Tin Kinh tế VN
Đã gửi: Tư T1 10, 2007 7:39 pm
*Nhượng quyền thương mại (franchise)*
----------------------------
(Dân trí) - Gà rán KFC, cà phê Starbucks hay hamburger McDonald's? Xin thưa, dẫn đầu danh sách Franchise 500 do tạp chí Entrepreneur bình chọn thuộc về gã bán bánh mỳ kẹp Subway - một tên tuổi nổi danh ở Hoa Kỳ nhưng xem ra vẫn khá mờ nhạt với dân châu Á.
Tính ra, Subway đã đăng quang tất thảy 15 lần trong lịch sử 28 năm trao giải của tạp chí Entrepreneur. Và có vẻ như, gã khổng lồ bán sandwich này vẫn khăng khăng ôm chặt vương miện trong những năm kế tiếp.
Với 26.000 cửa hàng có mặt khắp thế giới, tốc độ tăng trưởng và mở rộng quy mô của Subway dường như chưa tìm thấy điểm dừng. “Công ty luôn chủ động quy hoạch thị trường. Những khu chung cư, trung tâm mua sắm, tòa nhà văn phòng liên tục mọc lên chính là thị trường bất tận cho chúng tôi khai thác” - sáng lập viên Fred DeLuca tiết lộ.
Bênh cạnh đó, Dunkin' Donuts cũng tỏ ra khá thành công với bước tiến từ vị trí thứ 6 lên danh hiệu “Á quân”. Năm qua, thương hiệu bánh rán nổi tiếng này đã tốn không ít công sức khôi phục lại tiếng tăm, tập trung vào các loại đồ uống cao cấp như cà phê pha sữa và cappuccino.
Cú nhảy nhất kinh điển của năm thuộc về Papa John’s - ông thợ bánh pizza không ồn ào hoa mỹ nhưng đã ngấm ngầm vượt lên 19 bậc để đặt chân vào top10 danh giá năm nay. Domino cũng tăng trưởng ngoạn mục, từ vị trí 11 vọt lên hàng thứ 6. McDonald's và Sonic Drive-In sau thời gian “rớt đài” ra khỏi danh sách nay đã được chào mừng trở lại.
Sau đây là 10 thương hiệu nhượng quyền đứng đầu danh sách Franchise 500 của năm 2006, do tạp chí bình chọn.
1. Subway
Ngành kinh doanh: thực phẩm (bánh mì kẹp thịt, salad)
Phí nhượng quyền: 74.900 USD - 222.800 USD
2. Dunkin' Donuts
Ngành kinh doanh: thực phẩm (bánh ngọt, bánh rán)
Phí nhượng quyền: .179.000 USD - 1,6 triệu USD
3. Jackson Hewitt
Ngành kinh doanh: cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực thuế
Phí nhượng quyền: 48.600 USD - 91.800 USD
4. 7-Eleven
Ngành kinh doanh: chuỗi cửa hàng tiện ích
Phí nhượng quyền: (dao động tùy thuộc)
5. UPS Store, The/Mail Boxes
Ngành kinh doanh: dịch vụ viễn thông, bưu điện
Phí nhượng quyền: 153.950 USD - 266.800 USD
6. Domino's Pizza
Ngành kinh doanh: thực phẩm (pizza, bánh mỳ)
Phí nhượng quyền: 141.400 USD - 415.100 USD
7. Jiffy Lube Int'l
Ngành kinh doanh: thay dầu xe
Phí nhượng quyền: 214.000 USD - 273.000 USD
8. Sonic Drive-In
Ngành kinh doanh: nhà hàng ăn nhanh drive-in (lái xe vào tận quầy)
Phí nhượng quyền: 861.300 USD
9. McDonald's
Ngành kinh doanh: thực phẩm (hamburger, gà rán, salad)
Phí nhượng quyền: 506.000 USD - 1,6 triệu USD
10. Papa John's Int'l
Ngành kinh doanh: thực phẩm (pizza)
Phí nhượng quyền: 250.000 USD
---------------------------
Nhượng quyền thương mại (franchise) đang là một lĩnh vực kinh doanh khá hot hiện nay. Thị trường VN trong tương lai gần có lẽ cũng sẽ xuất hiện những thương hiệu riêng chăng ?.
Nhìn vào bảng xếp hạng thì có lẽ bên cạnh những cái tên lạ hoắc, những ai đang ở Nhật không khó nhận ra những tên tuổi đang nổi như: McDonald's, Domino's Pizza , hay đại gia có biệt danh " đi đâu cũng đụng"- 7 Eleven. Mặc dù khá nổi bật ở Nhật nhưng McDonald's cũng chỉ xếp hạng 9 !!?...
Lại nhớ những ngày đầu lớ ngớ bước chân sang đất Nhật, được các sempai chiêu đãi McDonald's mà không ăn được vì lạ vị . Nhưng đó cũng là " bài học vỡ lòng môn Toàn cầu hoá " của em, cảm ơn các sempai !
