Bạn đang xem trang 1 / 4 trang

Gia nhập WTO - được và mất?

Đã gửi: Tư T1 04, 2006 3:29 pm
Viết bởi kimams2003
Sức mạnh Trung Quốc sau 4 năm vào WTO

Sau hơn 4 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Trung Quốc đang làm vỡ mộng các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới muốn thâm nhập thị trường khổng lồ này.

Mặc dù Trung Quốc đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện của WTO, thậm chí một vài điều kiện còn được thỏa mãn trước thời hạn, nhưng chỉ là những điều kiện có lợi cho phía Trung Quốc. Niềm hy vọng Trung Quốc mở cửa thị trường ôtô, công nghệ cao, hoặc dịch vụ tài chính... cho các công ty đa quốc gia vẫn chỉ là niềm hy vọng.

Trung Quốc rút ra bài học rất nhanh, sử dụng WTO như một công cụ cho sự “bành trướng” thị trường của mình. Năm 2003, Trung Quốc đã dựa vào WTO để kiện thành công Mỹ khi nước này nâng thuế nhập khẩu thép để bảo hộ ngành công nghiệp thép.

Trung Quốc bộc lộ sự tự tin của mình rõ ràng nhất trong việc lên án EU và Mỹ gần đây, khi hai thành viên WTO này vẫn áp đặt hạn ngạch lên hàng dệt may của họ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2005, theo như thỏa thuận, quota nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc vào hai thị trường này không còn nữa. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm, hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc đã tràn ngập thị trường EU và Mỹ.

Hoảng sợ trước nguy cơ ngành dệt may của mình bị Trung Quốc đè bẹp, EU và Mỹ đã tái thiết lập hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may vào hai thị trường này. Bộ trưởng Bộ Thương mại của Trung Quốc, ông Bạc Hy Lai, đã lên án EU và Mỹ đi ngược lại “tinh thần tự do thương mại thế giới của WTO”.

Phải công nhận rằng, không có thành viên nào khác của WTO có một vị trí quan trọng như vị trí của Trung Quốc khi đàm phán: Thị trường khổng lồ, điều kiện sản xuất tốt, nhân công rẻ. Đấy là những điều kiện tiên quyết mà các công ty nước ngoài đang rất cần. Khi một công ty của Đức không chấp nhận các điều kiện của Trung Quốc, sẽ có ngay công ty khác của Mỹ hay những nước khác nhảy vào, hoặc ngược lại.

Một ví dụ tiêu biểu: Ngày 5/12/2005 vừa qua, Trung Quốc ký một hợp đồng gần 10 tỷ đôla với Airbus mua 150 máy bay loại A319, A320 và A321 của công ty này, với điều kiện là Airbus sẽ phải xây dựng một nhà máy lắp máy bay cho hợp đồng này tại Trung Quốc vào năm 2006. Airbus gật đầu đồng ý.

Trước đó vài tuần, Trung Quốc cũng đã ký một hợp đồng mua máy bay với Boeing, nhưng với số lượng nhỏ hơn rất nhiều, vì Boeing chỉ đồng ý xây một xưởng bảo trì máy bay ở Trung Quốc. Việc xây dựng nhà máy lắp ráp máy bay ở Trung Quốc đồng nghĩa với việc ngành công nghệ hàng đầu này sẽ từ từ rơi vào tay Trung Quốc. Chính phủ Mỹ cấm xây dựng nhà máy lắp ráp máy bay ngoài nước Mỹ, Boeing bó tay và Airbus đã có được hợp đồng béo bở trên, mặc dù các nhà kinh tế chiến lược châu Âu cực lực phản đối việc ký kết hợp đồng này.

Trong một vài ngành kinh tế, các nhà kinh tế chiến lược ở Bắc Kinh đã không cần phải che giấu mục tiêu của mình. Chính quyền Trung Quốc đã tạo ra rất nhiều bước đệm về thuế cho xe và phụ tùng ô tô nhập khẩu. Thông qua việc nâng thuế ở các bước đệm này, Trung Quốc có thể tăng giá thành xe nhập khẩu mà không vi phạm các điều khoản gia nhập WTO của mình.

