Tiếp theo bài viết của bạn Khánh, tôi cũng có một bài viết bằng tiếng Nhật nói về phong trào Đông Du và tư tưỏng Phan Bội Châu, muốn giới thiệu cùng mọi người. Thú thật là tôi đã rất đắn đo rằng có nên gửi bài viết này lên hay là không. Bởi lẽ về mặt nội dung thì nó không có gì là đặc sắc, cũng không mang lại một thông tin nào có giá trị hữu ích cho mọi người. Điều làm cho tôi đặc biệt chú ý ở bài viết này là nó nằm trong loạt bài phóng sự về Việt Nam,đăng trên báo 産経新聞(Sankei Shimbun)、một trong những tờ báo lớn nhất tại Nhật.Tôi tin rằng cũng có rất nhiều bạn đã đọc được loạt phóng sự này vào các ngày cuối tháng 5 đến ngày 1 tháng 6. Trước khi vào bài viết là lời xin lỗi gửi đến tất cả các bạn không biết tiếng Nhật. Vì nhiều lí do, tôi không thể dịch ra tiếng Việt cả bài viết này,chỉ xin lược dịch một đoạn cuối cùng.Híc..híc..Mong thứ lỗi![cry] 1905年4月、一人の男が二人の同士とともにベトナムを離れ、香港経由で日本に着いた。ベトナムの独立運動家、ファン・ボイ・チャウ である。当局の目を逃れ、中国人行商人に変装しての決死の脱出行だった。 来日の目的はフランスの植民地支配を終わらせるための支援を求めることだった。後に書いた「獄中記」(平凡社刊)のなかでチャウはこう書いている。「日露戦役以後、欧亜の競争、黄白人種の争闘はようやく私達の睡魔を驚かし、わが党志士がフランスに復仇し、ベトナム国の光復を想うの熱誠気焔は一段と盛んになりました」 チャウは犬養毅や大隈重信らに面会し軍事支援を要請するが、断られる。代わりに犬養らが説いたのは革命を担う人材の養成だった。日本について見聞を深めるとともに、チャウも「人の育成こそが急務だ」と確信に至る。 こうしてチャウが始めたのが「東遊(ドンズー)運動」である。優秀な若者を選んで日本に送り、軍事や政治などを学ばせる。この呼びかけはベトナム本国で強い支持を集め、最盛期には約二百人に及んだ。日本の大政奉還の年(1867年)に生まれたチャウがベトナムの維新の旗を振ったのは歴史の偶然だろうか。 この時期、ベトナムでは日本を範にした別の運動も起きていた。啓蒙を目的に民族主義者のフャン・チュー・チンらが始めた私塾「ドンキン(東京)義塾」である。「ドンキン」はハノイの別名で、「義塾」は慶応義塾からとったとされる。 チンについては、1905年、中部を旅行中にバルチック艦隊のカムラン湾寄港を耳にし、小舟に乗って見に行ったと言う記録も残っている。 東遊運動は日仏協約(1907年)を結んだ日本政府の圧力で挫折、チャウも失意のうちに日本を去る。東京義塾もフランス当局の弾圧で九ヶ月の短命に終わった。 しかし、チャウらの活動はベトナムの多くの若者を感化し、ホー・チ・ミン率いる革命闘争の先駆けとなる。抗仏・抗米の二つの戦争を勝利に導いた伝説的名将ボー・グェン・ザップ将軍もその一人である。 「フエ(中部の古都)で学生だった私は授業のない毎週木曜日、(フエの自宅で終身軟禁になっていた)チャウのところへ通い、話を聞いたものだ。血を持って奴隷の汚名をそそげなどと言う訴えに私は強い感化を受けた」、ハノイの広壮な自宅で会った92歳の老将軍は往時を懐かしそうに回想した。 ザップ将軍の率いる解放軍は1954年、決戦場となった北部ディエン・ビエン・フーの戦いでフランス軍を破り、念願の独立を手にする。日露戦争が勃発からちょうど50年後のことだ。 チャウが日本でまいた種は今も生きている。 昨年7月、静岡県浅羽町の常林寺で、チャウがここに建てた報恩の碑の完成85周年を記念する催しが開かれた。チャウの滞日中困窮を見かねて救いの手を差し伸べた浅羽佐喜太郎と言う医師がいた。再度来日したとき恩人がすでに亡くなったことを知ったチャウがその恩に報いるために建てた碑である。 この催しに招かれたチャウの孫、ファン・ティエウ・コ退役大佐はホーチミン市の自宅で日本人への謝意を何度も口にした。「祖父の受けた恩がいかに大きかったか記念式で話したら、多くの人が涙ぐんでいた。祖父がお世話になった日本に行けたことは人生の最大の喜びの一つだ。 ホーチミン市には「ドンズー(東遊)」という名前の日本語学校がある。創立で校長のグェン・ドク・ホーエさんは京大などで学んだ元留学生だ。「人材育成こそ国づくりの基本」というチャウの教えに共鳴し、留学生を日本に送るための日本語学校をベトナムに帰国した後、開いた。 ホーエさんが日本に送り出した留学生はもう約200人になる。今年からは博士課程を終えた学生も戻ってくる。「十年後には博士が何十人、エンジニア何百人にもなっているだろう」。校長室でそう熱っぽく語るホーエさんを、教え子から贈られたという師チャウの大きな肖像画が見下ろしていた。 (鈴木真_産経新聞6月1日2004)
