Bạn đang xem trang 1 / 4 trang
Nói chuyện Tam Quốc Chí
Đã gửi: Năm T1 17, 2008 3:11 pm
Viết bởi assukiioh
anh em mình nói chuyện về Tam Quốc Chí tí nhỉ.
Mình rất thích đọc Tam Quốc Chí, mặc dù đã đọc 4,5 lượt.Xem phim cũng được 3 lần.Cái hay của Tam Quốc Chí ai cũng biết, những mưu lượt trong chiến trận, và những quan điểm sống rất rõ ràng.
Đọc Tam Quốc Chí, mình thấy thích khá nhiều nhân vật, mặc dù có sự tương phản lẫn nhau. Về phía người đứng đầu, mình thích Tào Tháo;về phía tướng tài thì thích Gia Cát, Lục Tốn ; Võ tướng giỏi thì có Quan Công-Vân Trường, Có Xạ Tiễn-Hoàng Trung, có anh Hùng Trường Bản- Triệu Vân... Phục cái tài thu phục lòng người của Lưu Bị, Thương cái hiếu của Từ Thứ, tiếc cái chết của Phượng Sồ-Bàn Thống...
Họ Vương có kế liên hoàn giết Đổng Trác, Gia Cát một mình gẫy đàn đánh lui 10 vạn quân tào, Chu Du một đêm giả say lấy 2 đầu Tào tướng,... biết bao nhiêu sách kế!hay, hay và thán phục.
Vì sao mình lại nói chuyện Tam Quốc Chí trong thời đại này!vì mình thấy thời đại hiện nay cũng là một Tam Quốc Chí chẳng hơn chẳng kém. Sự tranh đua ác liệt diễn ra khắp nơi, trên tất cã các lãnh vực, ngành nghề. Các cuộc chiến luôn có kẻ thắng người bại, có kẻ hòa là thắng có kẻ hòa cũng là bại. Thương trường hiện nay cũng vậy, 1 mất 1 còn.Nhưng mà tìm lấy 1 giá trị thực mà mình cần trong cuộc chiến có lẽ là điều cần suy đến.Đọc Tam Quốc Chí, ít ra mình cũng thấy được sự khác biệt giữa các trào lưu, Lưu Bị thì nhân đức(?!!) nhưng đôi lúc quá nhu mì, tuy nhiên cũng đã tạo nên một vùng trời riêng.Tào Tháo tuy mưu mô quỷ quyệt,"ta thà phụ người chứ không để người phụ ta", nhưng rồi cũng là Tiên Vương,về sau con cháu thống nhất Trung Quốc. Và nếu đọc về Tư Mã Ý, ta sẽ biết thế nào là biết nhẫn nhịn chọn thời thế, cái quy tắc đối ứng với Gia Cát "không bại là thắng" chứng minh được sự biết mình biết ta.
Mình thì về sau sẽ tự mình lập nghiệp, nếu xét về cách sống thì không thích Tào Tháo cho lắm, nhưng mà nếu vào thương trường rồi, chỉ có duy nhất là làm Tào Tháo. Tuy nhiên có một quy tắc bất di bất dịch mà tác giã không ghi trong Tam Quốc, sự thành công của Tào Tháo hay Lưu Bị mang đến sự giàu có cho những người lân cận.Nếu người lãnh đạo biết vì lợi ích chung, hướng tổ chức đến một tương lai tốt hơn, thì Tào Tháo hay Lưu Bị không thành vấn đề, mọi người đều mỉm cười cùng bước mà thôi.
Riêng anh em khác nghĩ gì? mình được biết có rất nhiều anh em trong DD mê đọc Tam Quốc Chí!nói chuyện học hỏi cũng là 1 điều hay.
Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí
Đã gửi: Năm T1 17, 2008 3:46 pm
Viết bởi bamaguro
Tao thì thấy Tào Tháo rất hay,hay ở chỗ là Tào Tháo tự mình lập nghiệp,kêu gọi quần hùng bằng những hành động của chính bản thân mình,chứ không như Tôn Quyền mượn danh cha là Tôn Kiên,anh là Tôn Sách mà trấn giữ 1 chốn Giang Đông.Khác với Lưu Bị mượn dòng dõi nhà Hán và cái hư danh "phò Hán" để xưng hùng 1 cõi Ba Thục.
Trong 3 vị lãnh đạo đó,có thể nói chỉ có Tào Tháo mới là vị anh hùng thể hiện rõ tài thao lược,cái tính cách リーダ của người cầm quân nhất,chứ không như Lưu Bị nhờ Gia Cát Lượng,Tôn Quyền nhờ Châu Du rồi Lục Lốn sau này.
