TQ và người đi học ở nước ngoài
Đã gửi: Ba T4 04, 2006 7:48 am
Tính từ năm 1978 đến hết năm 2004, theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, tổng cộng có hơn 814.000 người Trung Quốc đã có thời gian học ở nước ngoài, chủ yếu tại Mỹ.
Trong vài năm qua, với chính sách thu hút người trở về, kinh tế tăng tiến, Trung Quốc chứng kiến một làn sóng những người có học vị quay về. Tính đến cuối năm 2004, khoảng 197.800 sinh viên và học giả đã quay về.
Trong 617.000 người còn ở lại nước ngoài, khoảng 427.000 người còn đang đi học, nghiên cứu hoặc theo các chương trình trao đổi.
Ngoài ra, cần kể thêm các chương trình gửi người đi học ngắn hạn. Theo nguồn của chính phủ Trung Quốc, trong hai năm 2003 và 2004, 9400 cán bộ chính phủ hoặc của Đảng, và 5100 nhà quản lý các công ty quốc doanh đã ra nước ngoài học, chủ yếu theo chương trình ngắn hạn một tháng.
Làm gì?
Nhìn chung, những người quay về đóng vai trò lớn nhất là trong các trường, viện nghiên cứu, ngân hàng, công ty (nhà nước / tư nhân), luật, tổ chức phi chính phủ, truyền thông...
Ví dụ riêng ở Thượng Hải, số công ty của những người từ hải ngoại về thành lập là khoảng 3000.
Một câu hỏi đặt ra: trong cơ quan chính phủ và Đảng, những người đã đi du học nay trở về được đón nhận thế nào?
Ông Zhou Ji là một trong ba bộ trưởng từng đi du học
Sự có mặt và mức độ ảnh hưởng của những người này trong cơ cấu lãnh đạo sẽ là chỉ dấu cho biết về sự cởi mở và sự chuyển biến chính trị tại Trung Quốc.
Năm 2000, ông Tăng Khánh Hồng, khi ấy là Trưởng ban tổ chức trung ương, nói các sinh viên và học giả từ nước ngoài cần được xem là một nguồn quan trọng cho việc tuyển mộ chính trị.
Một số người đã học ở phương Tây đã được đưa vào ban lãnh đạo. Ví dụ, Bộ trưởng Giáo dục Zhou Ji (tiến sĩ ở đại học New York 1984), Phó chủ tịch tòa án tối cao Wan Exiang (đại học Yale, 1988).
Tuy nhiên, đa số người du học trở về chỉ giữ vị trí phó trong các tầng lớp lãnh đạo.
Năm 2005, họ chỉ chiếm 25 người trong 184 người giữ chức bộ trưởng, thứ trưởng và trợ lý bộ trưởng. Thống kê cho biết có ba người trở về giữ vị trí bộ trưởng (bộ khoa học - công nghệ, bộ giáo dục và thống đốc ngân hàng nhà nước), 18 thứ trưởng, và bốn trợ lý bộ trưởng.
Số người đã học ở nước ngoài chỉ chiếm 4.5% trong 198 thành viên đầy đủ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2005.
Ở cấp độ lãnh đạo cấp tỉnh (tính cả bí thư / phó bí thư thành ủy, thống đốc / phó thống đốc), số người này chỉ chiếm 23 trong tổng số 397 người trong năm 2005.
Hai nhóm
Trên đường tiến thân theo ngạch nhà nước, thống kê cho thấy đa số người du học trở về làm việc trong ngành giáo dục, khoa học, quản lý giáo dục, ngoại giao, ngoại thương, ngân hàng và tài chính.
Trong giáo dục, nhiều người trở về đã thành lãnh đạo đại học.
Li Cheng, giáo sư ở Hamilton College, có nghiên cứu hồ sơ 61 người được đào tạo ở nước ngoài và nay giữ các vị trí lãnh đạo ở Trung Quốc. Ông thấy 23% số này làm trong ngành khoa học, 16.4% giáo dục, 13.1% công nghiệp, 9.8% trong ngoại thương và 9.8% trong ngoại giao.
Đa số người thăng tiến trong nghiệp chính trị là được đào tạo trong nước
Trong khi đó, những người được đào tạo trong nước thông qua các cơ quan như Đoàn Thanh niên Cộng sản, và các tổ chức cấp tỉnh, địa phương thường được tiến cử vào các chức vụ chính trị.
Li Cheng xem xét hồ sơ 22 người thân tín của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, trưởng thành qua Đoàn Thanh niên Cộng sản và được thăng tiến, trong đó có bảy bộ trưởng.
Ông thấy không ai trong số này đã học ở nước ngoài, và có kinh nghiệm về ngoại thương, ngân hàng hay tài chính. Thay vào đó, kinh nghiệm của họ có được từ quản lý nông thôn, địa phương, hoặc trong tổ chức Đảng và tuyên huấn.
Như thế, có hai nhóm tinh hoa ở Trung Quốc: những người đã đi du học và những người được đào tạo trong nước.
