KHÁI YẾU VỀ LỊCH SỬ NHẬT BẢN
“Khái yếu về lịch sử Nhật Bản” được biên soạn dựa trên cuốn “Nihon no rekishi” do Bonjinsha xuất bản. Đây là cuốn sách viết cho đối tượng là người ngoại quốc học tiếng Nhật với lối hành văn giản dị, dễ hiểu nhằm cung cấp cho người đọc một cái nhìn cơ bản nhất về lịch sử Nhật Bản và hiểu được những khái niệm như “Fumie”, “Ikki” mà người Nhật vẫn sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy không đi sâu nhưng nó lại mở ra trên diện rộng, không chỉ ở các sự kiện lịch sử mà còn ở các mặt văn hóa, nghệ thuật. Những kiến thức bổ sung, chú giải sẽ được đặt trong ( ).
Nhất Như soạn dịch và chú giải.
I.原始時代
1. 貝塚
日本列島は、かつてアジア大陸とつづいいたが、今から約1万年には現在のような形になっていた。
当時、ここに住んでいた人々が日本人の祖先であるが、その人々がどこから来たかは、まだ明らかにされていない。
この時代の人々は、小高い土地に数戸が集まって住み、狩りや漁をしたり、植物を採集して生活していた。家は、浅く掘った穴のところに柱を立て、草で屋根を作ったもの(たて穴式住居)であった。人々は住居の近くに食べた後の貝殻を捨てた。その貝殻がつもってできた貝塚が今も各地に残っている。貝塚から石器や縄目の模様のある土器(縄文土器(じょうもんどき))がでてくるので、当時の生活の様子をしることができる。
このころの人は、石.木.動物などのすべての自然物に霊魂があると信じていた(アニミズム)。そして、それらをおそれ、まじない(呪術)をして霊魂をしずめ、生活の安全を祈った。
このような時代が、今から1万年ほど前から8千年間ぐらいつづいた。この時代を、縄文土器の名をとって縄文時代(じょうもんじだい)という。
CHƯƠNG I: THỜI ĐẠI NGUYÊN THỦY
1. Ụ vỏ sò ( Kaizuka)
Trước đây quần đảo Nhật Bản nối liền với đại lục Châu Á nhưng khoảng mười ngàn năm về trước đã hình thành nên vị trí như bây giờ. Những người sống trên quần đảo Nhật Bản lúc bấy giờ là tổ tiên của người Nhật Bản nhưng nguồn gốc của họ thì đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. ( Một thuyết mới đây cho rằng tổ tiên người Nhật Bản là dân du mục từ lục địa di cư sang rồi chiếm lãnh địa của người Ainu, dân tộc bản địa trên quần đảo này).
Thời đó họ sống tập trung nhiều hộ lại với nhau trên những vùng đất cao ráo và sống nhờ vào việc săn bắn, bắt cá và hái lượm. Nhà của họ được dựng trên một cái lỗ đào nông trên mặt đất, trên đó chống trụ và dùng cỏ làm mái lợp. (Tate ana Jukyo: lỗ được đào trên mặt đất sâu khoảng 50cm làm nền và thường có dạng tròn với đường kính khoảng 3~10m. Trong đó họ đào lỗ trồng trụ, dựng bếp và xung quanh có rãnh thoát nước.)
Người nguyên thủy sau khi ăn xong thường vứt vỏ sò ờ những khu vực gần nơi sinh sống và dần dần vỏ sò tích tụ lại thành ụ (Kaizuka) . Hiện nay ở nhiều địa phương trên nước Nhật vẫn còn sót lại những ụ vỏ sò này. Người ta tìm thấy trong những ụ này có lẫn dụng cụ bằng đá và đồ đất sét nung trang trí bằng hoa văn dây thừng (Joumon doki) và qua đó biết được sinh hoạt của người đương thời. (Thực ra Kaizuka, ụ vỏ sò phân bố khắp nơi trên hành tinh nhưng tập trung nhiều ở Nhật trong thời Joumon)
Con người vào thời kỳ này tin rằng tất cả những tạo vật trong thiên nhiên như cỏ cây, đất đá, động vật đều có linh hồn (Animism) và họ sợ chúng nên mới dùng bùa chú để trấn áp và cầu nguyện cho cuộc sống yên ổn.
