Tai sao khi dau tu vao VN cac nha dau tu lai cho la hoc co loi the la co duoc trong tay nguon nhan luc cua VN? Neu so voi cac nuoc trong khu vuc thi nguon nhan luc cu VN doi dao, tre, lai khong doi hoi nhieu ve tien thue muon ! Mot trong nhung ly do ma nhan luc cua VN co gia thue muon thap : la do trinh do chuyen mon, tay nghe khong phu hop, thap hon yeu cau cua nha dau tu dat ra, mac du cung duoc dao tao tu truong chinh quy ma ra . Cho mot trong nhung ly do chinh la do kien thuc tiep thu tu truong chua du, chua sat voi nhung gi ma cong viec thuc te yeu cau . Cho nen, da so sinh vien ra truong phai mat mot khoang thoi gian, tien bac de hoc them cac khoa bo tuc kien thuc roi moi xin viec lam ; tim duoc mot cong viec dung voi chuyen mon dd hoc . Hoac la mot so khac thi tranh thu vua hoc o truong lop chinh quy vua hoc bo tuc cho nen sau khi ra truong la tim duoc vic lam ngay . Voi hai nhom tren co hoi va muc luong tuong xung khong co gi de ban, so con lai, khong co co hoi cung nhu dieu kien bo tuc kien thuc thi chap nhan lam mot nghe trai voi chuyen mon da hoc. Vi vay muc luong cung rat khiem ton . Do la nhung gi toi nghi nhan luc VN duoc cac nha dau tu coi la mot loi the khi ho dau tu vao VN. Vi ho khong can ton nhieu chi phi de thue muon ma van khong so thieu, so bi canh tranh . Cac ban nghi the nao ve van de nay?
Cũng như ý kiến của bạn,tôi cũng nghĩ là vì lao động trẻ VN nhiều quá,trẻ quá,và rẻ quá...họ có thể thuê với số lượng nhiều và đào tạo một thời gian ngắn để có thể sản xuất được một cái phụ kiện đơn giản nào chẳng hạn.Về sự tiếp thu và khéo léo của người VN,chắc bạn cũng đã được nghe nhiều,theo tôi thì không có lửa thì không thể có khói,điều đó đúng. Nếu trước mắt được thuê như vậy thì cũng rất tốt chứ sao,tạo được công ăn việc làm,được đào tạo,rồi có khả năng thích nghi dần với yêu cầu của nền kinh tế thế giới. Việc làm thế nào để nguồn nhân lực VN có thể tiếp cận với những tiến bộ mới trong sản xuất và cách nghĩ mới trên thế giới theo tôi mới là cách để nguồn nhân lực VN thoát được thế bị động,còn làm thế nào thì phải bảo từng cái nhân lực ấy tự thân vận động...rất rất khó...... Tôi có một ý kiến khác thế này,chẳng hạn là về cách nhìn....Khi bạn vẽ tranh,lập đề án,hay thiết kế kiến trúc....bạn sẽ bắt đầu từ đâu. từ tổng thể hay chi tiết...theo tôi thì bắt đầu từ đâu không quan trọng nhưng cái chính là bạn phải luôn luôn thay đổi cách nhìn,từ chi tiết đến tổng thể,..đứng ngắm nghía...rồi lại thay đổi từ tổng thể đến chi tiết.Cái thời gian bạn đặt bút thiết kế,hay thời gian bạn thảo ra các đề án rất nhanh so với thời gian bạn suy nghĩ về nó. Ví dụ trưóc kia khi nặn tượng một người mẫu khoả thân,do tôi cũng đã từng biết cách vẽ phác hoạ nên tôi cũng phần nào hiểu về cách nhìn từ tổng thể đến chi tiết.Nhưng để tái hiện cơ thể con người,vốn là phức tạp nhất trong các loại động vật bằng đất sét mà hoàn toàn chưa có kinh nghiệm,...thì trong cả quá trình đó,cho dù biết trước bạn cũng rất khó để có thể tránh khỏi những