Bạn đang xem trang 1 / 3 trang

Sự phát triển kinh tế và vấn đề môi trường VN

Đã gửi: Bảy T11 13, 2004 10:32 am
Viết bởi chung
Post cho boomerang

Mình có vài thiển ý về sự phát triển kinh tế và vấn đề môi trường ở Việt Nam và rất mong anh em chia sẻ ý kiến.
Từ trước đến giờ mình vẫn thường nghĩ rằng Nhật là một nước tuyệt vời vì sự phát triển kinh tế lẫn khoa học kỹ thuật.Cho đến gần đây,mình(và chắc là mọi người) vẫn mong sao cho Việt Nam trở thành một nước như Nhật.Nhưng điều này có lẽ cần xem xét lại.
Xét về phương diện toàn cầu,nước Nhật,Mỹ và các nước phát triển châu Âu,để có được nền kinh tế phát triển như hiện nay,đã và đang sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên 'không tiếc tay'.Và đằng sau sự phát triển này là cái giá không rẻ cho cho những ảnh hưởng đối với môi trường.Ví dụ như làm tăng nồng độ CO2,tăng chất thải công nghiệp vào môi trường...Và kết quả của nó là làm  ấm trái đất(hiệu ứng nhà kính),gây ra mưa acid...và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.Nếu các bạn hỏi người Nhật về みなまたびょう(水俣病)hay カネミ油症,イタイイタイ病 thì có lẽ hiếm có người không biết.Đó chính là 'sản phẩm phụ' của sự phát triển công nghiệp mà vẫn còn ảnh hưởng cho đến hôm nay.
Nhật là một trong những nước hàng đầu về công nghiệp và hiện nay phải 'điên đầu' để giải quyết những vấn đề về môi trường.Những năm gần đây,tuy kinh tế đang phát triển chậm lại nhưng Nhật gần như không thể cắt giảm 6%(cho đến năm 2010)lượng CO2 thải ra môi trường như đã ký hiệp định Kyoto,mà ngược lại,sẽ tăng thêm 7% nữa.Chỉ vài phần trăm nhưng chuyện thưc hiện không hề đơn giản.Tóm lại,muốn phát triển công nghiệp thì ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi mà chỉ có thể làm giảm càng nhỏ càng tốt.Như cách nói của ông thầy dạy mình thì 'sự phát triển kinh tế như hiện nay là một điều đáng tiếc'.
Việt Nam của chúng ta thì sao?Mình nghĩ rằng nếu không 'cẩn thận' thì có lẽ Việt Nam của chúng ta cũng sẽ 'theo chân Nhật'.Hiện nay,Việt Nam hình như vẫn chưa coi trọng ảnh hưởng đối với môi trường.Nếu ngay từ đầu,chúng ta không có những quy định nghiêm ngặt đối với chất thải công nghiệp,khói thải(từ xe,nhà máy),nước thải... mà đến khi đã phát triển rồi mới xem lại thì lúc đó đã quá muộn.Nếu để ý khi xem tin trên VietNamExpress thì có thể thấy những tin như là 'TP HCM: Khói xe đe dọa sức khỏe người dân','TP HCM: Bùn cống đổ... vô tội vạ','Hàng nghìn học sinh ở quận Thủ Đức phải dùng nước bẩn'...
Mình đang định nghiên cứu để làm sạch khói thải từ xe(hơi,gắn máy) và nếu có điều kiện thì học cách sử lý nước thải,rác.Nhưng 'sức người có hạn' nên rất mong sự góp sức của anh em.Những anh em nào đang học ĐH hoặc sắp vào ĐH ngành Hóa mà chưa biết sẽ chuyên về lĩnh vực nào thì những vấn đề trên là những vấn đề hết sức thiết thực để làm đề tài nghiên cứu.  

