Bạn đang xem trang 1 / 2 trang

ベトナムのコンビニ

Đã gửi: Ba T7 11, 2006 8:32 am
Viết bởi TamNagoya
Cách đây khoảng 5 năm, tại Sài Gòn, đã bắt đầu xuất hiện hệ thống cửa hàng コンビニ ,qui mô có khoảng 20 cái,mang tên ??? (quên mất rồi)[grin],do 1 Việt Kiều đứng ra bỏ vốn đầu tư .Tuy nhiên, nó đã nhanh chóng phá sản sau 1 năm ,do người dân VN chưa có thói quen sử dụng ,cũng như do cung cách kinh doanh điều hành của người sáng lập.
Hiện nay, tại SG đã có 1 chuỗi コンビニ khác, mang tên Ngày&Đêm.Tuy qui mô nhỏ,hàng hoá không được phong phú lắm,nhưng nó bước đầu được người dân SG chấp nhận và đã tồn tại được khoảng 2 năm.
Hôm nay, đọc báo Thanh Niên ,thấy đăng tin Tập Đoàn G7 chính thức khai trương hệ thống cửa hàng コンビニ mang tên G7 Mart sau 2 năm nghiên cứu ,chuẩn bị thị trường.[good]

http://www.thanhnien.com.vn/Kinhte/2006/7/11/155238.tno


Sự ra đời hệ thống cửa hàng G7 Mart được xem là bước phát triển đầu tiên cho hệ thống 流通 tại VN,do công ty VN đứng ra kinh doanh.Tuy nhiên, tương lai,nó sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các tập đoàn hùng mạnh khác của nước ngoài như Seven-Eleven,một khi VN chính thức gia nhập WTO.
Có thể giới thiệu vài nét về chủ nhân của hệ thống G7 này.
Ông tên là Đặng Lê Nguyên Vũ , có lẽ không xa lạ gì đối với những ngưòi sống tại SG,bởi ông chính là người sáng lập ra chuỗi quán cà phê nổi tiếng một thời: Cà phê Trung Nguyên.
Tuy nhiên, Cà Phê Trung Nguyên càng nổi tiếng hơn ,khi sự sụp đổ của nó được đề nghị đưa vào SGK của Đaị học Kinh Tế,như 1 bài học về quản lý kinh doanh .
Lúc cực thịnh, ở SG ,đâu đâu cũng thấy các quán cà phê Trung Nguyên ,hệt như hệ thống nhà hàng ガスト、吉野家、デニーズ bên Nhật.
Tuy nhiên sau đó,Cà Phê Trung Nguyên bắt đầu sụp đổ do cung cách điều hành không chuyên nghiệp: cung cách phục vụ của nhân viên không được chuẩn hoá,chất lượng hàng hoá(2 ly cà phê ở 2 quán cà phê Trung Nguyên khác nhau có mùi vị khác nhau),bị nhái nhãn hiệu,v.v...
Sau thất bại này, có lẽ Đặng Lê Nguyên Vũ quyết tâm xây dựng lại từ đầu với tập đoàn mang thương hiệu G7 .G7 hiện nay được xem như là công ty phân phối hàng hoá đầu tiên và qui mô nhất của VN.
Cách làm của Đặng Lê Nguyên Vũ: Ông không bỏ vốn ra xây dựng mới từ đầu hệ thống コンビニ mang thương hiệu G7 Mart,vì nếu làm như vậy, sẽ không thể nào đủ vốn để xây dựng hàng trăm cửa hàng trong 1 thời gian ngắn.
Thay vào đó,ông tận dụng các cửa hàng tạp phẩm ,bách hoá đã có khắp nơi từ xưa đến nay,thuyết phục các hộ kinh doanh này ký hợp đồng với G7 Mart.
Theo đó, các cửa hàng này sẽ mang tên G7 Mart và được trang trí theo 1 phong cách chuẩn hoá, thống nhất do G7 Mart qui định.Các chủ cửa hàng này phải tuân theo các qui định về quản lý cửa hàng,giá bán các mặt hàng,phong cách bán hàng phục vụ ,vệ sinh thực phẩm v.v...,đổi lại ,họ sẽ không phải lo về đầu vào (仕入)các loại hàng hoá bán trong cửa hàng,được huấn luyện về nghiệp vụ bán hàn hiện đại v.v..
Một cách làm khá hay.
Hy vọng G7 sẽ phát triển và trở thành công ty hàng đầu của VN trong lãnh vực 流通.

