Bạn đang xem trang 1 / 3 trang

RẠNG ĐÔNG CỦA LÃNH ĐẠO MỚI

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 1:23 am
Viết bởi nguyenhoangtue
"RẠNG ĐÔNG CỦA LÃNH ĐẠO MỚI"



Cao Huy Thuần



Hai khẩu hiệu tranh cử đã đưa ông Barack Obama đến thắng lợi là "thay đổi" và "hy vọng". Trong khi chờ đợi ông lên nhậm chức, thế giới có thể hy vọng gì nơi thay đổi của nước Mỹ?

Câu trả lời nằm chính trong diễn văn đắc cử của tân tổng thống: một "rạng đông mới trong lãnh đạo". Nguyên văn: "một rạng đông mới trong lãnh đạo của nước Mỹ đang ở trong tầm tay". Đó là cam kết long trọng. Cam kết đó, ông gởi cho các lãnh tụ quốc gia và, đây mới là chuyện lạ, ông gởi đến cho cả "những người đang chen nhau để nghe quanh các đài phát thanh trong tận hang cùng ngõ hẻm bị bỏ quên khắp thế giới".

Câu nói kỳ lạ! Tin tưởng kỳ lạ! Chính những câu nói, những tin tưởng kỳ lạ đó đã làm nên hiện tượng Obama. Có ông tổng thống đắc cử nào trong lịch sử nước Mỹ lởn vởn trong đầu ý tưởng rằng dân cùng khổ trên khắp thế giới đang lắng tai hồi hộp nghe diễn văn đắc cử của ông? Phải là một Obama có cha ruột là thường dân ở xứ Phi Châu Kenya, có cha ghẻ là thường dân ở xứ Á Châu Indonesia, từng chung đụng với nghèo khổ của cùng đinh trong thế giới nghèo mạt, mới có cái ý nghĩ lạ lùng như thế ngay trong men say của chiến thắng, ý nghĩ rằng một tin thắng cử ở cái nước giàu mạnh nhất thế giới kia có liên hệ hữu cơ với dân khố rách trên khắp thế giới. Ông tân tổng thống nước Mỹ là thành phần của tập thể khố rách áo ôm!

Câu nói đó là phần nối dài của một tư duy sâu thẳm đã đưa ông Obama từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong suốt thời gian tranh cử. Bốn năm trước đó, tại Đại hội của đảng Dân Chủ, trong một bài diễn văn khiến người ta bắt đầu biết đến ông, ông nói đến "niềm tin rằng chúng ta dính chặt với nhau như một dân tộc". "Chúng ta" ở đây hãy còn là da trắng và da màu. Xuyên suốt mùa tranh cử, ông không hề rời khỏi ý nghĩ căn bản đó. "Trong nước này, chúng ta đi lên hay rơi xuống như là một quốc dân, một dân tộc". Diễn văn đắc cử lặp lại: "Chuyện của mỗi cá nhân chúng ta là chuyện riêng, nhưng số phận của chúng ta là chia sẻ". Tiếp theo đó là "rạng đông mới của lãnh đạo Hoa Kỳ nằm trong tầm tay" và dân cùng khổ chen nhau nghe ông nói. Từ màu da khác nhau trong cùng một cộng đồng dân tộc, tập thể mà ông vươn tới là cộng đồng thế giới. Ông không nghĩ rằng nguồn gốc của phân biệt nằm nơi màu da ; nguốn gốc đó nằm trong bất bình đẳng giàu nghèo. Từ bất bình đẳng trong nước ông, ông vươn tới bất bình đẳng trên thế giới. Cả con người của ông, cả gốc gác của ông, cả máu huyết của ông, tất cả nơi ông đã tạo ra niềm tin đó, và ông truyền được niềm tin đó cho tập thể. Cho nên thế giới có lý do để tin rằng rạng đông mà ông cam kết nằm trong tâm khảm của ông.

Bất cứ ai viết về ngoại giao Hoa Kỳ đều nói: tổng thống thay đổi, lợi ích cốt tủy của nước Mỹ vẫn chừng ấy. Hồi 1945, tổng thống Truman đã phát biểu: "Hoàn cảnh thay đổi, nhưng bên dưới, những vấn đề trọng đại vẫn là những vấn đề ấy - thịnh vượng, phong phú, nhân quyền, dân chủ thực sự, và trên hết, hòa bình"(1).  

Dưới nét mực này hoặc ngòi bút khác, diễn văn đắc cử của các tân tổng thống đều xoay quanh chừng ấy đề tài. Phương thức lãnh đạo cũng vậy: khác nhau trên bề mặt, cũng chừng ấy tranh luận trong bề sâu. Vậy làm thế nào thế giới tưởng tượng ra được rạng đông của tổng thống Obama?

Tưởng tượng cái mới, tốt nhất là suy nghiệm trên cái cũ. Thế giới đã đổi khác từ khi Liên Xô tan vỡ, hãy lấy cái cũ gần đây làm mốc để xem cái mới có thể mới ở đâu, từ đâu, do đâu. Cái mốc ở đây là chính quyền Clinton, tổng thống đầu tiên đắc cử sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, đưa nước Mỹ lên địa vị bá chủ toàn cầu. Thế nào là "lãnh đạo" trong tình thế hoàn toàn mới đó?

Đây là trả lời của ông Warren Christopher, người nắm "chính sách ngoại giao mới" của tổng thống Clinton vừa đắc cử: "Lãnh đạo của nước Mỹ là nguyên tắc đầu tiên của chúng ta và cũng là bài học then chốt của thế kỷ này. Sự kiện đơn giản là nếu ta không lãnh đạo, không ai khác sẽ lãnh đạo. Thế giới đã thành ra gì nếu không có lãnh đạo của nước Mỹ trong vòng hai năm vừa qua?" Thành ra gì? Hỗn loạn về nguyên tử, hỗn loạn về mậu dịch, hỗn loạn về độc tài, hỗn loạn về chiến tranh. Rồi ông nói tiếp: "Lãnh đạo của nước Mỹ đòi ta phải tạo hậu thuẫn cho một nền ngoại giao bền bỉ bằng cách đe dọa dùng vũ lực thế nào để kẻ thù phải sợ và đòi hỏi ta phải hành động đơn phương khi cần thiết để bảo vệ lợi ích của ta. Ta không phải là sen đầm quốc tế, nhưng cam kết của ta và sức mạnh của ta có thể có tính quyết định. Và nếu ta quyết định gởi quân đội ra bên ngoài, ta sẽ gởi với một nhiệm vụ rõ ràng và với những phương tiện để thắng".