Ví dụ, ở Trung Quốc, các công ty nước ngoài không được phép buôn bán xe nhập khẩu, trừ trường hợp các công ty này liên doanh với với một công ty của Trung Quốc. Các loại xe sang trọng của Đức như Mercedes, BMW, Audi cũng phải trải qua 50.000 km chạy thử, phải kiểm tra tiêu chuẩn khói thải “Euro 1”, mặc dù tất cả các xe sản xuất ở châu Âu đều đã phải thỏa mãn tiêu chuẩn khói thải cao hơn nhiều là “Euro 4”. Thế nhưng phần lớn loại xe sang trọng của Đức đều không vượt qua được cuộc sát hạch này, đơn giản là do nhân viên kiểm tra (cố ý) điều khiển máy đo không chính xác. Chuyện rất thường xảy ra ở Trung Quốc là các xe nhập khẩu đều bị hải quan giữ lại để kiểm tra các thùng gỗ đóng gói xe có... côn trùng hay không. Tất cả các phiền toái này đều phục vụ một mục đích duy nhất: Lợi nhuận từ xe nhập khẩu giảm, mức độ nhập khẩu giảm, các nhà sản xuất sẽ phải mang công nghệ vào Trung Quốc.

Trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng nước ngoài cũng không dễ dàng thâm nhập thị trường Trung Quốc như họ hy vọng ban đầu. Trung Quốc đã thỏa mãn những điều khoản gia nhập WTO của mình, tức là đến hết năm 2006 sẽ từ từ mở thị trường tài chính và ngân hàng của mình, nhưng đó chỉ là trên giấy tờ. Khi một ngân hàng nước ngoài muốn mở chi nhánh ở Trung Quốc, thì họ phải đặt tiền thế chấp hàng triệu USD. Nếu ngân hàng nào muốn kinh doanh bằng nhân dân tệ, thì đòi hỏi thế chấp này sẽ tăng lên gấp mấy lần. Vì vậy chẳng có gì khó hiểu khi không có một ngân hàng nước ngoài nào muốn đơn thương độc mã kinh doanh trong lĩnh vực này.

Mục tiêu của Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính rất rõ ràng: các ngân hàng nước ngoài tạo sức ép với các ngân hàng trong nước, nhưng các ngân hàng nước ngoài không được chiếm thị phần quá lớn trong lĩnh vực này. Để đạt mục tiêu của mình, Trung Quốc cho các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào các ngân hàng trong nước với tư cách là một cổ đông nhỏ: Vốn đầu tư nước ngoài không được quá 25%, trong đó một nhà đầu tư không được phép quá 20%. Chiến lược này nhằm vào 3 mục đích:

1. Với tư cách là cổ đông nhỏ, các ngân hàng nước ngoài không có đủ số phiếu để tham gia quyết định.

2. Thế nhưng muốn cho đầu tư của mình có hiệu quả, thì các ngân hàng nước ngoài phải cung cấp kiến thức, công nghệ... trong lĩnh vực tài chính cho các ngân hàng Trung Quốc.

3. Khi có sự đầu tư của các ngân hàng danh tiếng trên thế giới, giá trị của các ngân hàng Trung Quốc sẽ tăng lên đáng kể, và qua đó sẽ được các nhà đầu tư khác chú ý đến.

Trung Quốc cũng áp dụng biện pháp này cho thị trường bảo hiểm trong nước. Theo cam kết gia nhập WTO, bắt đầu từ năm 2005 các tập đoàn bảo hiểm nhân thọ nước ngoài có thể hoạt động tự do trong thị trường hơn 1,2 tỷ dân này. Nhưng điều khoản này cố ý bị trì hoãn để cho các tập đoàn trong nước có thời gian chuẩn bị và chiếm lĩnh thị trường trước khi các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài có thể bắt đầu kinh doanh. Mục tiêu: Các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài chỉ có thể bắt đầu kinh doanh, khi mà thị trường bảo hiểm đã hoàn toàn bị chi phối bởi các tập đoàn trong nước.

(Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)

 

Re:Gia nhập WTO - được và mất?

Đã gửi: Tư T1 04, 2006 9:53 pm
Viết bởi ore
Mấy tay Trung Quốc thật lanh lợi, còn VN thì sao?
Mời mọi người đọc bài phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt:

http://www.dantri.com.vn/kinhdoanh/2006/1/96248.vip

Re:Gia nhập WTO - được và mất?