Thời đại này bắt đầu từ khoảng mười ngàn năm về trước và kéo dài khoảng hai ngàn năm. Người ta lấy tên của các loại đồ đất sét nung có hoa văn dây thừng (Joumon doki) tìm thấy trong ụ vỏ sò đặt cho thời kỳ này là thời đại Joumon.
Tate ana Jukyo
2.稲作の始まり
紀元前3世紀ごろになると、稲作が始まり、銅や鉄の金属器が使われた。これらの技術は大陸から伝わったものである。当時の農作業の様子は、銅たくにえがいてある絵で知ることができる。銅たくは、この時代の遺跡から数多く見つかっていて、祭りに使われたものだろうと考えられている。
人々は、稲作のために低地に住むようになり、そこに村を作った。この時代の様子を伝える登呂遺跡
(静岡市)には、水田ャ住居の跡とともに、ねずみが入らないようにした高床式倉庫の跡や木製の農具が残っている。
このころの土器は、以前より丈夫で形のよいものにかわった。それらの土器は、文京区の弥生町(東京都)で最初に見つかったので、弥生式土器という。紀元前3世紀ごろから600年間ぐらいこの時代を弥生時代(やよいじだい)という。
2. Bắt đầu trồng lúa
Đến khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên thì người ta bắt đầu trồng lúa và sử dụng khí cụ bằng đồng và sắt. Những kỹ thuật này được truyền từ lục địa Trung Hoa sang. Chúng ta có thể biết được nông nghiệp được tiến hành ra sao thông qua những tranh vẽ trên Doutaku ( một loại khí vật làm bằng đồng xanh thời Yayoi, cao khoảng 20 ~30 cm được trang trí với nhiều hình vẽ nguyên thủy. Doutaku được chế tạo tại miền Tây Nhật Bản và là một khí cụ dùng trong tế lễ. Ban đầu người ta có thể treo nó và rung để phát ra tiếng kêu nhưng dần dần Doutaku chỉ còn mang tính trang trí và chức năng phát ra âm thanh cũng không còn). Doutaku được tìm thấy trong những di tích thời kỳ này và người ta cho rằng nó được sử dụng trong tế lễ.
Con người thời kỳ này sống ở những vùng đất thấp để trồng lúa và dựng lên làng mạc. Người ta biết được cách thức sinh hoạt đương thời thông qua di tích Toro (ở Shizuoka) mà trong đó còn lại nhiều thứ như dấu tích của ruộng nước và nhà ở, kiểu nhà kho Takayuka chuột không vào được ( một kiểu nhà sàn) và nông cụ làm bằng gỗ.
Đồ đất sét thời kỳ này cũng đẹp và chắc chắn hơn trước và người ta dùng tên phố Yayoi ở quận Bunkyo (Tokyo), nơi đầu tiên tìm thấy những khí vật này để đặt tên cho chúng là đồ đất sét Yayoi (Yayoi doki). Thời đại này bắt đầu từ thế kỷ thứ 3 TCN và kéo dài khoảng 600 năm được gọi là thời đại Yayoi.