Lặp lại cho rõ và cho gọn: ngoại giao phải được hậu thuẫn bằng vũ lực, và vũ lực, nếu cần, có thể sử dụng đơn phương. Nguyên tắc ấy không lạ. Nước lớn nào mà không nói như vậy? Khi gặp vấn đề gì được xem là sống chết, nước lớn nào không dành quyền hành động đơn phương? Nước nhỏ cũng vậy thôi: có gì quý hơn độc lập, tự do? Huống hồ, ông Christopher cẩn thận nói rõ: đơn phương là biện pháp tối hậu, "lãnh đạo của Hoa Kỳ cũng đòi hỏi ta phải vận dụng sự ủng hộ của đồng minh, của bạn bè, của các tổ chức quốc tế để hoàn thành mục tiêu chung" (2) .  

Định nghĩa nói trên không mấy độc đáo. Vậy thì cái gì là quan trọng đàng sau định nghĩa thường thường bậc trung ấy? Cái này: nước Mỹ sẵn sàng can thiệp bằng vũ lực khi cần. Lời nhắn nhủ ấy gởi đến cho cả bên trong lẫn bên ngoài nước Mỹ. Bên trong, thất bại ở Việt Nam phải không còn đè nặng nữa trên dư luận và trên chính giới. Bên ngoài, quyết tâm của nước Mỹ phải được xem là thực. Hổ thật, không phải hổ giấy. Nước Mỹ của Clinton sẽ sử dụng vũ lực một cách thông minh hơn, hữu hiệu hơn, nhưng nước Mỹ cam kết dùng vũ lực để bảo vệ đồng minh và để bảo vệ quyền lợi thiết yếu của mình.

Vấn đề là: thế nào là quyền lợi thiết yếu của nước Mỹ? Nước Mỹ bảo vệ quyền lợi thiết yếu gì? Ở đây, nổi cộm lên một yếu tố trường cửu trong lịch sử nước Mỹ: ý nghĩ cho rằng Hoa Kỳ không phải là một nước giống như những nước khác ; Hoa Kỳ gánh một sứ mạng quốc tế. Đó là "biệt lệ" của nước Mỹ. Biệt lệ đó mang một trong hai hình thức, tùy quan điểm: hoặc Hoa Kỳ tách biệt ra khỏi thế giới để sáng chói như ngọn hải đăng của tự do và dân chủ; hoặc Hoa Kỳ không ngần ngại lao vào chiến tranh, như người lãnh đạo, để bảo vệ cho nhân loại được dân chủ, tự do. Ngôn từ hoa bướm chăng? Đừng ai nghĩ vậy: nếu các chính quyền Mỹ liên tiếp đã vận dụng được dư luận để lao vào chiến tranh, chính là vì niềm tin đó đã ăn sâu vào đầu óc của dân tộc Mỹ. Niềm tin đó cho phép tổng thống Kennedy không thấy một vướng mắc nào giới hạn vai trò của nước Mỹ trên thế giới: "Dù có ai muốn cho ta là tốt hay xấu, mọi quốc gia trên thế giới hãy biết rằng chúng ta sẽ trả bất cứ giá nào, chịu bất cứ gánh nặng nào, nhận bất cứ hy sinh nào, giúp bất cứ nước bạn nào, chống bất cứ kẻ thù nào, để bảo vệ sự trường tồn và thắng lợi của tự do."(3) Tự do của nhân loại nằm trong định nghĩa sứ mạng của nước Mỹ.

Thất bại ở Việt Nam đã làm lung lay niềm tin đó trong một thời gian, nhưng tin tưởng ấy, đã làm nên nước Mỹ, vẫn bền vững ở lại với nước Mỹ. Được củng cố nhờ chiến thắng chiến tranh lạnh, niềm tin đó được chính quyền Clinton vận dụng để can thiệp vũ lực vào Kosovo, dưới danh nghĩa Liên Hợp Quốc, nhưng dưới sự lãnh đạo của Mỹ.

Gánh trên vai một sứ mạng quốc tế, vậy thì nước Mỹ là một quốc gia hay là đế quốc? Câu hỏi đặt ra từ xưa, nhưng càng ngày càng được bàn cãi và trở thành thời sự nóng hổi với tổng thống Bush. Vào thời điểm đầu thế kỷ 20, tổng thống Theodore Roosevelt (1901-1909) không ngần ngại gọi đó là "chủ nghĩa đế quốc tiến bộ", trộn lẫn tham vọng thuộc địa, ý muốn cường quốc và thánh chiến dân chủ. Nhưng, nói chung, nước Mỹ không hề quan niệm, mà cũng không hề tự cho mình là đế quốc. Trong thực tế, nước Mỹ là đế quốc trước mắt phe chống đối, ở bên trong cũng như ở bên ngoài, nhưng đây là một thứ "đế quốc" mà cấu trúc cũng như ý thức hệ chẳng phù hợp tý nào với khái niệm đế quốc cổ điển, cũng như chẳng thích hợp gì với vai trò quốc tế của nước Mỹ. Điều mà giới chống đối gọi là "đế quốc Mỹ", đại đa số ở Mỹ xem như là chủ trương của nước Mỹ nhằm bảo vệ tự do mậu dịch và tự do dân chủ mà thôi.

Dù nghĩ thế nào đi nữa, hai đặc điểm vừa nói ở trên vẫn là hai yếu tố vĩnh cửu trong lịch sử nước Mỹ, hai yếu tố đã mang lại cho nước Mỹ một tâm thức đế quốc: biệt lệ và đơn phương. Biệt lệ tạo ý thức hệ cho hành động. Đơn phương là dứt điểm. Nước Mỹ càng mạnh, hai yếu tố đó càng trở nên hách dịch. Với tổng thống Bush, cả hai được nâng lên hàng chủ nghĩa. "Chủ nghĩa biệt lệ" cho phép ông làm chiến tranh để "thay đổi chế độ" ở một nước khác. "Chủ nghĩa đơn phương" cho phép ông bất chấp luật lệ quốc tế, tổ chức quốc tế, lợi ích quốc tế, bất chấp quan điểm của đồng minh, bất chấp đạo đức, tất cả đều phải đặt dưới lợi ích tối thượng của nước Mỹ. Hai biến cố đã giúp ông đưa đơn phương lên mức thượng đỉnh: tan vỡ của Liên Xô, khiến nước Mỹ không còn kẻ cạnh tranh ; tấn công khủng bố ngày 11-9, khiến an ninh của nước Mỹ có thể bị đe dọa từ khắp nơi trên thế giới. Kiêu căng, ngạo mạn, ngất ngưỡng trên đầu thiên hạ, nước Mỹ của tổng thống Bush từ bỏ chức năng "lãnh đạo nhân từ" ("benevolent leadership") mơ ước để trở thành một đế quốc vũ lực ngự trị bằng sức mạnh càng ngày càng trần trụi.

