Bạn đang xem trang 1 / 3 trang

Khái yếu lịch sử Nhật Bản

Đã gửi: Sáu T12 12, 2008 2:49 pm
Viết bởi Kongou-Musha
KHÁI YẾU VỀ LỊCH SỬ NHẬT BẢN


“Khái yếu về lịch sử Nhật Bản” được biên soạn dựa trên cuốn “Nihon no rekishi”  do Bonjinsha xuất bản. Đây là cuốn sách viết cho đối tượng là người ngoại quốc học tiếng Nhật với lối hành văn giản dị, dễ hiểu nhằm cung cấp cho người đọc một cái nhìn cơ bản nhất về lịch sử Nhật Bản và hiểu được những khái niệm như “Fumie”, “Ikki” mà người Nhật vẫn sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy không đi sâu nhưng nó lại mở ra trên diện rộng, không chỉ ở các sự kiện lịch sử mà còn ở các mặt văn hóa, nghệ thuật. Những kiến thức bổ sung, chú giải sẽ được đặt trong ( ).

Nhất Như soạn dịch và chú giải.




I.原始時代

1.      貝塚

日本列島は、かつてアジア大陸とつづいいたが、今から約1万年には現在のような形になっていた。
当時、ここに住んでいた人々が日本人の祖先であるが、その人々がどこから来たかは、まだ明らかにされていない。
この時代の人々は、小高い土地に数戸が集まって住み、狩りや漁をしたり、植物を採集して生活していた。家は、浅く掘った穴のところに柱を立て、草で屋根を作ったもの(たて穴式住居)であった。人々は住居の近くに食べた後の貝殻を捨てた。その貝殻がつもってできた貝塚が今も各地に残っている。貝塚から石器や縄目の模様のある土器(縄文土器(じょうもんどき))がでてくるので、当時の生活の様子をしることができる。
このころの人は、石.木.動物などのすべての自然物に霊魂があると信じていた(アニミズム)。そして、それらをおそれ、まじない(呪術)をして霊魂をしずめ、生活の安全を祈った。
このような時代が、今から1万年ほど前から8千年間ぐらいつづいた。この時代を、縄文土器の名をとって縄文時代(じょうもんじだい)という。



CHƯƠNG I: THỜI ĐẠI NGUYÊN THỦY


1. Ụ vỏ sò ( Kaizuka)


Trước đây quần đảo Nhật Bản nối liền với đại lục Châu Á nhưng khoảng mười ngàn năm về trước đã hình thành nên vị trí như bây giờ. Những người sống trên quần đảo Nhật Bản lúc bấy giờ là tổ tiên của người Nhật Bản nhưng nguồn gốc của họ thì đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. ( Một thuyết mới đây cho rằng tổ tiên người Nhật Bản là dân du mục từ lục địa di cư sang rồi chiếm lãnh địa của người Ainu, dân tộc bản địa trên quần đảo này).
Thời đó họ sống tập trung nhiều hộ lại với nhau trên những vùng đất cao ráo và sống nhờ vào việc săn bắn, bắt cá và hái lượm. Nhà của họ được dựng trên một cái lỗ đào nông trên mặt đất, trên đó chống trụ và dùng cỏ làm mái lợp. (Tate ana Jukyo: lỗ được đào trên mặt đất sâu khoảng 50cm làm nền và thường có dạng tròn với đường kính khoảng 3~10m. Trong đó họ đào lỗ trồng trụ, dựng bếp và xung quanh có rãnh thoát nước.)
Người nguyên thủy sau khi ăn xong thường vứt vỏ sò ờ những khu vực gần nơi sinh sống và dần dần vỏ sò tích tụ lại thành ụ (Kaizuka) . Hiện nay ở nhiều địa phương trên nước Nhật vẫn còn sót lại những ụ vỏ sò này. Người ta tìm thấy trong những ụ này có lẫn dụng cụ bằng đá và đồ đất sét nung trang trí bằng hoa văn dây thừng (Joumon doki) và qua đó biết được sinh hoạt của người đương thời. (Thực ra Kaizuka, ụ vỏ sò phân bố khắp nơi trên hành tinh nhưng tập trung nhiều ở Nhật trong thời Joumon)
Con người vào thời kỳ này tin rằng tất cả những tạo vật trong thiên nhiên như cỏ cây, đất đá, động vật đều có linh hồn (Animism) và họ sợ chúng nên mới dùng bùa chú để trấn áp và cầu nguyện cho cuộc sống yên ổn.
Thời đại này bắt đầu từ khoảng mười ngàn năm về trước và kéo dài khoảng hai ngàn năm. Người ta lấy tên của các loại đồ đất sét nung có hoa văn dây thừng (Joumon doki) tìm thấy trong ụ vỏ sò đặt cho thời kỳ này là thời đại Joumon.



Tate ana Jukyo




2.稲作の始まり


紀元前3世紀ごろになると、稲作が始まり、銅や鉄の金属器が使われた。これらの技術は大陸から伝わったものである。当時の農作業の様子は、銅たくにえがいてある絵で知ることができる。銅たくは、この時代の遺跡から数多く見つかっていて、祭りに使われたものだろうと考えられている。

人々は、稲作のために低地に住むようになり、そこに村を作った。この時代の様子を伝える登呂遺跡

(静岡市)には、水田ャ住居の跡とともに、ねずみが入らないようにした高床式倉庫の跡や木製の農具が残っている。

このころの土器は、以前より丈夫で形のよいものにかわった。それらの土器は、文京区の弥生町(東京都)で最初に見つかったので、弥生式土器という。紀元前3世紀ごろから600年間ぐらいこの時代を弥生時代(やよいじだい)という。

2. Bắt đầu trồng lúa

Đến khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên thì người ta bắt đầu trồng lúa và sử dụng khí cụ bằng đồng và sắt. Những kỹ thuật này được truyền từ lục địa Trung Hoa sang. Chúng ta có thể biết được nông nghiệp được tiến hành ra sao thông qua những tranh vẽ trên Doutaku ( một loại khí vật làm bằng đồng xanh thời Yayoi, cao khoảng 20 ~30 cm được trang trí với nhiều hình vẽ nguyên thủy. Doutaku được chế tạo tại miền Tây Nhật Bản và là một khí cụ dùng trong tế lễ. Ban đầu người ta có thể treo nó và rung để phát ra tiếng kêu nhưng dần dần Doutaku chỉ còn mang tính trang trí và chức năng phát ra âm thanh cũng không còn). Doutaku được tìm thấy trong những di tích thời kỳ này và người ta cho rằng nó được sử dụng trong tế lễ.

Con người thời kỳ này sống ở những vùng đất thấp để trồng lúa và dựng lên làng mạc. Người ta biết được cách thức sinh hoạt đương thời thông qua di tích Toro (ở Shizuoka) mà trong đó còn lại nhiều thứ như dấu tích của ruộng nước và nhà ở, kiểu nhà kho Takayuka chuột không vào được ( một kiểu nhà sàn)  và nông cụ làm bằng gỗ.




Đồ đất sét thời kỳ này cũng đẹp và chắc chắn hơn trước và người ta dùng tên phố Yayoi ở quận Bunkyo (Tokyo), nơi đầu tiên tìm thấy những khí vật này để đặt tên cho chúng là đồ đất sét Yayoi (Yayoi doki). Thời đại này bắt đầu từ thế kỷ thứ 3 TCN và kéo dài khoảng 600 năm được gọi là thời đại Yayoi.

3.卑弥呼(ひみこ)

紀元1~3世紀ごろになると、稲作が進み、村がしだいに大きくなって、国と呼ばれるようになった。
そして、有力な指導者が国の王となり、強い王は弱い王をしたがえて、さらに大きな国をつくた。このころのことについてはよく分からないが、中国の「後漢書」という古い歴史の本に1世紀ごろは、
倭人(日本人)の国から使者が来たので、後漢の皇帝が金印を与えたと書いてある。
今から200年ほど前(江戸時代)に、福岡県で、ある農夫が偶然、地中から金印をみつけた。それには「漢倭奴国王」とほってあった。この国は博多付近(福岡市)にあった小国であろうと考えられている。
その後の様子について、中国の「魏志」という古い歴史の本に「倭人伝」として詳しく書いてある。
それによると、倭人の国は30ほどの小国に分かれているが、その中で女王卑弥呼の邪馬台がもっとも強く、卑弥呼は、3世紀はじめに魏に使者を送ったという。邪馬台国が日本のどこにあったかは、まだ定説がない。

3.Himiko

Khoảng từ thế kỷ 1~3 thì việc trồng lúa phát triển, làng mạc dần dần lớn mạnh và hình thành nên “nước”. Người lãnh đạo có năng lực nhất trở thành “vua” và kẻ mạnh dần chế áp kẻ yếu hình thành nên một nước lớn hơn. Tuy người ta không rõ về thời kỳ này nhưng trong cuốn sách sử “Hậu Hán Thư” của Trung Hoa có ghi rằng khoảng thế kỷ thứ 1 có sứ giả người nước Oa (Nhật Bản, đương thời người Hán dùng chữ “Oa” nghĩa là người lùn để chỉ người Nhật song người Nhật vốn không chịu nên tự xem mình bằng chữ “Hòa” đồng âm với “Oa” trong tiếng Nhật) đến và được Hoàng Đế hậu Hán (25~220) ban cho kim ấn.
Khoảng 200 năm trước (thời Edo)  ở tỉnh Fukuoka có người nông phu ngẫu nhiên đào được kim ấn trong lòng đất. Kim ấn có khắc dòng chữ “Kannowano Nanokokuou” . Người ta cho rằng địa phương được khắc trên ấn chỉ là một tiểu quốc thuộc vùng phụ cận Hakata (Fukuoka) ngày nay.
Tình hình sau này có ghi rõ trong mục “Wajinden” (truyện người Nhật) trong cổ sử “Ngụy Chí” của Trung Quốc. Theo sách này thì nước Nhật đương thời có khoảng 30 tiểu quốc nhưng trong đó có nước Yamatai của nữ vương Himiko là hùng mạnh hơn cả và khoảng đầu thế kỷ thứ 3, Himiko có gửi sứ giả sang Ngụy (220~265). Cho đến nay vẫn chưa có thuyết nào chắc chắn về sự tồn tại của nước Yamatai cũng như vị trí của nó.



Dinh thự của hào tộc.