3.卑弥呼(ひみこ)
紀元1~3世紀ごろになると、稲作が進み、村がしだいに大きくなって、国と呼ばれるようになった。
そして、有力な指導者が国の王となり、強い王は弱い王をしたがえて、さらに大きな国をつくた。このころのことについてはよく分からないが、中国の「後漢書」という古い歴史の本に1世紀ごろは、
倭人(日本人)の国から使者が来たので、後漢の皇帝が金印を与えたと書いてある。
今から200年ほど前(江戸時代)に、福岡県で、ある農夫が偶然、地中から金印をみつけた。それには「漢倭奴国王」とほってあった。この国は博多付近(福岡市)にあった小国であろうと考えられている。
その後の様子について、中国の「魏志」という古い歴史の本に「倭人伝」として詳しく書いてある。
それによると、倭人の国は30ほどの小国に分かれているが、その中で女王卑弥呼の邪馬台がもっとも強く、卑弥呼は、3世紀はじめに魏に使者を送ったという。邪馬台国が日本のどこにあったかは、まだ定説がない。
3.Himiko
Khoảng từ thế kỷ 1~3 thì việc trồng lúa phát triển, làng mạc dần dần lớn mạnh và hình thành nên “nước”. Người lãnh đạo có năng lực nhất trở thành “vua” và kẻ mạnh dần chế áp kẻ yếu hình thành nên một nước lớn hơn. Tuy người ta không rõ về thời kỳ này nhưng trong cuốn sách sử “Hậu Hán Thư” của Trung Hoa có ghi rằng khoảng thế kỷ thứ 1 có sứ giả người nước Oa (Nhật Bản, đương thời người Hán dùng chữ “Oa” nghĩa là người lùn để chỉ người Nhật song người Nhật vốn không chịu nên tự xem mình bằng chữ “Hòa” đồng âm với “Oa” trong tiếng Nhật) đến và được Hoàng Đế hậu Hán (25~220) ban cho kim ấn.
Khoảng 200 năm trước (thời Edo) ở tỉnh Fukuoka có người nông phu ngẫu nhiên đào được kim ấn trong lòng đất. Kim ấn có khắc dòng chữ “Kannowano Nanokokuou” . Người ta cho rằng địa phương được khắc trên ấn chỉ là một tiểu quốc thuộc vùng phụ cận Hakata (Fukuoka) ngày nay.
Tình hình sau này có ghi rõ trong mục “Wajinden” (truyện người Nhật) trong cổ sử “Ngụy Chí” của Trung Quốc. Theo sách này thì nước Nhật đương thời có khoảng 30 tiểu quốc nhưng trong đó có nước Yamatai của nữ vương Himiko là hùng mạnh hơn cả và khoảng đầu thế kỷ thứ 3, Himiko có gửi sứ giả sang Ngụy (220~265). Cho đến nay vẫn chưa có thuyết nào chắc chắn về sự tồn tại của nước Yamatai cũng như vị trí của nó.
Dinh thự của hào tộc.
II.大和時代
4.古墳
4世紀ごろ、大和地方(今の奈良県)の有力者(豪(ごう)族(ぞく))が連合して大きな国をつくり、大和政権を成立させた。大和政権は、朝鮮半島に進出したり、中国にも使いを送ったりして力を強くし、5世紀ごろには日本の大部分を支配するようになった。
大和政権は5世紀から6世紀にかけて中央の政治組織をととのえ、大和という国家をつくり、その支配者を大王といった。この政府をのちに朝廷とよび、大王を天皇と呼ぶようになった。このころの有力者の墓(古墳)が、各地に数多くのこていいるが、堺市(大阪府)にある日本で一番大きな古墳は、5世紀ごろのもので、仁徳天皇の墓(仁徳陵古墳)であると伝えられている。
このころの古墳は、前が四角で後ろが円い形(前方後円墳)をしているものが多い。古墳にはまわりに人間、動物、家、船などの形に作った土器(埴輪)をおいた。古墳から掘り出される埴輪や副葬品によって、当時の人々の生活を知ることができる。
5~6世紀には、多くの人が朝鮮半島や中国大陸から渡ってきて、日本に住むようになった。この人たちを渡来人、あるいは帰化人という。政府はこの人たちに土木、養蚕、織物などの仕事をさせたり、役所で漢字を使って記録や計算、外交文書の作成などのしごとをさせたので、進んだ技術や知識が伝えられ、日本の生活が大きく進歩した。儒教が書物とともに、仏教が経典や仏像とともに、中国から朝鮮を通って日本に伝えられたのもこのころである。それらは、いずれも日本人の学問、思想、宗教、芸術などの基礎になった。
CHƯƠNG II: THỜI ĐẠI YAMATO
4. Cổ mộ (Kofun)
Khoảng thế kỷ thứ 4 thì những người có thế lực nhất (hào tộc) ở vùng Yamato (tỉnh Nara ngày nay) liên kết lại với nhau tạo thành một quốc gia lớn và thành lập chính quyền Yamato. Chính quyền Yamato hùng mạnh còn tiến cả sang Triều Tiên (lúc bấy giờ gồm 3 nước: Shinra-Tân La, Kudara-Bách tế và Koukuri-Cao Ly) , gửi sứ giả sang Trung Hoa và đến khoảng thế kỷ thứ 5 thì đã thống trị phần lớn Nhật Bản.