lúc đâm đầu vào những cái chi tiết(tuy rằng điều này không phải không có ích,nhưng nếu xét ở kết quả cuối cùng thì điều này rất thảm hại)...ví dụ bạn thấy đôi bàn chân của người mẫu làm bạn xảm động quá,bạn lao ngay vào tạo hình chi tiết nó trong khi bạn chưa tạo ra được một dáng người hài hoà,đúng tỉ lệ...và sau khi bạn phát hiện ra cái mông và bộ ngực của cô ta lệch với bàn chân,bạn lại phải làm lại từ đầu...nhưng bạn cũng đã có kinh nghiệm về kỹ năng quan sát chi tiết bàn chân...Đây là kinh nghiệm có thể nói là quí báu của bản thân. Ông thầy hướng dẫn lúc nào cũng chỉ nhắc nhở tôi,là phải nhìn,nhìn xa,nhìn gần,so sánh đi,so sánh lại,...vì thời gian để bạn đắp đất sét lên tượng chỉ rất ngắn...Việc này cũng đúng hoàn toàn trong thiết kế kiến trúc. Nếu áp dụng cách nhìn nhận này với cách nhìn về thế giới và và nền kinh tế thế giới.Tôi sẽ nghĩ thế này,từ cách nhìn tổng thể. Nếu bạn quan tâm đến khoa học,kinh tế,chính trị và quân sự bạn sẽ thấy Mỹ vẫn đang là một nước khổng lồ,(nghệ thuật và văn hoá thì tôi không dám nói vì,giá trị của nó còn bị ảnh hưởng nhiều từ yếu tố lịch sử,truyền thống,hay địa lý)...có thể nói một cách tổng thể là họ đang dẫn đầu,hay có thể nói là thế giới hiện tại là thế giới một cực...chắc bạn cũng nghe đâu đó cái gọi là chiến lược toàn cầu của Mỹ,và dĩ nhiên không có lý do gì để họ từ bỏ ý định đó. Bạn cũng sẽ thấy các nước đã từng có lúc lớn mạnh nhất nhì trong lịch sử thế giới như Trung Quốc,Ấn độ,Pháp,Anh,Nga,Nhật,Đức,Ý...họ không dễ dàng chấp nhận cái thực trạng của thế giới một cực....Nếu cạnh tranh là một qui luật để phát triển thì đây là lý do để họ không chấp nhận sự đơn cực đó...và sẽ như một qui luật họ sẽ xích lại gần nhau để tạo ra những cực mới,trên lợi ích quốc gia của họ...Nhìn tiếp vào nguồn nhân lực VN,đang quá nhiều,quá trẻ,quá rẻ...tôi nghĩ ngoài lợi ích kinh tế trước mắt,còn là sự gây ảnh hưởng chính trị của các nước lớn sau này. Ví dụ đơn giản là vốn ODA(official development assistance 政府開発援助. ) của Nhật giành cho VN đang là cao nhất trong những nước đang nhận vốn này. Và nếu bạn đang sống ở Nhật thì ít nhiều thể nào bạn cũng đã có nghe đến chuyện như ` à,người Nhật cũng giống người VN lắm đấy,cả về hình dáng cho đến sự khéo léo .v.v.v`.... sẽ viết tiếp sau,
Biết đâu những lời đồn đại đó là có chủ ý,hay kiểu như một mũi tên bắt chúng các đích...Về vốn ODA mà Nhật ưu đãi cho VN,ngoài những lý do về sự hợp tác kinh tế,còn là sự ủng hộ về chính trị.Ví dụ là những năm gần đây phát ngôn của bộ ngoại giao VN rất nhẹ nhàng,tránh những từ ngữ đao to búa lớn khi nhận xét về Mỹ và đồng minh(trừ những trường hợp động đến trực tiếp lợi ích quốc gia,như là vấn đề về nhân quyền hay VN có được coi là nước có nền kinh tế thị trường hay không)...chỉ là cảm nghĩ cá nhân. Biết đâu Mỹ và Nhật đang lo đến một cực thứ hai sẽ sớm được thành lập(chắc chắn có Trung Quốc trong đó)...và đã chẳng đang nhắm đến VN,một nước đã không biết bao lần đã có xung đột với TQ trong lịch sử ,một nước có đến 80 triệu