Người nhỏ nhưng Tâm không nhỏ.
Đã gửi: Tư T4 01, 2009 10:48 pm
Đó là em Carly Zalenski khi mới 12 tuổi đã đi vòng quanh bang Ohio để quyên tiền xây trường cho các em học sinh Việt Nam ở Hòa Lạc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Em đã làm được một việc không ai ngờ đến.
Không phải đợi đến 12 tuổi em Carly mới biết làm việc thiện.
Em còn nhớ khi em mới 8 tuổi, nhằm mùa Đông rét mướt, tuyết đã rơi nhiều trận. Mặc mấy lớp áo, có cả găng tay, vớ chân, cố quấn khăn, đầu đội mũ mà em còn cảm thấy lạnh, thế mà có người không đủ áo rét để mặc. Em thấy hình như có một cái gì đó thúc đẩy hoặc mách bảo em làm thế nào cho những người ấy ít nhất cũng không phải chết rét vào mùa Đông nầy. Vừa đi, em vừa nghĩ cách…
Tối hôm ấy cả gia đình ngồi ăn cơm ấm cúng (vì nhà có máy sưởi). Chính sự ấm cúng đó làm cho em dạn dĩ thêm, em xin phép bố mẹ: “Sáng mai thứ Bảy được nghỉ học ba mẹ cho con đi ra ngoài vài giờ đồng hồ nhé”. Mẹ em nhỏ nhẹ hỏi: “Con muốn đi chơi hay đi dạo xem người ta bán đồ vì gần lễ đến nơi rồi?”. Em muốn giấu kín chuyện em sẽ làm nhưng nếu giấu bố mẹ sẽ không cho đi. Em đành phải nói thật: “Con muốn đi xin đồ ấm để cho người nghèo. Ngay như một đứa bạn trong lớp con, nhà nghèo nên không có tiền mua cho nó cái áo ấm mới. Nó đành phải mặc cái áo cũ đã có vài ba chỗ sờn vai và cùi chõ”. Nghe em nói xong, bố liền nói với mẹ: “không ngờ con bé có ý tưởng tốt hơn cả người lớn. Hay là ngày mai em đi với con được thì hay biết mấy”. Mẹ xoa đầu và hôn em, mẹ nói: “Con nhà nòi có khác. Ngày xưa, bà ngoại lúc còn sống, bà cũng tham gia Rotary Club làm toàn việc thiện nguyện”. Carly nhớ lúc bà Ngoại còn sống, vào những ngày lễ Ngoại thường được người ta mời ngồi ở hàng danh dự trên khán đài cũng vì Ngoại đã làm nhiều việc thiện.
Tối đi ngủ nhưng Carky Zalenski thao thức mãi mong trời mau sáng để được đến từng nhà, gõ cửa để xin quần áo ấm cho người nghèo. Mới 6 giờ sáng em đã dậy, em đang bước xuống thang lầu thì thấy đèn nhà bếp sáng choang. Mẹ đang bày biện trên bàn thức ăn điểm tâm. Mẹ nói với em: “Hôm nay trời không mấy tốt. Vẫn có tuyết rơi nhẹ. Nhưng con phải mặc cho thật ấm và ăn phải thật no mới chống lại cái rét được. Phải mang theo thức ăn và nước uống để trong xe. Mẹ con mình phải đi từ sáng cho đến chiều mới về nhà”.
Carly Zalenski kể:
"Tám giờ đúng, tôi và mẹ lên xe, Mẹ lái đến đường 24th; chỗ đó có nhiều nhà giàu ở. Rồi mẹ ngưng và đỗ xe đầu đường. Chúng tôi xuống xe đi bộ. Tôi nói với mẹ: Mẹ để cho con gõ cửa và để con nói với người ta”. Mẹ tôi hỏi lại: “Thế con định nói gì “? Tôi nói ngay: “Con sẽ nói: chúng tôi đến đây có mục đích xin những quần áo rét cũ để cho những người nghèo.Vì có nhiều người không có tiền để mua quần áo rét vào mùa Đông này”.