Chấm dứt thực trạng đó là cam kết của ông Obama. Toàn chiến lược tranh cử của ông dựa trên khẩu hiệu "thay đổi", ông cam kết thay đổi lãnh đạo trong chính sách ngoại giao. "Đổi mới lãnh đạo của nước Mỹ" là bài viết căn bản của ông trong lĩnh vực này trước khi thắng cử (4). Ông nói gì? Nói ngay: đừng tưởng ông chủ trương rút quân ra khỏi Irak là ông bồ câu! Mở đầu bài viết là vấn đề an ninh, và ông vinh danh ba tên tuổi tổng thống của đảng Dân Chủ: Roosevelt, Truman, Kennedy. Tại sao Roosevelt? Tại vì Roosevelt xây một lực lượng quân sự hùng mạnh nhất mà thế giới từng biết. Tại sao Truman? Tại vì Truman tạo dựng một kiến trúc quân sự can cường để chống lại "đe dọa" của Liên Xô. Tại sao Kennedy? Tại vì Kennedy đã dùng sức mạnh để chứng tỏ khắp nơi trên thế giới rằng Hoa Kỳ đang độ sung mãn nhất. Vậy thì đừng tưởng rút quân ra khỏi Irak là nước Mỹ sẽ thu mình lại trong vỏ ốc! Ông Obama cảnh cáo: đe dọa ngày nay còn lớn hơn cả hôm qua, vừa đến từ khắp nơi, vừa mang nhiều hình dạng. Nước Mỹ của ông sẽ đối phó như các vị tổng thống kia đã đối phó, cương quyết và thành công. Nhưng nước Mỹ sẽ đối phó với một cung cách lãnh đạo mới: "Nước Mỹ không thể một mình đối phó với những đe dọa của thế kỷ này, và thế giới cũng không thể đối phó với những đe dọa đó mà không cần nước Mỹ". Tương quan đó làm nền tảng cho lãnh đạo mới.  

Từ đó, ba kết luận. Một là đối với đồng minh: liên hệ phải dựa trên hợp tác. Hai là đối với kẻ thù: vũ lực không loại trừ thương thuyết, đối thoại. Ba là đối với thế giới: nước Mỹ và thế giới là một cộng đồng. Kết luận thứ ba này được nêu ra ngay từ hàng đầu của bài viết, như một mệnh lệnh: "an ninh chung cho nhân loại chung". Nghĩa là gì? Nghĩa là: "an ninh và hạnh phúc của mỗi công dân Mỹ lệ thuộc vào an ninh và hạnh phúc của những người sống bên ngoài biên giới của chúng ta". Và như vậy, "sứ mạng của nước Mỹ là cung cấp một lãnh dạo toàn cầu căn cứ trên sự hiểu biết rằng thế giới cùng san sẻ an ninh chung và nhân loại chung".

Tình nhân loại đó buộc nước Mỹ bảo đảm rằng "người nào sống trong sợ hãi và thiếu thốn ngày hôm nay có thể sống với phẩm cách và thuận lợi ngày mai". Sợ hãi chiến tranh? Hòa bình phải là mục đích. Sợ hãi áp bức? "Nước Mỹ phải cam kết củng cố những trụ cột của một xã hội công bình", "công dân ở khắp mọi nơi phải có thể lựa chọn người lãnh đạo trong những điều kiện không còn sợ hãi". Sợ hãi nghèo đói? "Nước Mỹ có lợi ích an ninh trực tiếp để giảm bớt đến mức tối hậu nghèo đói trên thế giới … và chia sẻ giàu có của mình với những người cần giúp đỡ". Sợ hãi thiên tai? Nước Mỹ thở cùng với thế giới một bầu khí quyển. Tóm lại, "ta có những lý lẽ đạo đức không chối cãi được và những lý lẽ an ninh không chối cãi được để đổi mới lãnh đạo, một lãnh đạo của nước Mỹ biết tôn trọng sự bình đẳng hiển nhiên và giá trị hiển nhiên của mọi dân tộc".

Có cái gì mới trong đó? Thật sự là không có gì. Đồng minh? Trên lý thuyết và ngôn từ, có ông tổng thống nào đắc cử không hứa hẹn đổi mới quan hệ với đồng minh? Có ông nào xem đồng minh như chư hầu trong các bài diễn văn? Chính trị từ xưa đến nay đều nói một giọng. Thuycidide của cổ Hy Lạp đã nói từ 2500 năm về trước: "Ta phải sẵn sàng đối xử với đồng minh như đối xử với bạn … và hành xử lãnh đạo không phải như chủ mà như người giúp đỡ". "Như vậy, ta sẽ không thiếu đồng minh … và nhiều nước sẽ sẵn sàng kết hợp quân lực với ta. Bởi vì có nước nào, người nào không hồ hởi chia sẻ hữu nghị và liên minh khi họ thấy rằng chúng ta vừa là kẻ chính trực nhất vừa là kẻ mạnh nhất trong các dân tộc?"(5).

Thương thuyết, đối thoại? Ngoại giao nào lại chẳng thế? Cứ đọc Đông Châu Liệt Quốc thì biết Tô Tần uốn ba tấc lưỡi hiệu nghiệm đến đâu! Kennedy xây dựng một lực lượng nguyên tử dựa trên học thuyết "trả đũa toàn diện", nhưng chính ông đã học bài học thương thuyết với Liên Xô trong vụ hỏa tiễn Cuba, mở đầu cho chính sách hòa hoãn giữa hai kẻ thù cùng đội chung một trời.

Tình nhân loại? Ông Obama dùng từ mới, gợi cảm hơn, nhưng ý vẫn thế. Kennedy cũng đã nói không khác trong diễn văn nhậm chức: "Đối với những người cơ cực sống trong làng xóm của một nửa trái đất đang đấu tranh để bẻ gãy ràng buộc của nghèo đói tập thể, chúng ta sẽ cố gắng tận cùng để giúp họ tự giúp chính họ, ở bất kỳ giai đoạn nào cần thiết - không phải bởi vì cộng sản cũng có thể làm như thế, không phải bởi vì ta cần họ bỏ phiếu cho ta, mà bởi vì điều đó là đúng. Nếu một xã hội tự do không thể giúp số đông nghèo khổ, xã hội đó không thể cứu số ít giàu có". Chữ nghĩa đâu có kém lý tưởng!

