Định khoe sắp cưới vợ. Tôi ngạc nhiên: “Chuyện lạ đấy. Nghiêm chỉnh hay nói đùa? Lấy ai?”. Cậu ta hăm hở: “Người ấy, nói ra là ông biết ngay... Đầy ấn tượng... Xưa nay không thích vợ con chỉ vì tớ sợ gặp phải những cô nàng thiếu tính độc lập, bám chồng như đỉa… lại còn xấu… Giờ thì… Tớ quyết định rồi… Ông sẽ phù rể… Thế nhé…".
Phải thừa nhận Thái là người mà chúng tôi hay gặp và rất có cảm tình. Thông minh, xinh đẹp, biết ăn mặc, tự chủ và rất có cá tính. Trong các cuộc thảo luận ở Viện, hầu hết cô là người nói ra những ý tưởng hay, cô biết tập hợp nhiều ý nghĩ nhỏ lẻ của chúng tôi, cánh đàn ông thận trọng và đầy nghi ngại, rồi "xuất chiêu" làm cả Viện "từ ngạc nhiên đến ganh tị". Không ít anh chàng ở nơi khác đến Viện là mắt tròn mắt dẹt, hấp ha hấp háy nhìn Thái, hoặc muốn gặp riêng và thích trò chuyện với cô… Tôi còn nghe thấy cả những tiếng thở dài: "Thái ơi…, giá mà anh chưa… có vợ…".
Tôi đi công tác xa về, gặp lại vợ chồng Định - Thái, lúc này họ đã có một con. Thấy râu tóc Định bơ phờ, khói thuốc nhả như bễ. Thấy tôi, Định rủ ngay đi uống rượu. “Thế nào cậu có chuyện với Viện à?". Sau ly thứ năm vẫn không thấy Định nói gì, tôi đành hỏi trước. Ngước đôi mắt mệt mỏi buồn bã, Định bảo: “Sai lầm, cậu ạ. Hết sức sai lầm”.
Thế là hết một chai Brandi và hết một đêm. “Không được, đàn bà mà mạnh mẽ quá thì đàn ông không được là đàn ông nữa chỉ còn là cái bóng. Vợ là phải ngu ngu một tý, chứ thông minh quá thì mình không còn ra thằng chồng nữa (hehe, vậy là vợ fải ngu hơn chồng đấy ạ ). Độc lập quá thì mình khác gì thằng độc thân …Đôi khi buồn chỉ còn có rượu…".
Tôi lựa lời nhưng không làm giảm cái ý chí ly hôn của Định. “Ngay cả việc đưa ra toà này tớ cũng chỉ muốn nhằm cho cô ấy sửa tính sửa nết đi một tí… Nhưng hình như không sửa được đâu, cậu ạ. Giời sinh ra thế nào thì cứ thế thôi…". Vừa nói cậu ấy vừa giơ hai tay lên giời như một kẻ bất lực. Tôi hỏi: "Thế còn con bé?". "Ông lạc hậu bỏ mẹ, con cái ở với ai bây giờ thì cũng như ở với cả hai, nhiều cặp người lớn ly hôn mà trẻ con không biết… Tớ thấy ở trường em tớ, điều tra cho thấy các em đều trả lời rằng, bố mẹ ly hôn, chúng sướng hơn vì cả hai đều lo cho chúng hơn khi còn ở chung…". Định nói một cách hối hả như một phát hiện.
Một năm sau, thấy Định để đầu đinh đi với cô gái trông còn nguyên vẻ "chân quê" vào một cửa hàng may mặc. Thấy tôi, Định nháy mắt ra hiệu và hôm sau cậu gọi tôi đi uống càfê sáng. "Khác hẳn, ông ạ, thế mới là đàn bà, ngay cả mặc gì cũng chồng quyết định, ăn gì cũng xong, (hehe) đi đâu vợ chồng có nhau… Lần này, ông không phù rể mà ông đến uống rượu với tôi ở nhà. Đến tôi, ông sẽ thấy Hiền rất chi là hiền… Rồi ông xem có cần thì ông lựa lời nói với Thái hộ tôi. Dù sao, tôi cũng vẫn kính trọng Thái, người ấy làm bạn tốt hơn làm vợ, mong Thái cũng hiểu thế mà đừng lấy chồng nữa làm gì… Mà Thái không lấy ai thì tôi sẽ… hô Thái muôn năm…". (tại sao lại nói Thái 0 lấy ai ? ngộ hén ? 0 fải ông chả bà nem sao? ) Anh ta rất bốc đồng, nhìn mắt thì biết, hạnh phúc đến cực độ.
