Bãi Cháy - Cây cầu đắt nhất Việt nam hiện nay
Đã gửi: Sáu T6 04, 2004 9:41 am
Xin được trở lại với những công trình đã, đang và sẽ làm thay đổi "bộ mặt" của đất nước VN chúng ta. Xin gởi đến các bạn bài viết của Phóng viên Huyền Thi - Ministry of Transport of Viet Nam (hình trong bài do nobita minh họa).
Chuyện về cây cầu đắt nhất Việt Nam
Hai chiếc máy xúc cần cù hoạt động ngày đêm trong một khoang kín như bưng, rộng 400m vuông với chiều cao 2,5m như một chiếc phễu úp ngược để khối bê tông nặng 2.000 tấn từ từ chìm vào lòng đất. Chính sự “tự chìm” vào lòng đất đã khiến người dân cảm nhận thấy đã sau gần 1 năm thi công với hàng ngàn lượt xe đổ bê tông, công trình cứ như... “nước đổ hang chuột”, chẳng thấy cao lên. Việc thi công cầu Bãi Cháy theo công nghệ giếng chìm hơi ép đang ngày ngày diễn ra như vậy... (đây cũng chính là công nghệ thi công cầu Akashi Kaikyo - Nhật Bản)
Biểu tượng mới của Hạ Long?
Lựa chọn công nghệ hiện đại này là yêu cầu của tư vấn trong việc xây dựng cây cầu nối hai bên bờ vịnh đã được coi là di sản văn hoá thế giới. Không chỉ khắt khe trong việc lựa chọn mẫu thiết kế cầu để bảo đảm mỹ quan, kết cấu cũng như giải pháp thi công cây cầu sao cho vừa đảm bảo được độ bền lại vừa không gây nên bất kỳ sự ô nhiễm nào cho vùng vịnh cũng đã được xem xét hết sức kỹ càng.
Còn nhớ, ngày đầu tiên đặt vấn đề xây dựng cầu qua vịnh Hạ Long, hầu hết các nhà chuyên môn đều nhất trí rằng, cây cầu sẽ như một cánh tay vươn qua mặt vịnh, bởi nhất định không thể để “những cọc bê tông đột nhiên mọc lên từ mặt vịnh” xé nát cảnh quan. Không những thế, việc xây dựng cảng nước sâu Cái Lân phía bên trong vịnh cũng đã tạo nên một sức ép rất đáng kể trong việc buộc phải có khoảng tĩnh không thông thuyền cho các loại tàu ra vào, đặc biệt là các loại tàu lớn phù hợp với điều kiện khai thác của một cảng nước sâu. Các nhà thiết kế đã tìm ra một giải pháp không chỉ thoả mãn mà còn vượt cả những yêu cầu ban đầu đề ra: cầu dây văng bê tông dự ứng lực một mặt phẳng dây. Theo Giáo sư - Tiến sĩ Phan Vị Thủy, điểm ưu việt của thiết kế này là ở chỗ người trên cầu không bị hạn chế tầm nhìn sang hai bên nên có thể thoải mái phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn bộ mặt vịnh thoáng đãng, tận hưởng cái cảm giác chơi vơi giữa trời và nước... Và không chỉ có vậy, khoảng cách tĩnh không của cầu Bãi Cháy sẽ là 435m, vượt 35 mét so với kỷ lục thế giới (loại cầu kết cấu một mặt phẳng dây) đã tồn tại 12 năm nay.
"Giếng chìm hơi ép" và những sức ép phi vật thể!
Thống nhất được thiết kế, giải pháp thi công lúc đó trở thành vấn đề then chốt, bởi bài học về đưa công nghệ nổ mìn vi sai phi điện vào thi công phá đá ngầm để xây dựng công trình cảng Cái Lân kề bên dường như vẫn còn nóng hổi với ngành giao thông!
