Viễn cảnh tăng trưởng của Việt Nam
Đã gửi: Bảy T8 19, 2006 9:35 am
Người ta có thể nhìn thấy những dấu hiệu của sự chuyển mình nhanh chóng ở khắp nơi tại Hà Nội, từ những chiếc xe SUV hào nhoáng trên những con đường của thành phố tới những tòa nhà chung cư cao tầng tại những khu vực ven. Tổng thống Mỹ Bush và các nguyên thủ quốc gia khác sẽ nhìn thấy tận mắt sự thay đổi này khi họ tham dự vào Hội nghị thượng đỉnh APEC được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11 tới.
Hội nghị này sẽ được tổ chức tại một trung tâm hội nghị lớn và một khách sạn 5 sao, hiện đang được xây dựng tại phía Tây Nam của thành phố. Dọc theo con đường 4 làn xe, nhiều tòa nhà cao tầng đã có người ở, nhiều tòa nhà khác đang trong quá trình xây dựng.
Trước khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới với các mục tiêu cải cách kinh tế theo hướng thị trường vào giữa thập niên 80, Việt Nam ở trong hoàn cảnh hết sức khó khăn về kinh tế. Khi mới bắt đầu, công cuộc cải cách gặp không ít những trở ngại nhưng dần dần quá trình này đã đem lại những kết quả tốt đẹp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây, tuy chưa cao như Trung Quốc, nhưng cũng đã ở mức rất đáng kể.
Trong giai đoạn 2001 - 2005, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm 7,5% và mức cao nhất của thời kỳ này là 8,4%, đạt được vào năm ngoái. Trong năm nay, Việt Nam đang nỗ lực để có được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 8%.
Từ năm 1990, khu vực xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh hơn so với của Trung Quốc và sự tăng trưởng này không hề có dấu hiệu của sự chững lại, Trong 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 22 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu hàng loạt sản phẩm từ tôm tới tàu thủy và giày da. Nước này đã trở thành quốc gia xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, đang phấn đấu vượt Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và có thể sẽ vượt Brazil trong lĩnh vực sản xuất cà phê. Các sản phẩm chè của Việt Nam cũng được xuất khẩu sang Ấn Độ.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hiện đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các khu vực kinh tế của Việt nam. Mục tiêu của Chính phủ về việc đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng điện tử hàng năm ở mức 27% có thể sẽ được tăng lên sau khi Tập đoàn Intel mới đây công bố quyết định xây dựng một nhà máy trị giá 605 triệu Đôla tại Tp.HCM.
Mặc dù năng suất của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vẫn không ngừng tăng lên, nhưng tốc độ tăng trưởng cao và vững vàng của lĩnh vực công nghiệp đã dẫn tới kết quả là tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế đã giảm xuống từ mức 25% vào năm 2000 xuống còn 21% vào năm ngoái. Theo dự báo, tỷ trọng này còn có thể giảm xuống mức 15% vào năm 2010.
Cùng với sự phát triển kinh tế là những thay đổi tích cực về mặt xã hội. Mặc dù, nhìn chung Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất ở khu vực châu Á, với mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với Ấn Độ, nhưng điều đáng nói là sự tăng trưởng kinh tế ở đất nước này đem lại lợi ích cho mọi người dân.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tỷ lệ người dân sống dưới mức nghèo khổ, tức là có thu nhập dưới 1 USD/ ngày ở Việt Nam hiện thấp hơn so với mức trung bình ở các nước Đông Nam Á khác, mặc dù vào năm 1990, tỷ lệ này ở Việt Nam cao hơn gấp đôi so với mức trung bình của khu vực.
Nhờ vậy, tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam đã được giảm xuống mức thấp hơn so với Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines và chỉ cao hơn một chút so với Indonesia.
Tuổi thọ của người dân Việt Nam đang tăng lên và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm xuống từ những năm 90. Cả hai công tác này được thực hiện tốt hơn ở Việt Nam so với ở Thái Lan, một nước giàu hơn Việt Nam. Hiện nay, gần 3/4 trẻ em Việt Nam ở độ tuổi trung học cơ sở được đến trường, lớn hơn nhiều so với mức 1/3 vào năm 1990.
Một lần nữa, Việt Nam lại vượt qua cả Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia ở phương diện này.
Kế hoạch 5 năm mới được thông qua tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra hồi tháng 4 năm nay đặt nhiều mục tiêu đối với việc tăng trưởng sản xuất và cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm đưa Việt Nam trở thành một đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020.
Tất nhiên, các nước châu Á khác cũng đặt những mục tiêu tương tự, nhưng sự khác biệt là ở chỗ, các nhà lãnh đạo của Việt Nam - với những gì họ đã làm được trong thời gian gần đây - sẽ hiện thực hóa những mục tiêu đó.