Từ thế kỷ thứ 5~ thế kỷ thứ 6 thì chính quyền Yamato lập nên tổ chức chính trị ở trung ương và thành lập quốc gia Yamato. Người đứng đầu quốc gia được gọi là Oh-kimi (Đại Vương), chính phủ sau này được gọi là Triều Đình và Oh-kimi trở thành Thiên Hoàng (Tennou). Ngày nay trên toàn Nhật Bản còn sót lại lăng mộ của những người có thế lực đương thời (Kofun) nhưng thành phố Sakai (thuộc Ohsaka) là nơi có lăng mộ lớn nhất của Thiên Hoàng Jintoku từ thế kỷ thứ 5. (Theo truyền thuyết thì Thiên Hoàng Jintoku là một vị minh quân hết lòng chăm lo cho đời sống của dân chúng là không quản gì đến cung điện đã mục nát của mình)
Kofun thời kỳ này phần nhiều có dạng tứ giác ở mặt trước và tròn ở mặt sau (ngoài ra còn có dạng toàn tròn , toàn vuông hay trên tròn dưới vuông) và xung quanh nó có những đồ vật chôn kèm như hình nhân, nhà cửa thuyền bè, động vật làm bằng đất sét (gọi là Haniwa). Dựa vào những vật phụ táng đào được từ Kofun, người ta có thế biết được sinh hoạt đương thời như thế nào.
Khoảng từ thế kỷ 5~6 thì có nhiều người từ bán đảo Triều Tiên và lục địa Trung Hoa sang cư trú, những người này được gọi là Toraijin hay Kikajin (một kiểu ý nghĩa như người ngoại lai). Chính phủ giữ những người này và cho làm việc ở những công sự như cầu đường, xây dựng và nuôi tằm, dệt vải. Có người được giữ lại ở cơ quan hành chính (Yakusho) ghi chép công văn, văn thư ngoại giao hay tính toán bằng chữ Hán nên những tri thức và kỹ thuật tiên tiến được đưa vào Nhật làm thay đổi đáng kể đời sống của người dân xứ này. Đây cũng là thời kỳ Nho Giáo cùng sách vở, Phật Giáo cùng kinh điển và tượng Phật được truyền sang Nhật từ Trung Hoa qua ngã Triều Tiên. Đây chính là nền tảng cho những học thuật, tư tưởng, tôn giáo và nghệ thuật được hình thành sau này.
5.法隆寺
6世紀の中ごろになると、力の強い豪族が朝廷の中でたがいに争うようになった。中でも特に有力な物部氏と蘇我氏が激しく争った。そして、仏教の信仰に賛成する蘇我氏が、これに反対する物部氏をおさえて、朝廷の政治を独占するようになった。
このようなときに、聖徳太子が天皇に代わって政治をとる役(摂政(せっしょう))についた(593)。聖徳太子は、蘇我氏などの豪族と協力して、天皇を中心とする政治の基礎をかためるために、まず役人の位(冠位十二階)を定め、才能のある人を役人にした。また、儒教や仏教の教えを取り入れて、憲法十七条(十七条の憲法)を定めた。それは、「和が大切である」とか「仏を敬え」というように、天皇につかえる役人の心がまえを示したもので、今の憲法のように国のきまりを定めたものではない。聖徳太子は、また、中国(隋王朝)に使者(遣隋使)や留学生を送って文化をとりいれることにつとめた。
聖徳太子は、深く仏教を信仰したので、仏教を広めるために、大和の斑鳩に法隆寺を建てた。この寺は、一度焼けたが、すぐ再建されて、今は世界でもっとも古い木造の建築物になっている。法隆寺には、釈迦三尊像をはじめ、すぐれた美術、工芸品が伝えられている。宝竜寺ばかりでなく、奈良の中宮寺や、京都の広隆寺にも、美しい弥勒菩薩像が残されている。この時代の文化は、大和の飛鳥や斑鳩の地を中心にさかえたので、飛鳥文化とよばれる。飛鳥文化は、大陸の影響が強く、遠くはなれたギリシアや西アジアの文化の影響をうけたものも少なくない。
5.Chùa Houryu-ji
Khoảng giữa thế kỷ thứ 6 thì xảy ra tranh chấp giữa các hào tộc ở Triều Đình. Trong đó đáng kể nhất là tranh chấp gay gắt giữa hai tộc hùng mạnh : họ Soga và họ Mononobe. Họ Mononobe chống lại sự sùng tín Phật Giáo của họ Soga nhưng bị Soga áp chế và họ này độc chiếm cả họ nền chính trị Triều Đình.