Đã gửi: Năm T1 05, 2006 4:07 am
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Ra nhập WTO hay không cũng chỉ là việc có tham gia vào ván cờ lớn hay không. Không tham gia ván cờ lớn nhưng vẫn có thể tham gia vào các ván cờ nhỏ và trung bình. Đâu có gì phải quan trọng hoá vấn đề gia nhập hay không.

Quan trọng là không có đủ thực lực để sản xuất hàng hoá.Dân trí thấp. Các bạn có biết ai nghĩ ra cái trò WTO không ??? Cái tên WTO mới có từ năm 1995
,chủ yếu chỉ quanh quẩn chuyện xuất nhập khẩu hàng hoá,thuế quan, rồi từ đó nảy sinh ra các luật xung quanh.

Có lẽ Việt Nam vẫn hợp với lối đánh du kích hơn vì nó là đặc trưng được đúc kết kinh nghiệm hàng nghàn năm,trong cả lối suy nghĩ và văn hoá.

Có ai hiểu tại sao lại cứ phải vào WTO thì đưa ý kiến ra,tôi phản biện đến cùng cho.

Re:Gia nhập WTO - được và mất?

Đã gửi: Năm T1 05, 2006 1:59 pm
Viết bởi phuongthe_ngoc
Ra nhập WTO hay không cũng chỉ là việc có tham gia vào ván cờ lớn hay không. Không tham gia ván cờ lớn nhưng vẫn có thể tham gia vào các ván cờ nhỏ và trung bình. Đâu có gì phải quan trọng hoá vấn đề gia nhập hay không.

Xu hưóng hội nhập toàn cầu hoá là một xu hưóng tất yếu chung trên thế giới!Các nước thông qua việc trao đổi thương mại,chuyển giao công nghệ...diễn ra trong quá trình này sẽ dần dần giúp xoá bỏ được sự chênh lệnh về mức độ phát triển với nhau!Với vị thế là nước chậm phát triển như VN, tiến trình này có vẻ như là đang đi về hướng có lợi!Suy nghĩ của em là vậy nên Lý huynh làm ơn giải thích ý nghĩa nhận xét "Ván cờ lớn-ván cờ nhỏ và trung bình" của anh cho em thấu đáo với.Nếu như theo em hiểu việc không thích hợp với những "ván cờ lớn" nghĩa là VN vẫn có phát triển nhanh và giành được vị thế quan trọng trong nền kinh tế khu vực và thế giới nhờ các ván cờ nhỏ và trung bình dựa trên những điều kiện thiếu bình đẳng giữa các nước trong và ngoài khối WTO??Liệu những thế mạnh về lối đánh du kích của Việt Nam như anh nói có còn hiệu quả với chiến lược đồng minh thương mại,hàng rào thuế quan mậu dịch của thị trường các nước thuộc khối WTO!?Lợi ích từ các mặt trận thương mại vừa và nhỏ có đủ để nâng cao vị trí của VN hay chỉ đủ để duy trì vị trí ở mức trung bình như hiện tại??
Anh nghĩ sao về nhận xét gia nhập WTO đồng nghĩa với đưa một nền kinh tế thiếu sự tổ chức chặt chẽ vào khuôn khổ,kích thích nó phát triển bằng những nhân tố mới chưa từng có??
Lý huynh chỉ bảo giúp em nhé!Có lẽ cũng nhiều người muốn góp ý kiến tranh luận nhưng câu cuối cùng của anh hơi 気が強いnên ngại đấy anh ạ...

Re:Gia nhập WTO - được và mất?

Đã gửi: Năm T1 05, 2006 4:57 pm
Viết bởi TamNagoya
Chúng ta bằng mọi cách sẽ vào WTO,nhưng không phải với bằng mọi giá

Mừng năm mới , tôi xin được hầu chuyện Phương ,tranh luận về vấn đề nóng bỏng gia nhập WTO của VN ta.



Có lẽ Việt Nam vẫn hợp với lối đánh du kích hơn vì nó là đặc trưng được đúc kết kinh nghiệm hàng nghàn năm,trong cả lối suy nghĩ và văn hoá.

