Bạn đang xem trang 1 / 3 trang

6 Bức thư của người nông dân

Đã gửi: Hai T7 06, 2009 7:23 pm
Viết bởi VoMinh
Mình vừa đọc xong 6 bức thư của nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Thì vẫn là chuyện cũ nhưng vẫn không khỏi giật mình. Các em Đông Du hãy đọc và thử soi lại mình. Mình có ích kỷ quá không? mình có thờ ơ quá không ? Mình sẽ học cái gì đây ?

Bức thư thứ nhất:

http://www.vietnamnet.vn/thuhanoi/2009/06/854971/
                                                Họ đang đi theo một… vòng tròn



Tôi chọn năm 1954 là điểm xuất phát đường đi của những người nông dân. Bởi đó là lúc Miền Bắc được giải phóng hoàn toàn khỏi ách cai trị của người Pháp. Người ta thường lấy mốc năm 1954 là thời gian hòa bình được lập lại. Nhưng thực tế chiến tranh vẫn tiếp tục. Máu vẫn đổ. Chỉ sau năm 1975, chiến tranh mới chấm dứt.

Từ năm 1954 đến nay, những người nông dân đã đi một chặng đường dài hơn nửa thế kỷ trên cánh đồng của họ. Và họ đã đi được đến đâu? Họ có biến được giấc mơ về sự giàu có và văn mình của mình thành hiện thực không?

54 năm qua, những người nông dân không một ngày ngừng cày cuốc, gieo trồng với tất cả những đức tính cần cù trên cánh đồng của họ. Họ đã lao động không hề than thở, họ đã hy sinh không hề than thở. Nhưng sau 54 năm, họ ngẩng đầu lên nhìn lại con đường của họ đã đi. Và họ kinh hãi nhận ra: họ đã đang đi theo một vòng tròn. Họ đang có nguy cơ trở lại điểm xuất phát.

Nếu ai đó phản biện điều tôi vừa nói trên thì xin đừng dùng những hình thức bên ngoài trong đời sống của họ để làm bằng chứng cho những phản biện của mình. Đời sống sinh hoạt có những thay đổi. Nhưng những thay đổi ấy không có ý nghĩa nhiều lắm so với sức lao động và sự hy sinh của họ hơn nửa thế kỷ qua. Nếu chúng ta nhìn gần hơn nữa vào hiện thực trên cánh đồng của họ và nhìn sâu hơn nữa vào ngôi nhà họ, tôi tin chúng ta không thể cầm lòng.

Trước năm 1954, những người nông dân là những người làm thuê cho các chủ đất mà chúng ta gọi là địa chủ. Sau khi Miền Bắc được giải phóng mang theo cuộc cách mạng ruộng đất lớn, đất đai không thuộc về những chủ đất trước đó nữa. Nhưng bản chất sâu xa thì người nông dân vẫn chưa thực sự trở thành người chủ sở hữu đất đai của họ. Hợp tác xã được thành lập. Trước kia, đất đai thuộc sở hữu của một cá nhân thì sau này thuộc sở hữu của một tập thể những cá nhân. Những người nông dân vẫn chỉ là những người làm công ăn điểm. Họ không được toàn quyền quyết định hình thức và nội dung sản xuất của họ. Chỉ đến khi Khoán quản ra đời thì vai trò tự chủ của người nông dân đối với mảnh đất của họ mới được xác lập một phần. Nhưng việc sở hữu đất đai vẫn chưa thuộc về họ.

Lý thuyết về Khoán quản là của ông Kim Ngọc. Nhưng người thực hiện thành công đầu tiên lại thuộc về những người nông dân xã tôi – xã Sơn Công, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây. Ngày đó, các ông Phạm Văn Đồng, Tố Hữu và một số vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đã về xã tôi để tận mắt nhìn thấy sự thay đổi lạ lùng này. Báo Nhân Dân đã có hẳn một bài báo của nhà báo Đắc Hữu với dòng tít lớn: "Sơn Công, câu trả lời cho vấn đề nông nghiệp Việt Nam". Và ông chủ nhiệm hợp tác xã Sơn Công đã trở thành đại biểu Quốc hội ngay sau đó khi ông mới chỉ học hết lớp ba. Dăm năm trước, nhân một lần về quê, tôi đã đến thăm ông. Ông là người đầu tiên và có lẽ là người duy nhất của xã tôi là đại biểu Quốc hội. Ông vẫn thế, ngôi nhà ông ở vẫn thế, không có một chút gì thay đổi ngoài thời gian phủ những nếp nhăn lên gương mặt ông và phủ rêu phong lên những bức tường.