Hu..hu..Bài viết dài quá,đánh mỏi cả tay,mờ cả mắt! Dưới đây tôi xin lược dịch đoạn cuối cùng,hầu mong làm bớt giận phần nào cho những bạn nào không biết tiếng Nhật. "...Trong lòng thành phố Hồ Chí Minh có trường dạy Nhật ngữ mang tên Đông Du. Người sáng lập và cũng là hiệu trưởng của trường,thầy Nguyễn Đức Hoè,từng là du học sinh đã học qua một số trường ở Nhật như là Đại học Kyoto. Thấm nhuần tư tưởng Phan Bội Châu[Đào tạo con người chính là nền tảng của công cuộc xây dựng đất nước],sau khi du học trở về Việt Nam, thầy đã mở trường dạy tiếng Nhật để đưa học sinh sang du học ở Nhật. Số học sinh được Thầy đưa sang Nhật đã lên đến khoảng 200 em. Kể từ năm nay các du học sinh hoàn tất chương trình tiến sĩ cũng sẽ về nước. "10 năm sau sẽ có được vài chục tiến sĩ và hàng trăm kỹ sư" trong căn phòng hiệu trưởng,với giọng đầy nhiệt huyết Thầy tâm sự. Ngước xuống nhìn Thầy là cụ Phan Bội Châu trong bức chân dung cỡ lớn được biết là do học trò gửi tặng."
Chúng ta đã có được thiên thời, tức là phong trào DD có vẻ đang được biết đến tại Nhật một cách chính thống. Không biết trước đây nó đã được biết đến mức nào rồi nhỉ ?? Thực ra nếu để viết bài đăng báo như một số báo Asahi, Chunichi ở chuyên mục Young eyes thì không hề khó chút nào, vì trước đây hồi mới sang năm 1 mình cũng đã được đăng một bài (大したことないけど). Vậy tại sao chúng ta không viết một bài về phong trào DD bằng chính từ những suy nghĩ của chúng ta nhỉ. Chúng ta mở cuộc thi viết Ronbun đi. Mình dám đảm bảo chắc chắn rằng 熱く語れば載せられる。Vì đó là nhiệt huyết của tuổi trẻ. Biết đâu chúng ta có thể kiếm được tiền tài trợ nhỉ, và có thể sẽ xin học bổng dễ hơn. 大きな夢を持てば小さな成果が得られる。
Và trang web tiếng Nhật nữa chứ, ôi đang nóng lòng chờ ngày xuất hiện của nó đây. Từ bây giờ hãy viết bài cho trang web đi, viết về cuộc sống hằng ngày của bạn, về những suy nghĩ,v.v....tất cả bằng tiếng Nhật như là viết nhật ký vậy. Vừa luyện tiếng Nhật, vừa có tư liệu viết report, vừa có tư liệu đi phỏng vấn, và đủ thứ lợi khác nữa. Anh em nhào vô nhanh nhanh lên.