Câu này thật không hiểu ý người viết muốn nói gì ????
Cái lo rằng chúng ta sẽ bị đè bẹp ngay lập tức khi gia nhập WTO do không có thực lực ,trình độ KHKT thấp của cậu Phương là có thể hiểu được,nhưng,nó cũng phản ánh cách nhìn thiếu đầy cảm tính ,thiếu chiều sâu của cậu về quá trình hội nhập của VN từ trước đến nay,về những cái được và mất khi ta chấp nhận cuộc chơi Toàn cầu hoá .Tôi xin được trình bày vài nét về quan điểm của mình về vấn đề này như sau:

1.VN và quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
Trước hết ,xin quay lại lịch sử .Nước ta bắt đầu tham gia quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới từ đầu năm 1987, theo tinh thần "Nghị quyết đổi mới" của đại hội 6 ĐCS Việt Nam.Đó cũng là bước đầu tiên gia nhập TOÀN CẦU HOÁ của VN .Và đến đại hội Đảng lần thứ 9 ,ĐCSVN tiếp tục khẳng định:"Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan,lôi cuốn ngày càng nhiều các nước tham gia..."
Tại sao nói "Toàn cầu hoá là xu thế khách quan"? Là bởi vì động lực của toàn cầu hoá là sự phát triển của lực lượng sản xuất,mà lực lượng sx thì không ngừng lớn mạnh.Đây là qui luật chung nhất cho mọi thời đại ,mọi chế độ xã hội.
Tiến trình toàn cầu hoá hiện nay do các nước tư bản phát triển(đằng sau nó là các tập đoàn xuyên quốc gia)phát động,trước hết là vì lợi ích của các nước, các tập đoàn này.Chính vì thế ,quá trình toàn cầu hoá hiện nay là "không đối xứng ".Trong khi chú ý đến nội dung kinh tế ,nó đã không quan tâm đầy đủ đến các vấn đề XH,an sinh và môi trường.Không đối xứng còn thể hiện ở sự phân phối lợi ích .Các nước công nghiệp phát triển được lợi nhiều hơn,các nước đang phát triển và chậm phát triển chịu nhiều thua thiệt hơn.
Vậy ,một câu hỏi tự nhiên được đặt ra là :Tại sao toàn cầu hoá hiện nay do các nước tư bản phát triển phát động,trước hết vì lợi ích các nước này lại lôi cuốn được ngày càng nhiều các nước tham gia ,kể cả các nước đang phát triển và chậm phát triển???
Câu trả lời là: trong thời đại hiện nay ,khi mà các yếu tố của sản xuất đã được quốc tế hoá một cách sâu sắc,không một quốc gia nào có thể đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển nếu không tham gia vào quá trình này ,nhất là toàn cầu hoá luôn gắn với cải cách cơ cấu kinh tế của từng nước,từ đó dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu giữa các nước.Điều đó giải thích tại sao WTO bao gồm 148 nền kinh tế thành viên,chiếm 97%GDP và 95% giá trị thương mại toàn cầu.
Hiện nay VN đã mở rộng quan hệ kinh tế với gần 200 nước ,ký kết hơn 80 Hiệp Định kinh tế-thương mại song phương với các nước,bình thường hoá quan hệ với IMF,WB,tham gia ASEAN,ASEM,APEC .Kết quả của quá trình hội nhập này là kim ngạch xuất khẩu của ta từ con số 3 tỉ đô la năm 1986 tăng lên con số 46 tỉ đô la năm 2004.(xin đừng bẻ tôi về con số này nhé ,rằng nó chẳng qua là do VN xuất khẩu ,bán tài nguyên thô với giá rẻ mạt ..v.v... ,mà hãy nhìn khách quan về những mặt khác như: thu nhập đầu người tăng,số lượng người nghèo giảm,v.v...)

2.VN và WTO:
VN đã nộp đơn xin gia nhập WTO ngay từ năm ...1995 ,nghĩa là ngay sau khi tổ chức này được tuyên bố thành lập vào 1-11995 (tiền thân của nó là GATT).Như vậy có thể thấy quyết tâm hội nhập kinh tế thế giới của ta cao như thế nào.Nói cho hết lẽ thì WTO có thể được cảm nhận là một cái chẳng hay ho gì lắm nhưng lại cần thiết -a lesser evil .Tại sao nói như vậy thì tôi xin được trình bày trong phần "Được và mất" .Trước mắt ,xin chỉ ra rằng 4/5 số thành viên của WTO là các nước đang phát triển ,kém phát triển.Chỉ có đoàn kết giữa các thành viên trong khu vực ,giữa các nước nghèo mới có thể ngăn chặn chiều hướng WTO chỉ làm lợi cho các nước giàu.Đồng thời , không 1 nước nào đã vào được WTO rồi lại cho rằng vị thế của nước mình hiện nay thấp hơn so với trước khi vào WTO.
(còn tiếp)




Re:Gia nhập WTO - được và mất?