Ngay sau khi kết cấu của cầu chính được phía nhà thầu là Liên doanh Shimizu - Sumitomo Mitsui thông qua với các trụ P2, P3, P4 được đặt trên móng giếng chìm hơi ép, sự tranh cãi về giải pháp thi công này lại bùng lên thêm một lần nữa. Công nghệ thi công móng giếng chìm hơi ép có thể tạm tóm tắt như sau: người ta chia móng thành nhiều đốt và sau khi xác định vị trí chính xác của móng, nhà thầu sẽ đúc đốt sau đó đầu tiên như một chiếc phễu úp ngược, sau đó khoét phía nền đất để thân móng trụ cầu sẽ dần chìm xuống đến cao độ cần thiết. Trong quá trình thân móng từ từ ăn sâu vào lòng đất, người thi công buộc phải tạo được áp suất cần thiết trong lòng chiếc phễu, sao cho áp suất đó đủ để ngăn nước không thẩm thấu vào lòng phễu. Trong quá trình thi công, cao độ âm càng lớn, áp suất cần thiết càng lớn. Đây chính là lý do làm nảy sinh những lập luận phản biện: máu của những người làm việc ở môi trường áp suất cao sẽ bị ngấm nitơ và sẽ gây nên những biến chứng khôn lường về mặt sức khỏe sau này. Lại nữa, cũng có ý kiến cho rằng, biện pháp thi công này đâu có mới mẻ gì, nó đã từng được thực hiện từ... hồi thực dân Pháp xây dựng cầu Long Biên cách đây cả thế kỷ (!), vậy đâu là lấy “công nghệ tiên tiến làm mũi nhọn”?!
Vấn đề đã được các chuyên gia Nhật Bản giải quyết không quá khó khăn. Bản chất của cái gọi là “hậu quả đối với người lao động trong môi trường áp suất cao” là nitơ vào máu và khi người lao động đột nhiên dịch chuyển sang môi trường khác có áp suất chênh lệch, khí nitơ sẽ hoá thành bọt, gây tắc mạch máu. Do vậy, chỉ cần đào thải nitơ ra khỏi máu trước khi người lao động chuyển dịch sang vùng dị biệt về áp suất là có thể loại trừ được nguy cơ trên.
Để minh hoạ cho giải thích này, ông Thủy chỉ cho tôi cái “công cụ điều chỉnh áp suất” giống như một chiếc nồi áp suất khổng lồ gắn trên mặt của khối bê tông mà sau này sẽ trở thành kết cấu phần dưới của trụ cầu. Các công nhân sẽ chui vào đó để tăng áp đến độ phù hợp khi xuống đáy phễu và lúc trở lại mặt đất, chiếc máy sẽ thực hiện một quá trình ngược lại.
Võ vẽ chút kiến thức về thi công cầu đường, tôi hỏi: “Vậy tại sao không thực hiện thi công chân đế theo công nghệ khoan nhồi”? Ông Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Dự án cho biết: “Đơn vị thi công là một trong những nhà thầu uy tín nhất Nhật Bản, công nghệ thi công giếng khoan chìm hơi ép được áp dụng ở đây là hiện đại nhất thế giới. Đại diện chủ đầu tư đã có kinh nghiệm trên 10 năm thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Giải pháp khoan cọc nhồi quen thuộc với các nhà thầu Việt Nam và đã từng phát huy tác dụng tại hầu khắp các công trường xây dựng cầu trong nước lại hoàn toàn không thể áp dụng được tại công trình này”.
Lý do thật đơn giản. Không như thi công tại các con sông nước chảy, quá trình khoan nhồi trên mặt vịnh với trạng thái nước tĩnh sẽ thải ra nhiều hợp chất, trong đó có chất pentonai gây ô nhiễm môi trường vùng vịnh. Mặt khác, tại công trường này, việc sử dụng công nghệ giếng khoan chìm hơi ép sẽ làm sản phẩm rẻ hơn hẳn so với công nghệ quen thuộc kia. Nếu so sánh đơn giá 1 mét vuông cầu tại các công trình đã thực hiện tại Việt Nam, cầu Bãi Cháy “rẻ” hơn cầu Mỹ Thuận khoảng 6 triệu đồng và tương đương với đơn giá tại công trình cầu Bính.