Admin đã có kêu gọi nên shinhack xin được mở đầu với bài viết ドンズーの前身 của mình. Bài này viết cách đây mấy tháng với sự yêu cầu của Admin Daicathay cho trang HP tiếng Nhật của Đông Du, pót lên cho mọi người đọc cho vui:
Các huynh đệ bàn tán sôi nổi quá nhỉ. Theo tôi thì hội Đông Du bây giờ có liên quan trực tiếp hay không trực tiếp đến phong trào của cụ Phan Bội Châu không quan trọng về mặt tên gọi hay hình thức. Nhưng có điều là ước muốn học hỏi để về xây dựng quê hương đất nước thì cụ Phan hay thầy Hoè,hay một số các bạn trong Đông Du bây giờ là giống nhau. Đã chót mang nợ tang bồng rồi thì phải trả cho nó đã. Về NGHĨA mà nói là giống nhau như vậy,nhưng cách thức thực hiện thì trong mỗi thời đại một khác,cái này tự thân mình phải quyết định. Gần đây tôi hay nhắc đến vấn đề môi trường và thay đổi khí hậu trên thế giới. Ở trường gặp giáo sư Nhật hay học sinh Nhật tôi luôn nói hết mình một cách chân thành rằng: Nếu xét ở khía cạnh môi trường thì loài người đã nhầm lẫn,con người cần thay đổi dần dần để thích nghi với môi trường tự nhiên hơn. Các bạn có biết rằng khi bắt đầu có sự giao lưu giữa Nhật và Châu Âu,cụ thể là với người Đức.Họ đã rất bàng hoàng về sự chung sống với tự nhiên một cách đầy hợp lý của người Nhật. Nhưng rồi thời đại của khoa học kỹ thuật đến,dẫn theo sự công nghiệp hoá.Rồi chiến tranh liên miên,rồi đổ vỡ,rồi nghệ thuật mới được nảy sinh ..v.v.. dẫn đến những nhu cầu về vật chất, như nhà ở,tiện nghi.v.v..Các nước đã không màng đến vấn đề môi trường nóng bỏng như ngày nay,đua nhau kiếm tiền và chỉ là tiền. Nói như vậy có bạn sẽ bảo rằng phải có tiền thì mới nghiên cứu khoa học được chứ...nhưng cứ thử nhìn lại xem,khoa học và các nguyên lý cơ bản hàng thiên niên kỷ,hàng thế kỷ đâu có thay đổi. Tôi không có ý định phê phán quá khứ,phê phán hệ thống kinh tế hay sự lười biếng suy nghĩ của con người ngày nay...mà chỉ muốn nói rằng vấn đề môi trường mà thế giới đang đặt ra bây giờ là có thật và thật sự nghiêm trọng. Nếu các bạn để ý các bạn sẽ thấy được sự thay đổi của công nghệ,định hướng kinh doanh ..v...vv.của một số công ty xí nghiệp lớn của Nhật,và thế giới hay các biến động rất nho nhỏ. Họ đang nghĩ cách thiết kế tiết kiệm năng lượng cho ôtô,cho điều hoà không khí(một số sản phẩm mới đang có bán trên thị trường)...hiện tại có Hanahaku tại Hamamatsu(kéo dài đến tháng 10 bạn nào có điều kiện nên đi xem),sang năm có đại triển lãm quốc tế tại tỉnh Aichi về môi trường,công nghệ sinh học...(愛知万博)...tất cả là sự thử nghiệm và tìm hiểu động thái của dân chúng cũng như muốn quảng bá cho một nền kinh tế mới trong tương lai. Công nghệ sinh học,rồi những cách mới trong xây dựng thành phố(街づくり)、cách lợi dụng cây xanh, sinh vật .v.v.v..
