Binh tho HO XUAN HUONG
Đã gửi: Chủ nhật T2 23, 2003 2:43 pm
Tặng nhà thơ Long Võ nhà ta , hy vọng sẻ có nhiều thơ mới nữa !
PHIẾM LUẬN VỀ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
(10/13/00 )
Bắc Giang
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dậy làm thơ
Tôi không phải là thi sĩ, cũng chẳng phải là ..nhà thơ, phòng thơ, hay building thơ gì cả nhưng cứ mỗi lần đọc hai câu trên latực lộn ruột, huyếp áp lên hừng hực, đấy là tôi đang sống ở một xã hội văn minh của thế kỷ thứ hai mươi mốt với quan niệm sống thật phóng khoáng, cởi mở , nam nữ bình quyền nếu không muốn nói trọng nữ, khinh namĐiệu làm tôi khó chịu nhất là thái độ ngạo mạn, trịch thượng của tác giả khi dùng chữ “chi”. trong thơ văn của mình, nghe nó ..tức anh ách làm sao ấy! Tôi đã được đọc rất nhiều thơ từ cổ chí kim, từ đông sang tây mà chưa hề thấy bất cứ một tác giả nào dám ..ngông cuồng như bà Hồ xuân Hương,thử tưởng tượng nếu bà Đoàn thị Điểm hay bà Huyện Thanh Quan cũng xưng CHỊ thì còn gì là thể thống, khuôn phép nữa? Ngược lại giòng thời gian vài trăm năm trước , các cụ ta với quan niệm cổ hủ:
Nhất nam viết hữu
Thập nữ viết vô
bà Hồ xuân Hương đã.. phạm thượng một cách nặng nề,nếu có đi học (bà bỏ học năm 13 tuổi vì bố mất sớm) và được đi thi chắc bà cũng sẽ cùng số phận với biết bao sĩ tử thời đó:
Thi không ăn ớt thế mà cay!
Vì đã phạm huý, phạm trường qui, dám khinh thường các cụ ..tai to mặt lớn ,bằng cấp đầy mình, văn thơ lai láng! Điều đó cũng dễ hiểu tại sao là một nữ sĩ có tài , cũng có chồng là quan Tri phủ (ông Phủ Vĩnh Tường) mà bà không được trọng vọng, ngồi chiếu trên, thơ văn không được làm khuôn mẫu giảng dậy trong các trường trung học như bà Huyện Thanh Quan, Bà Đoàn thị Điểm .
Hơn thế nữa, bà có hai đời chồng là ông Tổng Cóc:
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn năm khôn chuộc dấu bôi vôi.
Và ông Phủ Vĩnh Tường:
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!
Cái nợ ba sinh đã trả rồi
Chôn chặt văn chương ba thước đất
Ném tung hồ thỉ bốn phương trời
Cán cân tạo hoá rơi đâu mất
Miệng túi càn khôn thắt lại rồi
Hăm bảy tháng trời là mấy chốc
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!
Mà bà không bao giờ được vinh dự mang tên chồng trong lối xưng hô thông thường của người Việt nam khi lập gia thất, hoặc chức tước mà đức ông chồng đã có trong xã hội như baTộng Cóc hoặc lịch sự hơn nữa : bà Phủ Vĩnh Tường, cũng như bà Huyện Thanh Quan, mà gọi bằng một cái tên tục cộc lốc: Hồ xuân Hương! Tôi thấy ở đây có sự ..unảiè của các cụ thời xưa. Nếu giả dụ bắt đầu ngày hôm nay , từ dòng chũ này tôi gọi bằng ...bà Tổng Cóc chắc chẳng ai biết tôi muốn nói đến nhân vật nào trong văn học sử Việt nam! Còn làm trò cười cho thiên hạ! Nói đến sự nghệp văn chương , phải thú thật, mặc dù các cụ ta bề ngoài không tán thành cho lắm nhưng trong lòng vẫn nể phục với lối làm thơ lãng mạn, dí dỏm, chua chát, mỉa mai,tiếu lăm nếu không muốn nói là hơi tục),một trường phái mà bà là Giáo chủ mà không có giáo dân! Với hai đời chồng đều làm quan lớn,không con cái hủ hỉ lúc tuổi già, đến khi chồng chết lại trắng tay mở quán nước bên đường mưu sinh qua ngày,phải nói bà không những là người văn hay, chữ tốt mà còn là người biết tự lập, tháo vát,không phải là những con ký sinh trùng lúc nhỏ sống nhờ cha mẹ, lớn lên nhờ chồng, chồng chết nhờ con! Trong cuộc tranh sống hàng ngày, một thân gái “dặm trường” quanh quẩn bên quán nước bà đã gặp biết bao văn nhân thi sĩ đương thời mượn trà, mượn rượu tán tỉnh,suồng sã như trường hợp ông Chiêu Hổ và đã bị bà chọc xỏ:
Anh đồ tỉnh, anh đồ say
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Này này chị bảo cho mà biết
Chỗ ấy hang hùm chớ mó tay!