TB:Một hệ thống chuỗi cửa hàng thành công khác tại SG là Phở 24.Ngon, sạch sẽ, phục vụ chuyên nghiệp không thua gì Nhật,nhưng mỗi tội hơi..mắc(1 tô phở hơn 20 ngàn).


Re:ベトナムのコンビニ

Đã gửi: Ba T7 11, 2006 12:29 pm
Viết bởi Tuan
Vậy thì hay quá nhỉ!Lúc truớc em cũng có ý định thử xem thị truờng Việt Nam cần gì để làm ăn kiểu này.
Việt Nam có nhiều mặt thuận lợi để phát triển Conbini như
-thị truờng tiêu thụ rộng lớn nếu tính bình quân mật độ dân số.
-Nguồn nhân công khá dồi dào,đảm bảo đủ lao động 24/24giờ.
-Nguồn hàng hóa khá phong phú.
-Nếu biết đánh vào những điểm nóng như gần các truờng Đại học lớn thì sẽ phát triển mạnh.
Nhưng nếu muốn phát triển đuợc hệ thống conbini ở VN,thì cũng phải đối mặt với khá nhiều vấn đề. Trứớc mắt là,
-Nguồn nhân công dồi dào nhưng Cung cách quản lí thái độ làm việc  còn chưa tốt,phải tiến hành đào tạo 社員教育 thật tốt.
-Thị truờng tiêu thụ khá lớn nhưng chưa có thói quen sử dụng conbini,hoặc chưa có giá cả hợp lý,chưa đáp ứng được nhu cầu về loại hàng hóa...
-Phải đối đầu với hệ thống quán cóc,tiệm tạp hóa hiện có ở Việt Nam,điều này khá vất vả.
Nếu ở những trung tâm lớn như Hồ chí Minh,Hà nội thì sẽ dùng chiêu cạnh tranh,cá lớn nuốt cá bé[tongue].
Nhưng nếu ở các vùng quê thì khá nan giải..[frown]vì quan hệ giữa nguời bán và nguời mua gắn với tư tuởng thân tình nên không xài chiêu cá lớn -cá bé đựơc.Chỉ còn nước là thu nạp các quán này vào hệ thống nhưng vấn đề vấp phải lúc này là đào tạo đội ngũ bán hàng và quản lý--khá nan giải.
-Vì phải đưong đầuvới nhiều vấn đề khá nan giải nên nguồn vốn đòi hỏi phải khá lớn.
Cách giải quyết:Vụ này đang suy nghĩ

Trên đây là mấy điều mà đệ cóp nhặt đuợc lúc tìm hiểu về Hệ thống conbini đặt tại Việt Nam.[grin]Anh em có ai có đối sách gì hay xin chỉ giáo.

Re:ベトナムのコンビニ

Đã gửi: Ba T7 11, 2006 3:57 pm
Viết bởi tsunami
Hi vọng コンビ二 ở VN sẽ phát triển thành ブーム thì hay quá nhỉ. Forever chỉ ra mấy yếu tố thuận lợi và khó khăn ở VN khi làm combini, mình cũng xin góp thêm vài ý kiến.
Về cơ bản VN có điều kiện để phát triển nghề bán lẻ nói chung vì dân số đông, lượng tiêu thụ cũng lớn và sẽ tăng nhanh trong những năm tới.Tuy nhiên, combini là mô hình kinh doanh tương đối mới mẻ, bởi chúng ta quen sống ở Nhật và quen dùng combini hằng ngày nhưng thật ra Nhật là 1 trường hợp rất đặc biệt và không phải ở đâu mô hình combini cũng thành công cả. Nó phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu tiêu dùng cũng như thói quen mua sắm và cách sống của người dân nữa. Combini rất dễ đi đến phá sản vì giá cả khá cao kéo theo việc cung cấp dịch vụ phải tốt hơn, ví dụ như sự đầy đủ hàng hoá(品揃え),quản lý lượng hàng hoá tồn kho ロス(hiện giờ phổ biến nhất là POS system)...Các combini ở Nhật cũng đều do các ông lớn kinh doanh thì mới phát triển được như hiện nay. Thí dụ: 7.11 của イトーヨーカ堂,Family mart của 西武,lawson của ダイエー,サンクスcủa skylark group...Việt nam mình chưa có doanh nghiệp bán lẻ nào đủ sức gánh vác những hệ thống combini đồ sộ như vậy, nhất là sắp phải ứng phó với sự tràn ngập của các đại gia bán lẻ thế giới như Wal-mart...Hơn nửa,người VN chưa có thói quen làm việc đêm khuya và nhà nước chưa thông thoáng trong việc cho phép các cửa hàng mở cửa 24/24 giờ.
Dù sao, rất hi vọng răng VN sẽ phát triển thành công mô hình combini hay ít ra là 1 mô hình bán lẻ phù hợp với người Việt.