Ngoài ra, việc các chuyên gia có thể hoàn toàn kiểm soát được mác bê tông, khuôn mẫu và toàn bộ các yếu tố cần thiết khẳng định chất lượng của vật đúc thay vì phải kiểm tra chất lượng gián tiếp thông qua các mẫu được khoan lấy lên từ vài chục mét dưới lòng đất khi thi công theo phương pháp khoan cọc nhồi cũng là một ưu điểm lớn của phương pháp thi công này.
Một bước đột phá?
Trả lời câu hỏi “liệu có thể coi việc sử dụng những thiết bị hiện đại để áp dụng công nghệ khoan giếng chìm hơi ép vào công trình xây dựng cầu Bãi Cháy là một bước đột phá hay không”, ông Thuỷ cho biết, bước đột phá ở đây chính là người thi công có thể kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng công trình để chắc chắn không để xảy ra sự cố như với cầu Thanh Trì hay cầu Non Nước. Các chuyên gia Nhật Bản còn đầu tư một hệ thống kiểm soát độ cân bằng của móng chính xác tới đơn vị milimét! Nếu các công trình cầu cùng được thực hiện như vậy, thì những chi phí cho công tác sửa chữa, khắc phục sự cố sẽ được hạn chế tới mức tối đa. “Đáng kể hơn là sau khi xây dựng công trình này, các nhà thầu Việt Nam có thể tự mình thực hiện các công trình tương tự”, ông Thủy khẳng định.
Chia tay công trường xây dựng cầu Bãi Cháy, trong đầu tôi chỉ loanh quanh một ý nghĩ. Thay vì phải be bờ ngăn nước hì hụi dưới đáy sông như thường thấy, thắt ruột mỗi khi nghe tin mưa lũ, thì tại đây công trường hoàn toàn khô ráo, cán bộ kỹ thuật ngồi trong cabin giám sát thi công qua màn hình và xử lý các tình huống bằng máy tính. Liệu có bằng chứng nào thuyết phục hơn khi nói về công nghệ mới?
Sau nhiều năm chuẩn bị, sau những cuộc tranh cãi căng thẳng giữa việc kiên quyết xoá bỏ thế cô lập của vùng Đông Bắc với ngăn chặn sự thay đổi cảnh quan vùng vịnh Hạ Long, cuối cùng cây cầu bắc qua vịnh cũng đã được chấp thuận xây dựng. Người trực tiếp tham gia xây thì căng thẳng, dân chúng thì háo hức, những người có nhu cầu đi lại trên cung đường này ngày nào cũng vậy, trong lúc xếp hàng chờ phà đều hướng cái nhìn sang phía cây cầu đang và sẽ thành hình...
Xin được bổ xung thêm, theo ý kiến của thủ tướng Phan Văn Khải:
"Cầu Bãi Cháy phải đảm bảo mỹ quan, chất lượng"
Văn phòng Chính phủ vừa ra thông báo truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải: cầu Bãi Cháy là cầu dây văng một mặt phẳng lần đầu tiên xây dựng ở nước ta phải đảm bảo mỹ quan và chất lượng.
Vì cây cầu Bãi Cháy được xây dựng tại khu vực vịnh Hạ Long - kỳ quan nổi tiếng thế giới cho nên việc xây dựng cầu này phải đặc biệt chú trọng đảm bảo mỹ quan và chất lượng công trình, thủ tướng Phan Văn Khải cho biết.
Với tổng kinh phí đầu tư khoảng 1.046 tỉ đồng bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản, cầu Bãi Cháy dài 903m, rộng 25,3m, khẩu độ thông thuyền 50m đảm bảo tàu 40.000 tấn dễ dàng ra vào cảng Cái Lân.
Điểm đặc biệt: cầu Bãi Cháy được thiết kế hệ thống thang máy chạy dọc hai tháp chính, tạo điều kiện lý tưởng cho khách du lịch ngắm nhìn toàn cảnh vịnh Hạ Long.
