Một bông hoa Đông Du trên báo VN
Đã gửi: Ba T10 23, 2007 5:44 pm
Hôm nay, thứ ba 23 - 0 - 2007, trong mục "Người ấy bây giờ" trên báo Thể thao Tp. Hồ Chí Minh xuất hiện bài viết về một bông hoa của ga đình Đông Du chúng ta. Không cần giới thiệu nhiều bởi đọc rồi sẽ rõ...
Trên đây là bài viết được giới thiệu trên trang nhứt.
Và đây là hình ảnh trang 12:
Nôi dung bà viết thì như thế này:
Võ sĩ karatedo Nguyễn Thị Bạch Yến: Tầm sư học võ nơi xứ người
Từ nhỏ, Nguyễn Thị Bạch Yến (nhà ở Tân Bình, TPHCM) đã được chú ruột là HLV Nguyễn Ngọc Quyền truyền dạy karatedo và cô sớm bộc lộ năng khiếu môn này. Thành tích cao nhất của Bạch Yến là HCB nội dung kumite tại Cúp thế giới Karatedo Kobe Osaka 2004.
Sau khi trúng tuyển vào Đại học Sư phạm TPHCM, Bạch Yến muốn du học Nhật Bản. Gia đình Bạch Yến đến gặp thầy Nguyễn Đức Hòe, hiệu trưởng trường Nhật ngữ Đông du, để xin cho Yến học. Hàng ngày, Yến phải học tại trường Đông du từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối, tháng đầu tiên chỉ học tiếng Nhật, những tháng sau học thêm Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Nhật. Hàng năm, trường Đông du tổ chức cho học sinh sang Nhật học vào tháng 4 và tháng 10. Sau 6 tháng miệt mài học tập, tháng 4/2007 Bạch Yến sang Tokyo du học.
Được các anh chị hội Đông du tại Nhật giúp đỡ, Bạch Yến sớm hòa nhập vào cuộc sống mới. Ngày 2 buổi, Yến đi phát báo, sáng bắt đầu từ 2g đến 6g, chiều từ 3g đến 5g30. Công việc này đòi hỏi tinh thần trách nhiệm rất cao: tuyệt đối đúng giờ, chính xác, nhanh. Ngoài ra, nhân viên giao báo phải thuộc lòng mọi ngõ ngách và thuộc tên tất cả khách hàng. Vào những ngày mưa bão, tuyết rơi, cây cối ngã đổ, đường trơn trượt đi lại rất khó khăn, Yến cũng phải có mặt ở sạp báo lúc 1g30 sáng để giao báo cho khách đúng hẹn. Công việc này tuy nặng nhọc nhưng nhờ nó cô có thu nhập khá ổn định.
Hàng ngày, sau ca giao báo đầu tiên, Yến trở về nấu cơm ăn, tranh thủ chợp mắt đến 8g đi học tại trường Tokyo nihonggo gakko đến 13g30. Sau khi làm xong ca 2, Yến tranh thủ ôn bài. Các ngày thứ 2,4,6,7, cô tập võ từ 19g đến 21 giờ. Thời khóa biểu dày đặc, lịch làm việc và lịch học, tập luyện chiếm hết quỹ thời gian của Yến. Lúc buồn, nhớ nhà hay stress vì công việc, Yến lại ra ngắm dòng sông Tama, trấn tĩnh lại và tự nhủ với bản thân phải vượt qua.
Những ngày mới sang, mỗi khi gọi điện thoại về nhà Yến lại sụt sùi, chỉ tới khi chú Quyền hăm nếu còn khóc thì sẽ không nói chuyện nữa, thế là nín ngay! Có cơ hội sống tại cái nôi của karatedo, Yến ghi danh theo học hệ phái Kyokushin Karate. Đây là hệ phái karatedo lớn nhất Nhật Bản, về kỹ thuật thi đấu rất khác so với karatedo ở VN, lối đánh cương mãnh hơn nhiều. Do có nền tảng kỹ thuật khá tốt, Bạch Yến tiếp thu rất nhanh những kỹ thuật mới, được các võ sư Nhật Bản đánh giá cao.
Sau 2 năm học tiếng Nhật, Yến sẽ thi vào trường Semmon, ngành thiết kế, trang trí nội thất hoặc du lịch. Những ngày này, Yến đang tích lũy thật nhiều kiến thức karatedo để khi về VN cô sẽ mở phòng tập, huấn luyện cho các bạn trẻ.