Chính vì là 1 người tự mình lập nên nghiệp lớn,và với tính cách リーダ như thế,ta thấy rõ ràng Tào Tháo rất "lì đòn".Ta có thể thấy không ai gặp nhiều thất bại như Tào Tháo,suýt chết vì toan giết Đổng Trác,bao nhiêu lần giữa làn gươm của quân thù phải cắt râu,vứt nón để trốn chạy thê thảm.Mà đỉnh điểm của thất bại có thể nói là việc quỳ xin tha chết trước Quan Vân Trường.
Gặp những thất bại như thế,với người thường khó mà lập lại,làm lại sự nghiệp nhưng Tào Tháo thì không.Cuối cùng ông vẫn là người chiến thắng.
Hãy so sánh với Lưu Bị khi mất đi quan Vân Trường,hay Trương Phi thì sẽ thấy rõ ràng cái tài cầm quân,ý chí của Tào Tháo mạnh đến mức nào.
Ở đây,chỉ xin so sánh về cá nhân 3 vị lãnh đạo trong Tam Quốc Chí,để thấy rõ ai mạnh hơn ai,ai giỏi hơn ai,ai ý chí hơn ai.Từ đó rút ra người lãnh đạo trong thời buổi "Tam Quốc Chí" hiện nay phải như thế nào để có thể đứng vững.Theo ý của bản thân thì mình thấy:
1.Phải là người hành động dựa vào năng lực của bản thân.(chứ không phải núp dưới bóng ông lớn,dưới bóng gia đình,chả hạn Tôn Quyền)
2.Có 1 ý chí và niềm tin sắc đá rằng sẽ thành công.(Lưu Bị thì lúc nào cũng e dè,nhu nhược vì không có lòng tin,sợ rằng lòng dân ca thán,nên bõ lở cơ hội)
3.Chịu chấp nhận thất bại và đứng lên.(Học hỏi Tào Tháo)
Hehe,anh em ai có ý kiến gì về "Tam Quốc Chí" mà liên quan đến thời nay thì hay quá.
Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí
Đã gửi: Năm T1 17, 2008 3:54 pm
Viết bởi namnh
Mình thích nhất Triệu Vân, một người lặng lẽ nhưng số lần chiến bại thấp nhất trong tất cả các tướng cầm quân. Có thể nói là một người khá toàn vẹn. Triệu Vân ko nóng tính như Trương Phi, không kiêu ngạo như Quan Vũ, và có một độ "đằm" rất đáng học hỏi. Có lẽ mà vì thế, Khổng Minh mới chọn Triệu Vân đi theo Lưu Bị sang đất Ngô, chấp nhận giam lỏng một thời gian để phá mỹ nhân kế của Chu Du. Khi thoát khỏi Ngô, Chu Du còn nghe câu "khen" của quân Thục: "Chu Du kế giỏi bình thiên hạ, đã thiệt phu nhân lại mất quân" khiến cho tức hộc máu. Mình khoái cái đoạn này nên đọc đi đọc lại mãi, hihi.
Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí
Đã gửi: Năm T1 17, 2008 5:50 pm
Viết bởi tungxeng
Tam quốc chí thực sự xứng đáng 1 trong tứ đại tuyệt tác của văn học Trung Quốc.Đối với mỗi tầng lớp người đọc có 1 cách hiểu,đánh giá khác nhau.từ ngày xưa đến giờ :việc Tào Tháo,Lưu Bị,ai là Gian hùng ,ai là anh hùng còn tranh cãi dài dài,và sau này cũng sẽ còn tranh cãi.Đó là cái tài của La Quán Trung( sau này Thi Nại Am có chỉnh sửa đôi chút)
Nhưng theo mình thì : Lưu Bị là 1 người cơ hội,không hơn không kém,nhưng lại có tài " Đắc nhân tâm" , còn Tào Tháo ,nói như anh Minh ,xứng đáng là 1 anh hùng thời loạn!!
độc ở chỗ :La Quán Trung không viết trắng đen để nói lên cái đó,mà viết theo kiểu đó,mà viết kiểu "đa tầng nghĩa,đa cách hiểu" cho nên khiến các học giả,độc giả "cãi nhau" suốt,cái yếu tố này làm cho tác phẩm bất tử!