II.大和時代

4.古墳

4世紀ごろ、大和地方(今の奈良県)の有力者(豪(ごう)族(ぞく))が連合して大きな国をつくり、大和政権を成立させた。大和政権は、朝鮮半島に進出したり、中国にも使いを送ったりして力を強くし、5世紀ごろには日本の大部分を支配するようになった。
大和政権は5世紀から6世紀にかけて中央の政治組織をととのえ、大和という国家をつくり、その支配者を大王といった。この政府をのちに朝廷とよび、大王を天皇と呼ぶようになった。このころの有力者の墓(古墳)が、各地に数多くのこていいるが、堺市(大阪府)にある日本で一番大きな古墳は、5世紀ごろのもので、仁徳天皇の墓(仁徳陵古墳)であると伝えられている。
このころの古墳は、前が四角で後ろが円い形(前方後円墳)をしているものが多い。古墳にはまわりに人間、動物、家、船などの形に作った土器(埴輪)をおいた。古墳から掘り出される埴輪や副葬品によって、当時の人々の生活を知ることができる。

5~6世紀には、多くの人が朝鮮半島や中国大陸から渡ってきて、日本に住むようになった。この人たちを渡来人、あるいは帰化人という。政府はこの人たちに土木、養蚕、織物などの仕事をさせたり、役所で漢字を使って記録や計算、外交文書の作成などのしごとをさせたので、進んだ技術や知識が伝えられ、日本の生活が大きく進歩した。儒教が書物とともに、仏教が経典や仏像とともに、中国から朝鮮を通って日本に伝えられたのもこのころである。それらは、いずれも日本人の学問、思想、宗教、芸術などの基礎になった。


CHƯƠNG II: THỜI ĐẠI YAMATO

4. Cổ mộ (Kofun)
Khoảng thế kỷ thứ 4 thì những người có thế lực nhất (hào tộc) ở vùng Yamato (tỉnh Nara ngày nay) liên kết lại với nhau tạo thành một quốc gia lớn và thành lập chính quyền Yamato. Chính quyền Yamato hùng mạnh còn tiến cả sang Triều Tiên (lúc bấy giờ gồm 3 nước: Shinra-Tân La, Kudara-Bách tế và Koukuri-Cao Ly) , gửi sứ giả sang Trung Hoa và đến khoảng thế kỷ thứ 5 thì đã thống trị phần lớn Nhật Bản.
Từ thế kỷ thứ 5~ thế kỷ thứ 6 thì chính quyền Yamato lập nên tổ chức chính trị ở trung ương và thành lập quốc gia Yamato. Người đứng đầu quốc gia được gọi là Oh-kimi (Đại Vương), chính phủ sau này được gọi là Triều Đình và Oh-kimi trở thành Thiên Hoàng (Tennou). Ngày nay trên toàn Nhật Bản còn sót lại lăng mộ của những người có thế lực đương thời (Kofun) nhưng thành phố Sakai (thuộc Ohsaka) là nơi có lăng mộ lớn nhất của Thiên Hoàng Jintoku từ thế kỷ thứ 5. (Theo truyền thuyết thì Thiên Hoàng Jintoku là một vị minh quân hết lòng chăm lo cho đời sống của dân chúng là không quản gì đến cung điện đã mục nát của mình)




Kofun thời kỳ này  phần nhiều  có dạng tứ giác ở mặt trước và tròn ở mặt sau (ngoài ra còn có dạng toàn tròn , toàn vuông hay trên tròn dưới vuông) và xung quanh nó có những đồ vật chôn kèm như hình nhân, nhà cửa thuyền bè, động vật làm bằng đất sét (gọi là Haniwa). Dựa vào những vật phụ táng đào được từ Kofun, người ta có thế biết được sinh hoạt đương thời như thế nào.
Khoảng từ thế kỷ 5~6 thì có nhiều người từ bán đảo Triều Tiên và lục địa Trung Hoa sang cư trú, những người này được gọi là Toraijin hay Kikajin (một kiểu ý nghĩa như người ngoại lai). Chính phủ giữ những người này và cho làm việc ở những công sự như cầu đường, xây dựng và nuôi tằm, dệt vải. Có người được giữ lại ở cơ quan hành chính (Yakusho) ghi chép công văn, văn thư ngoại giao hay tính toán bằng chữ Hán nên những tri thức và kỹ thuật tiên tiến được đưa vào Nhật làm thay đổi đáng kể đời sống của người dân xứ này. Đây cũng là thời kỳ Nho Giáo cùng sách vở, Phật Giáo cùng kinh điển và tượng Phật được truyền sang Nhật từ Trung Hoa qua ngã Triều Tiên. Đây chính là nền tảng cho những học thuật, tư tưởng, tôn giáo và nghệ thuật được hình thành sau này.





5.法隆寺

6世紀の中ごろになると、力の強い豪族が朝廷の中でたがいに争うようになった。中でも特に有力な物部氏と蘇我氏が激しく争った。そして、仏教の信仰に賛成する蘇我氏が、これに反対する物部氏をおさえて、朝廷の政治を独占するようになった。

このようなときに、聖徳太子が天皇に代わって政治をとる役(摂政(せっしょう))についた(593)。聖徳太子は、蘇我氏などの豪族と協力して、天皇を中心とする政治の基礎をかためるために、まず役人の位(冠位十二階)を定め、才能のある人を役人にした。また、儒教や仏教の教えを取り入れて、憲法十七条(十七条の憲法)を定めた。それは、「和が大切である」とか「仏を敬え」というように、天皇につかえる役人の心がまえを示したもので、今の憲法のように国のきまりを定めたものではない。聖徳太子は、また、中国(隋王朝)に使者(遣隋使)や留学生を送って文化をとりいれることにつとめた。

聖徳太子は、深く仏教を信仰したので、仏教を広めるために、大和の斑鳩に法隆寺を建てた。この寺は、一度焼けたが、すぐ再建されて、今は世界でもっとも古い木造の建築物になっている。法隆寺には、釈迦三尊像をはじめ、すぐれた美術、工芸品が伝えられている。宝竜寺ばかりでなく、奈良の中宮寺や、京都の広隆寺にも、美しい弥勒菩薩像が残されている。この時代の文化は、大和の飛鳥や斑鳩の地を中心にさかえたので、飛鳥文化とよばれる。飛鳥文化は、大陸の影響が強く、遠くはなれたギリシアや西アジアの文化の影響をうけたものも少なくない。


5.Chùa Houryu-ji


Khoảng giữa thế kỷ thứ 6 thì xảy ra tranh chấp giữa các hào tộc ở Triều Đình. Trong đó đáng kể nhất là tranh chấp gay gắt giữa hai tộc hùng mạnh : họ Soga và họ Mononobe. Họ Mononobe chống lại sự sùng tín Phật Giáo của họ Soga nhưng bị Soga áp chế và họ này độc chiếm cả họ nền chính trị Triều Đình.
Lúc bấy giờ có Thái Tử Shoutoku (Shoutoku Taishi-574~622, một nhân vật vĩ đại không thể bỏ qua khi nói đến lịch sử Nhật Bản và thường được người Việt Nam biết đến với cái tên Thái Tử Thánh Đức ) thay mặt Thiên Hoàng điều hành chính trị (Sesshou- Nhiếp chính). Thái Tử Shoutoku bắt tay với họ Soga hùng mạnh nhằm ổn định nền tảng của nền chính trị lấy Thiên Hoàng làm trung tâm nên đã đặt ra cấp bậc cho quan lại (Yakunin) (Kan’I Juunikai- 12 cấp quan), chọn người hiền tài ra làm quan, tiếp thu Phật Giáo và Nho Giáo và ban hành Hiến Pháp mười bảy điều (Juusichi jou no kempou) . Tuy nhiên Hiến Pháp thời kỳ này không phải là những quy định của quốc gia như ngày nay mà nhằm để giáo huấn tầng lớp quan lại phụng sự Thiên Hoàng với những yếu tố như tôn trọng Phật Pháp, xem trọng chữ “Hòa”. (Thật khó định nghĩa thế nào về chữ “Hòa” trong tư tưởng của người Nhật. Nó không chỉ là tinh thần quốc gia mà còn là tinh thần thanh, nhàn, nhã, u, tịch xuất hiện trong các khái niệm sau này). Thái Tử cũng cho gửi sứ giả (Kenzuisi) và du học sinh sang Trung Hoa (thời Tùy- 581~618) để học hỏi nền văn hóa tiến bộ của lục địa.



Tượng Thích Ca Tam Tôn trong chùa Houryu-ji.

Thái Tử Shoutoku vốn là người mộ Phật Pháp nên đã cho xây dựng chùa Houryu-ji ở Ikaruga thuộc xứ Yamato để truyền bá đạo Phật. Ngôi chùa này đã từng bị cháy một lần nhưng sau đó được xây dựng lại ngay và là công trình kiến trúc bằng gỗ cổ nhất Thế giới hiện nay. Trong chùa Houryu-ji có tượng Thích Ca Tam Tôn và nhiều công nghệ phẩm, tác phẩm mỹ thuật tuyệt thế khác. Không chỉ với Houryuuji, ở Nara còn có chùa Chuhguhji và ở Kyouto có chùa Kouryuhji với tượng Di Lặc Bồ Tát tuyệt đẹp còn sót lại. Văn hóa thời đại này nở rộ ở Asuka và Ikaruga thuộc Yamato nên người ta gọi là văn hóa Asuka. Văn hóa Asuka không chỉ chịu ảnh hưởng mạnh từ văn hóa đại lục mà còn có cả văn hóa Hy Lạp và miền Tây Á xa xôi.


6.大化の改新

聖徳太子の死後、蘇我氏の勢いがさらに強くなった。そこで、皇太子の中大兄皇子(のちの天智天皇)や豪族の一人である中臣鎌足(のちの藤原鎌足)らは、645(大化元)年に蘇我氏を倒し、新しい政治を始めた。これを大化の改新という。「大化」というのは、日本ではじめて定められたこの時の年号である。大化の改新は、中国(唐王朝)の制度を手本にして、天皇を中心とする政治の体制をつくることであった。この改革は、それからおよそ50年後に、大宝律令という法律ができて完成した。
大化の改新にはじまった政治の改革では、それまで豪族が支配していた土地や人民を、すべて天皇が支配することにして(公地.公民)、豪族は、都や地方の役人となった。中央の政府には、2官8省をおき、地方には、中央政府の任命した役人が国司となって行き、地方の豪族とともに政治をした。人民は、一人一人戸籍に登録され、それをもとに一定の地方(口分田)が与えられた。そして、それによって税(米や布など)を朝廷におさめさせ、その人が死ねば、土地は返すことになっていた(班田収授の法)。このほか、男子には、都や地方の土木工事で働く義務(労役)や、都や九州の警備をする義務(兵役)もあった。

6. Cải cách Taika

Sau khi Thái Tử Shoutoku mất thì thế lực của họ Soga càng lớn mạnh. Hoàng Thái Tử Nakano Oheno Ouji (sau này trở thành Thiên Hoàng Tenji- 626~671) và một người trong số hào tộc là Nakatomi no Kamatari (sau này là Fujiwara no Kamatari- 614~669) đánh đổ họ Soga xây dựng nền chính trị mới vào năm 645, năm đầu niên hiệu Taika và đây được gọi là cải cách Taika. Taika là niên hiệu đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản. Cải cách Taika lấy chế độ nhà Đường (618~907) ở Trung Hoa làm hình mẫu  để xây dựng thể chế chính trị lấy Thiên Hoàng làm trung tâm. Công cuộc cải cách này được hoàn thành khoảng 50 năm sau, khi bộ luật Taihou Ritsuryou ra đời. (Luật Lệnh năm Taihou)



Thái tử Shoutoku.