Vậy tại sao mỗi lời nói của ông Obama lại tác động sâu xa đến thế vào trái tim của người nghe trên toàn thế giới? Tất nhiên, ông có cái lợi thế tiếp thu một gia tài bất bình và phẫn nộ mà ông Bush để lại, bất bình của đồng minh, phẫn nộ của kẻ thù, của nạn nhân chiến tranh, của môi trường bị tàn phá, của luật pháp bị vi phạm, của đạo đức bị chà đạp, của tự hào dân tộc bị thách thức, của kinh tế toàn cầu bị lâm nguy, của thất bại. Từ giã cái cũ ngang ngược, trâng tráo, xảo quyệt, ai không hân hoan ôm cái mới vào lòng? Nhưng không phải chỉ vì thế. Không phải bất cứ ai cũng có thể làm thiên hạ tin lời hứa hẹn. Không phải bất cứ ai cũng tạo được giấc mơ.

Vậy cái gì là mới nơi chữ nghĩa, ngôn từ của ông Obama? Cái gì làm người ta không nghĩ rằng "lãnh đạo mới" là sáo ngữ? Hình như ai cũng thấy câu trả lời: con người của chính ông. Ông không giống bất cứ ông tổng thống nào trong lịch sử nước Mỹ bởi vì ông mang trong dòng máu của ông, trên khuôn mặt của ông, dấu vết không phai của những nạn nhân. Nạn nhân của kỳ thị chủng tộc. Nạn nhân của phân biệt đối xử. Nạn nhân của nghèo đói ở bên kia nửa trái đất. Những nạn nhân đó thốt ra lời nói nơi miệng ông.

Nhưng câu trả lời đó chỉ đúng một nửa. Nửa kia là thế này: Phải là một dân tộc thế nào đó mới vượt qua được những thành kiến tổ tông để đưa lên địa vị lãnh đạo một người mà tiêu chuẩn lựa chọn rốt cuộc chỉ còn là tài năng. Phải là một dân tộc thế nào đó mới trả lời đồng loạt "yes we can!" (6) với một người không có màu da của tổ tiên lập quốc. Một dân tộc có khả năng vượt qua được những cản trở ghê gớm như vậy của chính mình để chính mình thay đổi là một dân tộc kỳ diệu, đáng phục, đáng kính. Với dân tộc đó, với người lãnh đạo không kém kỳ lạ đó, tin ở "lãnh đạo mới" mở ra trong nội bộ nước Mỹ là niềm tin có lý do. Từ niềm tin có lý do đó, thế giới cũng có lý do để đón nhận cam kết "lãnh đạo mới".

Vấn đề còn lại là câu hỏi: phải chăng nước Mỹ có vai trò lãnh đạo tự nhiên? Ai phong? Chỉ xét trên thực tế mà thôi, dù "lãnh đạo" của Mỹ có bị chỉ trích đến đâu đi nữa, không ai muốn nước Mỹ rút lui vào pháo đài Tây bán cầu, kể cả Trung Quốc. Hiện diện của Mỹ ở Âu châu là yếu tố căn bản của hòa bình trong vùng này. Hiện diện của Mỹ ở Á châu là yếu tố căn bản chận ngòi lửa chiến tranh, tạo quân bình lực lượng giữa các thế lực đối kháng. Không có nước Mỹ, không ai khác có thể giải quyết xung đột ở Trung Đông. Và, nói một lời cho gọn, không có nước Mỹ, Việt Nam cô thế.

Thực tế phong chức "lãnh đạo" cho nước Mỹ. Tất cả vấn đề là "lãnh đạo" như thế nào để được chấp nhận. Chẳng ai ngây thơ để tin rằng mọi việc sẽ tốt đẹp dưới chiếc đũa thần của ông Obama. Nhưng "rạng đông" mà ông hứa hẹn đáng để cho Việt Nam suy nghĩ. Đáng để cho Việt Nam đáp lại bằng một rạng đông. Tài ba của Việt Nam là phải biết thay đổi. Để nói với người, với mình, và với ông Obama: Yes we can!  





Chú thích:

(1)    và (2) Warren Christopher, America's Leadership, America's Opportunity, Foreign Policy, Spring 1995.

(3)    Trích bởi Simon Serfaty, La politique étrangère des Etats-Unis de Truman à Reagan, PUF, 1986, trang 29.

(4)    Barack Obama, Renewing American Leadership, Foreign Affairs, July-August 2007.

(5)    History of the Peloponnesian Wars, trích bởi Alexandros P. Mallias, A New Beginning and the Wisdom of the Past: Why the Greek Classics are still relevant, The Huffington Post, 14 November 2008.

(6)   "Yes We Can!" (Vâng, chúng ta có thể!) là khẩu hiệu hoan hô tập thể sau các bài diễn văn  tranh cử của ông Obama.



Lên trang này ngày 12-12-08


http://www.viet-studies.info/kinhte/CHThuan_RangDongLanhDaoMoi.htm


Re:RẠNG ĐÔNG CỦA LÃNH ĐẠO MỚI

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 1:35 am
Viết bởi nguyenhoangtue
Cuối đầu khâm phục Giáo sư Cao Huy Thuần!
Viết Người nhưng để cho Lãnh đạo Việt Nam sáng mắt!

Re:RẠNG ĐÔNG CỦA LÃNH ĐẠO MỚI

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 2:14 am
Viết bởi Ansamurai

Viết Người nhưng để cho Lãnh đạo Việt Nam sáng mắt!


hihi, anh Tuệ nói quá lời rồi. GS không viết thì người ta vẫn sáng mắt đấy thôi.

@ Cho em giới thiệu lại Topic này trên mục tiêu điểm nhé anh.



Re:RẠNG ĐÔNG CỦA LÃNH ĐẠO MỚI

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 9:55 am
Viết bởi nguyenhoangtue


Viết Người nhưng để cho Lãnh đạo Việt Nam sáng mắt!

hihi, anh Tuệ nói quá lời rồi. GS không viết thì người ta vẫn sáng mắt đấy thôi.

@ Cho em giới thiệu lại Topic này trên mục tiêu điểm nhé anh.



Anh đảm bảo Ân là : Anh không quá lời đâu??? Ngay tại nước Mỹ mới có chuyện này xảy ra, một người da màu lên làm tổng thống! Bây giờ chưa thể nói Obama tài năng cỡ nào, nhưng cách trọng tài nằng, chọn lãnh đạo của người Mỹ thì khỏi phải chê.
Ở Việt nam thì bao giờ cho đến tháng 3.........ặc ặc ....

Re:RẠNG ĐÔNG CỦA LÃNH ĐẠO MỚI

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 11:15 am
Viết bởi bamaguro
Ở đây, nổi cộm lên một yếu tố trường cửu trong lịch sử nước Mỹ: ý nghĩ cho rằng Hoa Kỳ không phải là một nước giống như những nước khác ; Hoa Kỳ gánh một sứ mạng quốc tế. Đó là "biệt lệ" của nước Mỹ. Biệt lệ đó mang một trong hai hình thức, tùy quan điểm: hoặc Hoa Kỳ tách biệt ra khỏi thế giới để sáng chói như ngọn hải đăng của tự do và dân chủ; hoặc Hoa Kỳ không ngần ngại lao vào chiến tranh, như người lãnh đạo, để bảo vệ cho nhân loại được dân chủ, tự do. Ngôn từ hoa bướm chăng? Đừng ai nghĩ vậy: nếu các chính quyền Mỹ liên tiếp đã vận dụng được dư luận để lao vào chiến tranh, chính là vì niềm tin đó đã ăn sâu vào đầu óc của dân tộc Mỹ.