Cái hay của thơ là bà đã dùng tên Hổ (tức là Hùm) để chỉ cái “ấy”, địa danh không được thanh tao cho lắm! Và cũng cái hay của bà là đã phản kháng một cách mãnh liệt ratnghệ sĩ!
Này này chị bảo cho mà biết Chỗ ấy hang hùm chớ mó tay! Không như thời nay chỉ biết ..say NO! NO! một cách yếu ớt!
Nói về cuộc tình của nữ sĩ với ông Phủ Vĩnh Tường (chỉ vỏn vẹn có 27 tháng) tuy ngắn ngủi nhưng cũng nhiều giai thoại, điển hình là trong một ngày ông Phủ vắng nhà, có người đàn bà tên Nguyễn thị Đào đệ đơn lên quan phủ xin ly dị để lấy chồng khác, sau một hồi tra hỏi, lại gặp lúc thi hứng tràn trề, bà phóng bút chấp thuận:
Phó cho con Nguyễn thị Đào
Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai?
Chữ rằng “xuân bất tái lai”
Cho về kiếm chút, một mai kẻo già!
Tôi thích nhất lối dùng chữ hóm hỉnh, dễ thương của bà trong thơ mà hầu như ít có thi sĩ nào có khả năng đưa vào thơ của mình nếu không có một bộ óc vừa thông minh vừa khôi hài như chữ “khéo kheo”' rất ư ..bắc kỳ trong:
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ hay chữ “kiếm chút” nửa úp, nửa mở làm cho người đọc phải dùng trí tưởng tượng một cách thích thú trong:
Cho về “kiếm chút” một mai kẻo già! hoặc chữ “leo lẻo” bình dân, quê mùa,tôi mở tự điển của Đào văn Tập, Nguyễn văn Khôn, Đào duy Anh vân vân và vân vân, cũng không tìm ra chữ “leo lẻo” mà chỉ thấy mấy chữ leo cây, leo trèo,leo lét vô duyên!
Riêng đặc biệt với ông Cống Sinh vừa mới thi đỗ,xin phép làm thịt trâu khao hàng xóm láng giềng , bà phê trên đơn:
Người ta thì chẳng được đâu
Ừ thì ông Cống làm trâu thì làm!
chữ “ừ thi”` ở đây lại rất thân mật, giản dị, không khách sáo thường dùng cho những người ngang hàng –trong trường hợp này bà Phủ Vĩnh Tường cho ông Cống Sinh được ngang hàng về phương diện chữ nghĩa- khác với trường hợp “con” Nguyễn thị Đào, một đứa nông dân nghèo hèn vô học:
Phó cho “con” Nguyễn thị Đào
Nói về tài ứng đối thơ văn của ba,ø chắc không ai có thể sánh bằng , vừa lanh lẹ, vừa dí dỏm. Truyện kể một hôm nữ sĩ đi chơi gặp trời mưa trượt chân ngã , người lấm lem, chân xõng xoài dưới đất, hai tay giơ lên trời, bạn bè, khách khứa được phen cười thoả thuê, bà từ từ đứng dậy đọc hai câu thơ chữa thẹn:
Dang tay với thử trời cao thấp
Soạc cẳng đo xem đất vắn dài.