Re:Sự phát triển kinh tế và vấn đề môi trường VN

Đã gửi: Bảy T11 13, 2004 3:17 pm
Viết bởi phammanhlan
 Vui vui! Anh em sắp thi đại học, đôi bài viết của sempai thế này rất cần cho anh em tham khảo!
 Thằng Nhật nó có cái khó vì hiệp định kí trên đất Nhật chứ như thằng Trung Quốc và ông Mỹ thì vẫn bất cần. Nếu thằng Nhật nó không cắt giảm được lượng diocitcabon thì chịu khó đóng tiền phạt cho thế giới vậy thôi!
Thằng Nhật có nhiều những thành công về kĩ thuật liên quan đến môi trường và tiết kiệm nhiên liệu(thấy rõ nhất trong cú sốc dầu lửa những năm 70 mà Nhật là nước không có tài nguyên nhưng lại bị it thiệt hại nhất trong những nước tư bản dẫn đầu). Số tiền mà Nhật bỏ ra để nghiên cứa liên quan đến môi trường khi nghe nhưng buổi giới thiệu của các lão giáo sư thì thật không thể tin nổi....Và vì giá thành quá đắt nên chưa thể triển khai ở các nước đang phát triển...
 Khi vấn đề về môi trường càng trở nên sâu sắc thì nước nắm vững những nước có được kĩ thuật về môi trường lại dẫn đầu kinh tế thế giới! Có thể sau cách mạng về công nghệ thông tin có thể là cách mạng về công nghệ môi trường cũng nên...và cứ sau nhưng cuộc cách mạng đó lại có sự chuyển ngôi...từ cách mạng công nghiệp là sự lên ngôi của Anh, cách mạng thông tin với sự lên ngôi của Mỹ, thì cách mạng về môi trường sẽ là sự lên ngôi của những nước quan tâm đến vấn đề môi trường nhiều nhất. VN cứ phát triển công nghệ thông tin cho tốt rồi sẽ nhập kỹ thuật môi trường với giá đắt khét mù từ Nhật cũng nên ấy chứ! Đúng là tội nghiệp những ông xuất phát sau mà không có một tầm nhìn rộng thì mãi mãi cũng chỉ là đi sau mà thôi!

Re:Sự phát triển kinh tế và vấn đề môi trường VN

Đã gửi: Năm T11 18, 2004 7:48 am
Viết bởi ho17641

 Sao anh Trung lại dùng chữ "hình như" trong bài viết vậy. Đó là điều "chắc chắn" chứ còn "hình như" nỗi gì nữa.

 Phát triển công nghiệp thì cần phải khai thác và sử dụng tài nguyên môi trường. Nhật Bản hay Hoà Kỳ,... những nước phát triển cũng phải trải qua những giai đoạn như vậy.

 Khi đất nước đang còn nghèo thì phải giải quyết vấn đề cơm ăn, chứ còn áo mặc thì chưa lo tới nổi. Tương tự như vậy, khi còn đang phát triển kinh tế thì vấn đề là phải tập trung vào sự định hình một mô hình phát triển cho vững, khi đạt được một số thành tựu nhất định trong công cuộc hiện đại hoá đất nước thì những vấn đề như bảo vệ môi trường mới được quan tâm đúng mức.

 Mấy anh chị và mấy bạn đang sống ở Nhật thấy khí hậu thế nào, trong lành đấy chứ. Vì tuy Nhật vẫn còn "lạm phát" trong việc bảo vệ môi trường, nhưng đó chỉ là những chỉ tiêu đề ra dành cho những anh "nhà giàu". Nhật Bản vẫn là đất nước có tuổi thọ dân số cao nhất đấy thôi.

 Đất Mỹ cũng vậy, cách đây khoảng trăm năm thì cũng bụi bặm, ô nhiễm trầm trọng đấy thôi, nhưng bằng vào những cuộc Cách mạng xanh mà bây giờ khí hậu đã trong lành hơn xưa nhiều ( tuy nhiên vẫn không bằng Nhật đâu ). Các bạn đi ra đường, gió tuy có thổi nhưng mấy khi thấy bụi bay mù trời phải không, đó là cả một quá trình xây dựng đấy.