Sự khác nhau về kỹ năng chuyên môn và nghề nghiệp giữa hai nhóm đặt ra khả năng cả hai nhóm đều cần có nhau và phải chia sẻ quyền lực.
Có vẻ những người học ở nước ngoài không có quyền lực thực tế, ngoại trừ ở trong vài lĩnh vực mang tính chuyên môn, và cơ hội thăng tiến chính trị của họ bị hạn chế.
Gần như tất cả những nhà lãnh đạo từng đi du học đều do nhà nước gửi đi học, và đa số sống ở nước ngoài dưới ba năm. Những sinh viên du học tự túc, tuy chiếm 95% tổng số người du học gần đây, hầu như không có khả năng được tuyển dụng vào các vị trí lãnh đạo cao cấp.
Có quyền hay không quyền?
Có thể thấy hệ thống chính trị hiện nay ở Trung Quốc chưa đủ mở hay táo bạo để hấp thụ một số lớn những người được đào tạo ở nước ngoài.
Những người trở về chủ yếu giữ vị trí lãnh đạo ở các ngành chức năng như giáo dục, khoa học, ngoại thương và ngoại giao.
Trong hoàn cảnh hiện nay, Đảng và chính phủ Trung Quốc đang rất cần kiến thức, khả năng của những người đã đi du học. Nhưng đồng thời, họ cũng không thể thật sự tin tưởng vào những người này.
Để dung hòa phần nào mâu thuẫn ấy, một hiện tượng xuất hiện gần đây, đó là sự gia tăng của các viện nghiên cứu, đại học với vai trò cố vấn cho lãnh đạo.
Ví dụ, Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đặt ở đại học Thanh Hoa, trong sáu năm qua, soạn thảo khoảng 700 báo cáo về Trung Quốc. Lãnh đạo ở đây là Hu Angang, lấy bằng sau tiến sĩ ở đại học Yale 1991 và làm nghiên cứu ở MIT năm 1997.
Một số cố vấn riêng cho ông Hồ Cẩm Đào cũng là những người đã nghiên cứu nhiều năm ở nước ngoài. Ví dụ, Xia Yong học ở đại học Harvard với tư cách nghiên cứu sinh sau tiến sĩ; Yu Keping từng thỉnh giảng ở đại học Duke.
Những năm tới đây, câu hỏi đặt ra là liệu sẽ có một sự mở rộng hay không trong hệ thống chính trị của Trung Quốc để những người học trong nước, học ở nước ngoài và những nhóm tinh hoa khác có thể cùng chia sẻ quyền lực.
----------------------------------------
theo BBC
Trong vài năm qua, với chính sách thu hút người trở về, kinh tế tăng tiến, Trung Quốc chứng kiến một làn sóng những người có học vị quay về. Tính đến cuối năm 2004, khoảng 197.800 sinh viên và học giả đã quay về.
Trong 617.000 người còn ở lại nước ngoài, khoảng 427.000 người còn đang đi học, nghiên cứu hoặc theo các chương trình trao đổi.
Ngoài ra, cần kể thêm các chương trình gửi người đi học ngắn hạn. Theo nguồn của chính phủ Trung Quốc, trong hai năm 2003 và 2004, 9400 cán bộ chính phủ hoặc của Đảng, và 5100 nhà quản lý các công ty quốc doanh đã ra nước ngoài học, chủ yếu theo chương trình ngắn hạn một tháng.
Làm gì?
Nhìn chung, những người quay về đóng vai trò lớn nhất là trong các trường, viện nghiên cứu, ngân hàng, công ty (nhà nước / tư nhân), luật, tổ chức phi chính phủ, truyền thông...
Ví dụ riêng ở Thượng Hải, số công ty của những người từ hải ngoại về thành lập là khoảng 3000.
Một câu hỏi đặt ra: trong cơ quan chính phủ và Đảng, những người đã đi du học nay trở về được đón nhận thế nào?
Ông Zhou Ji là một trong ba bộ trưởng từng đi du học
Sự có mặt và mức độ ảnh hưởng của những người này trong cơ cấu lãnh đạo sẽ là chỉ dấu cho biết về sự cởi mở và sự chuyển biến chính trị tại Trung Quốc.
Năm 2000, ông Tăng Khánh Hồng, khi ấy là Trưởng ban tổ chức trung ương, nói các sinh viên và học giả từ nước ngoài cần được xem là một nguồn quan trọng cho việc tuyển mộ chính trị.
Một số người đã học ở phương Tây đã được đưa vào ban lãnh đạo. Ví dụ, Bộ trưởng Giáo dục Zhou Ji (tiến sĩ ở đại học New York 1984), Phó chủ tịch tòa án tối cao Wan Exiang (đại học Yale, 1988).
Tuy nhiên, đa số người du học trở về chỉ giữ vị trí phó trong các tầng lớp lãnh đạo.
