Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Chỉ số IQ không hẳn là thước đo trí thông minh???

Đã gửi: Năm T7 01, 2004 6:11 pm
Viết bởi grasshopper

    Từ lâu nay, không ít người vẫn cho rằng thước đo trí thông minh chính là chỉ số IQ. Trên thực tế, những bài trắc nghiệm chỉ số IQ chỉ có tác dụng kiểm tra khả năng tư duy logic và óc phân tích của mỗi người chứ không thể cho phép đánh giá một cách đầy đủ mức độ thông minh.

    Trí thông minh là một khái niệm vô cùng phức tạp nên không thể chỉ kiểm chứng thông qua một vài bộ câu hỏi trắc nghiệm.

    Chính vì vậy, có nhiều thiên tài toán học có thể nhanh chóng tìm ra mối liên hệ logic giữa các dãy số dài dằng dặc chỉ trong vòng vài giây nhưng lại loay hoay cả giờ đồng hồ trước một cái vòi nước đã vặn chặt mà vẫn rỉ nước ra hoặc không thể cảm nhận được ý nghĩa thực thụ của một câu thơ, thậm chí không thể tìm ra được một lời nào để an ủi một người bạn trong cơn hoạn nạn.

     Mỗi con người là một thực thể kết hợp nhiều dạng biểu hiện khác nhau của trí thông minh mà tùy từng cá nhân sẽ có khả năng về mặt này nổi trội hơn so với mặt khác. Nói cách khác, trí thông minh của con người không chỉ là khả năng tư duy logic của một nhà khoa học mà còn có thể là khả năng thể hiện những cử chỉ, động tác điêu luyện của một vũ công, khả năng diễn đạt ngôn ngữ xuất thần của một nhà văn, nhà thơ hay khả năng hiểu thấu được tâm tư hoặc nỗi lòng của một người nào đó.

     Tương tự như vậy, một nhạc công điêu luyện cũng là người rất thông minh trong việc cảm thụ âm nhạc hay một nhà hàng hải cũng được coi là một người có trí thông minh tuyệt vời trong việc xác định phương hướng. Cũng giống như cơ bắp, trí óc cũng cần được nuôi dưỡng và rèn luyện thường xuyên để nâng cao hiệu quả.

    Tuy nhiên, rèn luyện và nâng cao trí thông minh không có nghĩa là cố gắng nhập tâm hàng mớ các dãy số hay ký tự phức tạp như các danh bạ điện thoại hay số biển đăng ký của các xe qua lại trên đường. Đó có thể chỉ đơn giản là việc đọc một cuốn sách, chơi một vài ván cờ hay thậm chí là tham gia một số hoạt động chân tay có đòi hỏi óc quan sát.

     Nhưng tốt hơn hết là nên thử học cách làm hay chơi một thứ gì đó hoàn toàn mới mẻ, chẳng hạn như tập chơi một môn thể thao, học một ngoại ngữ, học vẽ hay tập chơi cờ. Những thử thách mới như vậy đối với bộ não sẽ giúp cho chất xám tạo ra những mối liên kết mới giữa các nơron và tránh được hiện tượng xơ cứng.

               Theo Khoa học và Đời sống

Re:Chỉ số IQ không hẳn là thước đo trí thông minh???

Đã gửi: Năm T7 01, 2004 6:26 pm
Viết bởi wasabi
Làm sao biết chỉ số  IQ của mình đây bà con ?Tui thấy có trắc nghiêm này trắc nghiêm nọ nhưng lúc thế này lúc lại thế kia .Có khi nó còn bảo Bì này ngu hơn sâu bọ[mad]
Mà tui còn nghe có cái ?Q nữa ...

Re:Chỉ số IQ không hẳn là thước đo trí thông minh???

Đã gửi: Sáu T7 02, 2004 11:20 pm
Viết bởi binhduong
Bì ơi!
Cái ?Q mà Bì hỏi là cái EQ đấy Bì ah. Đây là chỉ số tình cảm, chữ E có nghĩa là Emotion.
Mình biết có vậy nên chỉ nói vậy thôi?

Re:Chỉ số IQ không hẳn là thước đo trí thông minh???

Đã gửi: Bảy T7 03, 2004 7:06 am
Viết bởi wasabi
EQ!!!hê hê ,nhớ ra rồi ![smile]
IQ+EQ nữa thì ra cái quái gì vậy ta ?[frown]

Re:Chỉ số IQ không hẳn là thước đo trí thông minh???

Đã gửi: Bảy T7 03, 2004 6:02 pm
Viết bởi daiduong

Nhưng tốt hơn hết là nên thử học cách làm hay chơi một thứ gì đó hoàn toàn mới mẻ, chẳng hạn như tập chơi một môn thể thao, học một ngoại ngữ, học vẽ hay tập chơi cờ. Những thử thách mới như vậy đối với bộ não sẽ giúp cho chất xám tạo ra những mối liên kết mới giữa các nơron và tránh được hiện tượng xơ cứng.
     Có lẽ vì vậy những nhà nghiên cứu suốt ngày ở trong phòng thí nghiệm thì thấy họ có vẻ lập dị, thiếu hoạt bát và hoà đồng. Còn những người chịu khó giao lưu, học hỏi nhiều từ tự nhiên và những người xung quanh, luôn trau dồi kiến thức toàn diện cho mình thì trông có vẻ かっこういい nhỉ. Nhưng mà suy cho cùng, sống mà không có một niềm đam mê nào thì thật là khó khăn.