Nhưng từ đó đến nay, phương thức sản xuất nông nghiệp của những người nông dân vẫn không có gì thay đổi đáng kể. Vào những năm 1950 và đặc biệt những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ trước, hệ thống tưới tiêu, hệ thống cơ giới và kỹ thuật nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp khá tốt. Ngày đó, người nông dân được tuyên truyền về tương lai của những cánh đồng. Tương lai này có thể gọi là thời đại cơ giới hóa. Máy móc và kỹ thuật sẽ trợ giúp việc canh tác của họ. Bản thân những người nông dân cũng tin và mơ ước như thế. Nhưng cho đến bây giờ, sau mấy chục năm, giấc mơ cơ giới hóa nông nghiệp đã coi như tan biến. Ngay cả những người tuyên truyền về giấc mơ này cũng “ngủ” thiếp từ lâu. Tôi mang cảm giác người nông dân bị bỏ mặc và trở nên bơ vơ trên cánh đồng đầy nắng mưa, bão gió.

Thay vào giấc mơ cơ giới hóa là sự trở về của một hiện thực. Đó là một hiện thực buồn với hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau. Hình ảnh này trước kia được dùng để nói về nỗi thống khổ và lạc hậu của người nông dân thì bây giờ lại là hình ảnh quá quen thuộc trên những cánh đồng. Nhưng ngay cả trâu bò cũng không đủ cho nông dân cày ruộng. Bởi thế, hình cảnh cha mẹ, con cái, cháu chắt những người nông dân còng lưng cuốc đất trên đồng mỗi ngày lại càng trở nên phổ biến. Đây không phải là một hình ảnh thơ mộng mà là một hình ảnh cay đắng.


Có một điều kỳ lạ là bây giờ, thi thoảng chúng ta vẫn thấy trên truyền hình hồ hởi đưa tin những người nông dân sáng chế ra máy gặt lúa, tuốt lúa, máy gieo hạt… như một thành tựu khoa học. Tôi xin hỏi những nhà sáng chế nhiều bằng cấp trong các viện sáng chế của Nhà Nước đang ở đâu và đang làm gì mà phải để cho mấy người nông dân có khi chỉ học hết lớp ba trường làng hì hục nghiên cứu ra một số phương tiện để bớt đi những vất vả của chính họ rồi truyền hình và một số báo chí lao vào ca ngợi như một sự phát hiện?

Một hiện thực nữa là từ năm 1954, chúng ta đã bắt đầu đào tạo những kỹ sư nông nghiệp một cách có hệ thống. Theo tôi biết, mỗi năm ít nhất có khoảng vài trăm kỹ sư nông nghiệp ra trường. Nhưng suốt một nửa thế kỷ qua, ở rất nhiều vùng quê tôi biết thì không hề có lấy một ông (bà) kỹ sư nông nghiệp nào về sống, làm việc cùng nông dân và hướng dẫn họ. Nhìn theo một khía cạnh nào đó thì những người nông dân cả nước đang sống theo kiểu du canh. Nghĩa là, họ sản xuất nông nghiệp chủ yếu theo bản năng và thói quen như tổ tiên họ trước kia.

Những người nông dân được hỏi đều buồn bã thừa nhận rằng không ai quan tâm đến họ. Nhiều người nông dân nói: chúng tôi đang được quan tâm vì người ta muốn lấy ruộng để xây dự án. Họ được đền bù một số tiền mà họ chưa bao giờ có. Nhưng những đồng tiền đền bù đó chính là những đồng tiền sẽ mua sự thất nghiệp và những thách thức khác cho chính họ mà họ không biết. Hoặc họ có biết nhưng họ làm sao cưỡng lại được. Cái chính sách mà họ thực sự cần là chính sách tạo công ăn việc làm cho họ và con cháu họ sau khi không còn đất để cấy trồng nữa ở những nơi mà ruộng đất ngàn đời của họ đã và đang bị chung cư hóa. Nhưng một chính sách cụ thể như thế cho đến giờ không một người nông dân nào nhìn thấy và hình như cũng chưa nghe thấy.