Theo như thay đổi chính trị trong cải cách Taika thì đất đai, nhân lực mà các hào tộc sở hữu từ trước đến nay đều thuộc về Thiên Hoàng (Công địa, công dân) và bọn hào tộc trở thành quan lại (yakunin) ở kinh đô và địa phương. Chính phủ Trung Ương đặt ra 2 quan 8 tỉnh ( 2 quan là Thần Kỳ Quan-Jingikan coi việc tế lễ và Thái Chính Quan- Dashoukan lo việc chính trị. 8 tỉnh  bao gồm Đại Tạng tỉnh-Ohkura shou, Binh Bộ Tỉnh- hyoubu shou,…trong coi các mặt khác nhau của quốc gia), ở địa phương thì quan lại nhậm chức từ triều đình trở thành Quốc Ti (Kokushi-một chức quan ở địa phương trong chế độ Luật Lệnh như đương thời. Chức Quốc Ti gồm tứ đẳng quan là Kami, Suke, Jou, Sakan và dưới đó có Shijou. Nơi hành chánh của họ gọi là Quốc Vệ và nơi có Quốc Vệ gọi là Quốc Phủ. Những quan chức này ảnh hưởng nhiều đến họ tên người Nhật sau này, nhất là vào thời Sengoku, Edo với những tên nam thuộc dòng dõi Samurai như …Kami,…Suke,…Emon) và cùng các hào tộc ở địa phương lo mặt chính trị. Dân chúng thì mỗi người được đăng ký hộ tịch và được phân phát một phần ruộng đất nhất định (Kubunden- khẩu phần điền. Theo như chế độ này thì mỗi công dân từ 6 tuổi trở lên đều được phát ruộng đất, nữ được 2/3 diện tích của nam). Vì vậy người dân phải nộp thuế (gao, vãi,… mãi đến sau này thuế mới được quy ra tiền) cho Triều Đình và nếu người nào chết thì ruộng đất được trả lại cho nhà nước (Handen shuuju hou). Ngoài ra nam giới có nghĩa vụ phải lao động ở các công trình xây dựng, cầu đường ở địa phương và kinh đô (lao dịch) và nghĩa vụ canh phòng kinh đô và Kyuushuu (quân dịch).

Re:Khái yếu lịch sử Nhật Bản

Đã gửi: Sáu T12 12, 2008 2:50 pm
Viết bởi Kongou-Musha
III.奈良時代


7.平城京

710年、朝廷は、中国の唐王朝の都長安(いまの西安)を手本にして、奈良の平城京というりっぱな都をつくった。

奈良の都は、広い道路でたて.よこに区切られ、そこには、天皇の宮殿、貴族の家、大きな寺などが建ちならんでいた。青い瓦の屋根、赤い柱、白い壁という中国風(唐風)の建物のならぶ美しい奈良の都は、「ちょうど今、きれいに咲いた花が華やかであるようにさかえている」とそのころの歌に歌われている。
平城京は、約70年間、都としてさかえた。この時代を奈良時代という。奈良時代は、大宝律令に基づいて天皇による政治(律令政治)が行われ、都のさかえ、貴族は華やかで生活を楽しんでいた。平城京には市が設けられ、708(和銅元)年には貨幣も使用された。しかし、一般の人の生活はたいてい物々交換であった。農民は、重い税やきびしい労役、兵役などで、生活は貧しくて苦しい者が多かった。農民の中には土地を捨てて逃げる者もふえてきた。

そこで、朝廷は、新しく土地を開墾した者にその土地を与えるというきまり(墾田永年私財法)をつくった。すると、力のある貴族や寺社や地方の豪族が、先を競って大規模な開墾をし、自分たちの土地をふやしはじめた。こうしてできた私有地(のちに荘園といわれた)は、その後ますます広がって、律令政治の根本である公地公民の制度がくずれた。朝廷の政治もみだれ、広い土地をもつ貴族や僧が政治の上で強い力をもつようになった。


CHƯƠNG III: THỜI ĐẠI NARA

7. Kinh thành Heijou

Năm 710, Triều Đình đã cho xây dựng kinh đô Heijou ở Nara dựa theo nguyên mẫu kinh đô Trường An (bây giờ là Tây An) của nhà Đường bên Tàu.
Kinh đô Nara được các con đường lớn phân cách theo hàng ngang dọc (thành hình bàn cờ) với cung điện của Thiên Hoàng, dinh thự quý tộc và các ngôi chùa lớn. Kinh đô Nara với những ngôi nhà mái xanh, trụ đỏ, tường trắng theo kiểu nhà Đường được ca tụng trong một bài ca đương thời là "phồn thịnh xinh đẹp như cánh hoa mỹ lệ mới nở".




Cổng Chu Tước (Suzakumon), kinh thành Heijou

Kinh đô Heijou là thủ đô của nước Nhật, phồn thịnh khoảng 70 năm và thời đại này được gọi là thời đại Nara (Nara Jidai). Thời đại này thi hành nền chính trị Luật Lệnh (nền chính trị lấy Thiên Hoàng làm trung tâm) dựa trên Taihou Rituryou (Luật Lện năm đầu của niên hiệu Taihou, 701. Đây là tập pháp lệnh gồm 6 cuốn luật, 11 cuốn lệnh), tầng lớp quý tộc sống hào hoa trong sự phồn vinh của kinh đô. Chợ được xây dựng trong kinh đô Heijou. Năm 708 (năm đầu niên hiệu Wadou), đồng tiền được đưa vào sử dụng nhưng sinh hoạt của người bình dân chủ yếu vẫn là trao đổi trực tiếp, vật đổi vật. Nông dân thì có nhiều kẻ sống khổ sở vì lao dịch, binh dịch nặng nề và trong số họ ngày càng có nhiều người bỏ đất đai trốn đi nơi khác.

Thế rồi Triều Đình ra quyết định ban thưởng đất đai mà người dân khai phá được cho họ qua bộ luật "Konden einen shizai hou" (luật đất đai năm 743, theo đó có hạn chế diện tích đất ban thưởng tùy theo địa vị nhưng đất hoang khai khẩn được sẽ là tài sản tư hữu vĩnh viễn). Sau đó tầng lớp quý tộc có thế lực, các đền chùa và hào tộc ở địa phương tranh nhau khai khẩn đất hoang với quy mô lớn nên đất đai tư hữu bắt đầu gia tăng. Những vùng đất tư hữu này (sau này là các trang viên) ngày càng mở rộng và làm cho chế độ "công địa, công dân" vốn là căn bản của chế độ Luật Lệnh sụp đổ. Nền chính trị Triều Đình cũng rối loạn, tầng lớp quý tộc và tăng lữ nắm nhiều đất đai cũng bắt đầu có thế lực trên chính trường.

8.万葉集

8世紀のはじめ、朝廷は「古事記」.「日本書紀」という二つの歴史の本をまとめた。これらには、神話や国土の統一についての伝説なども収められている。また、地方ごとに「風土記」という本もつくらせた。そこには、各地の産物や伝説、地名の由来などが書いてあり、当時の人々の信仰や風習などを知る事ができる。
このころ、「万葉集」と詩歌集が作られた。この歌集には、天皇や貴族から下級の役人、農民、九州の警備をする兵士(防人)、乞食などまで、いろいろな層の人の作った約4500首の歌が集められている。それらの歌の中には柿本人麻呂の自然やれ歴史をよんだ美しい歌や、山上憶良の人生の苦楽をよんだ歌や、労働歌や、情熱的な愛の歌などがある。万葉集の歌は、古人の感情を率直に力強く表\u12375 しているのが特色である。
日本人は、すでに漢字を使い始めていたが、漢字は中国の字であるから、日本語をそのまま書き表\u12377 すことはできない。それで、文章を中国語(漢文)で書いていた。しかし、いろいろの人が漢字を使って日本語を書き表\u12377 す方法を工夫し、漢字の音や訓を日本語の音を表\u12377 す字として使うようになった。万葉集の多くの歌は、例えば「銀母 金母玉母 奈爾世武爾 麻佐礼留多可良 古爾斯 迦米夜母」というようにこの方法でかいてある。このように日本語の音を表\u12377 す字として使った漢字を万葉仮名という。


8. Tập thơ Man-youshu



Đầu thế kỷ thứ 8, Triều Đình ra lệnh thống hợp lại hai quyển sách lịch sử là "Kojiki" và "Nihon Shoki" ghi chép những chuyện thần thoại, truyền thuyết về quá trình hình thành, thống nhất lãnh thổ. Triều Đình cũng ra lệnh cho các địa phương viết ra "Phong thổ ký" (Fudoki) của riêng mình. Qua những tập sách này có thể biết được sản vật của từng địa phương cũng như truyền thuyết, nguồn gốc tên gọi của nó và phong tục, tín ngưỡng của con người đương thời.
Tập thơ ca "Man-youshu" (tập thơ ngàn lá) cũng ra đời trong thời gian này.




Tập thơ này có khoảng 4500 bài thơ của nhiều tầng lớp như Thiên Hoàng, quý tộc, quan lại cấp thấp, nông dân cho đến anh lính canh phòng ở miền Kyushu và người ăn mày. Trong số này phải kể đến những bài ca tuyệt mỹ về tự nhiên và lịch sử của thi thánh Kakimoto no Hitomaro, những bài ca về nỗi khổ lạc của cuộc đời của tác giả Yamanoue no Okura, những bài ca lao động và bài ca ái tình cuồng nhiệt. Nét đặc sắc của tập thơ "Man-youshu" là thể hiện cảm tình của cổ nhân một cách trung thực và mạnh mẽ.
Lúc này người Nhật đã bắt đầu sử dụng chữ Hán, nhưng đây là thứ văn tự của ngoại bang nên không thể diễn tả được tinh thần của tiếng Nhật. Vì thế trong văn chương sử dụng Hán văn nhưng nhiều người đã công phu được phương pháp dùng chữ Hán để biểu ký tiếng Nhật, dùng cả âm On(yomi) và Kun(yomi) của Hán tự để biểu thị âm tiếng Nhật. Trong tập thơ "Man-youshu" có nhiều bài ca sử dụng phương pháp này. Chẳng hạn bài thơ "銀母 金母玉母 奈爾世武爾 麻佐礼留多可良 古爾斯 迦米夜母" được đọc là しろがねも くがねもたまも なにせむに まされるた から こにしかめやも (Sirogane mo tama mo nanisemu ni masareru takara konisika meyamo). Loại chữ Hán dùng để biểu thị âm của tiếng Nhật như thế này gọi là Man-you gana (万葉仮名).