-------------------------------
Nhìn người mà nghĩ đến ta,cái gì ăn sâu vào tâm thức của dân tộc Việt Nam,dân tộc Việt Nam phải có sứ mệnh như thế nào và phải giáo dục như thế nào để người Việt Nam nào cũng đều tin rằng dân tộc Việt Nam có sứ mệnh như thế.
Một vấn đề nan giải nhưng chắc sẽ rất cần,và chắc hẳn mọi thứ bắt đầu từ giáo dục.
Khi mà không còn thế lực thù địch như thời chiến tranh lạnh,khi mà không còn chiến tranh hoặc ít xảy ra chiến tranh để ta có thể dạy tư tưởng "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" cho con trẻ như một niềm tự hào và vinh dự.Vậy thì tư tưởng nào mới để cho dân tộc ta có thể bay cao,hoặc nếu không bay cao thì cũng có thương hiệu trên thị trường thế giới nhỉ.

Chúng ta sẽ là lãnh đạo của Đông Nam Á,sẽ đem phồn thịnh và tự do,bình đẳng đến cho khu vực này ? Hay chúng ta sẽ là 1 đất nước với phát minh,với tinh thần モノづくり không thua kém Nhật.Hay là một đất nước du lịch mến khách và hòa đồng,là 1 điểm đến cho nhiều người.
Chúng ta sẽ có thương hiệu nào hoặc quyết tâm sẽ có thương hiệu nào nhỉ , như chúng ta đã từng tạo nên thương hiệu "đánh thắng Mĩ và là niềm cỗ vũ cho các dân tộc thuộc địa" trong thời chiến tranh lạnh ?
Bản thân cá nhân mình khi nghĩ đến điếu này cảm thấy rất mơ hồ,niềm tự hào dân tộc cũng vì thế mà mơ hồ theo.Vì ta không thể cứ tự hào hoài cái thương hiệu đã xây dựng từ mấy chục năm trước.Chúng ta cần cái mới để tự hào lắm,và cần nhiều cái để tự hào lắm.
Chúng ta sẽ là lãnh đạo mới và duy nhất của Đông Nam Á,sẽ đem phồn thịnh và tự do,bình đẳng đến cho khu vực này.Có thể không nhỉ ?????

Re:RẠNG ĐÔNG CỦA LÃNH ĐẠO MỚI

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 12:21 pm
Viết bởi Ansamurai

Chúng ta sẽ là lãnh đạo mới và duy nhất của Đông Nam Á,sẽ đem phồn thịnh và tự do,bình đẳng đến cho khu vực này.Có thể không nhỉ ?????


Hay lắm Bamaguro. Mà rõ ràng điều này đã chứng minh ở lịch sử của chúng ta đấy thôi. Nếu không có (lá chắn) VN thì đã từ lâu TQ đã nuốt chửng Đông Nam Á rồi. Chúng ta là một dân tộc yêu hòa bình, tự do và bình đẳng. Địa chính trị và lịch sử của VN giao cho chúng ta sứ mệnh đó, và chúng ta sẽ phải có trách nhiệm gánh vác sứ mệnh đó. Xong thực hiện bằng cách nào???

Re:RẠNG ĐÔNG CỦA LÃNH ĐẠO MỚI

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 10:14 pm
Viết bởi TamTokyo
Xin lỗi, mình không thể đồng tình với luận điểm của GS này .
Bản thân Mỹ là quốc gia hô hào dân chủ nhiều nhất,nhưng lại đặt cho mình cái quyền lãnh đạo thế giới, đặt ra cái định lý : " Ai không là bạn của Mỹ thì là kẻ thù của Mỹ ..." , áp đặt quyền lực , chà đạp quyền lợi các quốc gia , dân tộc khác .
Và... sự thật phải chănglà :chính phủ Mỹ, mà đại diện là Tổng thống Mỹ , cũng chỉ là kẻ phục vụ, là con rối của một nhóm trùm tài phiệt .Chính phủ Mỹ phải phục vụ vì quyền lợi , lợi ích của thiểu số này, hay nói khác hơn, chính phủ Mỹ, quân đội Mỹ, chính sách ngoại ngoại giao chính là công cụ của nhóm lợi ích này  .
Obama có thể sẽ thành 1 tổng thống đi vào lịch sử của nước Mỹ .Yes, you can , but... nếu Obama đi ngược lại với quyền lợi của nhóm lợi ích , số phận của ông cũng sẽ như số phận các Tổng thống Mỹ  vĩ đại trong lịch sử :Jaskson Harrison,Lincoln .v..v...
Mình không đủ trình độ để bàn về chính trị, nhưng có 1 lăng kính tiệm cận khác để mọi người qua đó có thể xem và tự rút cho mình nhiều kiến thức mới .
Hãy nhìn lịch sử thế giới, nhìn về bản chất của một nước Mỹ hùng mạnh qua cuốn sách : Chiến tranh tiền tệ .
Có thể nhiều bạn là dân kỹ thuật , không am hiểu lắm về tài chính tiền tệ , nên sẽ không "thấm" với những gì được trình bày , diễn giải trong cuốn sách này . Nhưng nếu có thời gian, hãy cố gắng tìm đọc quyển sách này .

Chỉ cần khống chế được quyền phát hành tiền tệ của một quốc gia, tôi sẽ không phụ thuộc vào bất cứ thứ luật pháp nào do ai đặt ra
                     Mayer Rothschild.
Xuất bản vào mùa hè vừa qua tại Bắc Kinh, cuốn sách nhỏ Chiến tranh tiền tệ (Currency Wars) của một nhà nghiên cứu kinh tế trẻ người Trung Quốc nhập cư sang Mỹ dưới cái tên Song Hongbing, khiến dư luận khắp thế giới sửng sốt.

Không chỉ thế, nó còn khiến cả Trung Quốc xôn xao và trở thành một “kỷ lục xuất bản trong năm” của Trung Quốc..., chỉ sau Harry Potter VII, tập cuối cùng trong bộ truyện được đọc nhiều nhất trên thế giới!

Cuốn sách đề cập “một cuộc chiến tranh thế giới đang manh nha với súng đạn là đồng tiền, một cuộc chiến tranh cũng ác liệt và mức sát thương cũng khủng khiếp mà lúc này còn chưa lộ mặt...”.