Trong một triển lãm ảnh về nông thôn mà tôi đến xem, những bức ảnh chụp rất đẹp theo nghĩa nghệ thuật chụp ảnh. Nhưng tôi nhận ra rằng: những cảnh làm ruộng của những người nông dân của mấy chục năm trước kia và bây giờ chẳng khác nhau chút nào. Có khác thì chỉ khác một điểm. Đó là người nông dân đi sau đít con trâu mấy chục năm trước kia hiện ra trong ảnh đen trắng còn người nông dân bây giờ vẫn đi sau đít trâu nhưng là trong ảnh màu rực rỡ.

Những người nông dân đang đi theo một vòng tròn. Đấy không phải là ý của tôi. Đấy là ý của những người nông dân làng tôi. Họ nói: Ngày xưa ông bà chúng tôi làm ruộng thế nào bây giờ chúng tôi vẫn làm như thế. Chỉ khác là bây giờ có điện. Nhưng cứ vào ngày mùa thì điện lại cắt. Từ ý đó, hay đúng hơn từ hiện thực mà tất cả chúng ta đang nhìn thấy, tôi, một nhà văn có biết một chút phép tu từ nên viết thành câu: Họ đang đi theo một… vòng tròn.

   *
     Nguyễn Quang Thiều

Re:6 Bức thư của người nông dân

Đã gửi: Hai T7 06, 2009 9:56 pm
Viết bởi Cao Minh Viet
Mình cũng vừa đọc mấy bức thư này ngày hôm qua. Chỉ có 1 chữ "Đau" mà thôi. Anh em Đông Du chắc cũng không ít anh em xuất phát từ vùng quê, cũng có anh em có cha mẹ làm nghề nông. Bản thân mình cũng sinh ra từ vùng quê nghèo Thanh Hóa, tuy vào Sài Gòn từ hồi cấp 1 nhưng những kỷ niệm và hình ảnh của miền quê vẫn in dấu trong ký ức của mình.
Tuy đi từ hồi nhỏ (năm 1984) nhưng sau đó mình vẫn thỉnh thoảng về quê thăm nhà lúc tốt nghiệp cấp 3,đại học và lúc qua Nhật. Cái hình ảnh miền quê trong ký ức của mình và hình ảnh miền quê hiện tại gần như không thay đổi mấy, vẫn những căn nhà 3 gian nền đất, vẫn những đứa trẻ chân tay lấm lem đất, trên khuôn mặt của lũ trẻ chỉ có đôi mắt là sáng nhất, trong veo nhìn mình.

Có chăng là thỉnh thoảng có một căn nhà lầu (chắc do bán đất mà có). Vẫn nhưng tiệm tạp hóa bán đủ thứ linh tinh dọc theo những con đường đất. Mình đi lâu thế mà khi về vẫn có thể tự mình đi đến nhà họ hàng để thăm mọi người, chỉ dựa vào ký ức về đường sá, xóm làng từ hồi còn nhỏ xíu. Nói vậy để mọi người thấy là trải qua hơn 20 năm gần như chẳng có gì thay đổi.

Chúng ta thiếu cái gì, cần làm gì và làm như thế nào trong khả năng của mình nhỉ ? Chúng ta hãy cùng thử nghĩ xem sao. Từ trước tới nay chúng ta chỉ quen chỉ trích, trách mắng đoàn thể này, chính quyền kia không làm gì để thay đổi tình hình. Nào là chính sách, nào là quan lại tham nhũng, nào là...đủ thứ lý do cả ! Chúng ta đã tự hỏi mình làm được gì chưa nhỉ ? Cảm thấy mình thật xấu hổ. Làm gì đây !?



Re:6 Bức thư của người nông dân

Đã gửi: Hai T7 06, 2009 10:49 pm
Viết bởi lacvotinh
Nhìn thêm 1 chút đi mấy anh ơi, mới nhìn có nông thôn mà đã la làng, nhìn nhiều nhiều, xa xa, sâu sâu nữa đi.