Đã gửi: Năm T1 05, 2006 5:49 pm
Viết bởi phuongthe_ngoc
một bài viết trên rất có tính chuyên môn nhưng đáng tiếc cách xưng hô của tác giả có chút vấn đề !!

Re:Gia nhập WTO - được và mất?

Đã gửi: Năm T1 05, 2006 6:16 pm
Viết bởi TamNagoya
3.Gia nhập WTO: Xuống nước để học bơi
Ở đây ,tôi xin trình bày về "Được và mất" hay nói cho văn vẻ là"Thách thức và cơ hội" khi ta vào WTO.
a.Được:chúng ta sẽ được những cái tính ra ngay được bằng tiền và những cái "vô giá " khác

-Thứ nhất:Gia nhập WTO sẽ buộc Chính Phủ hoạt động có hiệu quả và thận trọng hơn khi ra các quyết sách về kinh tế.Cụ thể :VN phải cam kết áp dụng ,giám sát hệ thống luật của mình theo các nguyên tắc quốc tế,thực hiện các cải cách kinh tế vĩ mô trong chính sách tài chính ,tiền tệ,và ,cái "được" nhất là ta phải cho phép và thực sự khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển,nhằm tạo ra các lực lượng kinh tế mạnh,có khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.

-Thứ 2: gia nhập WTO sẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới kinh tế xã hội và cải cách thể chế,tạo môi trường kinh doanh ổn định,minh bạch và thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần .Lấy ví dụ đơn giản là sẽ mất đi tình trạng phân biệt đối xử giữa DN Nhà nước và DN Tư Nhân.

-Thứ 3:Gia nhập WTO buộc các doanh nghiệp VN vươn lên, thích nghi với các tiêu chuẩn và tập quán mới.Có 1 ví dụ hết sức cụ rõ ràng :các ngân hàng nhà nước , tiêu biểu là VIETCOMBANK ,cách đấy vài năm vẫn còn ở trong tình trạng kinh doanh lỗ,nợ khó đòi nhiều .Nhưng từ khi VCB áp dụng hàng loạt các qui định kiểm toán ,kế toán ,thẩm định cho vay vốn ,v.v...theo chuẩn quốc tế, hoạt động kinh doanh của ngân hàng này xoay 180 độ ,lãi ròng năm vừa rồi là hàng trăm tỉ ...Quá ấn tượng!!!

-Thứ 4: thông qua việc mở cửa hàng hoá ,dịch vụ,đầu tư, giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan,các doanh nghiệp VN sẽ có khả năng mở rộng thị trường do được tiếp cận với nhiều thị trường và bạn hàng mới .Là thành viên của WTO ,ta có điều kiện tăng nhanh kim ngạch XK các mặt hàng chủ lực như may mặc,giầy da, thuỷ sản ,gạo ,v.v..( không phải quỳ lạy xin cô-ta như hiện nay)tạo thuận lợi trong giải quyết việc làm,tăng thu nhập cho người lao động,nhất là nông dân(đối tượng xoá đói giảm nghèo chính của ta).Tăng kim ngạch XK ,đồng nghĩa với việc tích luỹ được nhiều ngoại tệ ,ngoại tệ này sẽ được sủ dụng vào việc mua máy móc công nghệ mới nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá.

-Thứ 5:nâng cao chất lượng cuộc sống.Vào WTO sẽ mang lại nhiều sự lựa chọn hàng hoá cho người tiêu dùng với giá rẻ.Chẳng hạn dân VN chẳng phải mua xe hơi với giá mắc gấp rưỡi, gấp đôi các nước khác.Có sự lo ngại rằng ta sẽ mất 1 khoản thu thuế đáng kể nhưng đó là cái lo trước trước mắt, về lâu dài ta đuợc lợi nhiều hơn.Ví dụ :chất lượng hàng nội địa có thể được nâng lên do chính sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu.Các nhà kinh tế dự đoán rằng nếu huỷ bỏ thuế quan ,thế giới được thêm khoảng 23 tỉ đô/năm, trong đó 8 tỉ đô là cho các nước dang phát triển.