Re:ベトナムのコンビニ

Đã gửi: Ba T7 11, 2006 4:04 pm
Viết bởi Tran Chi Trung
 Em nghĩ cái đó cũng hay nhưng chưa thể áp dụng rộng rải đươc.
 Thứ nhất la ngươi dân chưa quen
 Thí dụ như ZIDOHANBAIKI o VN bây giờ thế nào?[bounce][bounce][bounce][ninja]

Re:ベトナムのコンビニ

Đã gửi: Ba T7 11, 2006 4:44 pm
Viết bởi TamNagoya
Bổ sung 1 số thông tin  :

1.コンビニ Ngày&Đêm đang sống khoẻ ở SG.Dân SG có tiếng là ăn ,chơi,làm suốt cả ngày,bắt đầu khoái コンビニ rồi.

2.Mở cửa 24/24 chỉ áp dụng ở 1 số cửa hàng tại khu vực trọng điểm :bến xe, bến tàu,cây xăng, khu trung tâm Tp thôi.Không phải cửa hàng nào cũng chơi 24/24 đâu.Ngay như Seven-Eleven, sở dĩ nó mang cái tên như vậy là vì thưở ban đầu ,nó chỉ mở cửa từ 7h sáng đến 11h đêm mà thôi.

3.Luật hiện nay cho phép kinh doanh 24/24 .Cấm kinh doanh sau 24h là với đối tượng nhà hàng,vũ trường, quán Bar,karaoke,v.v..Ở SG hàng chục năm nay vẫn có những nhà thuốc 24/24 đấy chứ.

3.POS システム bước đầu được siêu thị Coop Mart đưa vào sử dụng rồi, đầu tư cả triệu đô la.Đây là hệ thống quản lý bán lẻ hiện đại.Nó cài trong cái máy tính tiền レジ ,kết nối cửa hàng bán lẻ với công ty mẹ ,qua đó cung cấp thông tin tức thời cho công ty mẹ về các dữ liệu như :vào thời điểm X, tại cửa hàng Y ,売上 của cửa hàng Y là bao nhiêu,món hàng Z sắp sửa phải bổ sung,món hàng A bán chưa hết ,món hàng B không bán được v.v..

4.Tớ đi Thái Lan, Philippin thấy コンビニ ở đây tồn tại phẻ re song song với quán cóc vỉa hè.Nó không được sáng sủa ,rộng rãi như コンビニ của Nhật .Dân nghèo,dân lao động ở đó vẫn mua sắm tại đó bình thường.Bán chạy nhất là cà rem ,bia ,nước ngọt,bánh kẹo.Con nít và dân nhậu ra vô liên tục.[grin]

5.Cái máy 自動販売機 ở VN xấu đau xấu đớn.Giống y chang mấy cái máy bán pin,condom ở Nhật[tongue].

Re:ベトナムのコンビニ

Đã gửi: Ba T7 11, 2006 5:03 pm
Viết bởi sun_sea
Theo SuN thì hiện nay ở Việt nam mình kinh doanh siêu thị, siêu thị bình dân có lẽ hay hơn kombini.( tương lai thì chưa biết thế nào!![smile]). Hai trong những lý do khiến ở Nhật có rất nhiều combini có thể là ý thức (hay kỉ luật)tiết kiệm thời gian của người Nhật và số người sống độc thân khá lớn chăng?  Việt nam mình thì khác mờ...

hy vọng cái Gmart này phát triển tốt
gambaree!!