 Việt Nam bây giờ thì hơi bị thê thảm. Phát triển đã đành, chưa có biện pháp để bảo vệ môi trường thiết yếu là chuyện hiểu được, nhưng mà vấn đề ngăn chặn sự phá hoại môi trường cũng đành bất lực thì quả là đáng báo động.

 Ở những thành phố lớn như Hồ Chí Minh thì sự ô nhiễm đã ở mức báo động đỏ từ lâu lắm rồi ( từ những năm của thiên niên kỷ trước kia ). Công nghiệp ồ ạt phát triển, dân cư đông đúc, kỹ thuật xử lý chất thải còn non kém,... Bây giờ chỉ cần chạy quanh thành phố một vòng về là phải thay áo chứ không chịu mỗi mùi bụi bặm đâu bà con ạ.

 Thành phố thì vậy, vùng nông thôn và rừng núi thì sao. Nông dân trồng trọt không đúng nguyên tắc, làm cho đất đai ngày càng bạc màu, nhiễm độc nặng (vì sử dụng thuốc trừ sâu). Trên rừng thì lâm tặc nhiều vô kể. Tỷ lệ "tàn phá" rừng của dân ta ngày nay vô cùng kinh khủng. Về diện tích đồi núi nước ta thì chiếm tới 3/4 so với đồng bằng. Đến năm 1945 thì vẫn còn được hơn 60% đồi núi có rừng che phủ. Nay thì chỉ còn chưa tới 30%. Nhà nước thì cứ trồng rừng, nhân dân thì cứ chặt cây bừa bãi. Tình trạng này sẽ đưa Việt Nam đi về đâu.

Re:Sự phát triển kinh tế và vấn đề môi trường VN

Đã gửi: Năm T11 18, 2004 7:54 am
Viết bởi ho17641
 Dư luận xã hội với vấn đề môi trường

 Ai chịu trách nhiệm về suy thoái môi trường ở Việt Nam?
 Nguy cơ thiếu nước vào những thập kỷ tới là hiện thực xã hội những khu vực sa mạc hoá ở Trung Bộ mỗi năm có khoảng 41 ngàn tấn dầu thải ra biển...

 Ô nhiễm diễn ra ở tất cả các khu vực
Theo nhóm nghiên cứu Nguyễn Hoàng Yến, Cục Môi trường, ô nhiễm chất thải rắn diễn ra hầu hết các đô thị. Lượng rác thu gom được ở các thành phố chỉ chiếm 45%-55% mới có 40%-50% dân đô thị được dùng nước máy trong khi lượng nước máy thất thoát do hệ thống cấp nước quá cũ đã lên tới 30-40%. Hiện nay nhiều đô thị chưa có hệ thống cấp nước máy, đồng thời "ở tất cả các đô thị không có một hệ thống nào đúng tiêu chuẩn quy định và chưa có các hệ thống xử lý nước thải tập trung". Theo Cục Môi trường, ô nhiễm nước đã phổ biến trên toàn quốc; các chất hữu cơ vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-4 lần: vi khuẩn vượt hàng trăm lần. Nước ngầm ở một số nơi đã thấy xuất hiện các hoá chất độc hại cao như DDT, Linda, Monitor, Wofatox và Validacin. Tài nguyên nước ngầm đang bị cạn kiệt về lượng do quản lý yếu kém. Nhóm Nguyễn Hoàng Yến khẳng định nguy cơ thiếu nước ở Việt Nam vào những thập kỷ tới là một thực tế. Ô nhiễm không khí và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, khí SO2 gây mưa axít vượt tiêu chuẩn cho phép 1,5 - 2,5 lần.