(cãi nhau suốt mà vẫn chưa có kết quả,nên bất tử)
lại nữa,nhân vật Quan Vũ trở thành hình tượng để thờ như vị thánh,mình cũng thích nhân vật này bởi vì: Quan Vũ theo Lưu Bị ,sống chết xông pha chiến trường,đa phần là vì nghĩa khí(đương nhiên:động cơ để kết nghĩa huynh đệ ở vườn đào là vì quốc gia đại sự),không vì tiền bạc,danh vọng,đông cơ chính trị như ngưòi khác! khí tiết này thể hiện ở nhiều chi tiết,mà trong đó :có lần Quan Vũ tha cho Tào Tháo đi,vì nể tình Tào Tháo trước đó...
nhân vật cũng được như Đại anh hùng nữa là Triệu Tự Long,nhân vật này hình như ai cũng khoái hết,ai cung biết quá rồi ,khỏi phải nói..[tongue]
Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí
Đã gửi: Năm T1 17, 2008 11:00 pm
Viết bởi assukiioh
mình thấy hay là vì nó dùng được trong cuộc sống hiện thời. Đọc Tam Quốc mới thấy Lã Bố chết cũng vì quá dựa vào sức,ham sắc, ham danh;Chu Du thua chỉ vì nông nổi; Quan Vũ chết cũng chỉ bởi tự cao;Phụng Sồ chết cũng chỉ vì sự hồ đồ của Lưu Bị,...Gia Cát thì trước khi xuất hiện cũng đã được Tử Kính(?) phán cho 1 câu "tiếc là Ngọa Long cũng sinh ra không đúng thời". Cái thời thế giúp cho Tào Tháo một kẻ gian hùng, ác hiểm vẫn lấy được thiên hạ. Không có ai không biết, Tháo giết gia đình nhà người cho ở trọ chỉ vì hô giết con chó! Tháo giết hết 1 thành không để sót người nào cũng chỉ vì trả thù cho gia quyến bị hại.Nhưng mà thời thế vẫn là thời thế, người như Tào vẫn là gian hùng cần thiết trong thiên hạ.
Tào Tháo tuy được thiên hạ (khi mất thì vẫn còn chia 3)! Nhưng mà lúc chết không dám cho thiên hạ biết chổ chôn thân, ngày còn làm tướng thì đêm ngủ mơ giết người hầu, đầu óc thì thỉnh thoãng đau đớn, Hoa Đà đòi mổ óc!Cuối cùng cũng hại luôn Hoa Đà.
Lưu Bị lúc trẻ được dân trong thiên hạ theo, một phần là con cháu dòng dõi Vua Chúa. Phần kia là biết ứng xữ trong thiên hạ, người người đi theo. Tuy nhiên ta cũng cần nhớ đến những chi tiết, trận Trường Bản-Lưu Bị vứt con vì thương tướng, nếu theo đạo nho thì đây là hành động không chấp nhận được.Tại Đông Ngô thì vì ham sắc mà nữa năm bỏ mặc nước Thục, cuối cùng về được cũng nhờ kế Gia Cát. Thân Lưu Bị giữ được cũng nhờ vào nhiều sự hy sinh, lớn nhất có lẽ là cái chết của 1 trong 2 bộ não thiên hạ Phụng Sồ. Thế mà lúc chết, trăm họ khóc thương, vì sao?!!!chỉ nói được một câu, có lẽ Lưu Bị biết cái chuẩn mực trong cuộc sống.
Nếu so sánh người làm Leader nào giỏi thì ta không nói ai hơn được, cũng tùy người thôi. Tào Tháo không tin người, một mình gánh quá nhiều việc, đôi lúc cũng hạn chế khả năng của quần thần. Lưu Bị tuy yếu đuối, nhưng lại được quần thần tín nhiệm, không làm mà quần thần vẫn theo, vẫn phục, đấy là 1 cái tài vậy! Ở phương diện này, nếu nói ai giỏi hơn thì không nói được. Nếu năm Lưu Bị chết là năm 2000 thì Gia Cát đã là " Giám Đốc Thục Quốc"[lol], thì có đâu 5 lần ra trận bị gọi về, để rồi bỏ xác ở Gò Ngũ Trượng Nguyên.