Dự kiến hoàn thành cuối năm 2006, công trình chắc chắn sẽ trở thành cây cầu đẹp nhất VN khi bắc qua eo biển Cửa Lục (Hạ Long).
Chuyện về cây cầu đắt nhất Việt Nam
Hai chiếc máy xúc cần cù hoạt động ngày đêm trong một khoang kín như bưng, rộng 400m vuông với chiều cao 2,5m như một chiếc phễu úp ngược để khối bê tông nặng 2.000 tấn từ từ chìm vào lòng đất. Chính sự “tự chìm” vào lòng đất đã khiến người dân cảm nhận thấy đã sau gần 1 năm thi công với hàng ngàn lượt xe đổ bê tông, công trình cứ như... “nước đổ hang chuột”, chẳng thấy cao lên. Việc thi công cầu Bãi Cháy theo công nghệ giếng chìm hơi ép đang ngày ngày diễn ra như vậy... (đây cũng chính là công nghệ thi công cầu Akashi Kaikyo - Nhật Bản)
Biểu tượng mới của Hạ Long?
Lựa chọn công nghệ hiện đại này là yêu cầu của tư vấn trong việc xây dựng cây cầu nối hai bên bờ vịnh đã được coi là di sản văn hoá thế giới. Không chỉ khắt khe trong việc lựa chọn mẫu thiết kế cầu để bảo đảm mỹ quan, kết cấu cũng như giải pháp thi công cây cầu sao cho vừa đảm bảo được độ bền lại vừa không gây nên bất kỳ sự ô nhiễm nào cho vùng vịnh cũng đã được xem xét hết sức kỹ càng.
Còn nhớ, ngày đầu tiên đặt vấn đề xây dựng cầu qua vịnh Hạ Long, hầu hết các nhà chuyên môn đều nhất trí rằng, cây cầu sẽ như một cánh tay vươn qua mặt vịnh, bởi nhất định không thể để “những cọc bê tông đột nhiên mọc lên từ mặt vịnh” xé nát cảnh quan. Không những thế, việc xây dựng cảng nước sâu Cái Lân phía bên trong vịnh cũng đã tạo nên một sức ép rất đáng kể trong việc buộc phải có khoảng tĩnh không thông thuyền cho các loại tàu ra vào, đặc biệt là các loại tàu lớn phù hợp với điều kiện khai thác của một cảng nước sâu. Các nhà thiết kế đã tìm ra một giải pháp không chỉ thoả mãn mà còn vượt cả những yêu cầu ban đầu đề ra: cầu dây văng bê tông dự ứng lực một mặt phẳng dây. Theo Giáo sư - Tiến sĩ Phan Vị Thủy, điểm ưu việt của thiết kế này là ở chỗ người trên cầu không bị hạn chế tầm nhìn sang hai bên nên có thể thoải mái phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn bộ mặt vịnh thoáng đãng, tận hưởng cái cảm giác chơi vơi giữa trời và nước... Và không chỉ có vậy, khoảng cách tĩnh không của cầu Bãi Cháy sẽ là 435m, vượt 35 mét so với kỷ lục thế giới (loại cầu kết cấu một mặt phẳng dây) đã tồn tại 12 năm nay.
"Giếng chìm hơi ép" và những sức ép phi vật thể!
Thống nhất được thiết kế, giải pháp thi công lúc đó trở thành vấn đề then chốt, bởi bài học về đưa công nghệ nổ mìn vi sai phi điện vào thi công phá đá ngầm để xây dựng công trình cảng Cái Lân kề bên dường như vẫn còn nóng hổi với ngành giao thông!