Nếu ở trường hợp các cô gái khác, chắc vì mắc cở sẽ đứng dậy ..khóc ròng, hoặc bỏ chạy một mạch về nhà mách mẹ! Nhưng thơ Hồ xuân Hương được nhiều người bết đến và làm đề tài tranh luận từ trăm năm nay không phải là những bài thơ trên mà là những bài thanh-tục, tục-thanh như bài “Quả mit”' , “ Oác nhoi”^`, “ Đánh đu”, “ Đèo Ba Doi”^. … Thú thật, nếu bây giờ cho tôi viết tập làm văn với đề tài “ trò hãy tả quả mit”' chắc tôi obị tịt chứ chưa cần phải làm thơ tả quả mít! Nữ sĩ chỉ với 4 câu ngắn ngủi đã diễn tả được hết quả mít mà lại còn làm cho người đọc liên tưởng đến “những chuyen”^. thần tiên đã bidôn. nén từ bao năm trong tâm khảm:
Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì, múi nó dầy
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mắn mó, nhựa ra tay!
Tuyệt vời, tôi chưa thấy ai tả quả mít một cách đầy đủ như vậy, từ da xù xì, đến múi dầy cơm vàng óng. Ngày xưa ở nhà quê ta, các cụ mỗi lần hái quả mít từ trên cây xuống thường lấy cọc tre đóng vào cuống rồi phơi nắng cho nhựa trắng chẩy hết ra mới đem bóc vỏ,lấy từng múi mít béo ngậy thơm phức ăn, hôm nay ngồi đọc thơ Hồ xuân Hương mà thèm rỏ rãi! Có một điều lạ lakhồng hiểu tại sao khi tả “quả mit”' hay con “ốc nhoi”^` nữ sĩ đều liên tưởng đến người ..quân tử:
“Quân tử” có thương thì đóng cọc và bây giờ thì:
Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi
“Quân tử” có thương thì bóc yếm
Xin dừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.
Tôi thấy bài này có phần hay hơn bà trên ở chỗ tả một con ốc nhồi đen thui thủi ngày đêm bò lê bò càng trong đám cỏ hôi tanh, bẩn thỉu mà vẫn có người thương yêu, trìu mến, dùng tay ngó ngoáy chẳng sohơi. tanh mùi bùn! Người ấy đâu phải là thường dân quê mùa mà lại là một đấng hiền nhân quân tử! Tôi định xem lại Đạo Đức Kinh để tìm định nghĩa về người quân tử của Đức Khổng Phu Tử nhưng bận quá lại thôi, nhờ các bạn tra khảo hộ xem người QUÂN TỬ có dư thì giờ làm chuyện bóc yếm, đóng cọc tầm thường ấy không?? Nói đến “bóc yem”^' tôi lại nhớ hai câu thơ õ đọc được đâu đó từ thuở nhỏ:
Ngày xưa, ngày xửa, ngày xưa
Mẹ tôi yếm thắm lên chùa đọc kinh Các cô gái thời xưa thường đeo yếm thắm xanh, đỏ trông rất đẹp mắt trong bộ áo tứ thân với chiếc nón quai thao lộng lẫy mà có ai đòi “bóc yem”^' một cách công khai như thế này đâu!! Trở lại chuyện ốc nhồi, ngày xưa còn bé tôi ít được ăn ốc nhồi vì mẹ bảo ốc nhồi nhiều thịt béo ngậy,đắt tiền nên mẹ thường đi chợ mua một rổ ốc mút cả nhà mút xì xụp vui tai, hơn nữa ăn ốc mút giản dị hơn ,chỉ việc cầm cái kìm nhỏ kẹp bể “cái lỗ tron”^ rồi đổ nước mắm gừng pha tí ớt xong cho lên miệng mút cái ..“chut”. là thấy thấm thía đến cả lục phủ ngũ tạng! Tê mê tới tận trời xanh!
Cái ngày còn mài đũng quần trong các lớp đệ ngũ, đệ tứ, tôi được học bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan, sự thật không có gì ø xuất sắc lắm nhưng muốn có điểm cao cứ phải khen lấy khen để, thực ra bà Huyện thấy gì tả nấy,như thấy con cóc trong hang nhẩy ra, ngồi đó, nhẩy đi, rồi lại ngồi đó, thì làm sao có thể so sánh với bài Đèo Ba Dội của Bà Phủ Vĩnh Tường rất ví von, nhẹ nhàng, thanh thoát, hóm hỉnh, tượng hình, tượng thanh :
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạo cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét, tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì, lún phún rêu
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo
Hiền nhân quân tử ai mà chẳng..
Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo!