Lúc bấy giờ có Thái Tử Shoutoku (Shoutoku Taishi-574~622, một nhân vật vĩ đại không thể bỏ qua khi nói đến lịch sử Nhật Bản và thường được người Việt Nam biết đến với cái tên Thái Tử Thánh Đức ) thay mặt Thiên Hoàng điều hành chính trị (Sesshou- Nhiếp chính). Thái Tử Shoutoku bắt tay với họ Soga hùng mạnh nhằm ổn định nền tảng của nền chính trị lấy Thiên Hoàng làm trung tâm nên đã đặt ra cấp bậc cho quan lại (Yakunin) (Kan’I Juunikai- 12 cấp quan), chọn người hiền tài ra làm quan, tiếp thu Phật Giáo và Nho Giáo và ban hành Hiến Pháp mười bảy điều (Juusichi jou no kempou) . Tuy nhiên Hiến Pháp thời kỳ này không phải là những quy định của quốc gia như ngày nay mà nhằm để giáo huấn tầng lớp quan lại phụng sự Thiên Hoàng với những yếu tố như tôn trọng Phật Pháp, xem trọng chữ “Hòa”. (Thật khó định nghĩa thế nào về chữ “Hòa” trong tư tưởng của người Nhật. Nó không chỉ là tinh thần quốc gia mà còn là tinh thần thanh, nhàn, nhã, u, tịch xuất hiện trong các khái niệm sau này). Thái Tử cũng cho gửi sứ giả (Kenzuisi) và du học sinh sang Trung Hoa (thời Tùy- 581~618) để học hỏi nền văn hóa tiến bộ của lục địa.
Tượng Thích Ca Tam Tôn trong chùa Houryu-ji.
Thái Tử Shoutoku vốn là người mộ Phật Pháp nên đã cho xây dựng chùa Houryu-ji ở Ikaruga thuộc xứ Yamato để truyền bá đạo Phật. Ngôi chùa này đã từng bị cháy một lần nhưng sau đó được xây dựng lại ngay và là công trình kiến trúc bằng gỗ cổ nhất Thế giới hiện nay. Trong chùa Houryu-ji có tượng Thích Ca Tam Tôn và nhiều công nghệ phẩm, tác phẩm mỹ thuật tuyệt thế khác. Không chỉ với Houryuuji, ở Nara còn có chùa Chuhguhji và ở Kyouto có chùa Kouryuhji với tượng Di Lặc Bồ Tát tuyệt đẹp còn sót lại. Văn hóa thời đại này nở rộ ở Asuka và Ikaruga thuộc Yamato nên người ta gọi là văn hóa Asuka. Văn hóa Asuka không chỉ chịu ảnh hưởng mạnh từ văn hóa đại lục mà còn có cả văn hóa Hy Lạp và miền Tây Á xa xôi.