Người ta thì nghĩ và làm như vậy,mình thì sao. Tôi thật sự sợ hãi trước sự cuốn hút chỉ của đồng tiền và hưởng lạc tại VN. Họ chen lấn nhau tranh cướp từng miếng ngon vật bổ.Lớp thanh niên trẻ sau khi tốt nghiệp đại học mà may mắn vớ được một ông chủ liều có bản lĩnh,biết hưởng lạc... chẳng mấy chốc cũng sẽ tự tin trong vấn đề tranh cướp không cần kiến thức chỉ cần mánh khoé. Xã hội hỗn loạn,trên dưới không có,ý thức và hành động với các vấn đề xã hội bằng 0...những người hiền lành tốt bụng thì quá nhu nhược và đần độn. Đó, đó là cái nhìn tổng thể về thế hệ thanh niên VN đấy. Nếu cậu nào đọc đến đây mà thấy nóng mặt thì đỡ, mỉm cười rồi tự an phận thì thật đáng buồn lắm lắm... Quay lại với vấn đề môi trường và khả năng thực hiện nền kinh tế môi trường trong tương lai tại VN. Thực sự không có cách giải quyết nào tốt hơn bằng những suy nghĩ và hành động của chính các bạn bây giờ, nếu nghĩ đến nó, nghĩ đến phải thực hiện được những projectX tại VN, các bạn tự khắc có hành động khác,suy nghĩ khác...và các bạn tự sẽ biết mình phải học những gì để thực hiện điều đó. Chứ không mơ màng như một số bạn đang trông đợi sự dạy dỗ tại các giờ học không mấy ý nghĩa tại trường,rồi than thân trách phận. Nếu bạn nào có hứng thú về các vấn đề môi trường và một 環境メカニズム trong tương lai,chúng ta có thể cùng học hỏi,bàn luận vào từng việc cụ thể...
Tiêu chí, mục đích của Hội DD đã được nêu rõ trong Bản điều lệ như Nghĩa đã post lên mạng.
Hội DD hiện nay không phải là hậu duệ đời thứ n của phong trào DD của cụ Phan Bội Châu, vì thế có thể nói là không liên quan đến cụ Phan Bội Châu.
Tuy nhiên mục đích cao nhất của Hội DD nói riêng hay sinh viên du học VN nói chung khi đi ra nước ngoài du học là Học để thu thập kiến thức KHKT, tri thức kinh tế, xã hội, văn hóa để làm giàu cho xã hội, cho VN. Dù cho bạn ở VN hay nước ngoài thì tâm hồn phải luôn hướng về quê hương.
Trích lời của thầy : " Các thành viên của hội DD phải hết sức học tập, trau dồi kiến thức, để mai sau trở về xây dựng quê hương tổ quốc, chứ không phải là một tập thể từ trên trời rơi xuống, không có lý tưởng sống, hoặc chỉ biết sống cho bản thân mình".
Đó là lý tưởng lớn nhất của thầy khi đưa du học sinh sang Nhật du học. Và anh em cũng có thể đọc được điều đó qua các bài báo viết về DD và trường DD tại Nhật.
Lý tưởng đó hiện nay thực hiện được đến đâu, kết quả như thế nào là tuỳ anh em chúng ta mỗi người có một cách đánh giá và nhận xét riêng. Nhưng đó là lý tưởng mà thầy Hòe bao nhiêu năm qua theo đuổi và vẫn chưa có ý định từ bỏ nó mặc dù tuổi đã cao.
Phải nói là phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu được người Nhật biết khá nhiều. Một cậu sinh viên Nhật có cho tôi biết là cậu ta biết đến hai chữ Đông Du từ sách giáo khoa lịch sử hồi cấp 3. Cậu ta có hỏi luôn tôi là Hội Sinh viên Đông Du hiện nay có liên quan gì đến Phong trào Đông Du cách đây gần 1 thế kỷ không. Tôi đã trả lời ngay: Không !
Trong Điều lệ của Hội Sinh viên Đông Du có ghi rõ: những hoạt động của Hội không liên quan đến những hoạt động của Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng vào đầu thế kỷ 20. Hai phong trào trong hai bối cảnh lịch sử hoàn toàn khác nhau với hai mục đích khác nhau do hai nhân vật hoàn toàn khác nhau khởi xướng . Tuy nhiên xét trên phương diện lịch sử thì họ, những nhân vật làm nên phong trào Đông Du, là những bậc tiền bối của chúng ta nói riêng và của tất cả các thế hệ sinh viên VN du học tại Nhật từ sau thời kỳ đó nói chung. Chúng ta có quyền tự hào về những gì những lớp đàn anh đi trước đã làm được và có nghĩa vụ phải sống cho xứng đáng là thế hệ đàn em tiếp bước !