Bà Huyện tới đèo Ngang vào một buổi chiều , mặt trời xế bóng nên cứ thế bà viết:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Nhìn xuống dưới thấy cỏ cây hoa lá chen chúc mọc, bà đề:
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Xa hơn nữa vài chú tiều lom khom làm rẫy:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Chung quanh vài căn nhà lác đác trên bờ sông:
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Thú thật tôi chẳng có một tí.. feling^ nào hết!! Làm thơ như vậy ai làm mà chả được!! Ta hãy để tâm hồn lắng đọng lại,tưởng tượng mình đang đi về miền quê ngoạn cảnh, qua miền đồi núi hương thơm ngào ngạt, xa xa con đường đất nhỏ uốn khúc chạy xuyên qua hết đèo này tới đèo khác lên cao bất tận , bà Phủ Vĩnh Tường đã phải dùng ba lần chữ “một đeo”` để tả cảnh non nước hữu tình trùng trùng điệp diệp này của đèo Ba Dội:
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạo cảnh cheo leo
Đến đây khách lữ hành xin hãy dừng chân ở một quán nước bên đường uống ly trà xanh nóng hổi, nhìn lại con đường cheo leo vừa trèo lên mà tự khen thầm “mình còn dẻo dai lắm chứ! ”. Khác với bà Huyện , bà Phủ đến đèo Ba Dội lúc bình minh nên những cành thông còn rơi tơi tả vì cơn bão lốc đêm qua, đâu đó vài giọt sương mai trắng xoá long lanh sót lại trên những chiếc lá liễu u sầu!
Lắt lẻo cành thông, cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt sương mai Ai qua cảnh đèo Ba Dội nên thơ hữu tình như vậy mà không xúc động, làm ngơ cho được:
Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
Tôi rất tiếc không có tài làm thơ để có thể hoạ lại bài này, và tôi cũng chưa được đọc bài thơ nào tả cảnh “ trèo đeo”` hay như thế, tình tứ như vậy!
Tôi không biết phải viết gì để kết luận cho thiên phiếm luận này, khen ,chê là công việc của những nhà phê bình văn học nghệ thuật, nhưng dù sao chăng nữa ta cũng thấy sự thiên vị rõ ràng giữa hai bà một Phủ, một Huyện, cái lỗi rõ ràng của bà Phủ Vĩnh Tường là không chịu theo khuôn phép do các cụ đặt ra cho “nàng thơ”.
BẮC GIANG
PHIẾM LUẬN VỀ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
(10/13/00 )
Bắc Giang
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dậy làm thơ
Tôi không phải là thi sĩ, cũng chẳng phải là ..nhà thơ, phòng thơ, hay building thơ gì cả nhưng cứ mỗi lần đọc hai câu trên latực lộn ruột, huyếp áp lên hừng hực, đấy là tôi đang sống ở một xã hội văn minh của thế kỷ thứ hai mươi mốt với quan niệm sống thật phóng khoáng, cởi mở , nam nữ bình quyền nếu không muốn nói trọng nữ, khinh namĐiệu làm tôi khó chịu nhất là thái độ ngạo mạn, trịch thượng của tác giả khi dùng chữ “chi”. trong thơ văn của mình, nghe nó ..tức anh ách làm sao ấy! Tôi đã được đọc rất nhiều thơ từ cổ chí kim, từ đông sang tây mà chưa hề thấy bất cứ một tác giả nào dám ..ngông cuồng như bà Hồ xuân Hương,thử tưởng tượng nếu bà Đoàn thị Điểm hay bà Huyện Thanh Quan cũng xưng CHỊ thì còn gì là thể thống, khuôn phép nữa? Ngược lại giòng thời gian vài trăm năm trước , các cụ ta với quan niệm cổ hủ:
Nhất nam viết hữu
Thập nữ viết vô
bà Hồ xuân Hương đã.. phạm thượng một cách nặng nề,nếu có đi học (bà bỏ học năm 13 tuổi vì bố mất sớm) và được đi thi chắc bà cũng sẽ cùng số phận với biết bao sĩ tử thời đó:
Thi không ăn ớt thế mà cay!
Vì đã phạm huý, phạm trường qui, dám khinh thường các cụ ..tai to mặt lớn ,bằng cấp đầy mình, văn thơ lai láng! Điều đó cũng dễ hiểu tại sao là một nữ sĩ có tài , cũng có chồng là quan Tri phủ (ông Phủ Vĩnh Tường) mà bà không được trọng vọng, ngồi chiếu trên, thơ văn không được làm khuôn mẫu giảng dậy trong các trường trung học như bà Huyện Thanh Quan, Bà Đoàn thị Điểm .