Theo tác giả, cuộc chiến tranh “trong vòng bí mật” này là một xung đột bắt nguồn từ một “âm mưu” toàn cầu... Ở Trung Quốc, xưa nay những thay đổi chính trị trong chốn cung đình thường là kết quả của những cuộc mưu phản do giới cận thần của hoàng đế tiến hành.

Vào thời điểm Trung Quốc đang khao khát học ngôn ngữ của người khác và mở rộng các trao đổi với nước ngoài, rồi đột nhiên có ai đó cảnh giác họ rằng việc mở cửa đang khiến họ rơi vào một nguy cơ khôn lường: “Chú ý! Kẻ thù đang rình rập ta đấy!”... thì lập tức điều ấy “chạm” đến nỗi lo sợ mà Trung Quốc đang cảm nhận sau thời kỳ cất cánh kinh tế gần như thẳng đứng của mình, buộc họ phải cân nhắc đến nguyên nhân của một sự sụp đổ rất đáng sợ không phải dựa trên những hậu quả nhìn thấy trước do sự tăng trưởng nóng gây ra, mà chính là dựa trên những lực lượng tài chính giấu mặt đang được điều khiển từ nước ngoài và được lén lút đưa vào Trung Quốc trong cuộc chiến tranh tiền tệ.

Đúng vào lúc Trung Quốc đang nắm giữ một dự trữ ngoại tệ quan trọng nhất trên thế giới: hơn ngàn tỉ USD! Làm gì với khối lượng tiền khổng lồ này? Làm thế nào quản lý một cách thông minh nguồn tiền khổng lồ như thế? Nhiều nước tố giác Trung Quốc là kẻ gây rối loạn chính trong hệ thống tài chính quốc tế, một số nhà phân tích thậm chí còn lo ngại sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ rơi vào một thảm họa tài chính, kéo theo những nền kinh tế lớn của hành tinh.

Một tiếng kêu cảnh báo

Tình hình tài chính của Trung Quốc hiện đáng quan ngại. Nếu giá trị đồng nhân dân tệ càng tăng thì Trung Quốc càng thu hút lượng tiền mặt từ khắp thế giới chạy vào, thị trường chứng khoán và bất động sản sẽ tăng vọt, và bằng cách này tạo ra một nền kinh tế bong bóng khổng lồ. Việc châu Âu và Mỹ đòi Trung Quốc định giá lại đồng nhân dân tệ sẽ càng làm tăng áp lực và sức thu hút của đồng tiền Trung Quốc.

Trường hợp của Nhật Bản (nơi mà một tình hình tương tự đã kéo dài suốt hơn mười năm) và Hong Kong (kéo dài 14 năm) đã cho thấy không chóng thì chầy, kinh tế bong bóng cũng bùng nổ. Khi toàn bộ tài sản chứng khoán và bất động sản được định giá quá cao vượt ngưỡng hợp lý do khối lượng tiền mặt quá lớn thì chỉ cần một đêm đã là quá đủ để các nhà đầu cơ nước ngoài rút hết vốn mà họ đã đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất động sản, bỏ túi những khoản lợi nhuận khổng lồ và làm sụp đổ nền kinh tế quốc gia.

Trên lý thuyết, do còn chưa mở cửa thị trường tài chính cho nước ngoài, Trung Quốc có khả năng giảm trừ những cuộc tấn công đầy ác ý. Thế nhưng trên thực tế, lượng tiền mặt quốc tế đã và đang thâm nhập Trung Quốc. Hong Kong và Thâm Quyến đang là những cửa ngõ thâm nhập. Những điều kiện kinh tế - tài chính của Trung Quốc ngày càng giống với của Đông Nam Á và Hong Kong vào đêm trước của cuộc đại khủng hoảng năm 1997.

“Nếu không có các nhà đầu cơ nước ngoài có tâm địa xấu thì chính quyền Bắc Kinh hẳn sẽ đủ sức kiểm soát tình hình và giải quyết tốt hơn cuộc khủng hoảng bằng cách cho thị trường chứng khoán hạ cánh nhẹ nhàng vào lúc kinh tế bong bóng nổ ra”. Thế nhưng, điều ngược lại sẽ xảy ra bởi “cái bẫy” đã được gài sẵn đối với đồng tiền Trung Quốc.

Trung Quốc được bảo vệ bởi một lãnh thổ mênh mông, nên một cuộc chiến tranh thông thường sẽ không thể tiêu diệt nổi các sức mạnh kinh tế chủ yếu của nó. Thế nhưng, một cuộc chiến tranh tiền tệ không thể dự báo và chưa có tiền lệ, lại có thể đặt an ninh kinh tế của Trung Quốc vào tình thế hiểm nghèo và nhận chìm toàn bộ đất nước này vào hỗn loạn. Sự xuống giá liên tục của đồng đôla Mỹ cùng với việc giá dầu tăng liên tiếp đang là những dẫn chứng đáng lo ngại cho thấy một cuộc “động loạn” như thế đã... bắt đầu từ bây giờ!

Bàn tay “đạo diễn” sau sân khấu là của ai?

Xâu chuỗi những sự kiện đã xảy ra từ sự tan vỡ của Liên Xô, sự sụt giá của đồng rúp, cuộc khủng hoảng tài chính của các con rồng châu Á hay vụ phá sản tài chính ở Nhật Bản..., tác giả đặt câu hỏi: Những cuộc khủng hoảng đó là do tình cờ của lịch sử hay là do một bàn tay nào đang “đạo diễn” từ sau bức màn sân khấu? Và nếu có như vậy thì bàn tay ấy là của ai?

Trong những cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lớn gần đây, từ Liên Xô trước đây đến châu Mỹ Latin, đặc biệt trong vụ sụp đổ chứng khoán của Nhật và của Đông Nam Á, đều luôn có bàn tay của giới chủ ngân hàng quốc tế. Nhật Bản đã rơi vào một cái bẫy do cùng những chủ ngân hàng đầu cơ quốc tế này giăng ra. Đất nước mặt trời mọc đã tích tụ được những tài sản khổng lồ sau ba thập niên lao động cật lực từ sau Thế chiến thứ 2.

Nhưng những nhà lãnh đạo Nhật Bản đã không sao né tránh nổi những hậu quả của cuộc chiến tranh tiền tệ “không tuyên bố” này. Các thế lực tài chính quốc tế lớn thoạt đầu đã làm bong bóng chứng khoán của Nhật phồng lớn bằng cách bơm vào đất nước này một khối lượng tiền mặt khổng lồ. Khi thị trường chứng khoán Tokyo bắt đầu đạt đến đỉnh điểm của nó, thì các ông chủ ngân hàng đã đột ngột rút ra bằng cách đẩy giá cổ phiếu lên cao nhưng lại cũng làm bùng nổ quả bóng giả tạo mà họ đã tạo nên. Do cú sốc này, ước tính nước Nhật đã phải gánh chịu thiệt hại nặng nề tương đương do chiến tranh thế giới gây ra.