----------------------------
(Dân trí) - Gà rán KFC, cà phê Starbucks hay hamburger McDonald's? Xin thưa, dẫn đầu danh sách Franchise 500 do tạp chí Entrepreneur bình chọn thuộc về gã bán bánh mỳ kẹp Subway - một tên tuổi nổi danh ở Hoa Kỳ nhưng xem ra vẫn khá mờ nhạt với dân châu Á.
Tính ra, Subway đã đăng quang tất thảy 15 lần trong lịch sử 28 năm trao giải của tạp chí Entrepreneur. Và có vẻ như, gã khổng lồ bán sandwich này vẫn khăng khăng ôm chặt vương miện trong những năm kế tiếp.
Với 26.000 cửa hàng có mặt khắp thế giới, tốc độ tăng trưởng và mở rộng quy mô của Subway dường như chưa tìm thấy điểm dừng. “Công ty luôn chủ động quy hoạch thị trường. Những khu chung cư, trung tâm mua sắm, tòa nhà văn phòng liên tục mọc lên chính là thị trường bất tận cho chúng tôi khai thác” - sáng lập viên Fred DeLuca tiết lộ.
Bênh cạnh đó, Dunkin' Donuts cũng tỏ ra khá thành công với bước tiến từ vị trí thứ 6 lên danh hiệu “Á quân”. Năm qua, thương hiệu bánh rán nổi tiếng này đã tốn không ít công sức khôi phục lại tiếng tăm, tập trung vào các loại đồ uống cao cấp như cà phê pha sữa và cappuccino.
Cú nhảy nhất kinh điển của năm thuộc về Papa John’s - ông thợ bánh pizza không ồn ào hoa mỹ nhưng đã ngấm ngầm vượt lên 19 bậc để đặt chân vào top10 danh giá năm nay. Domino cũng tăng trưởng ngoạn mục, từ vị trí 11 vọt lên hàng thứ 6. McDonald's và Sonic Drive-In sau thời gian “rớt đài” ra khỏi danh sách nay đã được chào mừng trở lại.
Sau đây là 10 thương hiệu nhượng quyền đứng đầu danh sách Franchise 500 của năm 2006, do tạp chí bình chọn.
1. Subway
Ngành kinh doanh: thực phẩm (bánh mì kẹp thịt, salad)
Phí nhượng quyền: 74.900 USD - 222.800 USD
2. Dunkin' Donuts
Ngành kinh doanh: thực phẩm (bánh ngọt, bánh rán)
Phí nhượng quyền: .179.000 USD - 1,6 triệu USD
3. Jackson Hewitt
Ngành kinh doanh: cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực thuế
Phí nhượng quyền: 48.600 USD - 91.800 USD
4. 7-Eleven
Ngành kinh doanh: chuỗi cửa hàng tiện ích
Phí nhượng quyền: (dao động tùy thuộc)
5. UPS Store, The/Mail Boxes
Ngành kinh doanh: dịch vụ viễn thông, bưu điện
Phí nhượng quyền: 153.950 USD - 266.800 USD
6. Domino's Pizza
Ngành kinh doanh: thực phẩm (pizza, bánh mỳ)
Phí nhượng quyền: 141.400 USD - 415.100 USD
7. Jiffy Lube Int'l
Ngành kinh doanh: thay dầu xe
Phí nhượng quyền: 214.000 USD - 273.000 USD
8. Sonic Drive-In
Ngành kinh doanh: nhà hàng ăn nhanh drive-in (lái xe vào tận quầy)
Phí nhượng quyền: 861.300 USD
9. McDonald's
Ngành kinh doanh: thực phẩm (hamburger, gà rán, salad)
Phí nhượng quyền: 506.000 USD - 1,6 triệu USD
10. Papa John's Int'l
Ngành kinh doanh: thực phẩm (pizza)
Phí nhượng quyền: 250.000 USD
---------------------------
Nhượng quyền thương mại (franchise) đang là một lĩnh vực kinh doanh khá hot hiện nay. Thị trường VN trong tương lai gần có lẽ cũng sẽ xuất hiện những thương hiệu riêng chăng ?.
Nhìn vào bảng xếp hạng thì có lẽ bên cạnh những cái tên lạ hoắc, những ai đang ở Nhật không khó nhận ra những tên tuổi đang nổi như: McDonald's, Domino's Pizza , hay đại gia có biệt danh " đi đâu cũng đụng"- 7 Eleven. Mặc dù khá nổi bật ở Nhật nhưng McDonald's cũng chỉ xếp hạng 9 !!?...
Lại nhớ những ngày đầu lớ ngớ bước chân sang đất Nhật, được các sempai chiêu đãi McDonald's mà không ăn được vì lạ vị . Nhưng đó cũng là " bài học vỡ lòng môn Toàn cầu hoá " của em, cảm ơn các sempai !