6.大化の改新
聖徳太子の死後、蘇我氏の勢いがさらに強くなった。そこで、皇太子の中大兄皇子(のちの天智天皇)や豪族の一人である中臣鎌足(のちの藤原鎌足)らは、645(大化元)年に蘇我氏を倒し、新しい政治を始めた。これを大化の改新という。「大化」というのは、日本ではじめて定められたこの時の年号である。大化の改新は、中国(唐王朝)の制度を手本にして、天皇を中心とする政治の体制をつくることであった。この改革は、それからおよそ50年後に、大宝律令という法律ができて完成した。
大化の改新にはじまった政治の改革では、それまで豪族が支配していた土地や人民を、すべて天皇が支配することにして(公地.公民)、豪族は、都や地方の役人となった。中央の政府には、2官8省をおき、地方には、中央政府の任命した役人が国司となって行き、地方の豪族とともに政治をした。人民は、一人一人戸籍に登録され、それをもとに一定の地方(口分田)が与えられた。そして、それによって税(米や布など)を朝廷におさめさせ、その人が死ねば、土地は返すことになっていた(班田収授の法)。このほか、男子には、都や地方の土木工事で働く義務(労役)や、都や九州の警備をする義務(兵役)もあった。
6. Cải cách Taika
Sau khi Thái Tử Shoutoku mất thì thế lực của họ Soga càng lớn mạnh. Hoàng Thái Tử Nakano Oheno Ouji (sau này trở thành Thiên Hoàng Tenji- 626~671) và một người trong số hào tộc là Nakatomi no Kamatari (sau này là Fujiwara no Kamatari- 614~669) đánh đổ họ Soga xây dựng nền chính trị mới vào năm 645, năm đầu niên hiệu Taika và đây được gọi là cải cách Taika. Taika là niên hiệu đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản. Cải cách Taika lấy chế độ nhà Đường (618~907) ở Trung Hoa làm hình mẫu để xây dựng thể chế chính trị lấy Thiên Hoàng làm trung tâm. Công cuộc cải cách này được hoàn thành khoảng 50 năm sau, khi bộ luật Taihou Ritsuryou ra đời. (Luật Lệnh năm Taihou)
Thái tử Shoutoku.
Theo như thay đổi chính trị trong cải cách Taika thì đất đai, nhân lực mà các hào tộc sở hữu từ trước đến nay đều thuộc về Thiên Hoàng (Công địa, công dân) và bọn hào tộc trở thành quan lại (yakunin) ở kinh đô và địa phương. Chính phủ Trung Ương đặt ra 2 quan 8 tỉnh ( 2 quan là Thần Kỳ Quan-Jingikan coi việc tế lễ và Thái Chính Quan- Dashoukan lo việc chính trị. 8 tỉnh bao gồm Đại Tạng tỉnh-Ohkura shou, Binh Bộ Tỉnh- hyoubu shou,…trong coi các mặt khác nhau của quốc gia), ở địa phương thì quan lại nhậm chức từ triều đình trở thành Quốc Ti (Kokushi-một chức quan ở địa phương trong chế độ Luật Lệnh như đương thời. Chức Quốc Ti gồm tứ đẳng quan là Kami, Suke, Jou, Sakan và dưới đó có Shijou. Nơi hành chánh của họ gọi là Quốc Vệ và nơi có Quốc Vệ gọi là Quốc Phủ. Những quan chức này ảnh hưởng nhiều đến họ tên người Nhật sau này, nhất là vào thời Sengoku, Edo với những tên nam thuộc dòng dõi Samurai như …Kami,…Suke,…Emon) và cùng các hào tộc ở địa phương lo mặt chính trị. Dân chúng thì mỗi người được đăng ký hộ tịch và được phân phát một phần ruộng đất nhất định (Kubunden- khẩu phần điền. Theo như chế độ này thì mỗi công dân từ 6 tuổi trở lên đều được phát ruộng đất, nữ được 2/3 diện tích của nam). Vì vậy người dân phải nộp thuế (gao, vãi,… mãi đến sau này thuế mới được quy ra tiền) cho Triều Đình và nếu người nào chết thì ruộng đất được trả lại cho nhà nước (Handen shuuju hou). Ngoài ra nam giới có nghĩa vụ phải lao động ở các công trình xây dựng, cầu đường ở địa phương và kinh đô (lao dịch) và nghĩa vụ canh phòng kinh đô và Kyuushuu (quân dịch).