Re:6 Bức thư của người nông dân

Đã gửi: Ba T7 07, 2009 8:00 am
Viết bởi LangTuThietPhong
Cảm ơn anh Vominh đã đưa bài viết lên.

Tình cờ, đề tài nghiên cứu của em liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp của Nhật, mới có dịp tiếp xúc với những người làm nghề nông của Nhật, với những người đang đau đầu với nền Nông Nghiệp Nhật nữa...Cái hiện tượng thoát ly Nông nghiệp ở Nhật(脱農), chính sách Hi sinh nông nghiệp(減反)một thời nay đang được nhìn lại.Bỗng dưng nghĩ lại về người nông dân quê mình.

Chưa đủ kiến thức, hiểu biết về cả một nền nông nghiệp Việt Nam, nhưng qua ngay quê em (Nam Định) thôi, bà con nông dân cũng bỏ nhà mà di chuyển tứ phương kiếm sống, trồng lúa 1 năm không đủ nuôi 1 đứa con đi học đại học, rồi cả làng kéo nhau vào Lâm Đồng trồng cà-fê, cũng không khá hơn, khi giá cà-fê biến động mà không có một chính sách hỗ trợ giá cả nào phù hợp.Rồi những vụ phân bón giả, thuốc trừ sâu giả, phân hữu cơ giả...liên miên.Dường như, tất cả những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp đều trút lên bà con nông dân hết.

Chạnh lòng lại nghĩ tới các sản phẩm nông nghiệp của Thái Lan đang tràn ngập thị trường nông sản Đông Nam Á.Họ đã làm thế nào nhỉ?

Với lượng kiến thức ít ỏi, tiền bạc thiếu thốn, làm sao để bà con tự mình vượt qua những rào cản lớn về kĩ thuật, về thị trường đây.

10 năm trước 80% lao động Việt Nam là lao động nông nghiệp, bây giờ chắc cũng chưa thay đổi là bao.Chúng ta cố gắng làm gì đó cho người Việt Nam, có lẽ phải nhìn lại tỉ lệ và "cuộc sống" của người nông dân một cách nghiêm túc chăng?

Làng quê, nơi lưu giữ bao nhiêu truyền thống văn hóa làng xã của Việt Nam đang dần dần bị bỏ hoang, bị kiệt quệ.Nếu không giữ lấy cái nguồn này, liệu nước Việt Nam có cái bản sắc riêng của mình nữa không nhỉ.

Đang ở Nhật Bản, đang có cơ hội tiếp xúc với nguồn kiến thức rất lớn về Nông Nghiệp của Nhật, sao chúng ta không làm một cái gì đó nhỉ .


 



Re:6 Bức thư của người nông dân

Đã gửi: Ba T7 07, 2009 9:15 pm
Viết bởi colong
Bài viết đã được xoá.
Lý do: Có tính chất spam, phá hỏng không khí bàn luận của topic
seven love


Re:6 Bức thư của người nông dân

Đã gửi: Ba T7 07, 2009 11:18 pm
Viết bởi Ronaldo
mình cũng đã đọc và thấy bạn gì đó nói cũng bình thường, 1 cách góp ý thôi chứ có gì sai đâu mà admin phải xoá. nhiều bài mình thấy spam tào lao thì chẳng thấy xoá. Đề nghị coi lại .