Trước khi diễn ra Đại hội Đảng X, nhiều quan chức cao cấp của Việt Nam bị nghi ngờ có dính líu đến tham nhũng, đặc biệt là vụ một số cán bộ của ngành giao thông sử dụng hàng triệu USD tiền công quỹ vào việc cá độ bóng đá. Sau Đại hội, ông Nông Đức Mạnh tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư còn vị trí Chủ tịch nước và Thủ tướng được chuyển giao lại cho những người còn khá trẻ và được coi là sẽ tiếp tục đẩy mạnh quá trình cải cách kinh tế của đất nước này.
Việt Nam đang đạt được nhiều thành công và có cả một viễn cảnh tươi sáng ở phía trước. Tuy nhiên, không phải là không có những thách thức. Khi Việt Nam hội nhập nền kinh tế toàn cầu (Việt Nam có thể sẽ trở thành thành viên WTO trong năm tới), nền kinh tế nước này sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn trước giá cả hàng hóa thay đổi thất thường và hoạt động khó dự đoán và kiểm soát của giới đầu tư chứng khoán.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực xuất khẩu trong thời gian gần đây một phần xuất phát từ nhu cầu tăng mạnh của các thị trường xuất khẩu và giá xuất khẩu cao cho các mặt hàng chủ đạo của Việt Nam như gạo và dầu thô. Tuy nhiên, trong trường hợp nền kinh tế thế giới hoặc kinh tế Trung Quốc lâm vào tình trạng suy thoái, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh việc xây dựng các nhà máy điện và đường xá nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế và bất kỳ một sự dừng lại nào trong công tác này cũng sẽ có thể gây ra vấn đề đối với nền kinh tế.
Sự tin tưởng của người dân Việt Nam vào Chính phủ bắt nguồn từ chính những thành công của Chính phủ trong việc đem lại sự thịnh vượng và cải thiện những dịch vụ công cho họ. Nhưng nếu Chính phủ không thể giảm nạn tham nhũng hoặc tạo đủ việc làm cho hơn 1 triệu người đến tuổi lao động hàng năm và 1 triệu người từ khu vực nông thôn di cư ra các thành phố, sự ổn định xã hội sẽ bị đe dọa.
Một vấn đề rất quan trọng là Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình cải cách và bán lại hàng ngàn doanh nghiệp sở hữu Nhà nước. Tại những doanh nghiệp này, các vụ tham nhũng phổ biến hơn, diện tích đất và lượng tín dụng được cấp là lớn hơn nhưng số lượng việc làm được tạo ra lại ít hơn. Trong khi đó, khu vực tư nhân tạo ra nhiều việc làm và đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn hơn và có thể làm được nhiều hơn thế, nếu không có quá nhiều các doanh nghiệp nhà nước.
Ông Lê Đăng Doanh, một cố vấn kinh tế của Chính phủ, nhận định, nếu tốc độ của quá trình tư nhân hóa ở Việt Nam không chậm lại do những ưu đãi dành cho khu vực doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam đã có thể đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức 11% như Trung Quốc
Bài viết trích từ SMEnet (http://www.smenet.com.vn/)
Hội nghị này sẽ được tổ chức tại một trung tâm hội nghị lớn và một khách sạn 5 sao, hiện đang được xây dựng tại phía Tây Nam của thành phố. Dọc theo con đường 4 làn xe, nhiều tòa nhà cao tầng đã có người ở, nhiều tòa nhà khác đang trong quá trình xây dựng.
Trước khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới với các mục tiêu cải cách kinh tế theo hướng thị trường vào giữa thập niên 80, Việt Nam ở trong hoàn cảnh hết sức khó khăn về kinh tế. Khi mới bắt đầu, công cuộc cải cách gặp không ít những trở ngại nhưng dần dần quá trình này đã đem lại những kết quả tốt đẹp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây, tuy chưa cao như Trung Quốc, nhưng cũng đã ở mức rất đáng kể.
Trong giai đoạn 2001 - 2005, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm 7,5% và mức cao nhất của thời kỳ này là 8,4%, đạt được vào năm ngoái. Trong năm nay, Việt Nam đang nỗ lực để có được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 8%.
Từ năm 1990, khu vực xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh hơn so với của Trung Quốc và sự tăng trưởng này không hề có dấu hiệu của sự chững lại, Trong 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 22 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu hàng loạt sản phẩm từ tôm tới tàu thủy và giày da. Nước này đã trở thành quốc gia xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, đang phấn đấu vượt Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và có thể sẽ vượt Brazil trong lĩnh vực sản xuất cà phê. Các sản phẩm chè của Việt Nam cũng được xuất khẩu sang Ấn Độ.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hiện đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các khu vực kinh tế của Việt nam. Mục tiêu của Chính phủ về việc đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng điện tử hàng năm ở mức 27% có thể sẽ được tăng lên sau khi Tập đoàn Intel mới đây công bố quyết định xây dựng một nhà máy trị giá 605 triệu Đôla tại Tp.HCM.
Mặc dù năng suất của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vẫn không ngừng tăng lên, nhưng tốc độ tăng trưởng cao và vững vàng của lĩnh vực công nghiệp đã dẫn tới kết quả là tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế đã giảm xuống từ mức 25% vào năm 2000 xuống còn 21% vào năm ngoái. Theo dự báo, tỷ trọng này còn có thể giảm xuống mức 15% vào năm 2010.