Cuộc khủng hoảng tài chính những năm 1990 ở Đông Nam Á cũng thuộc loại tương tự. Diễn biến của hai cơn địa chấn này từng làm rung chuyển hệ thống tài chính quốc tế, dẫn đến kết luận: “Các ông chủ ngân hàng - tài chính quốc tế tạo thành một siêu nhóm lợi ích riêng biệt. Họ không thuộc về một quốc gia nào, một chính phủ nào. Ngược lại, họ tìm cách kiểm soát và lèo lái các quốc gia và chính quyền. Suốt một thời gian dài, họ đã lợi dụng sức mạnh của đồng đôla và sức mạnh của nước Mỹ. Nhưng khi thấy đã sẵn sàng, họ bèn nắm lấy chính đồng đôla với dã tâm tạo ra một cuộc khủng hoảng có qui mô tương đương với cuộc khủng hoảng năm 1929 hòng chiếm đoạt nhiều quyền lực hơn nữa trên thế giới...”.


Trong chiến lược này, “việc tấn công hệ thống tài chính của Trung Quốc hiển nhiên là điểm mấu chốt nhất. Không có gì phải nghi ngờ mưu đồ ấy cả, duy chỉ còn những ẩn số được tóm gọn trong hai từ: khi nào? và làm như thế nào? mà thôi.

“Họ” rất có thể cũng sẽ hành động theo cách như đã từng làm với Nhật Bản cách nay 20 năm. Kinh tế bong bóng chứng khoán và bất động sản đã bắt đầu hình thành ở Trung Quốc. Bởi vậy, họ chỉ còn chọn thời cơ thuận lợi nhất để tung ra cuộc tấn công...”.

Tham khảo lịch sử

Cuộc chiến tranh tiền tệ đã mở màn ngày 18-6-1815, ngày diễn ra trận đánh Waterloo. Nathan, người con thứ ba của dòng họ Rothschild, lúc đó đang là một trong số những chủ ngân hàng lớn nhất của London. Nắm được thông tin Napoléon sẽ đại bại trong trận Waterloo trước nhà cầm quyền Anh chỉ 24 giờ, Nathan liền đầu cơ các khoản công nợ của chính phủ hoàng gia và tung tin nói rằng hoàng đế của nước Pháp sẽ đại thắng tại Waterloo.

Giá cổ phiếu trên toàn bộ thị trường chứng khoán London lập tức rớt giá. Nathan lập tức mua gom hết các cổ phiếu lúc này đang ở mức giá rẻ bèo. Cuối cùng khi chiến thắng của tướng Wellington lan truyền khắp thủ đô nước Anh thì cũng lại là lúc giá các cổ phiếu này tăng vọt. Chỉ trong vài giờ, Nathan Rothschild đã tung các cổ phiếu này ra bán lại và thu về những khoản chênh lệch kếch sù.

Ngày cả đế quốc Pháp để tang thì dòng họ Rothschild lại bắt đầu một cuộc phiêu lưu trải qua nhiều thế kỷ và nhiều thế hệ. Một hành trình chinh phục các ngân hàng chủ chốt ở phương Tây, mở đầu từ một hệ thống tài chính và ngân hàng để rồi thâu tóm cả lục địa châu Âu từ Vienna đến Paris và từ Napoli đến London.

Năm 1818, James Rothschild đã đầu cơ kho bạc nhà nước Pháp, vua Louis XVII hốt hoảng yêu cầu ông ta can thiệp, và thế là ông ta nắm được phần cổ phiếu và trái phiếu lớn nhất của nhà nước phong kiến này... Bằng cách này, trong một thế kỷ, ước tính dòng họ Rothschild đã tích tụ được một lượng tiền khổng lồ lên đến 6 tỉ đôla vào thời ấy! Tài sản này lại tiếp tục tăng lên theo tốc độ hằng năm là 6%, nhờ đó dòng họ Rothschild giờ đây đã chễm chệ ngồi trên một núi đôla...

Giữa thế kỷ XIX, “nhận thấy sứ mệnh buộc quyền lực hoàng gia phải qui phục trước quyền lực đồng tiền của mình đã hoàn tất”, dòng họ Rothschild bèn hướng sang... bờ bên kia của Đại Tây Dương. Nathan sau chiến thắng hiển hách của mình ở London đã phát biểu: “Ta phát điên lên vì sung sướng khi giờ đây ta biết ai đang thật sự ngồi trên ngai vàng của vương quốc Anh! Ai kiểm soát việc cung cấp tiền kẻ ấy kiểm soát đất nước này. Mà ta lại đang nắm cái bản khắc in ngân phiếu ấy”.

Ngày 23-12-1913 đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của nước Mỹ. Hôm ấy, tổng thống Mỹ Wilson ban hành một đạo luật cho phép thành lập một ngân hàng trung ương: Federal Reserve Bank (FED) ra đời từ ấy. Và cũng kể từ đó, giữa các chủ ngân hàng quốc tế và các tổng thống Mỹ đã diễn ra một “cuộc chiến khốc liệt” để giành quyền kiểm soát đất nước. Những người sáng lập nền dân chủ Mỹ đã ý thức rõ mối hiểm họa từ đồng tiền. Tổng thống A. Lincoln cũng đã có lần thốt lên: “Tôi có hai kẻ thù. Phía trước mặt là những đội quân của miền nam. Còn phía sau là hệ thống tài chính... Chính cái sau này mới là hiểm họa lớn nhất cho đất nước của chúng ta”.

Nhiều tổng thống Mỹ khác cũng đã từng lên tiếng về mối quan hệ của họ với các chủ ngân hàng trên thế giới. Như tuyên bố của tổng thống Thomas Jefferson, tác giả bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776: “Tôi tin mối đe dọa của các hệ thống ngân hàng đối với nền tự do của chúng ta còn nghiêm trọng hơn mối đe dọa của những đoàn quân kẻ thù của chúng ta”.

Cuộc chiến tranh trăm năm này vốn gây ra cái chết của sáu đời tổng thống Mỹ, cuối cùng đã được giải quyết bởi chiến thắng thuộc về... các chủ ngân hàng. Quyền lực được bầu lên một cách dân chủ tại Washington đã bị quyền lực của đồng tiền “lật đổ”. Nước Mỹ đã không thật sự trở nên độc lập và dân chủ hơn. Bản thân FED giờ đây cũng nằm dưới sự kiểm soát của giới tài chính quốc tế. Họ đang nắm giữ vai trò chính yếu trong điều hành nền kinh tế Mỹ và từ đây gián tiếp lèo lái chính phủ liên bang Mỹ cùng phần còn lại của thế giới.