(Cập nhật 23-10-2007) Bài và Ảnh: Bá Phúc
Trên đây là bài viết được giới thiệu trên trang nhứt.
Và đây là hình ảnh trang 12:
Nôi dung bà viết thì như thế này:
Võ sĩ karatedo Nguyễn Thị Bạch Yến: Tầm sư học võ nơi xứ người
Từ nhỏ, Nguyễn Thị Bạch Yến (nhà ở Tân Bình, TPHCM) đã được chú ruột là HLV Nguyễn Ngọc Quyền truyền dạy karatedo và cô sớm bộc lộ năng khiếu môn này. Thành tích cao nhất của Bạch Yến là HCB nội dung kumite tại Cúp thế giới Karatedo Kobe Osaka 2004.
Sau khi trúng tuyển vào Đại học Sư phạm TPHCM, Bạch Yến muốn du học Nhật Bản. Gia đình Bạch Yến đến gặp thầy Nguyễn Đức Hòe, hiệu trưởng trường Nhật ngữ Đông du, để xin cho Yến học. Hàng ngày, Yến phải học tại trường Đông du từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối, tháng đầu tiên chỉ học tiếng Nhật, những tháng sau học thêm Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Nhật. Hàng năm, trường Đông du tổ chức cho học sinh sang Nhật học vào tháng 4 và tháng 10. Sau 6 tháng miệt mài học tập, tháng 4/2007 Bạch Yến sang Tokyo du học.
Được các anh chị hội Đông du tại Nhật giúp đỡ, Bạch Yến sớm hòa nhập vào cuộc sống mới. Ngày 2 buổi, Yến đi phát báo, sáng bắt đầu từ 2g đến 6g, chiều từ 3g đến 5g30. Công việc này đòi hỏi tinh thần trách nhiệm rất cao: tuyệt đối đúng giờ, chính xác, nhanh. Ngoài ra, nhân viên giao báo phải thuộc lòng mọi ngõ ngách và thuộc tên tất cả khách hàng. Vào những ngày mưa bão, tuyết rơi, cây cối ngã đổ, đường trơn trượt đi lại rất khó khăn, Yến cũng phải có mặt ở sạp báo lúc 1g30 sáng để giao báo cho khách đúng hẹn. Công việc này tuy nặng nhọc nhưng nhờ nó cô có thu nhập khá ổn định.
Hàng ngày, sau ca giao báo đầu tiên, Yến trở về nấu cơm ăn, tranh thủ chợp mắt đến 8g đi học tại trường Tokyo nihonggo gakko đến 13g30. Sau khi làm xong ca 2, Yến tranh thủ ôn bài. Các ngày thứ 2,4,6,7, cô tập võ từ 19g đến 21 giờ. Thời khóa biểu dày đặc, lịch làm việc và lịch học, tập luyện chiếm hết quỹ thời gian của Yến. Lúc buồn, nhớ nhà hay stress vì công việc, Yến lại ra ngắm dòng sông Tama, trấn tĩnh lại và tự nhủ với bản thân phải vượt qua.
Những ngày mới sang, mỗi khi gọi điện thoại về nhà Yến lại sụt sùi, chỉ tới khi chú Quyền hăm nếu còn khóc thì sẽ không nói chuyện nữa, thế là nín ngay! Có cơ hội sống tại cái nôi của karatedo, Yến ghi danh theo học hệ phái Kyokushin Karate. Đây là hệ phái karatedo lớn nhất Nhật Bản, về kỹ thuật thi đấu rất khác so với karatedo ở VN, lối đánh cương mãnh hơn nhiều. Do có nền tảng kỹ thuật khá tốt, Bạch Yến tiếp thu rất nhanh những kỹ thuật mới, được các võ sư Nhật Bản đánh giá cao.
Sau 2 năm học tiếng Nhật, Yến sẽ thi vào trường Semmon, ngành thiết kế, trang trí nội thất hoặc du lịch. Những ngày này, Yến đang tích lũy thật nhiều kiến thức karatedo để khi về VN cô sẽ mở phòng tập, huấn luyện cho các bạn trẻ.
(Cập nhật 23-10-2007) Bài và Ảnh: Bá Phúc