Năm 2005, họ chỉ chiếm 25 người trong 184 người giữ chức bộ trưởng, thứ trưởng và trợ lý bộ trưởng. Thống kê cho biết có ba người trở về giữ vị trí bộ trưởng (bộ khoa học - công nghệ, bộ giáo dục và thống đốc ngân hàng nhà nước), 18 thứ trưởng, và bốn trợ lý bộ trưởng.
Số người đã học ở nước ngoài chỉ chiếm 4.5% trong 198 thành viên đầy đủ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2005.
Ở cấp độ lãnh đạo cấp tỉnh (tính cả bí thư / phó bí thư thành ủy, thống đốc / phó thống đốc), số người này chỉ chiếm 23 trong tổng số 397 người trong năm 2005.
Hai nhóm
Trên đường tiến thân theo ngạch nhà nước, thống kê cho thấy đa số người du học trở về làm việc trong ngành giáo dục, khoa học, quản lý giáo dục, ngoại giao, ngoại thương, ngân hàng và tài chính.
Trong giáo dục, nhiều người trở về đã thành lãnh đạo đại học.
Li Cheng, giáo sư ở Hamilton College, có nghiên cứu hồ sơ 61 người được đào tạo ở nước ngoài và nay giữ các vị trí lãnh đạo ở Trung Quốc. Ông thấy 23% số này làm trong ngành khoa học, 16.4% giáo dục, 13.1% công nghiệp, 9.8% trong ngoại thương và 9.8% trong ngoại giao.
Đa số người thăng tiến trong nghiệp chính trị là được đào tạo trong nước
Trong khi đó, những người được đào tạo trong nước thông qua các cơ quan như Đoàn Thanh niên Cộng sản, và các tổ chức cấp tỉnh, địa phương thường được tiến cử vào các chức vụ chính trị.
Li Cheng xem xét hồ sơ 22 người thân tín của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, trưởng thành qua Đoàn Thanh niên Cộng sản và được thăng tiến, trong đó có bảy bộ trưởng.
Ông thấy không ai trong số này đã học ở nước ngoài, và có kinh nghiệm về ngoại thương, ngân hàng hay tài chính. Thay vào đó, kinh nghiệm của họ có được từ quản lý nông thôn, địa phương, hoặc trong tổ chức Đảng và tuyên huấn.
Như thế, có hai nhóm tinh hoa ở Trung Quốc: những người đã đi du học và những người được đào tạo trong nước.
Sự khác nhau về kỹ năng chuyên môn và nghề nghiệp giữa hai nhóm đặt ra khả năng cả hai nhóm đều cần có nhau và phải chia sẻ quyền lực.
Có vẻ những người học ở nước ngoài không có quyền lực thực tế, ngoại trừ ở trong vài lĩnh vực mang tính chuyên môn, và cơ hội thăng tiến chính trị của họ bị hạn chế.
Gần như tất cả những nhà lãnh đạo từng đi du học đều do nhà nước gửi đi học, và đa số sống ở nước ngoài dưới ba năm. Những sinh viên du học tự túc, tuy chiếm 95% tổng số người du học gần đây, hầu như không có khả năng được tuyển dụng vào các vị trí lãnh đạo cao cấp.
Có quyền hay không quyền?
Có thể thấy hệ thống chính trị hiện nay ở Trung Quốc chưa đủ mở hay táo bạo để hấp thụ một số lớn những người được đào tạo ở nước ngoài.
Những người trở về chủ yếu giữ vị trí lãnh đạo ở các ngành chức năng như giáo dục, khoa học, ngoại thương và ngoại giao.
Trong hoàn cảnh hiện nay, Đảng và chính phủ Trung Quốc đang rất cần kiến thức, khả năng của những người đã đi du học. Nhưng đồng thời, họ cũng không thể thật sự tin tưởng vào những người này.
Để dung hòa phần nào mâu thuẫn ấy, một hiện tượng xuất hiện gần đây, đó là sự gia tăng của các viện nghiên cứu, đại học với vai trò cố vấn cho lãnh đạo.
Ví dụ, Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đặt ở đại học Thanh Hoa, trong sáu năm qua, soạn thảo khoảng 700 báo cáo về Trung Quốc. Lãnh đạo ở đây là Hu Angang, lấy bằng sau tiến sĩ ở đại học Yale 1991 và làm nghiên cứu ở MIT năm 1997.
Một số cố vấn riêng cho ông Hồ Cẩm Đào cũng là những người đã nghiên cứu nhiều năm ở nước ngoài. Ví dụ, Xia Yong học ở đại học Harvard với tư cách nghiên cứu sinh sau tiến sĩ; Yu Keping từng thỉnh giảng ở đại học Duke.
Những năm tới đây, câu hỏi đặt ra là liệu sẽ có một sự mở rộng hay không trong hệ thống chính trị của Trung Quốc để những người học trong nước, học ở nước ngoài và những nhóm tinh hoa khác có thể cùng chia sẻ quyền lực.
----------------------------------------
theo BBC