Con bé nhà Định - Hiền, mới 3 tuổi kháu ơi là kháu, theo toà xử ở với bố. Cậu ta bảo muốn đưa cháu về bà nội nhưng bên ngoại nhất định không nghe. “Đưa con bé về sống ở vùng khoai sắn, tôi không yên tâm tý nào, ông ạ. Nhưng họ bảo họ sống được đời này sang đời khác thì tiếp một đời nữa không sao. Thế là tớ đành, nhưng tớ sẽ nhớ con bé phải biết…". Tôi không biết nói gì, cảm thấy hình như tại mình vô duyên, cứ có mặt mình trong chuyện cưới của anh ta thì anh ta chóng chán vợ. "Không, không, ông đừng bao giờ nghĩ thế. Đây là tại tôi. Tôi không chịu nổi, ông ạ. Người đâu đến con chuột chạy cũng hét toáng lên như nhà bị trộm (kekeke, đụng chạm mợi ). Chồng đi uống rượu cũng đòi đi theo. ừ thì hiền, tốt. Nhưng hiền quá đâm ù thì lị ra, cơm chả biết đường nấu (hỏng hiền nhưng mà hỏng biết thì sao ?), cho con bú cũng phải chồng hay tivi hướng dẫn… ( tội nghiệp) Sống thế thì tớ mệt quá. Ba năm nay, sở dĩ không mời các ông về nhà nhậu vì cô ấy có biết nấu nướng gì đâu… (thì ông nấu) Lần này, ông lại giúp tôi. Ông đem tiền đến chỗ bà ngoại con bé, kheo khéo đưa hộ tôi cho bà. Coi như tớ giúp bà… để bà trông nom mẹ con cô ấy. Hơi bị đần, tớ rất thương, chỉ không sống cùng thôi, chứ nếu cô ấy ở nhà với mẹ thì tớ sẵn lòng… hàng tháng sẽ ghé. Nếu gặp, ông liệu lời mà khuyên cô ấy, thôi ở vậy mà nuôi con. Chứ đàn ông bây giờ có lấy vợ, người ta cũng đắn đo nhiều lắm… Còn lần này thì… với Dung. ừ! Dung là người chia sẻ được với tớ nhiều điều phiền muộn… Hôm nào ông đến, uống mừng cho tớ, chứng kiến cho tớ... Dung nó bảo trong Viện nó chỉ quý có ông. ”.
- Sao cậu lại nằm bàn thế này - Tôi hỏi khi thấy Định quấn chiếc chăn mỏng nằm trong phòng làm việc. Xung quanh ấm điện, bát rếch, vỏ mỳ tôm lung tung cả. Định suỵt, suỵt, bảo tôi nói nhỏ thôi: “Cái số tớ nó thế hết sai lầm này đến sai lầm khác… Giờ thì tớ đang tính chuyện thuê nhà nhưng chưa xong, ông nói to thế, ai nghe thấy lại cho rằng tớ nằm đây là định chiếm cơ quan làm chỗ ở. Ông đi lâu không biết, chứ tớ và Dung chia tay rồi… Tớ chưa muốn đưa chuyện này ra Viện. Cũng… hơi bị ngượng. Nhưng, chẳng có cách nào khác. Cô ấy đuổi tớ". Nhìn thấy vẻ ngạc nhiên của tôi Định giải thích "ừ thì nhà của tớ, nhưng cô ấy cũng bỏ nhiều tiền ra sửa chữa, nhiều đồ đạc đắt tiền là do cô ấy sắm. Tớ vẫn chưa biết giải quyết thế nào. Cô ấy bảo sẽ tính giá trị ra đền bù thoả đáng cho tớ.”. Tôi đưa mắt quanh tìm chai rượu. Không thể thiếu rượu khi nghe những chuyện trời giáng này được, mặc dù là giáng vào ai đi nữa.
- Chờ tớ một tý, xong ngay.