9.奈良の大仏

奈良時代の中ごろ、凶作がつづき、悪い病気が流行し、多くの人が死に、貴族や僧のあいだで争いが起こった。仏教を信仰していた聖武天皇は、仏の力で人々の不安をしずめ、国をまもることを願った。そこで、奈良の都に東大寺を建て、その中に本尊として高さ16メートルほどの金銅の大仏をつくった。
東大寺のそばに正倉院がある。正倉院は聖武天皇の使用した品などをおさめた倉で、その中に今もたくさんの品が保存されている。それらの品の中には中国やインド、ペルシア(今のイラン)などから
伝えられた珍しい工芸品も数多くある(正倉院宝物)。それらの品々が1200年後の現在もそのままのこっているのは、正倉院が風通しがよくて、湿気を防ぐ日本の風土に合った木造の建築法(校倉造)で建てられていたことや、天皇の許可がなければ開けられない倉だったためである。

朝廷は7世紀から9せいきにかけて、10数回も遣唐使を送り、唐王朝の進んだ文化を取り入れた。当時、中国へは、遣唐使や留学生や船員など、合わせて数百人が、毎回、4隻ぐらいの船に乗って行ったが、嵐で難破したりする事も多く危険だった。安部仲麻呂のように、留学生として唐にわたり、日本に帰る事ができず、唐の役人になって一生を終わった人もいる。また、唐の僧鑑真は、何回も航海に失敗し、12年かかってやっと日本についたが、そのときには眼が見えなくなった。鑑真は、それでもなお奈良に唐招提寺を建て、仏教を広めることにつとめた。奈良時代の文化は、仏教と関係が深く、唐の文化の影響を強く受けていた。絵画では、薬師寺の吉祥天画像、正倉院の鳥毛立女屏風などが有名である。仏像では、東大寺の四天王像、日光、月光の菩薩像など、いずれも、豊かな人間らしい美しさをもっている。奈良時代の文化は、聖武天皇の天平年間にもっとも栄えたので、天平文化という。

9. Đại Phật Nara

Khoảng giữa thời đại Nara liên tục xảy ra mất mùa, dịch bệnh hoành hành khiến nhiều người chết, tranh chấp nổ ra giữa tầng lớp quý tộc và tăng lữ. Thiên Hoàng Shoumu là người tin tưởng Phật pháp nên đã cầu nguyện chư Phật để trấn an lòng bách tính, bảo vệ quốc gia. Ngài cho xây ngôi chùa Toudai-ji (Đông Đại Tự) ở Nara, trong điện chính chính thờ tượng Đại Phật bằng đồng dát vàng cao 16m.
(đây làngôi chùa chính của phái Phật giáo Hoa Nghiêm ở Nara. Chùa được Thiên Hoàng Shoumu phát nguyện xây dựng vào năm 745, điện Phật chính thờ Đại Phật Tỳ Lô Giá Na (Đại Phật Nara), sau bị thiêu hủy trong cuộc binh biến do Danjou Hisahide gây ra. Chùa được trùng tu thời Edo và là công trình gỗ lớn nhất Nhật Bản, nổi tiếng với nhiều tượng Phật là tài sản văn hóa của đất nước)




Đại Phật Tỳ Lô Giá Na (Birushana)

Bên cạnh (phía tây bắc) của Toudai-ji là Shousou-in, bảo khố cất chứa nhiều món đồ sử dụng của Thiên Hoàng Shoumu. Trong số đó có nhiều món bảo vật là công nghệ phẩm quý từ Trung Quốc, Ấn Độ và Ba Tư. Những món đồ này sau hơn 1200 vẫn còn nguyên vẹn cho đến giờ. Bảo quản được như vậy cũng là nhờ kho Shousou-in có hệ thống thông gió tốt, được xây dựng bằng kiến trúc gỗ phù hợp với phong thổ Nhật Bản, phòng được ẩm móc và nếu không được Thiên Hoàng cho phép thì không được mở cửa kho.



Shousou-in


Từ thế kỷ thứ 7 cho đến thế kỷ thứ 9, Triều Đình nhiều lần gửi sứ giả sang nhà Đường (Kentousi) để học tập văn hóa tiến bộ của vương triều này. Đương thời, số lượng sứ giả (Kentousi) và du học sinh lên tới mấy trăm người, mỗi lần lên 4 chiếc thuyền vượt biển nhưng gặp không ít nguy hiểm, có chiếc bị đắm vì bão. Như trường hợp của Abe no Nakamaro, du học sinh đến Đường thổ nhưng không trở về Nhật được mà kết thúc một đời làm quan ở nơi đất khách quê người.



Tượng sư Ganjin

Lại có nhà sư Giám Chân (Ganjin) bên nhà Đường mấy lần toan vượt biển nhưng đều thất bại, phải mất 12 năm ông mới đến được Nhật Bản nhưng lúc này hai mắt đã mù. Sư Giám Chân sau khi đến Nhật cho xây dựng chùa Toushoudai-ji (dòng chính của phái Luật Tông) và bắt đầu truyền bá Phật pháp. Văn hóa thời Nara có quan hệ mật thiết với Phật giáo và cũng chịu ảnh hưởng mạnh từ văn hóa nhà Đường. Về tranh họa thì có tranh Kitijouten (Cát Tường Thiên) ở chùa Dược Sư (Yakusi-ji), tấm bình phong Torige Ryujo (gồm 6 tấm vẽ mỹ nhân đứng dưới gốc cây) ở kho Shousou-in rất nổi tiếng. Về tượng Phật thì có tượng Tứ Thiên Vương (Shitennou, gồm Tamonten tức Đa Văn Thiên, Koumokuten tức Quãng Mục Thiên, Jikokuten tức Trì Quốc Thiên và Zoujouten tức Tăng Trường Thiên), tượng Nhật Quang, Nguyệt Quang Bồ Tát. Những tượng này đều mang vẽ đẹp đầy đặn của con người. Văn hóa thời Heian rực rỡ nhất trong những năm Tempyo, dưới thời Thiên Hoàng Shoumu nên còn gọi là văn hóa Tempyou.



Giảng đường, Toushoudai-ji



Tượng Quãng Mục Thiên

Re:Khái yếu lịch sử Nhật Bản

Đã gửi: Sáu T12 12, 2008 3:10 pm
Viết bởi Kongou-Musha
IV.平安時代

10.藤原氏

794年、桓武天皇は、律令政治をたてなおすために、都を京都にうつした。新しい都は、平和の世が長く続くように願って、平安京と名づけられた。この時から後のやく400年間を平安時代という。朝廷は、この時から江戸時代のおわりまでの約1100年間京都にあった。
平安時代になると荘園はさらにふえた。大化の改新で功績のあって藤原氏は、特に多くの荘園を持ち、もっとも有力な貴族になった。藤原氏は、娘を天皇と結婚させ、その皇子を天皇とし、自分は、皇子が小さいときは摂政に、成人から関白となって政治をした(摂政政治)。藤原氏は11世紀のはじめの道長、頼道父子の時代にもっとも栄えた。頼道が宇治(京都府)に建てた平等院の鳳凰堂は、平安時代の代表的な建造物で、この時代の貴族の住居の建て方(神殿造)になっている。
平安時代の初めごろ、貴族は中国風の文化を楽しんでいたが、9世紀末になると、唐の国がおとろえはじめたので、菅原道真の意見で遣唐使が廃止された。大陸の影響が少なくなると新しい日本的な文化がおこった(国風文化)。貴族の住宅は、寝殿造と呼ばれる建物になり、服装は、正装のとき、男の衣冠、束帯、女は十二単を着るようになった。絵画では、やわらかな線と華やかな色で風景や風俗をえがく大和絵がうまれた。和歌がさかんになり、天皇の命令(勅撰)で「古今和歌集」という
歌集もつくられた。

CHƯƠNG IV: THỜI ĐẠI HEIAN

10. Dòng họ Fujiwara

Năm 794, để gây dựng lại nền chính trị Luật Lệnh nên Thiên Hoàng Kammu đã dời kinh đô đến Kyoto. Ngài mong muốn kinh đô mới này sẽ được an ổn, hòa bình kéo dài nên đặt tên là kinh đô Heian (Bình An). Khoảng thời gian 400 năm kể từ thời đại này trở đi được gọi là thời đại Heian (Heian Jidai). Từ thời đại này cho đến cuối thời Edo, Triều Đình vẫn đóng tại Kyoto khoảng 1100 năm.
Vào thời Heian thì các trang viên ngày càng gia tăng. Có dòng họ Fujiwara lập được công trạng trong cuộc cải cách Taika và sở hữu nhiều trang viên nên đã trở thành họ quý tộc mạnh nhất bấy giờ. Họ này còn cho con gái kết hôn với Thiên Hoàng, sinh ra Hoàng Tử thì lập làm Thiên Hoàng và thi hành nền chính trị nhiếp chính, khi Thiên Hoàng còn nhỏ tuổi thì tự mình nhiếp chính, nắm quyền lực còn khi Thiên Hoàng đã khôn lớn thì làm Quan Bạch (Kampaku: chức quan to trong Triều đình, được phép xem trước các bản tấu của triều thần trước khi trình lên Thiên tử). Dòng họ Fujiwara hưng thịnh nhất vào đầu thế kỷ 11 với hai cha con Mitinaga và Yorimiti. Phượng Hoàng Đường (Hou-ou-dou) do Mitinaga xây dựng ở chùa Byoudou-in, Uji (Kyoto) được xem là đại biểu của kiến trúc thời Heian và trở thành lối xây dựng khuôn mẫu cho dinh thự của tầng lớp quý tộc (kiến trúc Sinden zukuri).



Tượng A Di Đà, Byoudou-in

Đầu thời đại Heian thì tầng lớp quý tộc ưa chuộng văn hóa Trung thổ nhưng đến cuối thế kỷ thứ 9 thì nhà Đường bắt đầu suy yếu, việc đưa sứ giả sang Đường bị đình chỉ theo ý kiến của Sugawara Mitizane. Khi ảnh hưởng từ đại lục không còn đáng kể nữa thì một nền văn hóa mới đậm chất Nhật Bản hình thành (Kokufu bunka). Nhà cửa của quý tộc được xây dựng theo lối kiến trúc Sinden zukuri. Về trang phục, lễ phục của nam là áo mão, mang đai (sokutai), của nữ là áo mười hai lơp (Juni-hitoe). Về hội họa thì có loại tranh Yamato-e (tranh Nhật Bản) xuất hiện với đường nét mềm mại, màu sắc hoa nhã vẽ phong cảnh và phong tục của con người. Thơ ca (Waka) cũng nở rộ trong thời kỳ này, Thiên Hoàng đã ra lệnh ban hành tập thơ "Kokin Wakashu" (tập Waka xưa và nay).