Quay lại vấn đề, bạn sẽ đặt ra câu hỏi : Vậy tại sao lại lấy cùng tên là "Đông Du" ? Điều này có liên quan đến tâm niệm cũng như lý tưởng của người sáng lập Hội Sinh viên Đông Du là thầy Nguyễn Đức Hòe. Xin được trích nguyên văn lời của Thầy như sau: "Các thành viên của hội DD phải hết sức học tập, trau dồi kiến thức, để mai sau trở về xây dựng quê hương tổ quốc, chứ không phải là một tập thể từ trên trời rơi xuống, không có lý tưởng sống, hoặc chỉ biết sống cho bản thân mình". Có thể nói ở trong lý tưởng, cụ Phan Bội Châu và thầy Nguyễn Đức Hòe đã gặp nhau ở một điểm tương đồng, đó là hai từ "quê hương", "đất nước".
Từ trước đến nay trong những lần tiếp xúc với Thầy, quả là tôi chưa bao giờ nghe Thầy nhắc đến cụ Phan Bội Châu hay về phong trào Đông Du ngày xưa. Chỉ có điều tôi biết được là Thầy rất trân trọng hai chữ "Đông Du".
Về phần bản thân, ban đầu tôi cũng đã rất mơ hồ với hai tiếng Đông Du. Tôi cũng đã có nghĩ đến mối liên quan giữa hai phong trào "Đông Du" với nhau. Tuy nhiên bây giờ đối với tôi, Đông Du chỉ là một cái tên. Chuyện trùng tên cũng không có gì lạ, cũng như người trùng tên nhau mà thôi. Khi đặt tên con cái, chắc hẳn cha mẹ luôn gửi gắm vào đấy những ước muốn, hay kỳ vọng vào đứa con của mình. Và khi mong ước đó giống nhau thì tên sẽ giống nhau thôi. Cái chính là con cái có lớn lên và trưởng thành như mong mỏi của cha mẹ hay không mà thôi !!!
Kết luận: Chúng tôi là Hội Sinh Viên Đông Du. Bạn muốn hỏi rõ về phong trào Đông Du cách đây 1 thế kỷ ư ? Hãy tra trên mạng hoặc tìm sách ở thư viện ! Vậy bạn quan tâm đến cái nào: những gì chúng tôi sẽ làm được hay chỉ là cái tên của chúng tôi ?
Nhân đây xin được bàn thêm về việc "xây dựng quê hương đất nước". Làm như thế nào thì có thể đóng góp vào việc xây dựng đất nước ? Tốt nghiệp về nước vào làm cho công ty nhà nước chăng ? Hay phải làm giàu thật giàu để lấy tiền mua công trái ? Tôi không nghĩ vậy. Chỉ cần nghĩ đơn giản, nếu bạn có một nghề vững chắc, bạn có thể mở một công ty về nghành nghề đó tại VN. Công ty bạn sẽ cung cấp những dịch vụ mới cho xã hội đồng thời thu hút lao động, như vậy là đã góp phần làm xây dựng đất nước rồi. Sẽ có rất nhiều rất nhiều cách làm và tất cả phụ thuộc vào bạn, vào tôi, vào thế hệ trẻ chúng ta !
Anh An viết hay lắm,em rất tán đồng! Thôi anh em ngừng tranh cãi vấn đề này nữa làm gì,coi như nó đã được giải quyết xong xuôi! " Có thể nói ở trong lý tưởng, cụ Phan Bội Châu và thầy Nguyễn Đức Hòe đã gặp nhau ở một điểm tương đồng, đó là hai từ "quê hương", "đất nước".