Re:ベトナムのコンビニ

Đã gửi: Tư T7 12, 2006 10:29 am
Viết bởi BuOnChOSoPhaN
Các điểm mạnh và điểm yếu mà forever đưa ra rất đúng, nhưng còn khoản
-Nguồn hàng hóa khá phong phú.
thì không đuợc đồng tình cho lắm. Hiện nay hàng hoá ở Việt Nam nếu nhìn thẳng vào sự thực thì: Kém phong phú về kiểu dáng, không đa dạng về chủng loại và yếu về chất luợng. 1 trong những khâu quan trọng nhất của việc kinh doanh コンビ二 là khâu 仕入, cái này đòi hỏi phải có 1 hệ thống phân phối hàng chuyên nghiệp, quan hệ giữa nguời kinh doanh コンビ二 và メーカ phải tốt. Nếu để ý kĩ sẽ thấy hàng hoá trong コンビ二 rất nhiều, khônng khác gì 1 siêu thị thu nhỏ cả. Để có đuợc số hàng hoá như thế không phải là chuyện đơn giản. Và cũng có rất nhiều mặt hàng chỉ chế tạo dành riêng cho コンビ二, ví dụ như bàn chải đánh răng xài 1 lần rồi vất, các sảm phẩm vệ sinh chia theo khối luợng nhỏ, ... Khách hàng vào コンビ二 thuờng chỉ mua hàng với số luợng nhỏ, có khi chỉ là cái bánh hay chai nưóc hoặc tờ báo, nhưng luợng khách hàng lại rất lớn.

Thêm vào đó cần có 1 chiến luợc PR hoàn hảo để giúp nguời tiêu dùng tìm đến コンビ二 khi mà nguời dân vẫn còn xa lạ với loại hình kinh doanh này. Việc chọn tên cửa hàng, hay bề ngoài của cửa hàng cũng rất quan trọng, nó giúp cho tên cửa hàng có ấn tuợng hơn. Ví dụ nhìn thấy màu xanh nhạt và trắng thì biết ngay là anh Family Mart, màu đỏ và xanh đậm thì là Sunkus, kẻ xanh đỏ tùm lum thì là chú Seven-Eleven.

Re:ベトナムのコンビニ

Đã gửi: Tư T7 12, 2006 10:56 am
Viết bởi Tuan
Okie.Cái khoản đấy thì mình thấy tại khâu 仕入 của mấy bác VN mình yếu quá thôi.Nếu khoản này mà đuợc hoàn thiện hoá thì コンビ二 ở VN hàng hoá càng phong phú hơn nhiều lần so với Nhật.Vì tớ để ý thấy hàng trong コンビニ của Nhật đồ Made in China,taiwan cũng khá nhiều.VN lại ở gần China,lại có nguồn rau quả nông thuỷ sản khá phong phú.
Cũng có lẽ do khâu chế biến,đông lạnh của VN còn yếu nên chủng loại và chất luợng sản phẩm chưa phong phú.
Vả lại,từ bao đời nay dân ta có truyền thống ăn chắc mặc bền nên chuyện mẫu mã và kiểu dáng sản phẩm chưa trở thành nhu cầu cấp thiết trong sản phẩm.
-------
Nếu đủ vốn và liên kết với một vài doanh nhân ở VN thử mở một chain như thế thì phải cần chuẩn bị những gì???

Re:ベトナムのコンビニ

Đã gửi: Tư T7 12, 2006 12:38 pm
Viết bởi tsunami
Một vấn đề nhức nhối đặt ra khi các tập đoàn phân phối, bán lẻ như combini hay siêu thị cỡ lớn thực hiện kế hoạch của mình đó là: sau lưng sự thành công (dường như có thể dự đoán trước) là sự phá sản của hàng loạt quán xá, chợ truyền thống đã tồn tại lâu đời. Điều này sẽ gây ra sự chênh lệch giàu nghèo mà người Nhật rất hay đề cập đến, 格差拡大. Có thể chênh lệch giàu nghèo là điều tất yếu trong một xã hội đang trên đà phát triển như VN nhưng nếu nó diễn ra quá đột ngột thì chắc hẳn sẽ gây "loạn" xã hội...
Ở Nhật cũng đã và đang xảy ra tình trạng tương tự. Cách đây khoảng 20 năm hầu hết các đại gia phân phối lẻ như Itoyokado, daie, seibu... đã bắt đầu áp dụng mô hình Super market, sau đó là Super Super market (quy mô lớn), デパート,百貨店,GMS, shopping centre...thì các cửa hàng bán lẻ cũ 専門店(酒屋、魚屋、八百屋、肉屋 dần dần tiến đến phá sản. Ngay cả 商店街 cũng không thể cạnh tranh được các hệ thống phân phối khổng lồ ấy.
Liệu ở VN cũng sẽ xảy ra tình trạng tương tự?
Nếu mô hình combini ở VN thành công, tên gọi của nó sẽ thế nào nhỉ. Mọi người cùng bàn luận xem sao. Mình thấy ở nhà người ta gọi là " cửa hàng tiện lợi", nghe có vẻ đúng nghĩa nhưng hơi chói tai. Mình thấy "combini" cũng không phải là tên gọi tồi...