Cùng với sự phát triển kinh tế là những thay đổi tích cực về mặt xã hội. Mặc dù, nhìn chung Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất ở khu vực châu Á, với mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với Ấn Độ, nhưng điều đáng nói là sự tăng trưởng kinh tế ở đất nước này đem lại lợi ích cho mọi người dân.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tỷ lệ người dân sống dưới mức nghèo khổ, tức là có thu nhập dưới 1 USD/ ngày ở Việt Nam hiện thấp hơn so với mức trung bình ở các nước Đông Nam Á khác, mặc dù vào năm 1990, tỷ lệ này ở Việt Nam cao hơn gấp đôi so với mức trung bình của khu vực.
Nhờ vậy, tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam đã được giảm xuống mức thấp hơn so với Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines và chỉ cao hơn một chút so với Indonesia.
Tuổi thọ của người dân Việt Nam đang tăng lên và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm xuống từ những năm 90. Cả hai công tác này được thực hiện tốt hơn ở Việt Nam so với ở Thái Lan, một nước giàu hơn Việt Nam. Hiện nay, gần 3/4 trẻ em Việt Nam ở độ tuổi trung học cơ sở được đến trường, lớn hơn nhiều so với mức 1/3 vào năm 1990.
Một lần nữa, Việt Nam lại vượt qua cả Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia ở phương diện này.
Kế hoạch 5 năm mới được thông qua tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra hồi tháng 4 năm nay đặt nhiều mục tiêu đối với việc tăng trưởng sản xuất và cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm đưa Việt Nam trở thành một đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020.
Tất nhiên, các nước châu Á khác cũng đặt những mục tiêu tương tự, nhưng sự khác biệt là ở chỗ, các nhà lãnh đạo của Việt Nam - với những gì họ đã làm được trong thời gian gần đây - sẽ hiện thực hóa những mục tiêu đó.
Trước khi diễn ra Đại hội Đảng X, nhiều quan chức cao cấp của Việt Nam bị nghi ngờ có dính líu đến tham nhũng, đặc biệt là vụ một số cán bộ của ngành giao thông sử dụng hàng triệu USD tiền công quỹ vào việc cá độ bóng đá. Sau Đại hội, ông Nông Đức Mạnh tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư còn vị trí Chủ tịch nước và Thủ tướng được chuyển giao lại cho những người còn khá trẻ và được coi là sẽ tiếp tục đẩy mạnh quá trình cải cách kinh tế của đất nước này.
Việt Nam đang đạt được nhiều thành công và có cả một viễn cảnh tươi sáng ở phía trước. Tuy nhiên, không phải là không có những thách thức. Khi Việt Nam hội nhập nền kinh tế toàn cầu (Việt Nam có thể sẽ trở thành thành viên WTO trong năm tới), nền kinh tế nước này sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn trước giá cả hàng hóa thay đổi thất thường và hoạt động khó dự đoán và kiểm soát của giới đầu tư chứng khoán.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực xuất khẩu trong thời gian gần đây một phần xuất phát từ nhu cầu tăng mạnh của các thị trường xuất khẩu và giá xuất khẩu cao cho các mặt hàng chủ đạo của Việt Nam như gạo và dầu thô. Tuy nhiên, trong trường hợp nền kinh tế thế giới hoặc kinh tế Trung Quốc lâm vào tình trạng suy thoái, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh việc xây dựng các nhà máy điện và đường xá nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế và bất kỳ một sự dừng lại nào trong công tác này cũng sẽ có thể gây ra vấn đề đối với nền kinh tế.
Sự tin tưởng của người dân Việt Nam vào Chính phủ bắt nguồn từ chính những thành công của Chính phủ trong việc đem lại sự thịnh vượng và cải thiện những dịch vụ công cho họ. Nhưng nếu Chính phủ không thể giảm nạn tham nhũng hoặc tạo đủ việc làm cho hơn 1 triệu người đến tuổi lao động hàng năm và 1 triệu người từ khu vực nông thôn di cư ra các thành phố, sự ổn định xã hội sẽ bị đe dọa.
Một vấn đề rất quan trọng là Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình cải cách và bán lại hàng ngàn doanh nghiệp sở hữu Nhà nước. Tại những doanh nghiệp này, các vụ tham nhũng phổ biến hơn, diện tích đất và lượng tín dụng được cấp là lớn hơn nhưng số lượng việc làm được tạo ra lại ít hơn. Trong khi đó, khu vực tư nhân tạo ra nhiều việc làm và đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn hơn và có thể làm được nhiều hơn thế, nếu không có quá nhiều các doanh nghiệp nhà nước.
Ông Lê Đăng Doanh, một cố vấn kinh tế của Chính phủ, nhận định, nếu tốc độ của quá trình tư nhân hóa ở Việt Nam không chậm lại do những ưu đãi dành cho khu vực doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam đã có thể đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức 11% như Trung Quốc
Bài viết trích từ SMEnet (http://www.smenet.com.vn/)