Cậu ta bật dậy khoác áo rồi kéo tôi bảo ra quán. Lần này tôi uống nhiều rượu hơn cậu ấy. Không hỏi để khỏi phải nghe cái điều mà tôi đã hình dung từ trước. Im lặng kéo dài. Cậu ta không chịu được. "Sao ông không nói gì thế? Theo ông thì tại sao tớ yêu Dung và Dung cũng yêu tớ mà chúng tớ chỉ sống với nhau chưa đầy hai năm, cô ấy đã bảo chán tớ đến tận cổ?”. Tôi không nhếch được miệng lên. Còn biết nói với cậu ấy như thế nào đây. Thêm hai ly, mỗi đứa. Tôi hỏi: "Thế ông tìm được ai khác chưa?”. Định cười buồn: “Tớ chẳng bao giờ thiếu đàn bà mê, tớ không muốn thì không yêu, không lấy... Nhưng khỉ thế, đã chót lấy một lần, yêu một lần thì tớ quen, lại muốn yêu tiếp, lấy tiếp. Nhưng cậu thế nào? Tớ thì phải yêu mới lấy được, mới ở được. Song, lúc thì tớ không yêu vợ, lúc thì vợ không yêu tớ… Chả còn hiểu thế nào". Tôi hớp một ly đúp. Và một ly đúp nữa. Một cái gì đó mơ hồ chạy qua trong đầu, những vòng tròn lan toả và tiếng cười của tạo hoá khanh khách trong lỗ tai… Cuộc rượu đến gần sáng. Tôi uống với nỗi tâm sự thầm kín của mình, không bao giờ bầy tỏ và hình như cũng là uống với những tâm sự của Định nhưng không biết nói gì với bạn. Và có lẽ Định cũng chỉ cần tôi như một bức vách thẩm âm để nói ra những điều sâu kín, không chờ phản hồi.
Có lẽ từ nay tôi sẽ ở Viện dài ngày chứ không đi công tác xa hàng năm như trước. ở Viện nhưng tôi rất bận, ngay cả đến ăn trưa tôi cũng gọi cơm hộp về phòng riêng. Thi thoảng, chợt trông thấy Dung ở hành lang hay ở chân cầu thang. Thấy ánh mắt Dung buồn thê thảm, tôi lảng tránh. Biết an ủi thế nào trước một ánh mắt như thế. An ủi, biết đâu là cửa ngõ của một cuộc chiến tranh… Thời tiết thì đẹp không thể tưởng tượng nổi. Đã vào đông rồi mà trời chỉ se se lạnh. Mặt đường ẩm ướt, mưa rây rây. Những con phố thoảng mùi cà phê, mùi bước chân dĩ vãng, mùi âm thanh Beethoven, mùi khăn voan và rượu cô-nhắc… Một tháng sau cái ngày uống rượu hết đêm, tôi gặp Định trong cái quán ăn của Nga mà tôi rất thích. Cô cậu khoác tay nhau bước vào nhà hàng trông như một cặp gái trai thời Cách mạng ánh sáng. Lãng mạn như sương. Khó mà đoán tuổi người phụ nữ bởi mái tóc cắt thề, còn Định thì dù vẻ ngời ngời trên mặt nhưng tôi vẫn nhận ra lưng cậu đã còng. Thấy tôi, Định kéo tay tóc thề đến gần: “Giới thiệu với cậu, tình yêu vĩnh cửu của tớ". Tôi, giật thót mình nghe những chữ: Tình yêu; Vĩnh cửu. Cũng có thể đó là nỗi mặc cảm về sự tham dự vô duyên của mình ở những lần làm nên đổ vỡ của anh ta. Thế là vờ như không quen biết Định, tôi mỉm cười phác một cử chỉ của người bị câm điếc. Nhún vai, vẫy người phục vụ bàn, đặt tờ 5 đôla vào cái hoá đơn đề 54.000đ, nhận cái cảm ơn của cô ấy rồi đứng lên rời chỗ. Tôi nghe Định nói với tóc thề ở sau lưng: “Lão tiến sĩ ở Viện anh bị hâm ấy mà".
Ra khỏi quán, đặt chân xuống mặt đường ẩm ướt mưa rây. Những chiếc lá bàng theo gió đậu xuống mặt hè. Có thiên thư nào cho tôi trong những chiếc lá đó không?./.
Trần Thị Trường