Hơn thế nữa, bà có hai đời chồng là ông Tổng Cóc:
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn năm khôn chuộc dấu bôi vôi.
Và ông Phủ Vĩnh Tường:
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!
Cái nợ ba sinh đã trả rồi
Chôn chặt văn chương ba thước đất
Ném tung hồ thỉ bốn phương trời
Cán cân tạo hoá rơi đâu mất
Miệng túi càn khôn thắt lại rồi
Hăm bảy tháng trời là mấy chốc
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!
Mà bà không bao giờ được vinh dự mang tên chồng trong lối xưng hô thông thường của người Việt nam khi lập gia thất, hoặc chức tước mà đức ông chồng đã có trong xã hội như baTộng Cóc hoặc lịch sự hơn nữa : bà Phủ Vĩnh Tường, cũng như bà Huyện Thanh Quan, mà gọi bằng một cái tên tục cộc lốc: Hồ xuân Hương! Tôi thấy ở đây có sự ..unảiè của các cụ thời xưa. Nếu giả dụ bắt đầu ngày hôm nay , từ dòng chũ này tôi gọi bằng ...bà Tổng Cóc chắc chẳng ai biết tôi muốn nói đến nhân vật nào trong văn học sử Việt nam! Còn làm trò cười cho thiên hạ! Nói đến sự nghệp văn chương , phải thú thật, mặc dù các cụ ta bề ngoài không tán thành cho lắm nhưng trong lòng vẫn nể phục với lối làm thơ lãng mạn, dí dỏm, chua chát, mỉa mai,tiếu lăm nếu không muốn nói là hơi tục),một trường phái mà bà là Giáo chủ mà không có giáo dân! Với hai đời chồng đều làm quan lớn,không con cái hủ hỉ lúc tuổi già, đến khi chồng chết lại trắng tay mở quán nước bên đường mưu sinh qua ngày,phải nói bà không những là người văn hay, chữ tốt mà còn là người biết tự lập, tháo vát,không phải là những con ký sinh trùng lúc nhỏ sống nhờ cha mẹ, lớn lên nhờ chồng, chồng chết nhờ con! Trong cuộc tranh sống hàng ngày, một thân gái “dặm trường” quanh quẩn bên quán nước bà đã gặp biết bao văn nhân thi sĩ đương thời mượn trà, mượn rượu tán tỉnh,suồng sã như trường hợp ông Chiêu Hổ và đã bị bà chọc xỏ:
Anh đồ tỉnh, anh đồ say
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Này này chị bảo cho mà biết
Chỗ ấy hang hùm chớ mó tay!
Cái hay của thơ là bà đã dùng tên Hổ (tức là Hùm) để chỉ cái “ấy”, địa danh không được thanh tao cho lắm! Và cũng cái hay của bà là đã phản kháng một cách mãnh liệt ratnghệ sĩ!
Này này chị bảo cho mà biết Chỗ ấy hang hùm chớ mó tay! Không như thời nay chỉ biết ..say NO! NO! một cách yếu ớt!
Nói về cuộc tình của nữ sĩ với ông Phủ Vĩnh Tường (chỉ vỏn vẹn có 27 tháng) tuy ngắn ngủi nhưng cũng nhiều giai thoại, điển hình là trong một ngày ông Phủ vắng nhà, có người đàn bà tên Nguyễn thị Đào đệ đơn lên quan phủ xin ly dị để lấy chồng khác, sau một hồi tra hỏi, lại gặp lúc thi hứng tràn trề, bà phóng bút chấp thuận:
Phó cho con Nguyễn thị Đào
Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai?
Chữ rằng “xuân bất tái lai”
Cho về kiếm chút, một mai kẻo già!
Tôi thích nhất lối dùng chữ hóm hỉnh, dễ thương của bà trong thơ mà hầu như ít có thi sĩ nào có khả năng đưa vào thơ của mình nếu không có một bộ óc vừa thông minh vừa khôi hài như chữ “khéo kheo”' rất ư ..bắc kỳ trong:
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ hay chữ “kiếm chút” nửa úp, nửa mở làm cho người đọc phải dùng trí tưởng tượng một cách thích thú trong:
Cho về “kiếm chút” một mai kẻo già! hoặc chữ “leo lẻo” bình dân, quê mùa,tôi mở tự điển của Đào văn Tập, Nguyễn văn Khôn, Đào duy Anh vân vân và vân vân, cũng không tìm ra chữ “leo lẻo” mà chỉ thấy mấy chữ leo cây, leo trèo,leo lét vô duyên!
