Đây là việc tưởng dễ mà khó; Nó một trong những cái chìa khoá mở cửa cho thành công. Nhiểu người tự cho mình làm được, nhưng sự thực không mấy người thực sự Tự Giác, kể cả những kẻ đã được cho là "Thành Công".
Như thế nào là tự giác. Các bạn đến công ty làm việc, các bạn chăm chỉ làm việc; hay các bạn chú trọng việc dọn dẹp ngăn nắp môi trường làm việc... đấy là tự giác trong công việc. Sự tự giác này ít nhiều được thực hiện dưới một áp lực vô hình, công việc và những con mắt xung quanh. Thế nên phần lớn công nhân thường hoàn thành việc đúng tiến độ trong sự quản lý chặt chẽ của cấp trên. Nhưng nếu chỉ làm được đến đây, bạn chỉ làm được 1 người công nhân, một người lao động. Đấy không phải là điều tôi và những người muốn Lập Nghiệp cần đến. Nó chỉ là một điều tất yếu. Sự Tự Giác cần thiết phải là từ bản thân, không bị tác động bởi yếu tố nào bên ngoài. Lấy ví dụ, bạn vẫn có thể hoàn thành công việc mặc dù không có sự quản lý của cấp trên, tuy không ai biết đến nhưng bạn vẫn miệt mài làm việc, hay đến cả việc dọn dẹp cũng phải bắt đầu từ những ngày bình thường ở nhà bạn... Đây mới chính là cái gọi là Chìa Khoá cho thành công. Ta sẽ nói về cái Tự Giác này.
Vì sao nói Tự Giác là chìa khoá của sự thành công. Nó bắt đầu từ việc bạn Tự Giác rằng bạn là ai?! Bạn làm được gì?! Bạn làm cho ai?! Với mục đích gì?!... Khi các yếu tố là rõ ràng thì bạn mới có khả năng duy trì nổ lực để vuơn lên, như vậy mới thành công. Tiếp đến, có Tự Giác bạn mới nhận định mọi sự việc khách quan được, nói về góc độ xã hội, bạn sẽ nhìn được mọi vật từ nhiều hướng, biết cái gì là tốt, biết cái gì là xấu, như vậy mới có sự hoàn thiện.Còn nói về góc độ cá nhân, biết tự giác bạn mới biết tự vuơn lên. Nó sẽ rất rõ ràng khi bạn thất bại, nếu bạn là người tự giác, bạn sẽ nhận thất bại, rồi mới tìm nguyên nhân cho một ngày gọi là "thất bại là mẹ của thành công". Trong câu chuyện về Rùa và Thỏ mình có đề cập đến tuyển thủ bóng chày tên Suzuki Ichiro của Nhật. Ichiro luôn kiểm điểm những gì đã làm sau trận đấu, một mình với cây gậy bóng chày và đôi giày , trong lúc những đồng nghiệp bỏ về lo cuộc sống. Không bỏ qua chi tiết nào, anh tự hỏi và tự trả lời, rồi trong đầu anh nãy ra những ý tưởng cho trận đấu tiếp,ý tưởng cho sự thành công. Những yếu tố này chỉ ảnh hưởng đến khả năng của bạn, nên gọi nó là Tự Thân Giác, còn những yếu tố ảnh hưởng đến xung quanh và đêm đến những kết quả từ bên ngoài gọi là Ngoại Thân Giác. Ngoại Thân Giác biểu hiện ở cách sống của bạn trong xã hội, nó là chử tín, là khả năng giữ các quy tắc trong xã hội, và cã lối sống biết cống hiến. Chỉ khi các yếu tố này được thực hiện tốt thì bạn mới được công nhận là một cá thể tốt trong xã hội, và có quyền nhận sự tín tưởng, sự uỷ thác, hay là những ưu đãi mà chỉ bạn mới có.
Có người cho rằng tính Tự Giác của con người Việt Nam không cao! Phần nào cũng đúng, người Việt ta thường chỉ biết tự giác trong những hoàn cảnh bất lợi, hoặc bị đặt dưới sự quản lý của người khác. Cái này đúng, cã trong xã hội hiện nay, lẫn trong lịch sử dài đã trãi. Tuy nhiên có người lấy ví dụ là như nạn trộm cướp nhiều, các thiết bị công cộng bị mất cắp, những sản phẩm văn hoá bị tàn phá... thì không đúng.Ở đây tính Tự Giác chỉ là một phần nhỏ, cái phần lớn còn lại bắt nguồn từ kinh tế. Thiếu thốn về tiền bạc dẫn đến việc trộm cắp bảo toàn cuộc sống, đuơng nhiên không phải ai cũng vậy, nhưng tỉ lệ sẽ cao hơn rất nhiều so với các nước giàu. Thiếu vật chất dẫn đến lòng tham muốn có, muốn thử, muốn lấy. Có câu chuyện về thầy trò Khổng Tử như sau:
Khổng Tử cùng học trò là Tử Cống đi chu du qua một thành nghèo, người dân đói nát, các Đạo không thông ( mù chử).
Tử Cống hỏi: Nếu có thể , thầy sẽ làm gì cho họ trước?
Khổng Tử: Ta sẽ làm cho họ giàu trước.
Tử Cống : Sau đó thầy sẽ làm gì cho họ ?
Khổng Tử: Ta sẽ dạy cho họ cái Chử, cái Đạo làm người.
Cái thời Khổng Tử dân giàu vẫn là trước nhất, thời nay vẫn vậy. Có ai không nhớ câu nói này: "Dân Giàu, Nước Mạnh, Xã Hội Công Bằng Văn Minh", điều mà Bác vẫn hằng mong ước. Nó vẫn theo một thứ tự, Giàu, Mạnh, Minh."Có Thực mới vực được Đạo", bụng no mới có đầu để học chử, có chử rồi mới học đến những kiến thức cao xa.
Đây là những vấn đề xã hội lớn, muốn làm được cần phải có những con người đi đầu có ý thức Tự Giác cao, Tự Giác vuơn lên , Tự Giác xã hội, Tự Giác Cống Hiến.
Điều này không dễ, riêng tôi vẫn chưa Tự Giác được nhiều. Cần nổ lực nhiều.
25/6/2008
Mai Hoàng
PS:
1.Bài tự viết, có gì không đúng thì mọi người cứ phán xét tự nhiên!
2.Bài này trích từ Blog nên có chi tiết không liên tục, ai muốn theo dõi thì vào blog mình xem.
3.Có một vài từ tự định nghĩa!( gọi là "từ mới")