Chúng tôi quyên góp được bao nhiêu quần áo, có người còn tốt bụng bê cả đồ ra xe cho chúng tôi.
Mới có 3 giờ chiều mà quần áo và đồ đạc đã không còn chỗ chất. Sau cốp xe và sau chỗ ngồi đã đầy ắp. Chúng tôi phải ra về. Về đến nhà, bố tôi bảo: “Hai mẹ con vào nghỉ ngơi đi. Để đó, bố khuân vào cho. Bố tôi lại nói với mẹ: “Để mai tôi mang ra nhà giặt có máy lớn giặt và sấy luôn ở đấy cho tiện”.
Cơ duyên với trường Hoà Lạc.
Carly liên tưởng đến năm kia về Việt Nam trong một chuyến du lịch. Thật là “duyên số”, cái xe 12 chỗ ngồi bị hết xăng nên xe phải đỗ lại ngay cổng trường Hòa Lạc (thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Trong lúc chờ phụ xe đi mua xăng, em và các bạn em rủ nhau vào trường xem nhà trường ra sao?
Gọi là trường nhưng thật ra còn thua xa cái nhà kho của trường em. Vách trường là những tấm ván cong vênh. Mái tôn thì đã rỉ sét. Mùa hè nóng bức làm sao chịu nổi với cái nóng như thiêu như đốt? Chỉ được cái học sinh mặc đồng phục và xem ra có trật tự, không ồn ào. Cô giáo ở đây không biết nói tiếng Anh. Chỉ biết mỗi một tiếng “Good Afternoon” ! Em nói một tràng tiếng Anh, nhưng cô giáo lắc đầu ra vẻ không hiểu em nói gì. Em đành ra dấu có ý đưa cho em mượn cái bút và một tờ giấy. Cô giáo hình như hiểu nên sau đó cô mang lại cho em giấy bút. Em viết bằng chữ Anh: “Tên tôi là Carly Zalenski, tôi hiện ở bang Ohio, Hiệp Chủng quốc Hoa-Kỳ. Tôi hẹn qua sang năm, hay năm sau nữa tôi sẽ đến thăm trường nầy. Hy vọng sẽ được gặp lại các bạn tại đây! Ký tên: Carly Zalenski.”.
Sau khi từ Việt Nam trở về Mỹ. Carly luôn mang chuyện đời sống ở Việt Nam ra sao, nhất là những thiếu thốn của học sinh nói với những người thân. Hình ảnh một cái trường mới xây cho Hòa Lạc được hình thành trong tâm khảm của em từ đó.
Bà Kris, mẹ của Carly còn nhớ bà đã cùng cô con gái bé nhỏ đi gần khắp cà bang Ohio, đến cả những Rotary Club. Có lúc đứng trước 200 cử tọa, Carly cứ thao thao nói như diễn thuyết: “Chúng ta có cảm thấy bất công hay không; trong khi ở đây học sinh có đầy đủ tiện nghi đến mức dư thừa mứa; trong khi có những học sinh ở Việt Nam ngồi trong lớp học lợp tôn giữa mùa hè như ngồi bên hỏa lò?...”.
Không phải chỉ có bà Kris dự phần với con gái bé nhỏ mà ngay cả đến bố Carky là ông Fred cũng xung phong ôm máy quay phim, laptop và các dụng cụ lĩnh kĩnh khác đi với con gái đến những Hội quán để chiếu những thước phim đã quay được về những người dân nghèo ở Việt Nam cần sự giúp đỡ, nhất là về những trẻ em không được cắp sách đến trường. Cử tọa có nơi những mấy trăm người ngồi yên lặng để nghe cô bé trình bày những vất vả của tuổi thơ vùng quê nghèo củaViệt Nam. Khi Carly vừa dứt lời thì có tiếng cất lên như thúc giục: “Viết check cho cô bé mau lên”. Mười phút sau, Carly đã thu được hơn 1 ngàn "đô".