Riêng đặc biệt với ông Cống Sinh vừa mới thi đỗ,xin phép làm thịt trâu khao hàng xóm láng giềng , bà phê trên đơn:
Người ta thì chẳng được đâu
Ừ thì ông Cống làm trâu thì làm!
chữ “ừ thi”` ở đây lại rất thân mật, giản dị, không khách sáo thường dùng cho những người ngang hàng –trong trường hợp này bà Phủ Vĩnh Tường cho ông Cống Sinh được ngang hàng về phương diện chữ nghĩa- khác với trường hợp “con” Nguyễn thị Đào, một đứa nông dân nghèo hèn vô học:
Phó cho “con” Nguyễn thị Đào
Nói về tài ứng đối thơ văn của ba,ø chắc không ai có thể sánh bằng , vừa lanh lẹ, vừa dí dỏm. Truyện kể một hôm nữ sĩ đi chơi gặp trời mưa trượt chân ngã , người lấm lem, chân xõng xoài dưới đất, hai tay giơ lên trời, bạn bè, khách khứa được phen cười thoả thuê, bà từ từ đứng dậy đọc hai câu thơ chữa thẹn:
Dang tay với thử trời cao thấp
Soạc cẳng đo xem đất vắn dài.
Nếu ở trường hợp các cô gái khác, chắc vì mắc cở sẽ đứng dậy ..khóc ròng, hoặc bỏ chạy một mạch về nhà mách mẹ! Nhưng thơ Hồ xuân Hương được nhiều người bết đến và làm đề tài tranh luận từ trăm năm nay không phải là những bài thơ trên mà là những bài thanh-tục, tục-thanh như bài “Quả mit”' , “ Oác nhoi”^`, “ Đánh đu”, “ Đèo Ba Doi”^. … Thú thật, nếu bây giờ cho tôi viết tập làm văn với đề tài “ trò hãy tả quả mit”' chắc tôi obị tịt chứ chưa cần phải làm thơ tả quả mít! Nữ sĩ chỉ với 4 câu ngắn ngủi đã diễn tả được hết quả mít mà lại còn làm cho người đọc liên tưởng đến “những chuyen”^. thần tiên đã bidôn. nén từ bao năm trong tâm khảm:
Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì, múi nó dầy
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mắn mó, nhựa ra tay!
Tuyệt vời, tôi chưa thấy ai tả quả mít một cách đầy đủ như vậy, từ da xù xì, đến múi dầy cơm vàng óng. Ngày xưa ở nhà quê ta, các cụ mỗi lần hái quả mít từ trên cây xuống thường lấy cọc tre đóng vào cuống rồi phơi nắng cho nhựa trắng chẩy hết ra mới đem bóc vỏ,lấy từng múi mít béo ngậy thơm phức ăn, hôm nay ngồi đọc thơ Hồ xuân Hương mà thèm rỏ rãi! Có một điều lạ lakhồng hiểu tại sao khi tả “quả mit”' hay con “ốc nhoi”^` nữ sĩ đều liên tưởng đến người ..quân tử:
“Quân tử” có thương thì đóng cọc và bây giờ thì:
Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi
“Quân tử” có thương thì bóc yếm
Xin dừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.