-Thứ 6:vào WTO sẽ làm giảm bớt bất bình đẳng,giúp các nước nhỏ có nhiều tiếng nói hơn.Lấy ví dụ vụ kiện phá giá cá basa,tôm,VN ta thiệt hại quá nhiều do không có tiếng nói đủ trọng lượng.Vào WTO ,VN sẽ có quyền thương lượng ,khiếu nại và quan trọng hơn nữa là sẽ có quyền trả đũa ,áp dụng các biện pháp trả đũa các cường quốc khác nếu quyền lợi VN bị vi phạm,bị xử ép.Ví dụ vui là: nếu Mĩ nó đánh thuế tôm mình lên 60% thì mình cũng chơi lại nó được bằng cách nâng thuế Coca-cola lên 70%..hi..hi...

b.Mất
-Thất thu thuế nhập khẩu
-Thị trường trong nước sẽ tràn ngập hàng ngoại giá rẻ.Ngành sx còn non yếu với công nghệ lỗi thời của ta sẽ bị triệt tiêu do không cạnh tranh lại hàng hoá nước ngoài.
-Khi gia nhập WTO ,nhiều doanh nghiệp Vn phải giải thể ,phá sản,hoặc thu hẹp sản xuất, chuyển đổi sản xuất.v.v..từ đó dẫn tới tình trạng một số lượng lớn lao động thất nghiệp.
Tạm thời tôi dừng tại đây , mời cậu Phương phản biện.Tôi cũng rất quan tâm tới định nghĩa "ván bài lớn -vừa-nhỏ " của cậu đấy,mong được giải thích rõ ràng.
[cool]

(Chú ý:Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo của VN và Nhật)

Re:Gia nhập WTO - được và mất?

Đã gửi: Sáu T1 06, 2006 4:50 am
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Tôi rất hứng thú với phát biểu của Thủ tướng Singapore gần đây rằng, một thời gian nào đó Chính phủ của nước này sẽ có những thành viên không phải là người Singapore.

Đây là một đoạn trả lời phỏng vấn của ông Kiệt. Không phải kiêu ngạo tự kiêu gì,chứ cái phát biểu của ông Lý Quang Diệu tôi đã nghĩ đến cách đây vài năm rồi. Cái đó cũng không nghĩ ra được thì làm ăn gì...nhưng còn dài lắm con đường đến Roma. Người Việt Nam bây giờ có học là học cách yêu thương con người bằng suy nghĩ và hành động(tức là học cách để làm bạn với mọi người ấy), học khoa học kỹ thuật,văn minh của nhân loại để chế tạo hàng hoá tự phục vụ...

Ván bài lớn là chơi 152 nước WTO,từng ván bài nhỏ là chơi với từng nước, ván bài trung bình là chơi với một nhóm nước...để tìm chút số liệu đã rồi sẽ viết cụ thể hơn.
Những gì anh Tâm đã phân tích,về quan điểm cũng không khác gì những bản tin kinh tế của các báo điện tử,nhưng có vẻ ngắn gọn và súc tích hơn . Vấn đề là tìm tòi những ý kiến để phủ địch nó...


Re:Gia nhập WTO - được và mất?

Đã gửi: Sáu T1 06, 2006 1:41 pm
Viết bởi phuongthe_ngoc
Vấn đề là tìm tòi những ý kiến để phủ định nó...

Nếu đã nhận định là nó mang đến nhiều điều tốt đẹp hơn thì mình còn tìm cách phủ định nó làm gì hả anh?Nên chăng hay hơn là tìm cách sớm hoà nhập với một sự chuẩn bị tốt nhất??
...Cách đây chừng hơn 1tháng anh đã từng nói rất hào hứng về chuyện WTO này với em mà??what*s the matter?[eek]

Re:Gia nhập WTO - được và mất?

Đã gửi: Sáu T1 06, 2006 2:33 pm
Viết bởi TamNagoya
Muốn tìm tư liệu nói về mặt trái của Toàn cầu hoá ,của WTO ,xin tìm đọc:
"Toàn cầu hoá hôm nay&Các nước thế giới thứ 3" do Trần Nhu chủ biên -NXB Trẻ