Re:6 Bức thư của người nông dân

Đã gửi: Ba T7 07, 2009 11:20 pm
Viết bởi nutuonghoamoclan2002
  Có rất nhiều khác biệt trong quản lí và kinh doanh nông nghiệp ở Vn và Nhật Bản .
Điều đầu tiên mà em  nhận thấy đó là ở NB tất cả các sản phẩm nông nghiệp của người nông dân đều được bán cho JA(tên gọi tắt của 日本の農業協同組合)là công ty mua bán tất cả sản phẩm nông nghiệp lớn nhất và hầu như toàn bộ nông sản của người nông dân .Người nông dân NB không phải lo làm ra rồi sẽ bán cho ai .Và cong ty JA cũng sẽ liên kết với giới khoa học ,cung cấp và phục vụ những kiến thức về khoa học cho người nông dân ,về máy móc ,kĩ thuật ,giống ....Như thế chứng tỏ JA là cầu nối giữa ng nông dân và nhà khoa học,lại vừa đảm bảo được cho người nông dân có thu nhập ổn định hơn ,và không quá chênh lệch so với ngành nghề khác.Thành viên của quản lí JA (JAの組合員chính là bản thân những người trực tiếp là nông dân ,và có thể là những người không làm nông nghiệp nhưng có thể đầu tư tiền gọi là 准組合員、họ không có quyền tuyển cử trong bộ máy lãnh đạo của JA nhưng họ có thể lợi dụng rất nhiều như cung cấp các sản phẩm cho nông dân như là một đối tác
tất nhiên mục đích của JA chính là nâng cao chất lượng nông nghiệp và đảm bảo đời sống cho ng nông dân ,và bản thân họ làm chủ nên sẽ không có việc ép giá ,hay làm ăn bất chính ,nếu có sẽ chỉ là rất nhỏ .
 JA sẽ cung cấp các sản phẩm nông nghiệp đi khắp các siêu thị ,đưa sản phẩm đến ng tiêu dùng .Công việc vận chuyển nông sản sẽ lại sản sinh ra một ngành làm công ăn lương khác ...
 JA có ở tất cả mọi nơi trên nước Nhật ,tất nhiên là càng ở vùng nông nghiệp thì lại càng nhiều .Nếu đi ở những vùng nông thôn ,địa phương (地方都市)của NB sẽ thấy rất ró điều đó .JA có nhan nhản để trực tiếp thu mua sản phẩm  cho ng nông dân ,giúp họ giải quyết  được rất nhiều lo lắng .
Ở Vn khi mà bản thân chính phủ chưa có một suy nghĩ đúng đắn về vai trò của ngành nông nghiệp ,nó như một đứa con rơi như thế thì chỉ còn cách bản thân người nông dân phải tự tìm cách cứa mình trước .Nếu họ không cung cấp sản phẩm thì thị trờng sẽ tê liệt .Ở nước mình có những công ty thu mua sản phẩm nhưng chắc chắn một điều không thể mạnh và đa năng như JA của Nhật .Tại sao chúng ta không thể tạo ra một hình thức như thế ở VN?Chắc chắn sẽ có rất nhiều trở ngại về cơ chế ,về thị trường nhưng chắc chắn một điều nó sẽ hạn chế sự làm ăn manh mún của người nông dân ,hạn chế nguy cơ tiềm ẩn của các thực phẩm có hại ...và trên hết có thể sẽ giúp người nông dân bớt đi vất vả ?
 

Re:6 Bức thư của người nông dân

Đã gửi: Ba T7 07, 2009 11:27 pm
Viết bởi lacvotinh

  .

...Ở Vn khi mà bản thân chính phủ chưa có một suy nghĩ đúng đắn về vai trò của ngành nông nghiệp ,nó như một đứa con rơi ...
 

ấy ấy cẩn thận chứ! VN hơn 80% là nông đấy. không sợ bị bắt ah?

Re:6 Bức thư của người nông dân

Đã gửi: Ba T7 07, 2009 11:27 pm
Viết bởi lacvotinh

  .

...Ở Vn khi mà bản thân chính phủ chưa có một suy nghĩ đúng đắn về vai trò của ngành nông nghiệp ,nó như một đứa con rơi ...
 

ấy ấy cẩn thận chứ! VN hơn 80% là nông đấy. không sợ bị bắt ah?[grin]

Re:6 Bức thư của người nông dân

Đã gửi: Ba T7 07, 2009 11:32 pm
Viết bởi lacvotinh
  Tại sao chúng ta không thể tạo ra một hình thức như thế ở VN?Chắc chắn sẽ có rất nhiều trở ngại về cơ chế ,về thị trường nhưng chắc chắn một điều nó sẽ hạn chế sự làm ăn manh mún của người nông dân ,hạn chế nguy cơ tiềm ẩn của các thực phẩm có hại ...và trên hết có thể sẽ giúp người nông dân bớt đi vất vả ?
 

ai nói là chưa làm? làm rồi và đang làm đấy chứ, nhưng chỉ khác nhau ở kết quả thôi.