Tôi thấy bài này có phần hay hơn bà trên ở chỗ tả một con ốc nhồi đen thui thủi ngày đêm bò lê bò càng trong đám cỏ hôi tanh, bẩn thỉu mà vẫn có người thương yêu, trìu mến, dùng tay ngó ngoáy chẳng sohơi. tanh mùi bùn! Người ấy đâu phải là thường dân quê mùa mà lại là một đấng hiền nhân quân tử! Tôi định xem lại Đạo Đức Kinh để tìm định nghĩa về người quân tử của Đức Khổng Phu Tử nhưng bận quá lại thôi, nhờ các bạn tra khảo hộ xem người QUÂN TỬ có dư thì giờ làm chuyện bóc yếm, đóng cọc tầm thường ấy không?? Nói đến “bóc yem”^' tôi lại nhớ hai câu thơ õ đọc được đâu đó từ thuở nhỏ:
Ngày xưa, ngày xửa, ngày xưa
Mẹ tôi yếm thắm lên chùa đọc kinh Các cô gái thời xưa thường đeo yếm thắm xanh, đỏ trông rất đẹp mắt trong bộ áo tứ thân với chiếc nón quai thao lộng lẫy mà có ai đòi “bóc yem”^' một cách công khai như thế này đâu!! Trở lại chuyện ốc nhồi, ngày xưa còn bé tôi ít được ăn ốc nhồi vì mẹ bảo ốc nhồi nhiều thịt béo ngậy,đắt tiền nên mẹ thường đi chợ mua một rổ ốc mút cả nhà mút xì xụp vui tai, hơn nữa ăn ốc mút giản dị hơn ,chỉ việc cầm cái kìm nhỏ kẹp bể “cái lỗ tron”^ rồi đổ nước mắm gừng pha tí ớt xong cho lên miệng mút cái ..“chut”. là thấy thấm thía đến cả lục phủ ngũ tạng! Tê mê tới tận trời xanh!
Cái ngày còn mài đũng quần trong các lớp đệ ngũ, đệ tứ, tôi được học bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan, sự thật không có gì ø xuất sắc lắm nhưng muốn có điểm cao cứ phải khen lấy khen để, thực ra bà Huyện thấy gì tả nấy,như thấy con cóc trong hang nhẩy ra, ngồi đó, nhẩy đi, rồi lại ngồi đó, thì làm sao có thể so sánh với bài Đèo Ba Dội của Bà Phủ Vĩnh Tường rất ví von, nhẹ nhàng, thanh thoát, hóm hỉnh, tượng hình, tượng thanh :
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạo cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét, tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì, lún phún rêu
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo
Hiền nhân quân tử ai mà chẳng..
Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo!
Bà Huyện tới đèo Ngang vào một buổi chiều , mặt trời xế bóng nên cứ thế bà viết:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Nhìn xuống dưới thấy cỏ cây hoa lá chen chúc mọc, bà đề:
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Xa hơn nữa vài chú tiều lom khom làm rẫy:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Chung quanh vài căn nhà lác đác trên bờ sông:
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Thú thật tôi chẳng có một tí.. feling^ nào hết!! Làm thơ như vậy ai làm mà chả được!! Ta hãy để tâm hồn lắng đọng lại,tưởng tượng mình đang đi về miền quê ngoạn cảnh, qua miền đồi núi hương thơm ngào ngạt, xa xa con đường đất nhỏ uốn khúc chạy xuyên qua hết đèo này tới đèo khác lên cao bất tận , bà Phủ Vĩnh Tường đã phải dùng ba lần chữ “một đeo”` để tả cảnh non nước hữu tình trùng trùng điệp diệp này của đèo Ba Dội:
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạo cảnh cheo leo
Đến đây khách lữ hành xin hãy dừng chân ở một quán nước bên đường uống ly trà xanh nóng hổi, nhìn lại con đường cheo leo vừa trèo lên mà tự khen thầm “mình còn dẻo dai lắm chứ! ”. Khác với bà Huyện , bà Phủ đến đèo Ba Dội lúc bình minh nên những cành thông còn rơi tơi tả vì cơn bão lốc đêm qua, đâu đó vài giọt sương mai trắng xoá long lanh sót lại trên những chiếc lá liễu u sầu!
Lắt lẻo cành thông, cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt sương mai Ai qua cảnh đèo Ba Dội nên thơ hữu tình như vậy mà không xúc động, làm ngơ cho được:
Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
Tôi rất tiếc không có tài làm thơ để có thể hoạ lại bài này, và tôi cũng chưa được đọc bài thơ nào tả cảnh “ trèo đeo”` hay như thế, tình tứ như vậy!
Tôi không biết phải viết gì để kết luận cho thiên phiếm luận này, khen ,chê là công việc của những nhà phê bình văn học nghệ thuật, nhưng dù sao chăng nữa ta cũng thấy sự thiên vị rõ ràng giữa hai bà một Phủ, một Huyện, cái lỗi rõ ràng của bà Phủ Vĩnh Tường là không chịu theo khuôn phép do các cụ đặt ra cho “nàng thơ”.
BẮC GIANG