Trang phục thời Heian



11.かな文字

9世紀半ばごろから、万葉仮名にかわって平仮名や片仮名が用いられるようになった。片仮名は、漢字の一部をとって音を表す記号にしたもので、学者や僧などが使っていた。平仮名は、漢字の草書体で書き、公文書なども漢文であったが、女のひとは、平仮名を使うようになったので、自分の考えている事や気持ちを自由に日本語で書き表す事ができる。それで、和歌だけでなく日記、随筆、物語などをたくさん書いた。その中で、紫式部の長編小説「源氏物語」や、清少納言の随筆「枕草子」がとくに有名である。「源氏物語」は、光源氏という主人公といろいろな女性との出会いを中心に、貴族の社会をえがいた小説である。この小説は、自然描写が美しく、人間の心も深く掘り下げて書いてある。

宗教では、平安時代のはじめに、僧の最澄(伝教大師ともよばれる)と空海(弘法大師ともよばれる)が中国に渡り、仏教を学んで帰国した。そして、それまでの仏教が政治と結びついていたのを批判し、都から離れた山の上に寺を建て、天台宗(最澄.比叡山)と真言宗(空海.高野山)をひらいた。この新しい仏教は、朝廷や貴族のあいだに広まった。
10世紀の半ばに浄土教が貴族や庶民の間に広まった。この教えは阿弥陀仏に救いを求めれば、だれでも、死後に極楽浄土へ行けるというものである。平等院鳳凰堂の阿弥陀像は、この世に極楽浄土をあらわしたものであるという。浄土教の信仰は、このころ末法思想が広がって不安になっていた人々に強く求められた。

11. Văn học Kana

Đến giữa thế kỷ thứ 9 thì chữ mềm (Hiragana) và chữ cứng (Katakana) bắt đầu được sử dụng thay cho Man-you gana. Katakana là lối chữ sử dụng một bộ phận của chữ Hán để ghi âm đọc, được các học giả và nhà sư sử dụng. Chữ Hiragana là lối viết thảo của chữ Hán. Dù trong công văn thư vẫn còn dùng chữ Hán nhưng một phụ nữ đã bắt đầu sử dụng Hiragana, dùng tiếng Nhật để biểu thị những suy nghĩ, cảm tình của mình một cách tự do. Vì thế nên không chỉ có Waka mà còn có nhiều thể loại khác như nhật ký, tùy bút, truyện kể (mono-gatari) cũng được viết bằng loại chữ này. Trong số đó nổi bật nhất là trường biên tiểu thuyết Genji monogatari (truyện kể Genji) của nữ sĩ Murasaki Sikibu và tập tùy bút Makura zousi (tập sách gối đầu giường) của Sei Shounagon. Genji monogatari là tiểu thuyết xoay quanh nhân vật chính Hikaru Genji và những lần gặp gỡ với nhiều phụ nữ và miêu tả xã hội quý tộc đương thời. Tiểu thuyết này miêu tả thiên nhiên xinh đẹp, sống động và còn đào sâu vào tâm lý con người (đây là bộ trường biên tiểu thuyết đầu tiên của Thế giới).

Về tôn giáo thì đầu thời Heian có sư Saichou (còn gọi là Denkyou daisi, Truyền Giáo Đại Sư) và sư Kukai (Không Hải, còn gọi là Koubou daisi, Hoằng Pháp Đại Sư) sang Tàu học Phật pháp (Mật tông) rồi trở về nước. Hai vị này phê phán sự dính liếu của Phật giáo với chính trị từ trước đến nay nên cho xây chùa cách xa kinh đô và lập nên tông phái của mình (thầy Saichou lập pháp Thiên Thai - Tendaishu trên núi Tỷ Duệ-Hiei; thầy Kukai lập phái Chân Ngôn -Singonshu trên núi Không Dã-Kouya). Nền Phật giáo mới này lan rộng trong Triều Đình và giới quý tộc.



Tượng Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na) trong Mật giáo.

Đến giữa thế kỷ thứ 10 thì có phái Tịnh Độ (Joudo) lan truyền trong giới quý tộc và bình dân. Theo phái này thì bất cứ ai, chỉ cần thành tâm cầu nơi tha lực (Phật A Di Đà) thì sau khi chết sẽ được tiếp dẫn về nơi đất Cực Lạc (Gokuraku Joudo). Tượng A Di Đà (Amida) trong Hou-ou-dou ở chùa Byoudou-in biểu thị cho Cực Lạc Tịnh Độ nơi trần thế. Tín ngưỡng Tịnh Độ này được dân chúng tôn sùng mạnh là vì người ta tin tưởng vào tư tưởng Mạc Pháp (Mappou) trong thời kỳ này và sinh ra bất an.
(Theo Phật giáo, sự thịnh suy của vạn vật luôn theo chu kỳ là Chánh Pháp, Tượng Pháp rồi đến Mạc Pháp. Trong thời Mạc Pháp chúng hữu tình điên đảo, xã hội xáo trộn, đạo đức băng họa, kẻ lương thiện bị ác quỷ ma vương đè đầu cưỡi cổ....)



Tượng Di Lặc Bồ Tát, Chuguji



12.武士の台頭

藤原氏が都で華やかな生活をしているあいだに、地方では武士が勢力をのばしてきた。武士というのは、地方で、自分の持つ豊かな土地を守るために武力をもつようになった人々である。武士は、有力な豪族を中心に武士団をつくったが、その中で特に強くなったのが、源氏と平氏である。
11世紀のなかばすぎ、藤原氏の独裁的な力が弱くなった。白河天皇は、天皇の位をおりてからも上皇となって、院と呼ばれる上皇の御所で政治(院政)をつづけ、政治の実権をにぎっていたので、摂政.関白.天皇は名前だけの存在となった。

12世紀の中ごろ、上皇と天皇の対立が起こり、それが藤原氏一族の争いと結びつき、それぞれ、源氏や平氏の武士を味方にして都の中で戦った(保元.平治の乱1156~1159)。武士はこのときから中央に進出するようになった。
保元.平治の乱で上皇源氏を破った平清盛は、藤原氏や上皇にかわって政治の実権をにぎった。清盛は、1167年に太政大臣となり、その一族も朝廷の高い位についた。そして、兵庫(神戸)港を修築して、中国(宋王朝)と貿易をし、大きな利益を手に入れた。また、平氏は、多くの荘園を所有して、「平氏でないものは人ではない」といわれるほど強い勢力になった。
平氏のやり方に不満をもつ後白河天皇は、保元.平治の乱で敗れて地方ににげていた源氏によびかけ(1180)、平氏との戦いを始めさせた。源頼朝、弟の源義経、いとこの源義仲(木曽義仲)らは全国各地で平氏を攻め、1185年、平氏一族は、義経の軍に敗れて、壇ノ浦(山口県下関市)で全滅した(壇ノ浦の戦い)。

12. Võ sĩ bành trướng

Trong khi họ Fujiwara sống đời hào hoa ở kinh đô thì tầng lớp võ sĩ (Busi) bắt đầu bành trướng thế lực ở các địa phương. Võ sĩ là những người dùng vũ lực để bảo vệ đấy đai trù phú của mình ở các địa phương. Lớp võ sĩ này lập thành các võ sĩ đoàn (Busidan) mà trung tâm là các hào tộc có thế lực ở địa phương. Trong số các võ sĩ đoàn thì có hai họ mạnh nhất là Minamoto (Genji, đừng lầm với nhân vật của Murasaki Sikibu) và Taira (Heisi).



Minamoto no Yoritomo

Giữa thế kỷ thứ 12 xảy ra đối lập giữa Thượng Hoàng và Thiên Hoàng, chuyện này liên quan tới tranh chấp với họ Fujiwara nên hai thế lực lớn này lần lượt kéo hai họ võ sĩ Genji và Heisi về phe đồng minh với mình, đánh nhau ở kinh đô (loạn Hougen, Heiji 1159~1156). Lúc này tầng lớp võ sĩ bắt đầu tiến lên kinh đô.
Trong loạn Hougen, Heji thì phe Taira Kiyomori thắng phe Thượng Hoàng liên kết với Genji, tự tay nắm thực quyền chính trị thay họ Fujiwara trước đây. Năm 1167, Kiyomori nắm chức Thái Chính Đại Thần (Daijou daijin, chức quan Thái Chính cao nhất theo chế độ Luật Lệnh), cả họ cũng được cất lên quan vị cao. Ông ta cho tu sửa cảng Hyogo (Koube), cho phép mậu dịch giao thương với nhà Tống, hưởng được nhiều lợi ích từ việc này. Họ Taira còn sở hữu nhiều trang viên, thế lực mạnh đến nỗi đương thời người ta nói rằng "kẻ nào không phải họ Taira thì không phải con người" (Heike ni arazunba heimin ni arazu).

Năm 1180, vì bất mãn với họ Taira nên Thiên Hoàng Gosirakawa đã kêu gọi họ Minamoto vốn trước đây đã bại trận trong loạn Heiji và lẩn trốn ở địa phương, cho đánh nhau với họ Taira. Trưởng họ Minamoto là Yoritomo cùng em trai Yositune, em họ Yosinaka (Kiso Yosinaka) tấn công họ Taira trên toàn quốc. Năm 1185, họ Taira đại bại dưới tay Yositune và cả họ bị tiêu diệt trong trận Dan-no-ura (thành phố Simonoseki tỉnh Yamaguti ngày nay).



Re:Khái yếu lịch sử Nhật Bản

Đã gửi: Sáu T12 12, 2008 4:12 pm
Viết bởi Ansamurai



“Khái yếu về lịch sử Nhật Bản” được biên soạn dựa trên cuốn “Nihon no rekishi”  do Bonjinsha xuất bản. Đây là cuốn sách viết cho đối tượng là người ngoại quốc học tiếng Nhật với lối hành văn giản dị, dễ hiểu nhằm cung cấp cho người đọc một cái nhìn cơ bản nhất về lịch sử Nhật Bản và hiểu được những khái niệm như “Fumie”, “Ikki” mà người Nhật vẫn sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy không đi sâu nhưng nó lại mở ra trên diện rộng, không chỉ ở các sự kiện lịch sử mà còn ở các mặt văn hóa, nghệ thuật. Những kiến thức bổ sung, chú giải sẽ được đặt trong ( ).

Nhất Như soạn dịch và chú giải.


Thanks Kongou-Musha đã đăng tập tài liệu hay này lên nhé. Vừa bổ ích lại dễ đọc.


Re:Khái yếu lịch sử Nhật Bản

Đã gửi: Sáu T12 12, 2008 6:06 pm
Viết bởi Asukio
素晴らしいですね!