Re:ベトナムのコンビニ

Đã gửi: Năm T7 13, 2006 11:05 am
Viết bởi wara2ka

Hi vọng コンビ二 ở VN sẽ phát triển thành ブーム thì hay quá nhỉ. Forever chỉ ra mấy yếu tố thuận lợi và khó khăn ở VN khi làm combini, mình cũng xin góp thêm vài ý kiến.
Về cơ bản VN có điều kiện để phát triển nghề bán lẻ nói chung vì dân số đông, lượng tiêu thụ cũng lớn và sẽ tăng nhanh trong những năm tới.Tuy nhiên, combini là mô hình kinh doanh tương đối mới mẻ, bởi chúng ta quen sống ở Nhật và quen dùng combini hằng ngày nhưng thật ra Nhật là 1 trường hợp rất đặc biệt và không phải ở đâu mô hình combini cũng thành công cả. Nó phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu tiêu dùng cũng như thói quen mua sắm và cách sống của người dân nữa. Combini rất dễ đi đến phá sản vì giá cả khá cao kéo theo việc cung cấp dịch vụ phải tốt hơn, ví dụ như sự đầy đủ hàng hoá(品揃え),quản lý lượng hàng hoá tồn kho ロス(hiện giờ phổ biến nhất là POS system)....

Theo mình nghĩ, một trong những lý do quan trọng để mô hình kinh doanh Convenience tại Nhật đã đang và sẽ tồn tại và phát triển bên cạnh những tập đoàn siêu thị khổng lồ khác là vì, コンビに của Nhật phát huy tối đa được những điểm mạnh để tồn tại đúng nghĩa như tên gọi của nó " Siêu thị tiện ích". Ta có thể thấy rất nhiều "tiện ích" khác ngoài các sản phẩm tiêu dùng cần thiết(tạm gọi là những tiện ích thứ 2) như: máy photocopy, fax, điện thoại, máy ATM, hệ thống nhận thanh toán các loại cước sử dụng( điện thoại, ga điện nước, thẻ điện thoại trả trước)、tiền 国民保険,... và cả đi toilet miễn phí nữa.
Mình chắc có phân nửa khách hàng ghé vào コンビに vì những tiện ích thứ 2 nói trên. Việc mua sản phẩm của siêu thị lúc này chỉ mang tính "nhân tiện, tiện thể". Tiện thể ghé rút tiền ngân hàng, nên mua chai nước uống...
Ngoài ra, nếu so sánh với tình hình kinh doanh không mấy phát đạt của hệ thống コンビに ở Mĩ(cha sinh của loại hình Convenience), có thể thấy 1 lý do nữa khiến hệ thống コンビに của Nhật tồn tại và phát triển được là vì mật độ dân số của Nhật rất đông, và người Nhật(người châu Á nói chung) có thói quen đi mua sắm thường xuyên nếu không muốn nói là mỗi ngày. Cả 2 điều này đều khác đối với Mĩ. Ở Mĩ mật độ dân số thưa thớt,(người Mĩ mỗi lần ra ngoài đều phải dùng ôtô, vì vậy họ sẽ chạy thẳng đến các siêu thị tổng hợp,デパート, chứ không dại gì ghé vào các コンビに để bị cắt cổ). Hơn nữa, người Mĩ không có thói quen đi mua sắm mỗi ngày như Nhật.Một gia đình Mĩ thường chỉ đi mua sắm mỗi tuần 1 lần, và thường mua thức ăn dự trữ và vật dụng cần thiết cho cả 1 tuần.
Quay lại vấn đề ベトナムのコンビに. Mình nghĩ "siêu thị tiện ích" sẽ phát triển tốt ở cả Việt Nam, nếu nó tồn tại đúng như ý nghĩa của nó. Không chỉ đơn thuần là bán những đồ ăn thức dùng cần thiết, mà phải bán cả những dịch vụ tiện ích khác nữa.