Không phải ai ai cũng sẵn sàng ủng hộ. Có người đã không cho tiền mà còn nói như chất vấn Carly: “Tại sao phải giúp CS Việt Nam?”. Carly thản nhiên trả lời: “Những người được giúp là những đứa trẻ. Và tôi cũng là một đứa trẻ, tôi muốn giúp đỡ chúng nó. Thế thôi !”.
Việc Carly làm là việc từ thiện nên được báo chí đăng tin và người ta đồn thổi như thể gió mùa Xuân. Một cửa tiệm ăn đã ký check 4 ngàn USD ủng hộ việc làm của Carky. Ông Thầy dạy Karate của Carly đã đứng ra kêu gọi các cha mẹ học sinh giúp cho Carly được 4 ngàn nữa. Một lớp học ngoài trời của một nhà thờ đã kêu gọi và có người tặng cho Carly 500 cái ba-lô (backpacls).
Cuộc lạc quyên của Carly tại Ohio kéo dài đúng hai năm, vừa đủ số tiền xây một trường học mới tại Hòa-Lạc.
Sau hai năm đi lạc quyên, Carly và gia đình đã đi máy bay từ Ohio ghé Los Angeles để bay đến Sài Gon; bây giờ được gọi là TP Hồ Chí Minh. Cả nhà đi bằng xe đò xuống tận miền Cửu Long. Lời hứa viết trên giấy ngày nào đã được thực hiện. Lúc đến xã Hòa Lạc, có cả hơn trăm em học sinh Việt Nam đứng sắp hàng trước sân trường vỗ tay hoan hô đón chào em Carly và gia đình. Em xúc động đến chảy cả nước mắt khi trước mắt em một ngôi trường xây bằng gạch hai tầng đã thay thế cho ngôi trường ọp ẹp mái lợp tôn thấp lè tè trước kia.
Tại buổi lễ khánh thành trường học mới tại Hòa-Lạc, ông Hiệu trường nói qua một thông dịch viên: “Cô bé nầy với ngần ấy tuổi đầu đã làm được một việc không ai ngờ đến. Thật là điều kỳ diệu! ”. Cô bé mới 14 tuổi đã để lại ấn tượng không nhỏ với thầy trò trường Hoà Lạc.
Trich Viet Nam Net!
Không phải đợi đến 12 tuổi em Carly mới biết làm việc thiện.
Em còn nhớ khi em mới 8 tuổi, nhằm mùa Đông rét mướt, tuyết đã rơi nhiều trận. Mặc mấy lớp áo, có cả găng tay, vớ chân, cố quấn khăn, đầu đội mũ mà em còn cảm thấy lạnh, thế mà có người không đủ áo rét để mặc. Em thấy hình như có một cái gì đó thúc đẩy hoặc mách bảo em làm thế nào cho những người ấy ít nhất cũng không phải chết rét vào mùa Đông nầy. Vừa đi, em vừa nghĩ cách…
Tối hôm ấy cả gia đình ngồi ăn cơm ấm cúng (vì nhà có máy sưởi). Chính sự ấm cúng đó làm cho em dạn dĩ thêm, em xin phép bố mẹ: “Sáng mai thứ Bảy được nghỉ học ba mẹ cho con đi ra ngoài vài giờ đồng hồ nhé”. Mẹ em nhỏ nhẹ hỏi: “Con muốn đi chơi hay đi dạo xem người ta bán đồ vì gần lễ đến nơi rồi?”. Em muốn giấu kín chuyện em sẽ làm nhưng nếu giấu bố mẹ sẽ không cho đi. Em đành phải nói thật: “Con muốn đi xin đồ ấm để cho người nghèo. Ngay như một đứa bạn trong lớp con, nhà nghèo nên không có tiền mua cho nó cái áo ấm mới. Nó đành phải mặc cái áo cũ đã có vài ba chỗ sờn vai và cùi chõ”. Nghe em nói xong, bố liền nói với mẹ: “không ngờ con bé có ý tưởng tốt hơn cả người lớn. Hay là ngày mai em đi với con được thì hay biết mấy”. Mẹ xoa đầu và hôn em, mẹ nói: “Con nhà nòi có khác. Ngày xưa, bà ngoại lúc còn sống, bà cũng tham gia Rotary Club làm toàn việc thiện nguyện”. Carly nhớ lúc bà Ngoại còn sống, vào những ngày lễ Ngoại thường được người ta mời ngồi ở hàng danh dự trên khán đài cũng vì Ngoại đã làm nhiều việc thiện.