 こういったテーマは大変役に立つと思います。

 参考させていただきます。

 ありがとう[smile]

Re:Khái yếu lịch sử Nhật Bản

Đã gửi: Sáu T12 12, 2008 6:28 pm
Viết bởi anhsiu
Bái phục lòng đam mê . Cám ơn đã chia sẻ lên nhé . [bounce][bounce]

Re:Khái yếu lịch sử Nhật Bản

Đã gửi: Sáu T12 12, 2008 7:10 pm
Viết bởi Kongou-Musha
Cám ơn mọi người đã quan tâm. Cái này soạn đã lâu lắm rồi, để quên một góc nào đó trong ổ cứng 3,4 năm nay. Nay lục lại thấy nó, thêm một vài hình ảnh...

Re:Khái yếu lịch sử Nhật Bản

Đã gửi: Bảy T12 13, 2008 12:48 pm
Viết bởi Kongou-Musha
V.鎌倉時代

13.鎌倉幕府

平氏に勝った源頼朝は、鎌倉(神奈川県)を根拠地として、全国支配の準備をはじめた。そして、義経が頼朝にそむいたとして、逃げてきた義経をたすけた奥州(東北地方)の藤原氏をほろぼし、1192年に朝廷から征夷大将軍に任命されて、鎌倉で武士の政治をはじめた。その役所を幕府という。頼朝がはじめた鎌倉幕府は、約140年間つづき、この間を鎌倉時代という。武士による政治(武家政治)は、鎌倉時代から江戸時代のおわりまで、やく700年間つづいた。

頼朝は、戦いで活躍した武士に土地を与えて主従関係をむすんで家来(御家人と呼ばれた)とし、その中で有力な者を役人(守護.地頭)として各地に配置した。守護は、おもに御家人を指揮して治安に当たり、地頭は荘園からの税の徴収や管理をした。武士は、平時は農村に住み、農民を使って農業をしたり、武芸の訓練をした。そして、戦時には、「いざ鎌倉」といって、鎌倉へかけつけて将軍のために戦った。それは、将軍に土地.地位などをあたえられたこと(御恩)を報いる(奉公)ためであった。

頼朝の死後、幕府の実権は頼朝の妻政子の生家の北条にうつった。3第将軍の実朝が殺されてから、北条氏は、京都の貴族の子弟を招いて将軍にした。そして、実際の政治は、北条氏が執権という役について世襲して行った。

13世紀のはじめ、後鳥羽上皇は、幕府を倒して朝廷の政治を復活したいと考え、戦い(承久の乱 1221)をおこした。しかし、上皇方は敗れ、かえって幕府の勢力が強くなった。この乱の後、幕府は貞永式目(御成敗式目)という法律を定めた。これは、御家人の権利や義務を定めたもので、武家の最初の法律となった。

13世紀のはじめ、モンゴル族にチンギス.ハンが出て強大な国をつくり孫のフビライ.ハンは中国を支配して、国名を元と改め、朝鮮を通って、二度九州北部に攻めてきた(元寇文永.弘安の役 1274.1281)。執権の北条時宗は、御家人を集めて懸命に戦ったが、元軍の集団戦法に苦しんだ。しかし、たまたま二度とも暴風雨が起こって、元軍は逃げ帰った。この戦いで幕府は、元軍に勝つことはできらが、財政が苦しくなった。また、元が攻めてきた戦いなので没収地がなく、御家人に十分な恩賞をあたえることができなかったので、御家人は幕府に不満をもち、幕府の命令に従わなくなって、幕府の勢力が弱くなった。
幕府の力がおとろえてきたのをみた後醍醐天皇は、北条氏に不満をもつ御家人らによびかけて幕府をたおす戦いをはじめ、1333年に鎌倉幕府をほろぼした。

CHƯƠNG V: THỜI ĐẠI KAMAKURA

13. Mạc Phủ Kamakura


Minamoto Yoritomo sau khi chiến thắng Heisi (họ Taira) thì lấy Kamakura (ngày nay là tỉnh Kanagawa) làm căn cứ, chuẩn bị thống trị toàn quốc. Sau đó Yoritomo tiêu diệt luôn họ Fujiwara ở Oushu (miền đông bắc) với lý do chứa chấp em trai mình là Yositune đã phản lại mình và chạy đến đây. Năm 1192, Yoritomo được Triều Đình phong chức "Chinh Di Đại Tướng Quân" (Sei-i Taishougun, gọi tắt là Shougun) và bắt đầu nền chính trị võ sĩ ở Kamakura. Hành dinh làm việc của họ Minamoto này được gọi là Mạc Phủ (Bakufu, do ban đầu Shougun quây màn hội họp gia thần khi đang trên đường chinh chiến nên mới có tên gọi như vậy). Mạc Phủ Kamakura do Yoritomo sáng lập kéo dài khoảng 140 năm và thời kỳ này được gọi là thời đại Kamakura (Kamakura Jidai). Nền chính trị võ gia bắt đầu từ lúc này cho đến hết thời Edo được khoảng 700 năm.

(Như vậy Minamoto là họ Shougun đầu tiên ở Nhật, tiếp sau đó là các họ Asikaga và Tokugawa)

Yoritomo ban phát đất đai cho các võ sĩ có công trên chiến trường trước đây và kéo về làm gia thần của mình, kết thành quan hệ chúa-tôi (gia thần được gọi là Gokenin, những võ sĩ hứa tận trung với họ Minamoto và bù lại, được hưởng nhiều ân sủng và đất đai). Trong đám Gokenin này thì chọn những kẻ có thế lực, đặt ra chức quan Shugo (thủ hộ) và Jitou (địa đầu) ở các địa phương. Nhiệm vụ chính của Shugo là chỉ huy đám Gokenin, giữ gìn trị an còn nhiệm vụ của Jitou là quản lý việc trưng thu thuế. Bọn võ sĩ thời bình thì sống ở nông thông, sử dụng nông dân, làm nông nghiệp, huấn luyện vũ nghệ. Khi có đánh nhau thì đổ về Kamakura chiến đấu cho Tướng Quân. Đó là để báo đáp ân sủng, đất đai, địa vị do Tướng Quân ban cho.

Sau khi Minamoto Yoritomo chết thì thực quyền của Mạc Phủ rơi vào tay nhà Houjou, họ của Masako, vợ Yoritomo. Sau khi Tướng Quân đời thứ 3 là Minamoto no Sanetomo bị ám sát thì họ Houjou đã mời một con em quý tộc ở Tokyo về làm Tướng Quân, còn mình thì nắm thực quyền nhiếp chính, truyền đến các đời sau.

Đầu thế kỷ 13, Thượng Hoàng Gotoba đánh đổ Mạc Phủ để phực hưng nền chính trị Triều Đình, gây ra cuộc loạn năm Joukyu (1221). Nhưng Thượng Hoàng thất bại, ngược lại thế lực của Mạc Phủ còn mạnh thêm. Sau loạn này thì Mạc Phủ ban hành pháp luật Jouei Sikimoku (Goseibai sikimoku ban hành năm 1232, niên hiệu Jouei thứ nhất, gồm 51 điều. Luật này sau trở thành quy tắc cơ bản cho võ gia các đời sau). Đây có thể xem là pháp luật đầu tiên của chính quyền võ gia, định rõ nghĩa vụ và quyền lợi của Gokenin.



Houjou Tokimune

Đầu thế kỷ 13, tộc Mông Cổ có Thành Cát Tư Hãn xây dựng quốc gia hùng mạnh, cháu ông ta là Hốt Tất Liệt chiếm nước Tàu, đổi tên nước này thành "Nguyên" và thông qua ngã Triều Tiên, hai lần đánh miền bắc Kyushu (niên hiệu Bun-ei, Kouan, 1247, 1281). Lúc này Houjou Tokimune nắm quyền nhiếp chính, tập họp các Gokenin lại ra sức chiến đấu nhưng rất vất vã với lối đánh hội đồng của quân Nguyên. Tuy nhiên, hai lần bão nổi lên khiến quân Nguyên bại trận mà quay về.

(Võ sĩ Nhật cổ lai vẫn quen lối đánh một chọi một nên quân đội chưa quen lối đánh tập thể trong thời kỳ này. Hai trận bão nhấn chìm chiến thuyền của quân Nguyên được tôn là "gió thần" -kamikaze và danh từ này đóng vai trò rất quan trọng trong tâm thức người Nhật mỗi khi gặp chiến sự khó khăn)

Mạc Phủ đã thắng được quân Nguyên trong trận đánh này nhưng tài chính khánh kiệt, và vì lần này là chiến tranh phòng vệ quân Nguyên xâm lược nên không có đất đai để ban thưởng cho đám Gokenin. Vì thế nên đám này bất mãn, không còn tuân lệnh nữa nên thế lực Mạc Phủ suy yếu.

Thấy rõ sự suy yếu của Mạc Phủ, Thiên Hoàng Godaigo kêu gọi đám Gokenin bất mãn với chính quyền Houjou đứng lên đánh đổ Mạc Phủ. Năm 1333,  Mạc Phủ Kamakura bị tiêu diệt.


14.新しい仏教

鎌倉時代の文化は、武士の世の中を反映したものになった。文学では、武士の戦いを描いた文学(軍記物)が生まれた。その中で特に有名なのが、「平家物語」である。「平家物語」は、平家の興亡を中心に、日本じゅうに巻き起こった動乱の中で生きた人々を、盛者必衰という仏教の無常観でみながら、記録風に書いたものである。それは、漢語を多く使った新しい文体(和漢混交文)で書いてあり、琵琶法師が琵琶をひいて人々の前で語るという形式で伝えられた。また、この時代に書かれた随筆に鴨長明の「方丈記」や吉田兼好の「徒然草」がある。

建築では、装飾的なものより構造的な美しさを求めた東大寺南大門のような建築が生まれた、そこには仁王像(金剛力士像)のような力強い感じの彫刻が置かれた。絵画では、すでに平安時代後期に「源氏物語絵巻」や「鳥獣戯画」などのすぐれた絵巻物がつくられていたが、この時代にもひきつづき「蒙古襲来絵巻」などの絵巻物がたくさんつくられた。

戦乱が続く不安な世の中で、武士や農民は強く宗教を求め、新しい仏教がつぎつぎにおこった。それは、平安時代の仏教が厳しい戒律や学問を重要視したのとちがって、わかりやすく、実践を重んじたものだった。親鸞は「南無阿弥陀仏」と唱えれば、だれでも平等に救われると説いて、浄土真宗(一向宗)をはじめた。日蓮は南無妙法蓮華経と唱えれば、すべての人が救われると説いて、日蓮宗(法華宗)をはじめた。中国から伝わった禅宗は、栄西(臨済宗 鎌倉五山)や道元(曹洞宗 福井県永平寺)のような高僧によって武士の間に広められた。座禅によって精神をきたえる禅宗のきびしさが、武士の心によく合ったからである。

日本には昔から神の信仰があったが、それは、祭りを中心したもので、経典や教義を持ってはいなかった。しかし、この時代に、伊勢神宮の神官が、仏教などの教義を参考にしてまとめ、神道の理論的な基礎をはっきりさせようとした。


14. Nền Phật giáo mới

Nền văn hóa thời Kamakura là thứ phản ánh sinh hoạt thường nhật của tầng lớp võ sĩ. Trong văn học thì có thể loại quân ký (Gunki) ra đời, miêu tả các trận đánh của võ sĩ. Trong số đó, nổi bật nhất là "Heike monogatari" (truyện nhà Taira). Tác phẩm Heikei monogatari được viết bằng hình thức ghi chép với cái nhìn vô thường, thịnh giả tất suy (Jousha hissui, một câu thơ mở đầu truyện này, ý nói kẻ mạnh ắt phải có lúc tàn, đời là vô thường) của Phật giáo, trung tâm miêu tả là sự hưng vong của nhà Taira (Heike) và những con người bị cuốn vào vòng chiến loạn trên khắp nước Nhật. Tác phẩm này sử dụng lối viết mới sử dụng nhiều tiếng Hán (Waka konkoubun, văn chép bằng tiếng Nhật-Hán lẫn lộn) và được cái nhà sư mù (Biwa housi) gãy đàn Tỳ Bà (Biwa) mà ngâm nga trước đám đông. Trong thời kỳ này, thể loại tùy bút còn có những tác phẩm nổi bật như "Houjouki" (Phương trượng ký) của thi nhân Kamomo Choumei và "Turedure gusa" của Yosida Kenkou.

