Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

財政ー金融

Đã gửi: Ba T7 31, 2007 8:04 pm
Viết bởi namnh
Có bạn nào phân biệt được 2 khái niệm này không vậy?
namnh đoán là monetary và fiscal (policy), nhưng ko bít cái nào là cái nào.
Vậy xin nhờ ai có trình độ cho namnh thỉnh giáo heng. m(__)m


Re:財政ー金融

Đã gửi: Ba T7 31, 2007 9:32 pm
Viết bởi chuotchit
Có bạn nào phân biệt được 2 khái niệm này không vậy?
namnh đoán là monetary và fiscal (policy), nhưng ko bít cái nào là cái nào.
Vậy xin nhờ ai có trình độ cho namnh thỉnh giáo heng. m(__)m

財政:国家・地方公共団体すなわち公権力体の経済活動のこと。

 金融:簡単に言うとお金の流通のこと。

ちなみに、よく耳にするのは日銀の財政政策と金融政策なんですが、これはケインズ(John Maynard Keynes)というイギリスの経済学者の考え方で、彼が市場の価格メカニズムはうまく働かないために(つまり、価格はゆっくりしか変化しないために、需要と供給の間に無視し得ない大きなギャップが長期に渡って発生する―>労働力、資本ストックなどの生産資源が常に完全に雇用されるとは限らない―>失業など様々な問題が起こる)、政府の関与が必要だと主張していた。その関与はなにかというと財政政策ーつまり市場の貨幣量を増減させること、と金融政策ーつまりお金の貸出し時の金利を上げたり下げたりすることである。財政政策と金融政策とではどちらかというと金融政策のほうは効果が大きい。 

Re:財政ー金融

Đã gửi: Ba T7 31, 2007 10:58 pm
Viết bởi namnh
hay wá, cảm ơn bạn
nhất là đoạn
金融政策のほうは効果が大きい。 

đây là phần gợi mở cho môn học sắp tới của mình, môn finance

Re:財政ー金融

Đã gửi: Năm T8 02, 2007 11:36 pm
Viết bởi BlueEyes
 Monetary policy(Chính sách tiền tệ) là chính sách mà Ngân hàng trung ương(NHTW) sử dụng các công cụ như; lãi suất ngân hàng, tỷ lệ chiết khấu cho vay, tỷ lệ giũ trữ bắt buộc đối với các ngân hàng con,....nhằm mục đích điều tiết lượng cung-cầu tiền tệ trên thị trường tiện tệ.
Ví dụ; Trên thị trường hàng hoá, nhu cầu ít hơn cung cấp. Để keo nhu cầu lên cho thị trường hh cân bằng, NHTW có thể giảm lại suất cho vay, khiến người tiêu dùng co thể vay tiền về để mua sắm hàng hoá mình đã muốn mua nhưng đã ko mua được vì ví tiền eo hẹp. Do đó nhu cầu sẽ được đẩy lên.


 Fiscal Policy(Chính sách tài chính) là chính sách mà chính phủ sử dụng 2 công cụ Chi tiêu chính phủ và Thuế để điều tiết thị trường hàng hoá.
Cũng ví dụ trên, thay cho Monetary Policy, Chính phủ có thể tăng chi tiêu chính phủ lên (dùng Ngân sách nhà nước chi tiêu xây dựng đưòng xá, cầu cống, chi tiêu phúc lợi xã hội,...), điều này sẽ kéo nhu cầu lên (đặc biệt nhu cầu về các hàng hoá như; nguyên vật liệu xây dựng xi măng sắt thép,...). Hoặc giảm thuế tiêu dùng khiến giá cả hàng hoá giảm xuống, hay giảm thuế thu nhập khiến thu nhập người tiêu dùng tăng lên, do vậy nhu cầu sẽ tăng lên để cân bằng với cung.

Tuỳ từng trường cụ thể mà hiệu quả(効果) của 2 chính sách này khác nhau. Có những trường hợp chính sách này đem lại hiệu quả, còn chính sách kia lại không, và ngược lại.
Ví dụ: ở chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, Monetary Policy có hiệu quả, còn Fiscal Policy thì không.Ở chế độ tỷ giá hối đoái cố định thì ngược lại...!