 Bụi ở Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội ô nhiễm nặng hơn nhiều so với các thành phố lớn của Châu á, ô nhiễm khí CO2 cũng vậy: các hệ thống sông Thái Bình, Tam Bạc, Sài Gòn, Cần Thơ, Quan Lộc, Tắc Thủ, Rạch Giá... bị ô nhiễm nặng vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép về chất hữu cơ và vi khuẩn: ô nhiễm do dùng quá mức thuốc bảo vệ thực vật cũng gia tăng, ven biển Nam Bộ đã có dấu hiệu nhiễm độc do thuốc TS (lượng phân bón trên 1 ha ruộng đã tăng gấp 2 từ 1990-1995). Lượng dầu thải ra biển đã lên tới 41 ngàn tấn/năm trong đó 81,7% là từ các thuyền hàng hải quốc tế, từ đất liền 12,8%, từ các giàn khoan 2,95% từ các sự cố tràn dầu 1,22% và từ tàu thuyền và hải cảng trong nước 1,07%. Nước biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ đã bị ô nhiễm dầu, sắt, kẽm, chất hữu cơ.

 Phá rừng và sa mạc hoá

 Hiện nay cả nước có hơn 12 triệu ha đất trống, đồi trọc và diện tích đất có xu hướng bị sa mạc hoá, đá ong hoá... ngày càng gia tăng. Độ phì nhiêu của nhiều vùng lãnh thổ đang có nguy cơ thoái hoá do xói mòn, rửa trôi, chua mặn hoá, đồng thời đất nông nghiệp đang thu hẹp trông thấy. Theo nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Trọng Hiếu, trên một số khu vực chính ở Trung bộ xuất hiện nguy cơ bị sa mạc hoá lớn: khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đang bị mặn hoá, khô hạn và xói mòn nghiêm trọng, khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã chớm bị hoang mạc hoá ở sông sau lũ, khô hạn, đá ong hoá và xói mòn trên vùng núi: Phú Yên, Khánh Hoà bị xói mòn và đá ong trong khi BìnhThuận, Ninh Thuận ở vùng ven biển xuất hiện cả sa mạc hoá, muối hoá và mặn hoá. Đây là khu vực có xu thế sa mạc hoá lớn nhất trong cả nước.

 Thêm vào đó là tình trạng phá rừng làm đau đầu giới bảo vệ môi trường (BVMT) từ nhiều năm nay vẫn tiếp tục mạnh mẽ. Tỷ lệ che phủ nay chỉ còn 28% lãnh thổ và chỉ còn 1% rừng là rừng nguyên sinh. Mặc dù nhân dân nhiều nơi thuộc câu ca dao truyền đời "Phá rừng như thể phá nhà - Đốt rừng như thể đốt da thịt mình" thế nhưng ý thức bảo vệ rừng nói chung vẫn ở tình trạng thấp kém.

 Có giá trị đa dạng sinh học cao để làm gì?

 Theo tiểu ban quản lý đa dạng sinh học, chỉ trong vòng 6 năm từ 1992-1998 tại Việt Nam đã phát hiện thêm 4 trong số 10 loài thú lớn được phát hiện trên thế giới trong thế kỷ này là sao la, mang lớn, mang Pủ Hoạt, mang Trường Sơn. Điều đó chứng tỏ có nhiều giá trị đa dạng sinh học quý ở Việt Nam mà chưa được phát hiện hết và hiện Việt Nam là một trong 16 nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Thế nhưng cũng tại Việt Nam đã có 356 loài động vật và 356 loài thực vật trong danh sách Đỏ vì có nguy cơ tiệt chủng do săn bắn và phá rừng, huỷ hoại sinh cảnh. Theo PTS Cao Vĩnh Hải. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hệ sinh thái rừng tràm Việt Nam có giá trị đa dạng sinh học hết sức quý giá với các loài tràm cừ, tràm gió, nắn ống... và trăn rắn, heo rừng, khỉ vượn cùng 36 loài chim khác nhau trong đó có sếu cổ trụi đầu đỏ (red necked crane). Vậy mà do bùng nổ dân số và tác động của con người khiến hiện nay tìm được một vùng có vài ngàn ha rừng tràm là rất khó. Cây tràm đang bị khai thác kiệt quệ. Vượn có ở Thốt Nốt (Cần Thơ) có lúc đã tới hàng chục ngàn con nhưng đang giảm sút nghiêm trọng vì vùng kiếm ăn thu hẹp. Lượng cò chết do ăn phải thuốc sâu, mắc lưỡi câu bị săn bắn có ngày lên tới hàng trăm con. Riêng đàn sếu đầu đỏ tại khu Tràm Chim. Đồng Tháp nếu như năm 1988 còn có 1.052 con về thì năm 1996 chỉ còn 631 và năm 1998 nay chỉ còn 490 con