(Tác phẩm này mang tư tưởng vô thường, phong nhã, ghi chép về những điều suy tưởng, tai nghe mắt thấy của tác giả và gồm 2 cuốn, cả thảy 244 phần)



Yosida Kenkou


Về kiến trúc thì sản sinh ra loại kiến trúc đặt nặng tính thẩm mỹ trong cấu tạo hơn là tính trang trí, như Nam Đại Môn của Đông Đại Tự. Hai bên cổng chùa này có đặt hai tượng Niou (Kim Cang Lực Sĩ) điêu khắc gỗ, thể hiện rõ sức mạnh gân cốt của tượng.

(Tượng Agyou mở miệng, tượng trưng cho sự sáng tạo. Tượng Ungyou ngậm miệng tượng trưng cho sự hủy diệt. Hai vị Kim Cang này là tướng Dạ Xoa, hộ pháp trong Phật giáo)





Tượng Agyou-Ungyou (A-un)


Về hội họa thì cuối thời Heian đã có những tác phẩm xuất chúng như Genji monogatari emaki (tranh cuộn Genji monogatari), Choujugia (tranh vui về chim, thú) thì trong thời đại này cũng sản sinh ra nhiều tranh cuộn như "Mouko shurai emaki" (tranh cuộn vẽ cảnh quân Mông Cổ tấn công)

Vì chiến loạn kéo dài, đời sống bất an nên cả tầng lớp võ sĩ và nông dân đều cầu tìm mạnh mẽ nơi tôn giáo, vì thế nhiều nền Phật giáo mới lần lượt ra đời. Khác với Phật giáo thời Heian nặng về giới luật và học vấn (lý thuyết), Phật giáo thời kỳ này linh động dễ hiểu, đặt nặng vấn đề thực hành.  Có sư Sinran (Thân Loan) thuyết rằng bất cứ ai, chỉ cần niệm danh hiệu "Nam Mô Ai Di Đà Phật" (Namu Amidabutsu) thì sẽ được tiếp dẫn về nơi Tịnh Độ một cách bình đẳng. Phái này gọi là Joudo Sinshu (Tịnh Độ Chân Tông, còn gọi là phái Ikkou). Có thầy Nitiren (Nhật Liên) lập phái Nitiren (phái Pháp Hoa-Hokke shu) giảng rằng nếu niệm "Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh" (Namu Myou-hou Rengekyo) thì ai cũng được giải thoát. Phái Thiền Tông (Zenshu) từ Trung thổ truyền sang do những cao tăng như Eisai (Vinh Tây, phái Rinzai-Lâm Tế, Kamakura Gosan, 5 ngôi chùa lớn của phái này) và Dougen (Đạo Nguyên, chùa Eihei-ji) bắt đầu lan rộng trong giới võ sĩ. Sở dĩ như vậy là vì sự khắc nghiệt của Thiền Tông, rèn luyện tinh thần bằng phép Tọa Thiền (Zazen) rất thích hợp với tinh thần khắc kỷ của võ sĩ.



Tượng Bashara, tướng Dạ Xoa

Từ xưa, Nhật Bản đã có tín ngưỡng thần linh nhưng chỉ tập trung vào việc tế lễ mà không có kinh điển hay giáo lý gì. Trong thời đại này, có viên tư tế (Sinkan) ở đền thờ Ise (Isejingu) đã tham khảo giáo lý của Phật giáo mà định rõ nền tảng lý luận cơ bản cho Thần đạo (Sintou).




Re:Khái yếu lịch sử Nhật Bản

Đã gửi: Bảy T12 13, 2008 1:04 pm
Viết bởi Nguyen Thanh Tung
Tuyệt vời ! Ngắn gọn ,súc tích và dễ đọc.Thanks bạn rất nhiều ![smile][smile][smile]

Re:Khái yếu lịch sử Nhật Bản

Đã gửi: Ba T12 16, 2008 12:16 am
Viết bởi Kongou-Musha
VI.室町時代


15.花の御所

1334年、後醍醐天皇は、天皇が中心となって行う新しい政治を始めた(建武の新政)。しかし、武家政治になれた武士は、この政治に不満をもった。幕府を倒したときの最も有力な武将だった足利尊氏は、武士を集めて反乱を起こし。京都に攻め入った。天皇の軍は敗れて吉野(奈良県)にのがれた。

1336年、尊氏は、京都で新しい天皇(北朝)をたて、1388年には、征夷大将軍となって、京都に幕府をひらいた。この足利氏の幕府は、尊氏の孫の3代将軍足利義満が京都の室町に花の御所とよばれる美しい屋敷をつくり、そこを幕府としたので、室町幕府といい、この時代は室町時代という。

一方、吉野に逃れた後醍醐天皇は、吉野で朝廷(南朝)をつくったので、二つの朝廷が対立するという状態になった。この状態は、足利義満が対立をおさめるまで続いた。南朝と北朝の二つの朝廷があった時代を特に南北朝時代という。
室町幕府は、鎌倉幕府よりも将軍と武士の結びつきが弱くて、有力な守護は、土地を広げ、武力をたくわえ、その地域を支配する力をもつようになった。この守護を守護大名という。

鎌倉時代の末ごろから、海賊(倭寇)が朝鮮半島から中国にかけて海域をあらしていた。義満は、それをとりしまり、中国(明王朝)と正式の貿易(勘合貿易)をはじめ、大きな利益を得た。倭寇は、後に、この貿易が中断されると、ふたたび活動が活発になった。


CHƯƠNG VI  THỜI ĐẠI MUROMATI

15. Hana no gosho


Năm 1334, Thiên Hoàng Godaigo bắt đầu nền chính trị lấy Thiên Hoàng làm trung tâm (Kemmu no sinsei: nền chính trị hoài cổ, mong muốn khôi phục lại sức mạnh của Thiên Hoàng nhưng không giải quyết được bất mãn của giai cấp võ sĩ và chưa đầy 2 năm sau thì Asikaga Takauji làm phản, gây ra cuộc nội loạn Nam Bắc Triều). Nhưng giai cấp võ sĩ vốn đã quen với nền chính trị võ gia nên bất mãn với nền chính trị mới này. Có võ tướng Asikaga Takauji là người mạnh nhất trong số những võ tướng đánh đổ Mạc Phủ trước kia, nay tập hợp các võ sĩ lại gây phản loạn. Họ đánh vào Kyoto, quân của Thiên Hoàng bại trận phải chạy nạn đến Yosino (thuộc Nara).



Asikaga Takauji

Năm 1336, Takauji lập một Thiên Hoàng mới ở Kyoto (Bắc Triều) và trở thành Chinh Di Đại Tướng Quân năm 1388, mở ra Mạc Phủ ở Kyoto. Mạc Phủ của họ Asikaga là một dinh thự nguy nga mỹ lệ mà đương thời gọi là "hana no gosho" (gosho là nơi ở của Thiên Hoàng, quý nhân; hana là hoa, hana no gosho ý chỉ nơi ở nguy nga tráng lệ) được cháu của Takauji, Tướng Quân đời thứ 3 là Asikaga Yosimitu xây dựng ở Muromati, Kyoto.

Trong lúc đó, Thiên Hoàng Godaigo chạy đến Yosino cũng lập nên Triều Đình mới (Nam Triều) gây nên tình trạng đối lập giữa hai Triều Đình. Tình trạng đối lập này kéo dài cho đến khi Asikaga Yosimitu dẹp yên. Thời đại tồn tại Nam Triều và Bắc Triều này được gọi là thời đại Nam Bắc Triều (Nambokuchou).
Mối liên kết giữa Tướng Quân và lực lượng võ sĩ của Mạc Phủ Muromati không vững mạnh bằng Mạc Phủ Kamakura trước đây, các Shugo có thế lực ở địa phương mở rộng đất đai, tích trữ vũ khí, rèn luyện võ nghệ và dần đủ sức thống trị cả vùng đất đó. Những Shugo này được gọi là Shugo Daimyou.

Cuối thời kỳ Kamakura có bọn hải tặc (Oa khấu, giặc Oa, danh từ này thường thấy trong phim Tàu) hoành hành trên biển từ bán đảo Triều Tiên cho đến Trung Hoa. Tướng Quân Yosimitu đã kiểm soát bọn hải tặc, chính thước buôn bán với đại lục (triều Minh), mang lại nhiều lợi ích. Sau này, khi mậu dịch giữa hai nước bị đình chỉ thì bọn hải tặc lại tiếp tục hoành hành.