Tối đi ngủ nhưng Carky Zalenski thao thức mãi mong trời mau sáng để được đến từng nhà, gõ cửa để xin quần áo ấm cho người nghèo. Mới 6 giờ sáng em đã dậy, em đang bước xuống thang lầu thì thấy đèn nhà bếp sáng choang. Mẹ đang bày biện trên bàn thức ăn điểm tâm. Mẹ nói với em: “Hôm nay trời không mấy tốt. Vẫn có tuyết rơi nhẹ. Nhưng con phải mặc cho thật ấm và ăn phải thật no mới chống lại cái rét được. Phải mang theo thức ăn và nước uống để trong xe. Mẹ con mình phải đi từ sáng cho đến chiều mới về nhà”.
Carly Zalenski kể:
"Tám giờ đúng, tôi và mẹ lên xe, Mẹ lái đến đường 24th; chỗ đó có nhiều nhà giàu ở. Rồi mẹ ngưng và đỗ xe đầu đường. Chúng tôi xuống xe đi bộ. Tôi nói với mẹ: Mẹ để cho con gõ cửa và để con nói với người ta”. Mẹ tôi hỏi lại: “Thế con định nói gì “? Tôi nói ngay: “Con sẽ nói: chúng tôi đến đây có mục đích xin những quần áo rét cũ để cho những người nghèo.Vì có nhiều người không có tiền để mua quần áo rét vào mùa Đông này”.
Chúng tôi quyên góp được bao nhiêu quần áo, có người còn tốt bụng bê cả đồ ra xe cho chúng tôi.
Mới có 3 giờ chiều mà quần áo và đồ đạc đã không còn chỗ chất. Sau cốp xe và sau chỗ ngồi đã đầy ắp. Chúng tôi phải ra về. Về đến nhà, bố tôi bảo: “Hai mẹ con vào nghỉ ngơi đi. Để đó, bố khuân vào cho. Bố tôi lại nói với mẹ: “Để mai tôi mang ra nhà giặt có máy lớn giặt và sấy luôn ở đấy cho tiện”.
Cơ duyên với trường Hoà Lạc.
Carly liên tưởng đến năm kia về Việt Nam trong một chuyến du lịch. Thật là “duyên số”, cái xe 12 chỗ ngồi bị hết xăng nên xe phải đỗ lại ngay cổng trường Hòa Lạc (thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Trong lúc chờ phụ xe đi mua xăng, em và các bạn em rủ nhau vào trường xem nhà trường ra sao?
Gọi là trường nhưng thật ra còn thua xa cái nhà kho của trường em. Vách trường là những tấm ván cong vênh. Mái tôn thì đã rỉ sét. Mùa hè nóng bức làm sao chịu nổi với cái nóng như thiêu như đốt? Chỉ được cái học sinh mặc đồng phục và xem ra có trật tự, không ồn ào. Cô giáo ở đây không biết nói tiếng Anh. Chỉ biết mỗi một tiếng “Good Afternoon” ! Em nói một tràng tiếng Anh, nhưng cô giáo lắc đầu ra vẻ không hiểu em nói gì. Em đành ra dấu có ý đưa cho em mượn cái bút và một tờ giấy. Cô giáo hình như hiểu nên sau đó cô mang lại cho em giấy bút. Em viết bằng chữ Anh: “Tên tôi là Carly Zalenski, tôi hiện ở bang Ohio, Hiệp Chủng quốc Hoa-Kỳ. Tôi hẹn qua sang năm, hay năm sau nữa tôi sẽ đến thăm trường nầy. Hy vọng sẽ được gặp lại các bạn tại đây! Ký tên: Carly Zalenski.”.