Re:Sự phát triển kinh tế và vấn đề môi trường VN

Đã gửi: Ba T2 15, 2005 1:51 pm
Viết bởi Mimoza
Bàn về 1 quy mô nhỏ và cụ thể thì vô số điều để nói.Có một chuyện này mình suy nghĩ mãi
Hiện tại dân số thế giới là 6,5 tỉ người,trên tính toán khoa học thì khả năng 'nuôi' của trái đất(các nguồn năng lượng,môi sinh..)để đảm bảo sự phát triển hài hoà là 4,5 tỉ người thôi.
Theo như những tính toán cụ thể của các nhà nghiên cứu về trái đất và con người thì đến năm 2100 dân số sẽ tăng lên tới 9,5-10,5 tỉ.
Theo logic mình suy nghĩ thì chắc chắn sẽ diễn ra việc thôn tính giữa các dân tộc để đảm bảo sự tồn tại cho loài người..và dĩ nhiên lúc đó ai mạnh người đó sẽ chiến thắng.
Dân tộc Việt Nam lúc đó khả năng bị xoá sổ khá cao !!
Anh em nghĩ gì về chuyện này??
[wink][wink][wink]

Re:Sự phát triển kinh tế và vấn đề môi trường VN

Đã gửi: Ba T2 15, 2005 6:33 pm
Viết bởi Cao Minh Viet
Đấu tranh giữa các dân tộc và quốc gia vì mâu thuẫn sắc tộc, mậu thuẫn lợi ích quốc gia chắc sẽ còn dài dài. Nhưng giết nhau để dành nhau chỗ để tồn tại theo như Mimoza không biết có xảy ra không nhỉ.
Trong lịch sử loài người thì sức mạnh thiên nhiên vẫn luôn đóng vai trò quyết định để đảm bảo sự cân bằng trên trái đất. Nếu con người phá hoại sự cân bằng của môi trường thì tự nhiên sẽ đòi lại sự công bằng đó.
Trước khi con người đánh nhau để giành chỗ cư trú và thức ăn, thiên nhiên chắc sẽ tự mình giảm bớt dân số con người trên quả đất. Năm 2004 vừa qua chắc là năm có nhiều thảm họa thiên tai nhất.
Với xu thế toàn cầu hoá, hy vọng con người có thể chung sống với nhau hoà bình hơn và giúp nhau nhiều hơn để không phá hoại môi trường sống.

Re:Sự phát triển kinh tế và vấn đề môi trường VN

Đã gửi: Ba T2 15, 2005 6:44 pm
Viết bởi rollingstone
 Không biết Mimoza lấy bài tính toán logic ở đâu thế, tiểu đệ cũng muốn được tham khảo lắm! [grin][grin][grin] Sẽ không diễn ra một cuộc chiến tranh giành thịt người đâu!Hê hê!

Re:Sự phát triển kinh tế và vấn đề môi trường VN

Đã gửi: Ba T2 15, 2005 6:54 pm
Viết bởi Mimoza
Cái thông tin về tình hình trái đất thì mình mới nghe ông thầy dạy tiết Hoá nói,trong phần dạy về môi trường và Trái đất.
Thiết nghĩ,đúng như anh Việt nói Thiên Nhiên sẽ tự lấy lại cân bằng với loài người,nhưng liệu có những anh chàng khổng lồ thông minh để nhận phần ít thiệt thòi hơn trong cú đòi nợ của thiên nhiên không nhỉ??![grin]
Chưa có 1 lí do gì để chứng tỏ không có một cuộc phân tranh khi sự búng nổ về dân số xảy ra.Mà theo cảm nhận thì có thể nó đang xảy ra dưới 1 số hình thức tế nhị nào đó..!!