Ngay sau khi kết cấu của cầu chính được phía nhà thầu là Liên doanh Shimizu - Sumitomo Mitsui thông qua với các trụ P2, P3, P4 được đặt trên móng giếng chìm hơi ép, sự tranh cãi về giải pháp thi công này lại bùng lên thêm một lần nữa. Công nghệ thi công móng giếng chìm hơi ép có thể tạm tóm tắt như sau: người ta chia móng thành nhiều đốt và sau khi xác định vị trí chính xác của móng, nhà thầu sẽ đúc đốt sau đó đầu tiên như một chiếc phễu úp ngược, sau đó khoét phía nền đất để thân móng trụ cầu sẽ dần chìm xuống đến cao độ cần thiết. Trong quá trình thân móng từ từ ăn sâu vào lòng đất, người thi công buộc phải tạo được áp suất cần thiết trong lòng chiếc phễu, sao cho áp suất đó đủ để ngăn nước không thẩm thấu vào lòng phễu. Trong quá trình thi công, cao độ âm càng lớn, áp suất cần thiết càng lớn. Đây chính là lý do làm nảy sinh những lập luận phản biện: máu của những người làm việc ở môi trường áp suất cao sẽ bị ngấm nitơ và sẽ gây nên những biến chứng khôn lường về mặt sức khỏe sau này. Lại nữa, cũng có ý kiến cho rằng, biện pháp thi công này đâu có mới mẻ gì, nó đã từng được thực hiện từ... hồi thực dân Pháp xây dựng cầu Long Biên cách đây cả thế kỷ (!), vậy đâu là lấy “công nghệ tiên tiến làm mũi nhọn”?!
Vấn đề đã được các chuyên gia Nhật Bản giải quyết không quá khó khăn. Bản chất của cái gọi là “hậu quả đối với người lao động trong môi trường áp suất cao” là nitơ vào máu và khi người lao động đột nhiên dịch chuyển sang môi trường khác có áp suất chênh lệch, khí nitơ sẽ hoá thành bọt, gây tắc mạch máu. Do vậy, chỉ cần đào thải nitơ ra khỏi máu trước khi người lao động chuyển dịch sang vùng dị biệt về áp suất là có thể loại trừ được nguy cơ trên.
Để minh hoạ cho giải thích này, ông Thủy chỉ cho tôi cái “công cụ điều chỉnh áp suất” giống như một chiếc nồi áp suất khổng lồ gắn trên mặt của khối bê tông mà sau này sẽ trở thành kết cấu phần dưới của trụ cầu. Các công nhân sẽ chui vào đó để tăng áp đến độ phù hợp khi xuống đáy phễu và lúc trở lại mặt đất, chiếc máy sẽ thực hiện một quá trình ngược lại.
Võ vẽ chút kiến thức về thi công cầu đường, tôi hỏi: “Vậy tại sao không thực hiện thi công chân đế theo công nghệ khoan nhồi”? Ông Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Dự án cho biết: “Đơn vị thi công là một trong những nhà thầu uy tín nhất Nhật Bản, công nghệ thi công giếng khoan chìm hơi ép được áp dụng ở đây là hiện đại nhất thế giới. Đại diện chủ đầu tư đã có kinh nghiệm trên 10 năm thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Giải pháp khoan cọc nhồi quen thuộc với các nhà thầu Việt Nam và đã từng phát huy tác dụng tại hầu khắp các công trường xây dựng cầu trong nước lại hoàn toàn không thể áp dụng được tại công trình này”.
Lý do thật đơn giản. Không như thi công tại các con sông nước chảy, quá trình khoan nhồi trên mặt vịnh với trạng thái nước tĩnh sẽ thải ra nhiều hợp chất, trong đó có chất pentonai gây ô nhiễm môi trường vùng vịnh. Mặt khác, tại công trường này, việc sử dụng công nghệ giếng khoan chìm hơi ép sẽ làm sản phẩm rẻ hơn hẳn so với công nghệ quen thuộc kia. Nếu so sánh đơn giá 1 mét vuông cầu tại các công trình đã thực hiện tại Việt Nam, cầu Bãi Cháy “rẻ” hơn cầu Mỹ Thuận khoảng 6 triệu đồng và tương đương với đơn giá tại công trình cầu Bính.