Sau khi từ Việt Nam trở về Mỹ. Carly luôn mang chuyện đời sống ở Việt Nam ra sao, nhất là những thiếu thốn của học sinh nói với những người thân. Hình ảnh một cái trường mới xây cho Hòa Lạc được hình thành trong tâm khảm của em từ đó.
Bà Kris, mẹ của Carly còn nhớ bà đã cùng cô con gái bé nhỏ đi gần khắp cà bang Ohio, đến cả những Rotary Club. Có lúc đứng trước 200 cử tọa, Carly cứ thao thao nói như diễn thuyết: “Chúng ta có cảm thấy bất công hay không; trong khi ở đây học sinh có đầy đủ tiện nghi đến mức dư thừa mứa; trong khi có những học sinh ở Việt Nam ngồi trong lớp học lợp tôn giữa mùa hè như ngồi bên hỏa lò?...”.
Không phải chỉ có bà Kris dự phần với con gái bé nhỏ mà ngay cả đến bố Carky là ông Fred cũng xung phong ôm máy quay phim, laptop và các dụng cụ lĩnh kĩnh khác đi với con gái đến những Hội quán để chiếu những thước phim đã quay được về những người dân nghèo ở Việt Nam cần sự giúp đỡ, nhất là về những trẻ em không được cắp sách đến trường. Cử tọa có nơi những mấy trăm người ngồi yên lặng để nghe cô bé trình bày những vất vả của tuổi thơ vùng quê nghèo củaViệt Nam. Khi Carly vừa dứt lời thì có tiếng cất lên như thúc giục: “Viết check cho cô bé mau lên”. Mười phút sau, Carly đã thu được hơn 1 ngàn "đô".
Không phải ai ai cũng sẵn sàng ủng hộ. Có người đã không cho tiền mà còn nói như chất vấn Carly: “Tại sao phải giúp CS Việt Nam?”. Carly thản nhiên trả lời: “Những người được giúp là những đứa trẻ. Và tôi cũng là một đứa trẻ, tôi muốn giúp đỡ chúng nó. Thế thôi !”.
Việc Carly làm là việc từ thiện nên được báo chí đăng tin và người ta đồn thổi như thể gió mùa Xuân. Một cửa tiệm ăn đã ký check 4 ngàn USD ủng hộ việc làm của Carky. Ông Thầy dạy Karate của Carly đã đứng ra kêu gọi các cha mẹ học sinh giúp cho Carly được 4 ngàn nữa. Một lớp học ngoài trời của một nhà thờ đã kêu gọi và có người tặng cho Carly 500 cái ba-lô (backpacls).
Cuộc lạc quyên của Carly tại Ohio kéo dài đúng hai năm, vừa đủ số tiền xây một trường học mới tại Hòa-Lạc.
Sau hai năm đi lạc quyên, Carly và gia đình đã đi máy bay từ Ohio ghé Los Angeles để bay đến Sài Gon; bây giờ được gọi là TP Hồ Chí Minh. Cả nhà đi bằng xe đò xuống tận miền Cửu Long. Lời hứa viết trên giấy ngày nào đã được thực hiện. Lúc đến xã Hòa Lạc, có cả hơn trăm em học sinh Việt Nam đứng sắp hàng trước sân trường vỗ tay hoan hô đón chào em Carly và gia đình. Em xúc động đến chảy cả nước mắt khi trước mắt em một ngôi trường xây bằng gạch hai tầng đã thay thế cho ngôi trường ọp ẹp mái lợp tôn thấp lè tè trước kia.
Tại buổi lễ khánh thành trường học mới tại Hòa-Lạc, ông Hiệu trường nói qua một thông dịch viên: “Cô bé nầy với ngần ấy tuổi đầu đã làm được một việc không ai ngờ đến. Thật là điều kỳ diệu! ”. Cô bé mới 14 tuổi đã để lại ấn tượng không nhỏ với thầy trò trường Hoà Lạc.
Trich Viet Nam Net!