Nói chung ở đây, đúng sai cũng chỉ có tính tương đối. Nhưng mà có được lòng tin như Lưu Bị, không cần gắng nhiều cũng thành nghiệp lớn. Tào Tháo thì về năng lực và tham vọng thì là người tài trong thiên hạ, nhưng mà hỏi Tào Tháo có dám đi ra đường 1 mình trong đất Ngụy, thù trong lẫn ngoài.Đạo Khổng ngày trước lấy chử nghĩa làm trọng, bởi Khổng Tử đã biết, duy chỉ có chữ nghĩa là giữ được lâu dài.Từ chữ nghĩa mà có chử tín, Tử Cung( hình như nhầm) người học trò kinh doanh tài giỏi của Khổng Tử lấy cái đạo này mà giàu có, nuôi thầy đi khắp thiên hạ. Các đời doanh nhân lớn của Trung Quốc cũng dựa vào chữ nghĩa mà kinh doanh, thời Thanh có Hồ Tuyết Nham lúc giàu nhất thì tài sãn bằng nữa doanh thương của Trung Quốc. Người Nhật thì lấy chữ tín để buôn bán trong thiên hạ, đến giờ vẫn còn mấy trăm, mấy ngàn công ty trên 200 tuổi, thậm chí hôm trước xem tivi còn thấy có công ty xây dựng 1400 tuổi.
Không biết ai làm được gì, nhưng mà xem cái kết quả, xem nó có hợp xã hội không, nó có lâu dài không cũng là một cái mốc để ta đánh giá thành bại vậy!
PS
@namnh:cám ơn anh Nam, em mới tra lại Wiki, đúng là Ngũ Trượng Nguyên,
http://ja.wikipedia.org/wiki/%E8%AB%B8%E8%91%9B%E4%BA%AE
Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí
Đã gửi: Năm T1 17, 2008 11:19 pm
Viết bởi Locke Laton
Mỗi người 1 cách hiểu. Có lẽ không phán đc ai đúng ai sai. Sau đây là cách hiểu của em :
Tungxeng : "Lưu Bị là 1 người cơ hội,không hơn không kém,nhưng lại có tài " Đắc nhân tâm" ". Theo mình, leader không nhất thiết phải là 1 người giỏi về chuyên môn. Ở đây Lưu Bị không giỏi đánh trận như Quan Vũ, không mưu kế thâm sâu như Gia Cát. Quan trọng nhất của 1 leader là khả năng lãnh đạo và phát huy sức mạnh của tập thể. Lưu Bị đã làm rất tốt điều này. Lưu Bị đã kết nối Quan Vũ, Vân Trường, Gia Cát, Phụng Sồ, ... Đấy là cái tài thật sự đấy.
Còn về Tào Tháo có 1 từ : gian hùng. trong con người Tào có cả cái Gian và cái Hùng, nhưng vì cái Gian nên kiềm giữ lại cái Hùng.
Mình ít đọc Tam Quốc, chỉ có vài lời thế thôi.
Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí
Đã gửi: Năm T1 17, 2008 11:28 pm
Viết bởi bamaguro
Nói chung ở đây, đúng sai cũng chỉ có tính tương đối. Nhưng mà có được lòng tin như Lưu Bị, không cần gắng nhiều cũng thành nghiệp lớn. Tào Tháo thì về năng lực và tham vọng thì là người tài trong thiên hạ, nhưng mà hỏi Tào Tháo có dám đi ra đường 1 mình trong đất Ngụy, thù trong lẫn ngoài.Đạo Khổng ngày trước lấy chử nghĩa làm trọng, bởi Khổng Tử đã biết, duy chỉ có chữ nghĩa là giữ được lâu dài.Từ chữ nghĩa mà có chử tín, Tử Cung( hình như nhầm) người học trò kinh doanh tài giỏi của Khổng Tử lấy cái đạo này mà giàu có, nuôi thầy đi khắp thiên hạ. Các đời doanh nhân lớn của Trung Quốc cũng dựa vào chữ nghĩa mà kinh doanh, thời Thanh có Hồ Tuyết Nham lúc giàu nhất thì tài sãn bằng nữa doanh thương của Trung Quốc. Người Nhật thì lấy chữ tín để buôn bán trong thiên hạ, đến giờ vẫn còn mấy trăm, mấy ngàn công ty trên 200 tuổi, thậm chí hôm trước xem tivi còn thấy có công ty xây dựng 1400 tuổi.
Cái này có dính dáng gì đến Tam Quốc Chí đâu?Hay là Hoàng muốn nói đến chữ "nghĩa" trong Tam Quốc Chí??
Đề nghị đồng chí Hoàng viết rõ ràng cho bà con hiểu.
[tongue][tongue][tongue]
Không biết ai làm được gì, nhưng mà xem cái kết quả, xem nó có hợp xã hội không, nó có lâu dài không cũng là một cái mốc để ta đánh giá thành bại vậy!