[wink][wink][wink]

Re:Sự phát triển kinh tế và vấn đề môi trường VN

Đã gửi: Bảy T2 19, 2005 9:30 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
phammanhlan viết

Khi vấn đề về môi trường càng trở nên sâu sắc thì nước nắm vững những nước có được kĩ thuật về môi trường lại dẫn đầu kinh tế thế giới! Có thể sau cách mạng về công nghệ thông tin có thể là cách mạng về công nghệ môi trường cũng nên...và cứ sau nhưng cuộc cách mạng đó lại có sự chuyển ngôi...từ cách mạng công nghiệp là sự lên ngôi của Anh, cách mạng thông tin với sự lên ngôi của Mỹ, thì cách mạng về môi trường sẽ là sự lên ngôi của những nước quan tâm đến vấn đề môi trường nhiều nhất. VN cứ phát triển công nghệ thông tin cho tốt rồi sẽ nhập kỹ thuật môi trường với giá đắt khét mù từ Nhật cũng nên ấy chứ! Đúng là tội nghiệp những ông xuất phát sau mà không có một tầm nhìn rộng thì mãi mãi cũng chỉ là đi sau mà thôi!

Theo tôi biết thì hiện tại Singapo đang chuyển hướng toàn bộ sang phát triển công nghệ sinh học thay cho công nghệ thông tin,Nhật cũng đang ngấm ngầm và đầu tư vào công nghệ sinh học,công nghệ Nano...tất nhiên cả Mỹ và Châu Âu...Những công nghệ mới này chắc chắn sẽ là chỗ để các nước này tranh giành nhau về các phát minh,hay bằng sáng chế...để rồi làm thành một cuộc cách mạng mới về kinh tế và môi trường...gọi tắt là kinh tế môi trường

Nhưng hiện tại do rất nhiều lý do,mà theo tôi cái chính là do sự chuyển đổi của các tập đoàn sản xuất,tài chính vẫn chưa thể nhanh được. Nghĩa là sao? nghĩa là họ không thể chuyển sang kinh tế môi trường ngay lập tức trong hoàn cảnh hiện nay. Vì lý do công nghệ,hay các sáng tạo khoa học kỹ thuật mới vẫn chưa đáp ứng được lợi nhuận cho họ,hoặc có lợi nhuận nhưng rất ít...
Đến bao giờ họ sẽ chuyển sang nền kinh tế môi trường,hay nền sản xuất môi trường, điều này không rõ,nhưng để đến khi mọi thứ đã quá rõ ràng rồi thì sẽ không còn cơ hội. Ý tôi là,trong khi mọi thứ còn đang chưa rõ ràng...chúng ta(VietNam) phải cố gắng để đến khi mọi thứ đã rõ ràng rồi...chúng ta sẽ ở một vị trí xứng đáng trong hệ thống kinh tế và sản xuất mới.

Và tất nhiên việc này rất khó,nhưng không phải không có khả năng. Chỉ cần mọi người ý thức được vấn đề,80 triệu người VN ý thức được vấn đề. Thì trong 80 triệu người Việt Nam đó...có thể chọn ra những nhà phát minh,những nhà chiến lược,những nhà quản lý vĩ đại.
Và khi đó hoàn toàn có thể thực hiện được điều nói trên.