Re:RẠNG ĐÔNG CỦA LÃNH ĐẠO MỚI

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 10:30 pm
Viết bởi TamTokyo
Link để xem trích đoạn cuốn "Chiến tranh tiền tệ"

http://www.vinabook.com/productinside/product_inside.php?pid=28760

Cuộc khủng hoảng tiền tệ hiện nay đã làm Nga mất đi 1 số lượng ngoại tệ khổng lồ, tích góp sau gần 20 năm Liên Xô sụp đổ.Nó đồng nghĩa với tiệm lực của Nga bị suy giảm nghiêm trọng chỉ trong vỏn vẹn 1 tháng ....Tại sao ?
Còn Trung Quốc, chủ nợ lớn nhất của Mỹ , nắm trong tay gần cả ngàn tỷ đô la Mỹ ,chủ yếu dưới dạng trái phiếu  ? Hàng loạt các tập đoàn tài chính hùng mạnh của Mỹ bị phá sản trong vài tuần, đồng nghĩa với việc mới trái phiếu chính phủ Trung quốc đang nắm trở thành mớ giấy lộn .....Tại sao ?

Trở lại VN : Ngân hàng nhà nước quyết định rút gần hàng tỷ dự trữ ngoại tệ gởi tại các Ngân hàng Mỹ, Châu Âu về . Tại sao ?
Các tổ chức , Nhà đầu tư nước ngoài 4 tháng nay liên tục bán ra , bán ròng rã hàng tỷ đô la trái phiếu , cổ phiếu , làm VN Index tuột dốc thảm hại ? Why ?

Còn nữa :IFC, Công ty tài chính quốc tế hùng mạnh, cổ đông chiến lược của các ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu của VN như ACB, Sacombank tuyên bố thoái vốn, bán cổ phiếu các ngân hàng này  .Họ mua vào với giá rẻ mạt, 10.000 VND, để rồi bán ra với giá 140.000 , với những mỹ từ đẹp nhất có thể có  : "The International Finance Corporation (IFC) said on Monday it intended to sell half its common stock in Vietnam''s Sacombank STB after helping the country''s sixth largest lender become a leading joint stock bank..."

Mình đã gặp ,họp với CEO Đặng Văn Thành , với chủ tịch IFC Vietnam, Phó Chủ tịch IFC Châu Á ,và cảm nhận rằng những gì IFC làm được cho Sacombank, cho VN có lẽ không được bóng bẩy như lời tuyên bố trên .

By the way, ở VN ,IFC quyền lực vô biên. Nó là cầu nối hợp pháp cho một số tài phiệt nước ngoài tại VN bước chân vào , khống chế, điều khiển  thị trường tài chính VN .
Đáng sợ hơn ,IFC hiện là nhà tư vấn chính cho Ngân Hàng Trung Ương Việt Nam, tư vấn về hoạch đính chính sách tiền tệ ,phát hành trái phiếu .v.v..
Có một cái gì đó rất gần , rất giống với những gì viết trong " Chiến tranh tiền tệ" ....

Re:RẠNG ĐÔNG CỦA LÃNH ĐẠO MỚI

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 10:58 pm
Viết bởi KaMi

bravo bác Tâm . Em ủng hộ bác . Bác không phải là ngưòi sính Tây xiểm ngoai. chính sách phải áp dụng vào tình hình từng nuớc mà làm . Chứ  mấy anh nào đó định đem áp dụng lằng nhằng thì chỉ hỏng thụi . Chắc bố Thuần nào đó cũng thuần Mỹ rsôrso xin lỗi vì em không bít ổng là ai , lại là ai đó bên quận cam à ? hay là phóng viên ủa cái little saigon gì đó ? hay của sbtn nhỉ
híc . sì . ca tụng người ta thì cứ việc ca . không biết ổng là ai nên em mới không biết ổnh ta về Việt nam bao nhiu lần rùi ? Mà bác đó chắc là muốn cải tổ Việt nam chắc , không biết ổng có định thêm vài cái sọc trên cờ Việt nam hay không nữa .

MÀ thui . em nói càn . Mong bác Thuần nào đó thứ lỗi nếu bác có đọc được vài lời của cháu mà tức giận . Thực sự cháu ko thể như các anh Tuệ , .. học  rộng đọc nhiều tác phẩm của  các bác nên ko biết bác là ai . Có hì xin bác bỏ quá cho hạng con cháu của bác nhẹ

Mong anh em khác miễn bình luân.


không biết thì dựa cột chứ đừng bố láo bố toét.

Re:RẠNG ĐÔNG CỦA LÃNH ĐẠO MỚI

Đã gửi: Hai T12 15, 2008 11:14 pm
Viết bởi KaMi

Định gác phím rồi quay nhưng quay lại nói thêm về mấy cái gọi là sứ mạng của Mỹ .

Điển hình đó là Mỹ thường hay lừa dân thế giới với cái luận điệu chống khủng bố , để rồi mới đây có cái giầy hụt đi qua mặt ai đó . Chán với cái câu mà Mỹ reo lên từ bao giờ " Hoặc là các bạn theo chúng  hoặc là các bạn theo bọn khủng bố "  . cứ phải theo mỹ , bắt thêm thật nhiều tù binh vào cái nhà tù gì đó nhỉ ? Goatmale  ảh như thế mới có thế giới trong sạch . Bạn có sợ lúc nào đó mịnh bị chụp mũ là khủng bố không ? tìm trên mạng mà coi , cái gì  gọi là nhân quyền kiểu Mỹ chứ . cái gì  gọi là sứ mệnh của Mỹ  chử

Mà mong bác Obama chăm chỉ kiếm tiền trả nợ IMF đi cho Việt nam còn có chỗ mà vay tiền phát triển . Nghe nói bác sẽ phải vất vả thêm đó ,hình như cái đồnh hồ đến nợ cuả bác mới thêm 1 keta thì phải . Bác cố gắng nhé, ít nói thôi , kẻo ăn giầy như bác bush ( bên nhật sẽ ăn bót của chị em Nhật ) .

Nói vậy không phải cháu ko mong đợi các cải cách của bác . Chúc bác mạnh khỏe với con chó mới mua trông nhà Trắng . Mà bác nhớ rọm mõ nó lại nhé , bên Việt nam là chó sủa lắng nhằng thì cấm thả rông mà lại còn bị tiêm phòng dại đó , cú như bác N V L  gì đó chẳng hạn nhẹ . he he he . Nhất là cái hạ nghị viện của bác là nói nhiều lắm đó .



[lol] đi tiêm dại đi