Tôi thấy Tào Tháo hợp với xa hội mới được cả thiên hạ đấy chứ,không thì đã làm gì thu được quần hùng như thế,còn Lưu Bị chỉ được vì may mắn mang họ Lưu,mới được 3 tướng Quan,Lưu,Triệu và quân sư Khổng Minh hết lòng phò tá.Còn mấy tướng khác ,ngoài Hoàng Trung(đóng góp không nhiều),Mã Siêu(mờ nhạt),và Phụng Sồ(chết yểu)thì còn lại không đáng nói làm gì.
Như thế mới thấy họ Lưu đâu giỏi thu phục người tài.Còn họ Tào thì người tài như lá mùa thu rụng.Phải chăng là vì cái tình リーダ biểu hiện khác nhau của 2 bên??
Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí
Đã gửi: Sáu T1 18, 2008 1:07 am
Viết bởi baobao
Sống ở đời lấy "nhân nghĩa" làm đầu, chiến tranh cũng vậy mà kinh doanh cũng vậy.
Mấy anh thần tượng Tào Tháo chẳng khác nào đi theo suy nghĩ của TQ... dame dame
Lưu Bị tuy là người "dĩ hòa vi quý",nhưng là người lấy nhân nghĩa làm đầu mới có thể thu phục người tài trong thiên hạ. Những người như vậy lập làm đầu, tập thể sẽ thành một khối. Tuy nhiên 真のリーダ chưa chắc là người đứng đầu. Lưu Bị có Gia Cát đứng đằng sau, giống như 孫社長 của Softbank nhìn mặt hơi ngu ngu nhưng có 北尾さん bên cạnh...それこそ真のリーダかもね! [grin]
Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí
Đã gửi: Sáu T1 18, 2008 1:10 am
Viết bởi assukiioh
Kinh Kha ngày trước không giết được Tần Thủy Hoàng e cũng là do thời thế.
Gia Cát để Quan Vũ giữ đường cùng của Tào Tháo với ý cho Tào sống, cũng là thời thế.
Nếu nói, thời thế tạo anh hùng cũng là trường hợp này vậy. Nhưng mà hỏi, xét trong thời đại hiện nay nhân vật nào trong Tam Quốc sẽ là anh hùng??? và với điều kiện gì???
@Bamaguro: tau muốn phát triển nó ra trong cuộc sống hiện tại luôn, như vậy ta vừa suy xét lịch sử, vừa kiểm nghiệm cách nhìn của mình, đồng thời cũng học được cái suy nghĩ của thiên hạ (nói hơi to[grin])
@Baobao: mình thấy mặt ông ấy giống Bàn Thống[lol], sao lại bảo là ngungu[grin]!!! coi chừng sáng mai bị cắt điện thoại Softbank đấy!!![lol][lol][lol]
Re:Nói chuyện Tam Quốc Chí
Đã gửi: Sáu T1 18, 2008 2:41 pm
Viết bởi ho17641
hihihi, ma Tam Quốc nè.
Mình đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng nhiều lần rồi, thuộc lòng đến từng chi tiết, nên dạo sau này chuyển sang đọc Tam Quốc Ngoại Truyện, rất tiếc chưa đọc được bản Tam Quốc Chí nguyên tác của Trần Thọ.
Giờ thì đã nhiễm vài giáo lý của đạo Phật trong luôn nữa, ghi ra đây cho bà con suy ngẫm xem thế nào nhé.
Luật nhân quả tuần hoàn đã được thể hiện rất rõ trong thời đại Tam Quốc này.
Tào Tháo đã diệt nhà Hán như thế nào thì cuối cùng con cháu cũng bị đối xử như thế. Quả báo này diễn ra tới mấy đời lận đó, mọi người có thấy sự trùng hợp đến kì lạ như vậy không?
Còn có cái thuyết này hơi kì lạ một tí nè, ai tin hay không thì tùy nhá.
Hán Cao Tổ Lưu Bang sau khi thống nhất đất nước đã xử tử ba vị tướng trung thành của mình là Hàn Tín, Bành Việt và Anh Bố, nên cuối cùng nhà Hán bị diệt vong bởi Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền mà tiền thân chính là ba vị tướng bị chết oan kia.
Thêm nữa Hạng Vũ bị phản bội bởi hai người tướng tin tưởng nhất của mình là Hạng Bá và Đinh Công. Và kết quả Hạng Vũ đã tái sinh là Quan Công - cũng là một hổ tướng đương thời và chém chết hai kẻ phản bội kia trong lốt Nhan Lương, Văn Sú.
Hihi, biết tới đó thôi, khi nào nghĩ ra được ý gì hay thì bổ sung thêm. Have fun everybody.