=>Gửi anh An: Chúc mừng sinh nhật anh nhen! Chúc hội trưởng thêm một tuổi mới có nhiều ý nghĩa, hoạt động càng năng nổ hơn để chèo lái con thuyền Đông Du của chúng ta ngày một tiến xa hơn, cao hơn nhé! Hi...Hi... Tiểu Đệ, hồng chương.[drink]
Mình không nghĩ là hội Đông Du chúng ta chỉ trùng lặp tình cờ về tên gọi mà không liên quan đến phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu. Mình nghĩ thầy Hoè gửi anh em chúng ta qua bên này du học là muốn chúng ta tiếp tục con đường mà cha anh đã đi qua. Học tập mang kiến tức về xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hoàn cảnh lịch sử hoàn toàn khác nhau nhưng cả hai đều cùng chung một lý tưởng là phục vụ cho tiền đồ của đất nước. Thật nực cười nếu bạn cho rằng đây chỉ là một sự trùng lặp tình cờ. Tuyệt nhiên không phải vậy. Có chăng là lớp trẻ chúng ta không làm chính trị như các cụ ngày xưa mà chú trọng đến việc tiếp thu tri thức và kinh nghiệm để sau này trở về xây dựng đất nước mà thôi. Đó cũng là lý tưởng và là niềm mong mỏi của thầy và đồng thời cũng là mục đích mà thầy đưa anh em chúng ta qua Nhật du học như thầy đã nói
Đồng ý với cHương. Đông Du phải là một tập thể như vậy!! Chuyện lý tưởng hay mục đích không thể cứ mở miệng ra là có thể nói được. Cho dù thầy có không nói ra nhưng những việc thầy làm và lý do tại sao chúng ta hiện đang ở Nhật không lẽ không nói lên được điều gì?? (やり方が正しいかどうか別にして). Vậy mọi người nghĩ Đông Du là gì? Thấy mọi người ai cũng tự hào rằng mình đã ra đi từ Đông Du chứ không phải quốc phí hay những tập thể khác nhưng thử hỏi tự hào về cái gì?! Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu năm xưa thất bại nhiều người cho rằng vì yếu tố khách quan, thời cuộc nhưng dường như là không phải như vậy. Nó thất bại 1 phần lớn là trong những người ra đi với phong trào Đông Du không phải ai cũng có cùng lý tưởng với cụ Phan hay không muốn nói là không ít... Còn Đông Du hiện nay của chúng ta thì sao? Ngoài những buổi tụ tập vui vẻ chúng ta có gì? "Giúp đỡ kiếm việc làm cho những đàn em mới qua??!" <= cái này ai cũng có thể làm được và nó không thể hiện được cái gì hết...Như vậy gọi là 1 tập thể đoàn kết??! Đoàn kết vì cái gì? "Đoàn kết" những lúc vui vẻ chẳng chứng minh được gì hết. Chúng ta hãy tự xem lại mình đã có bao giờ vì 1 lý tưởng chung, vì 1 mục đích chung của cái mà chúng ta đang tự hào "Khối doàn kết Đông Du" mà quên đi thù hằn cá nhân, quên đi tư lợi cho bản thân mình chưa?? Câu trả lời dành cho mỗi thành viên. "Lo phần mình không đã đủ mệt lắm rồi!!",chắc có những người sẽ nói như vậy. Nhưng có thật là như thế không? Có thật là mình đã bỏ hết 24 tiếng 1 ngày chỉ để lo cho bản thân thôi cũng không đủ không? Nếu cứ tình trạng như vậy thì Đông Du sẽ đi đến đâu? Hãy đừng để Đông Du trở thành lý lịch đen của mỗi chúng ta, hãy làm thế nào để 10,20 năm sau chúng ta có thể vỗ ngực tự hào: "Tao đã ra đi trong phong trào Đông Du" chứ không phải cúi gầm đầu...
Gomen, vì muốn nhắc nhở mọi người hãy để ý đến vấn đề môi trường,để mọi người tự tìm hiểu và học hỏi thêm, nên tiện thể viết ra như vậy...lượng thứ lượng thứ.
Còn cái tên Đông Du, thì cứ như điều lệ đã được thông qua. Lúc nào thay đổi điều lệ sẽ bàn sau