dân,có vị trí địa lý chiến lược,tình hình chính trị tương đối ổn định...khi đó có thể là một nơi vững chắc để kìm hãm Trung Quốc. Hay nếu xét riêng Nhật họ cũng muốn có thêm một đồng minh nhỏ đủ mạnh trong tương lai để dễ xoay,kể cả trường hợp sau này Mỹ rút khỏi Nhật. Mối quan hệ Mỹ Nhật không dễ gì bị rạn nứt,trừ khi Mỹ biến thành VN và VN biến thành Mỹ. Nhật và Trung Quốc trở thành đồng minh là điều rất khó tưởng tượng.Tất nhiên những khoản vốn viện trợ ngày hôm nay chắc vẫn chỉ là cầm chừng cho những mục đích tương lai...vấn đề tương lai VN sẽ thế nào phụ thuộc rất lớn vào quan hệ của VN với các cường quốc thế nào(khi mà VN chưa đủ nội lực),và phụ thuộc rất lớn vào những cải cách về giáo dục,quản lý trong nước...vì kể cả khi Mỹ và Nhật ưu đãi cho VN nếu không đủ sức để hưởng sự ưu đãi đó thì rất có nhiều khả năng biến thành con rối của họ,ví dụ như Phillipin hay Malaysia bây giờ(cảm nghĩ cá nhân)...hay đơn giản hơn nữa là cách xử dụng một phần ODA làm những xuất học bổng cho du học sinh VN tại Nhật.Nếu bạn cho những sinh viên Nhật biết về số tiền đó họ sẽ hơi hoảng hốt và nghĩ ngay đó là những mục đích chính trị(ngoài cái danh nghĩa là đi du học)...những người nhận học bổng quốc phí đó sẽ cảm thấy một nước Nhật tươi đẹp và tốt bụng,và hơn nữa họ đều là những tài năng của VN,hầu hết trong đó sau khi về nước sẽ giữ những chức vụ nhất định và tương lai có rất nhiều khả năng trở thành những nhà lãnh đạo,khi đó sự được ủng hộ về chính trị sẽ rất khả quan với Nhật. Nếu nói về sử dụng có hiệu quả vốn ODA ở trường hợp này có thể nghĩ như sau. trước hết xin xác nhận một điều này: tôi nghĩ số tiền cấp hàng tháng đó,là học bổng của chính phủ Nhật ,chắc là hầu hết quyền quyết định sẽ là từ chính phủ Nhật(tôi sẽ tìm hiểu chính xác về điều này). Nếu là như vậy thì hiệu quả của khoản viện trợ này là mong muốn sự ủng hộ về chính trị hơn là mong muốn VN sẽ có đội ngũ những nhà khoa học,kinh tế hay quản lý trẻ,sáng tạo và năng động .Với tư cách là học sinh tư phí tôi nghĩ như thế này. Nếu một xuất học bổng đó được chia làm 2 phần thì sẽ có gấp đôi số lưu học sinh quốc phí VN tại Nhật,và với số tiền đó,cộng thêm được miễn các khoản học phí ,hoàn toàn có thể sống và học tập được tại đất Nhật.Và khi đó số lượng lưu học sinh quốc phí tại Nhật sẽ tăng gấp đôi hiện nay .Thiết nghĩ như vậy việc dùng khoản viện trợ đó sẽ có ích hơn. Đây chỉ là một trong nhiều cách nhìn.Nó không trực tiếp ảnh hưởng đến các yếu tố nguồn nhân lực VN hấp dẫn các nhà đầu tư.Tôi nghĩ quá trình nền kinh tế VN hội nhập với thế giới chỉ là bước khởi đầu,việc mà một số nước trên thế giới đang đầu tư vào VN cũng là bước đầu,trong đó mục đích kinh tế và chính trị sẽ là hai yếu tố chính,và cũng là hai ưu đãi chính mà người ta có thể cho mình.Vấn đề là làm thế nào xử dụng hiệu quả sự ưu đãi đó và từng bước khẳng định được mình. Tôi có đọc được ở đâu đó một câu nói của một vị thủ tướng nào đó..`không có đồng minh vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn`...