Vậy thì trước mắt giáo dục là điều cần thiết nhất,phải là quốc sách hàng đầu. Giáo dục theo kiểu THỰC HỌC, THỰC NGHIỆP như phong trào Đông Du cách đây 100năm đã đề sướng. Ngày xưa đánh giặc,tiền phương thắt bụng nhịn đói,để nuôi cho bộ đội khoẻ...ngày nay xã hội,tổ chức, gia đình,cá nhân cần phải thắt bụng để nuôi dưỡng những tài năng trẻ,những đứa con tinh tú. Như vậy vẫn chưa đủ...ngoài việc ý thức THỰC HỌC, THỰC NGHIỆP ra mỗi người chúng ta cần có một niềm tin chiến thắng,cần có một ước mơ hoài bão của riêng mình,cần phải đoàn kết,và cần phải đói,đói kiến thức công nghệ mới,đói kiến kiến thức quản lý mới,cần tranh thủ được sự ủng hộ của bàn bè quốc tế như Bác Hồ đã từng làm, và các bạn trẻ khi mà nhận thức còn chưa được vững hãy ghi nhớ trong lòng và cố gắng thực hiện điều thầy Hoè đã đề ra SỐNG HẾT MÌNH TRUNG THỰC NGAY THẲNG LÀ BẠN CỦA MỌI NGƯỜI

Nhân kỉ niệm 100 năm phong trào ĐÔNG DU, nhân những sự kiện về môi trường,nhân sự phát triển của khoa học công nghệ và những tiến bộ xã hội mới trên trái đất...tôi xin được bày tỏ tấm lòng của tôi một Nguyễn Trần Phương nhỏ bé,sự biết ơn và ngưỡng mộ với bao nhiêu thế hệ cha anh chúng ta,đã ngã xuống để giành độc lập,đã cố gắng để xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh nhưng chưa  được toại nguyện,xin được bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Nguyễn Đức Hoè người trực tiếp đã có công đưa chúng tôi,những người Đông Du thế hệ mới sang học hỏi tiếp thu những tinh hoa của nước Nhật,
và tôi hy vọng rằng tất cả các bạn trẻ Đông Du cũng đang suy nghĩ và đang tìm cách hành đông cụ thể để xây dựng một nước Việt Nam ấm no hạnh phúc...các bạn hãy tin vào một niềm tin chiến thắng,tin vào một nước Việt Nam tốt đẹp trong tương lai,tin vào một thế giới sẽ phát triển hài hoà...

Và trước mắt,những phát minh,những bằng sáng chế,những cải tiến công nghệ đang chờ các bạn,bao nhiêu nhân tài chưa được phát hiện và trọng dụng đang chờ các bạn, bao nhiêu nhân tài chưa được đào tạo đang chờ các bạn...Hãy ghi tên mình vào lịch sử một cách thầm lặng và oanh liệt




Re:Sự phát triển kinh tế và vấn đề môi trường VN

Đã gửi: Ba T2 22, 2005 2:44 am
Viết bởi tathoan2003
Bài anh Phương có nhắc đến Cách mạng về môi trường nhưng em chưa hiểu rõ lắm.Cụ thể nó là cái gì?Ví dụ Cách mạng công nghiệp tạo ra sự thay đổi căn bản về máy móc,...
Nếu anh chỉ phỏng đoán trên mặt vĩ mô thì anh thử phỏng đoán tiếp ở mặt vi mô sẽ ra sao?liệu những thiết kế xây nhà thoáng mát của anh,hoặc là các máy lọc nước sạch,bình khí oxy sạch,..sẽ là những sản phẩm của tương lai giống như máy cơ khí ở quá khứ và phần mềm máy tính ở hiện tại ?
Em định học cơ khí, nếu như vậy thì tương lai của ngành cơ khí là chế tạo máy móc không tiếng ồn,không gây ô nhiễm.Nếu là xây dựng thì sẽ là tạo ra những căn nhà luôn thoáng mát,hay xây những toà nhà cao chọc trời mà không khí vẫn lưu thông tự nhiên,có thể mở cửa sổ những tầng cao mà không thấy chóng mặt,khó thở,..Các anh có thể giúp em trả lời câu hỏi" Liệu xu hướng này đã được các nước trên thế giới chú ý chưa" được không ?