sai ý của Anhsiu.

Chuyện trong môi trường hàn lâm thì tất nhiên chỉ coi trọng việc nghiên cứu, phát biểu và tranh luận những sự kiện hiện tượng mà thôi. Những đề tài này cũng không có gì là mới, nhưng nên để ý rằng hiện nay những nghiên cứu này đã được phép phát biểu tại một hội nghị.

Người ta công bố thì chúng ta cứ 楽しみ đi.

Ngoài ra nếu Anhsiu có tài liệu đáng chú ý nhớ gửi cho mọi người cùng xem nhé.

Re:[NDLS] Hồi kí cố vấn Trung Quốc ( phần 2)

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 1:07 pm
Viết bởi nhoccon_tyhon_lonton
nhóc thì không nghĩ không hay[grin]
nhóc thấy cảm ơn mấy ông giáo sư đó đấy chứa.quan tâm đến VN và nhìn Vn ở một hướng khác mà chúng ta không nhìn thấy hay nói đúng hơn là không muốn nhìn.
trong chiến tranh ai cũng muốn xem mình là đúng và chỉ muốn để lại trong lịch sử đất nước những nét đẹp thôi.nhóc có nói chuyện với một vài người mỹ và khi hỏi về chiến tranh thì được bảo là được dạy rằng mỹ không phải xâm lược mà giúp Vn khỏi sự xâm lược của các nước khác.
chúng ta gọi là xâm lược,mỹ lại bảo là giúp đỡ???
nhóc đang học về văn hoá hàn quốc.và có học về chiến tranh hàn_nhật.khi tìm tư liệu nhóc thấy lịch sử hàn ghi và nhật ghi khác nhau và bên nào cũng bảo mình đúng.nên khi đó nhóc cũng nghĩ đến trường hợp của nước mình.
là dân Vn tất nhiên ta tin dân mình lịch sử mình nhưng nghe từ bên ngoài cũng không thừa nhỉ.chúng ta nhìn mình nhưng cũng nên biết người ta nhìn mình như thế nào nữa nhỉ?^^nghe để hiểu.お互いに分かり合った方がいいと思う。(偉そうに言っちました。ごめん)chỉ là chút suy nghĩ của đứa kém hiểu biết như nhóc thôi.
cảm ơn anh An nghe.