Ngoài ra, việc các chuyên gia có thể hoàn toàn kiểm soát được mác bê tông, khuôn mẫu và toàn bộ các yếu tố cần thiết khẳng định chất lượng của vật đúc thay vì phải kiểm tra chất lượng gián tiếp thông qua các mẫu được khoan lấy lên từ vài chục mét dưới lòng đất khi thi công theo phương pháp khoan cọc nhồi cũng là một ưu điểm lớn của phương pháp thi công này.
Một bước đột phá?
Trả lời câu hỏi “liệu có thể coi việc sử dụng những thiết bị hiện đại để áp dụng công nghệ khoan giếng chìm hơi ép vào công trình xây dựng cầu Bãi Cháy là một bước đột phá hay không”, ông Thuỷ cho biết, bước đột phá ở đây chính là người thi công có thể kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng công trình để chắc chắn không để xảy ra sự cố như với cầu Thanh Trì hay cầu Non Nước. Các chuyên gia Nhật Bản còn đầu tư một hệ thống kiểm soát độ cân bằng của móng chính xác tới đơn vị milimét! Nếu các công trình cầu cùng được thực hiện như vậy, thì những chi phí cho công tác sửa chữa, khắc phục sự cố sẽ được hạn chế tới mức tối đa. “Đáng kể hơn là sau khi xây dựng công trình này, các nhà thầu Việt Nam có thể tự mình thực hiện các công trình tương tự”, ông Thủy khẳng định.
Chia tay công trường xây dựng cầu Bãi Cháy, trong đầu tôi chỉ loanh quanh một ý nghĩ. Thay vì phải be bờ ngăn nước hì hụi dưới đáy sông như thường thấy, thắt ruột mỗi khi nghe tin mưa lũ, thì tại đây công trường hoàn toàn khô ráo, cán bộ kỹ thuật ngồi trong cabin giám sát thi công qua màn hình và xử lý các tình huống bằng máy tính. Liệu có bằng chứng nào thuyết phục hơn khi nói về công nghệ mới?
Sau nhiều năm chuẩn bị, sau những cuộc tranh cãi căng thẳng giữa việc kiên quyết xoá bỏ thế cô lập của vùng Đông Bắc với ngăn chặn sự thay đổi cảnh quan vùng vịnh Hạ Long, cuối cùng cây cầu bắc qua vịnh cũng đã được chấp thuận xây dựng. Người trực tiếp tham gia xây thì căng thẳng, dân chúng thì háo hức, những người có nhu cầu đi lại trên cung đường này ngày nào cũng vậy, trong lúc xếp hàng chờ phà đều hướng cái nhìn sang phía cây cầu đang và sẽ thành hình...
Xin được bổ xung thêm, theo ý kiến của thủ tướng Phan Văn Khải:
"Cầu Bãi Cháy phải đảm bảo mỹ quan, chất lượng"
Văn phòng Chính phủ vừa ra thông báo truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải: cầu Bãi Cháy là cầu dây văng một mặt phẳng lần đầu tiên xây dựng ở nước ta phải đảm bảo mỹ quan và chất lượng.
Vì cây cầu Bãi Cháy được xây dựng tại khu vực vịnh Hạ Long - kỳ quan nổi tiếng thế giới cho nên việc xây dựng cầu này phải đặc biệt chú trọng đảm bảo mỹ quan và chất lượng công trình, thủ tướng Phan Văn Khải cho biết.
Với tổng kinh phí đầu tư khoảng 1.046 tỉ đồng bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản, cầu Bãi Cháy dài 903m, rộng 25,3m, khẩu độ thông thuyền 50m đảm bảo tàu 40.000 tấn dễ dàng ra vào cảng Cái Lân.
Điểm đặc biệt: cầu Bãi Cháy được thiết kế hệ thống thang máy chạy dọc hai tháp chính, tạo điều kiện lý tưởng cho khách du lịch ngắm nhìn toàn cảnh vịnh Hạ Long.
Dự kiến hoàn thành cuối năm 2006, công trình chắc chắn sẽ trở thành cây cầu đẹp nhất VN khi bắc qua eo biển Cửa Lục (Hạ Long).