16.戦乱の世

1467年、8代将軍足利義政の時、将軍のあとつぎの問題から諸大名が二派にわかれ、戦乱が京都を中心に11年間もつづいた(応仁の乱)。この戦いは、両軍が戦いにつかれておわったが、この戦乱で、将軍の力が弱くなり、荘園制などの秩序が破壊された。そいて、実力さえあれば、下の者が上の者を倒して支配者となる下克上の社会となった。このような社会が100年ほどつづいたが、この時代を戦国時代といい、この時代に新しく支配者となった者を戦国大名という。

室町時代には、農業の技術が進み、水車が使われ、稲のあとに麦をつくる二毛作も広く行われるようになった。農民は、村ごとに会合(寄合)をひらいて、農作業や税(年貢)について相談した(村の自治)。こうして、村ごとの結びつきが強くなった農民は、団結して幕府に税を軽くすることを求め、聞き入れられなければ武器を持って戦ったり、借金に苦しんで土倉.酒屋などをおそったりした。これを土一揆という。また、一揆は、宗教的な結びつきで団結する事もあった(一向一揆)。そして、時には、大名を倒すほどの勢いになった(山城の国一揆 1485)。

戦国大名は、武器などを調達するために、商工業者を自分の国にあつめ、保護したので、商工業も発達した。商品の流通が全国的に広がり、各地に市がたち、運送業をする大商人(問屋)もふえた。また、商人や職業の同業組合である座も全国的につくられ、各地方の特色ある特産品も生産されるようになった。


16. Thời chiến loạn

Năm 1467, dưới thời Tướng Quân đời thứ 8 là Asikaga Yosimasa, các Daimyou đã chia thành 2 phe bất đồng về chuyện kế tục của của Tướng Quân, chiến loạn kéo dài 11 năm mà chủ yếu là ở Kyoto. (Loạn Ounin, bắt đầu từ năm Ounin thứ nhất đến năm Bunkyu thứ 9, 1477 do đối lập giữa Hosokawa Katumoto và Yamana Souzen gây ra. Ban đầu loạn này xảy ra ở Kyoto nhưng sau lan rộng cả nước, các Daimyou khác đều bị cuốn vào trận chiến và đứng về một trong hai phe này).
Trận chiến này kết thúc khi cả hai phe đều mệt mỏi, nhưng quyền lực của Tướng Quân đã suy yếu đi, trật tự của thể chế trang viên cũng không còn. Xã hội lúc này được gọi là xã hội "Hạ khắc thượng" (Ge koku jou), chỉ cần có thực lực thì kẻ dưới có thể đánh đổ người trên và trở thành kẻ thống trị. Tình trạng xã hội này kéo dài khoảng 100 năm và đây được gọi là thời đại Chiến Quốc (Sengoku Jidai), những kẻ thống trị (các miền đất) mới nổi lên trong thời kỳ này được gọi là Sengoku Daimyou.

Trong thời Muromati, kỹ thuật nông nghiệp phát triển, người ta đã biết dùng bánh xe nước và đất nông nghiệp một năm hai mùa vụ đã phát triển rộng rãi, sau khi trồng lúa nước thì người ta trồng lúa mạch. Nông dân lập ra các tổ chức gọi là Yoriai ở từng làng, bàn bạc về vấn đề nông nghiệp và thuế đóng hàng năm. Vì thế mối liên hệ đoàn kết giữa nông dân trong làng rất chặc chẽ, họ yêu cầu Mạc Phủ phải giảm nhẹ thuế, nếu không được chấp nhận thì họ dùng vũ khí tấn công Mạc Phủ, đập phá những quán rượu, nhà cho vay nặng lãi. Những cuộc nổi loạn như thế này gọi là Ikki. Cũng có khi Ikki đoàn kết với nhau và mang tính tôn giáo thì gọi là Ikkou Ikki. Những cuộc Ikki này đôi khi cũng đủ mạnh để đánh đổ một Daimyou (như Ikki xứ Yamasiro năm 1485).



Nổi loạn tôn giáo (Ikkou Ikki) ở xứ Mikawa

Các Sengoku Daimyou vì muốn điều phối vũ khí nên cũng gom góp thành phần thợ thủ công, thương nhân về lãnh địa của mình, bảo vệ họ nên công thương nghiệp thời kỳ này phát triển. Thương phẩm lưu thông rộng rãi trên toàn quốc, chợ mọc lên ở các địa phương và lớp đại thương nhân kinh doanh dịch vụ (ton-ya) cũng tăng lên nhiều. Thời kỳ này cũng chứng kiến sự ra đời của các "za" trên toàn quốc, ( đây là tổ chức của những người cùng nghề với nhau, giữa thương nhân hay thợ thủ công được sự bảo hộ của Triều Đình, quý tộc hay chùa chiền và có những quyền lợi nhất định), từng địa phương cũng bắt đầu sản xuất sản phẩm đặc sắc của mình.



Bánh Wagasi, đặc sản phát tích từ Kyoto.




17.金閣寺と銀閣寺

室町時代は、幕府が京都にあったため、武士らしさと公家(貴族)らしさとが溶け合って、新しい武家文化をつくりあげた。それは、中国の元.明王朝の文化や禅宗の影響をうけて、簡素で深みのある文化であった。また、都の文化が地方にまで広がり、各地に民衆の文化が生まれた。
建造物には、足利義満が京都の北山に建てた別荘の中にある金閣と、足利義政が京都の東山に建てた銀閣がある。金閣は、公家風の寝殿造と中国の禅宗寺院の様式をとりいれた建物で、全体を金でおおうという華やかなものであったし、銀閣は、書院造という禅寺の建て方であった。書院造の建物には、部屋に床の間や違い棚があり、畳がしきつめてあって、部屋と部屋の間は、ふすまや壁でしきり、明障子が用いられていた。この様式は、しだいに武士の住宅に取り入れられるように現在の日本式住宅建築のもとになっている。また、庭のほうは、室町時代のはじめは、金閣寺や苔寺のように自然をそのまま生かしたものであったが、しだいに自然を象徴的にあらわす枯山水という様式のものになった。この様式の庭としては、竜安寺の石庭が有名である。この庭は、白砂をしいた所に石を配しただけであるが、禅宗の精神を象徴的にあらわしているといわれている。

絵画では、中国の宋.元王朝にさかえた水墨画が伝えられて発達し、禅僧の雪舟のように独自の日本的な水墨画の様式(山水画)を創造した画家もいる。
芸能\u12391 では観阿弥.世阿弥の父子が、そのころ民間で行われていた素朴な演劇を能\u27005 楽として完成した。能\u27005 楽というのは、主役は能\u-26782 面をつけ、豪華な衣装を着て謡曲にあわせて舞う歌舞劇で、独特の象徴的な美しさ(幽玄美)を求めたものである。能\u27005 楽と組み合わせて演じる狂言は、能\u27005 楽とは対照的に、面もつけず、地味な服装でする口語の会話劇で、人間のおろかさやあさましさをおもしろおかしく写実的に演じる。能\u27005 楽と狂言は、その後も武士や貴族の間で愛好され、現在もこの時代の演出形式がそのまま受け継がれて演じられている。
文学では、一寸法師や浦島太郎などの短編小説(お伽草子)が広く読まれた。


17. Kikakuji và Ginkakuji

Vì Mạc Phủ Muromati đóng tại thủ đô Kyoto nên họ đã tạo ra một nền văn hóa võ gia mới, hòa trộn giữa tinh thần võ sĩ và sự xa hoa của tầng lớp quý tốc. Đó là nền văn hóa đơn giản, trong sáng (giản tố) nhưng lại sâu sắc với ảnh hưởng từ Thiền Tông và văn hóa vương triều Nguyên, Minh từ đại lục. Văn hóa đất kinh kỳ cũng lan rộng ra các địa phương và nền văn hóa đại dân gian cũng được sản sinh ở các xứ.

Về kiến trúc thì Asikaga Yosimitu đã cho xây chùa Kinkakuji (Kim Các tự) trong biệt trang của mình ở núi Kitayama phía bắc Kyoto, Asikaga Yosimasa cho xây chùa Ginkakuji (Ngân Các tự) ở núi Higasiyama, phía đông kinh đô. Chùa Kinkakuji được xây dựng theo lối kiến trúc Sinden zukuri mang hơi hướng của giới quý tộc và kiểu chùa Thiền của Trung Hoa, toàn thể ngôi chùa được trát vàng hoa lệ. Chùa Ginkakuji thì được xây dựng theo lối chùa Thiền Shoin zukuri. Theo lối kiến trúc Shoin zukuri thì trong phòng có Tokonoma và kệ Tigaidana, sàn được lót chiếu Tatami và các phòng được ngăn cách với nhau bằng tường, cửa lùa fusuma, cửa Shouji lấy sáng.



Ginkakuji



Kinkakuji


(Tokonoma là một góc tường cao hơn mặt sàn, thường được trang trí bằng một bình hoa, bức thư pháp hay tranh cuộn. Kệ Tigaidana là loại kệ mà các thanh gỗ hai bên tả hữu không cùng chiều cao với nhau. Shouji là loại cửa ngăn không khí bên ngoài không cho lọt vào phòng và thường được dán giấy để lấy ánh sáng)



Bên trái là Tokonoma, bên phải là Tigaidana



Lối kiến trúc này dần dần được tầng lớp võ sĩ tiếp nhận trong kiến trúc nhà ở của mình và trở thành nền tảng cho lối kiến trúc nhà cửa của Nhật từ đó trở về sau. Về vườn tược thì đầu thời Muromati, người ta để mặc cây cối mọc tự nhiên như chùa Kinkakuji hay Kokedera (chùa rêu) nhưng dần dần trở thành kiểu vườn khô sơn thủy (Karesansui) mà theo đó, thiên nhiên chỉ mang tính tượng trưng. Vườn tược theo lối này nổi tiếng nhất là vườn đá của chùa Ryoanji. Trong vườn này, người ta đặt đó đây vài tảng đá trên nền cát trắng để tượng trưng cho tinh thần của Thiền Tông.




Vườn đá Ryoanji



Chùa rêu


Về hội họa thì loại tranh thủy mặc (Suibokuga) đã từng nảy nở trong thời Tống, Nguyên ở đại lục cũng phát triển mạnh và cũng có những họa sĩ vẽ tranh theo lối thủy mặc độc đáo của Nhật (Sansuiga) như Thiền sư Sesshu Touyou. Về nghệ thuật biểu diễn (Geinou) thì có cha con Kan-ami và Zeami đã hoàn thiện loại nhạc Nou (Nougaku), một loại kịch biểu diễn giản dị lưu hành trong dân chúng thời bấy giờ. Nou là loại kịch mà người diễn chính mang mặc nạ, mặc trang phục hoa lệ nhảy múa theo điệu nhạc, mục đích tìm kiếm vẻ đẹp mang tính tượng trưng (u huyền mỹ) độc đáo. Còn có loại kịch gọi là Kyogen thì ngược lạc với nhạc Nou, người diễn không mang mặc nạ, mặc trang phục bình dị, dùng thể văn nói diễn lại chân thật những sự hời hợt, ngu dốt của người đời với ý châm biếm. Cả nhạc Nou và kịch Kyogen đều được giới quý tộc và võ sĩ ưa chuộng, hình thức biểu diễn của nó vẫn được truyền nguyên vẹn đến ngày nay mà không thay đổi gì. Về văn học thì những truyện ngắn (Otogi zousi, truyện thần tiên, giả tưởng) như Issun Bousi (truyện về cậu bé lùn) hay truyện Urasima Tarou (truyện anh đánh cá xuống chơi long cung, sau trở về trần gian thì đã mấy trăm năm trôi qua, tợ như truyện Từ Thức, Lưu Thần và Nguyễn Triệu) được đọc rộng rãi trong dân chúng.