Bạn đang xem trang 1 / 2 trang

học được gì ở Đại Học Nhật

Đã gửi: Sáu T5 21, 2004 4:06 pm
Viết bởi ho quang nam
 Chắc có lẽ các bạn ở Việt Nam và các bạn trên thế giới đều biết đến người Nhật với những công nghệ tiên tiến về kỹ thuật cũng như những tập đoàn nổi tiếng thế giới.Điều đó khẳng định rằng nước Nhật phải có một hệ thống giáo dục tốt phải vào bậc nhất thế giới.Thế nhưng nếu có học ở Đại Học Nhật thì các bạn mới biết nếm mùi thế nào là giáo dục Nhật.Tôi xin được đưa ra topic này để cùng Thảo Luận với các bạn đang học ở Nhật cũng như các bạn đang ở Việt Nam và các bạn đang ở các nước trên thế giới.
   Theo ý kiến chủ quan của tôi thì Đại Học Nhật về chất lượng giảng dạy chẳng "thua" gì ĐH ở Việt Nam.Phải nói là mấy giáo sư của Nhật có tài "gây mê không hồi sức" chẳng thua gì những giáo sư ơ Việt Nam(Tôi thì chưa học ĐH ơ VN nhưng nghe bạn bè bảo vậy).Còn học sinh Nhật ư?Trừ những trường nổi tiếng như Todai,Kyotodai,Osakadai... thì những trường còn lại học sinh đến trường hầu như để tham gia cac câu lạc bộ thể thao và sinh hoạt ngoại khoá.Các học sinh chăm chỉ học tập ở mỗi lớp chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.Hầu hết những người bạn Nhật mà tôi tiếp xúc đều nói là chán học ĐH lắm nhưng không học thì sau này sẽ không có việc làm ổn định(điều này chẳng khác gì ơ VN đúng không?).Còn nhiều chuyện nữa về ĐH ở Nhật nhưng tôi sẽ bàn sau.Mong nhận được những đóng góp bàn luận của các ban.Tôi nói thật.Nếu VN mình mà cũng có cơ sở vật chất tốt như ở Nhật thì tôi ở VN học nhiều khi lại tốt hơn đi du học ở Nhật.[grin]

Re:học được gì ở Đại Học Nhật

Đã gửi: Sáu T5 21, 2004 4:20 pm
Viết bởi fuji
anh NAM noi dung qua ha!chi so den luc co so viet nam tot nhu cua nhat thi sinh vien viet nam luc do cung giong nhu Nhat bay gio thoi hehehe

Re:học được gì ở Đại Học Nhật

Đã gửi: Sáu T5 21, 2004 4:31 pm
Viết bởi DaicaThay
Nhưng nếu học ở Việt Nam thì dễ có bồ,có thể đi tán gái vui chơi được.Kiếm người yêu ở Nhật sao khó quá!hic

Re:học được gì ở Đại Học Nhật

Đã gửi: Sáu T5 21, 2004 7:47 pm
Viết bởi tuonghuan
  Nếu nói vào đại học chỉ để học kiến thức thì không đúng với ý nghĩa giáo dục của đại học ở Nhật.Không nên áp đặt suy nghĩ ở đại học Việt Nam vào đại học Nhật bởi xã hội Việt Nam và Nhật Bản là hai xã hội rất khác nhau.
   Việt Nam mình là nước đang phát triển,còn nghèo và đang trong giai đoạn đổi mới.Số lượng việc làm ở Việt Nam còn rất ít so với lượng người lao động.Chính vì vậy thì sinh viên VN phải nổ lực học tập để có thành tích mới hy vọng tìm được việc làm. Ngoài ra Việt Nam mình hiện nay là một xã hội trọng bằng cấp,nhiều khi nhân phẩm danh dự của một người được đánh giá bởi trình độ học vấn,bằng cấp của người đó.
   Ngược lại,với một xã hội tiên tiến,kinh tế phát triển như Nhật Bản,chuyện tìm kiếm việc làm không nan giải như ở Việt Nam mình.Với trình độ tốt nghiệp cấp 2,3 bạn vẫn có thể tìm được một việc làm ổn định.
  Chính vì vậy,đường lối giáo dục của đại học Nhật Bản dĩ nhiên việc giáo dục về kiến thức,chuyên môn vẫn là quan trọng hàng đấu,nhưng không phải là tất cả.Môi trường đại học Nhật tạo cho sinh viên sự tự do đến mức tối đa có thể.Và trong môi trường tự do ấy, sinh viên có quyền tự tìm cho mình một hướng đi hợp với khả năng,sở thích của mỗi người nhất trong tương lai.KIến thức trong 4 năm đại học chẳng qua chỉ tạo cho mỗi sinh viên một nền tảng kiến thức cơ bản theo một mức chuẩn của xã hội đề ra.Còn để làm một điều gì đó sau này thì ngay từ lúc trong đại học,sinh viên phải đầu tư,tìm tòi theo hướng phát triển đó.Ví dụ để muốn trở thành một nhà chính trị thì ngoài việc học trên lớp,bạn phải thường xuyên đứng giữa đám đông trong sân trường thuyết trình để rèn luyện khả năng thuyết khách của mình,hoặc thường xuyên tham gia hội họp của các tổ chức đoàn thể...muốn trở thành một vận động viên thể thao chuyên nghiệp thì bạn phải tham gia luyện tập,đi tập huấn với cường độ cao tại đội tuyển của trường...
  Mục đích của giáo dục Nhật Bản bây giờ không phải chỉ để đào tạo ra những anh nhân viên,kĩ sư cần cù như hai ba mươi năm về trước,mà là xây dựng một xã hội Nhật Bản phát triển toàn diện trong mọi lĩnh vực.  

Re:học được gì ở Đại Học Nhật

Đã gửi: Sáu T5 21, 2004 8:37 pm
Viết bởi wasabi
単位くれ!!!先生
 Tốt xấu không biết nhưng lấy 単位 của mấy ông thầy già Nhật này khó quá!
 Nam nhà ta phải biết yêu trường ,yêu thầy thì học mới ra chữ!!
 

Re:học được gì ở Đại Học Nhật

Đã gửi: Sáu T5 21, 2004 10:20 pm
Viết bởi ho quang nam
 Đồng ý với Huân là trường ĐH ở Nhật không phải là nơi chỉ để học mà còn là nơi để mình định hướng sau này mình phải làm gì.Nhưng mà mình chỉ không đồng ý với cách dạy của những giáo sư của Nhật thôi.Ít ra khi dạy cũng phải hiểu được sinh viên đang nghỉ gì trong đầu,đang nghỉ về bài giảng của mình như thế nào.Có những ông dạy mà độc diễn một mình không một câu hỏi chất vấn sinh viên trong khi ở phía dưới hơn 1 nửa lớp nằm ngủ la liệt.Tôi dám chắc là những bạn đã từng học ở ĐH Nhật đã từng ngủ trong lớp học ít nhất là 1,2 lần.Không phải là không muốn học mà là với cách dạy như của những giáo sư đó chỉ có cách ngủ là cách tiết kiệm thời gian nhất.
  Vừa rồi có đi lên Tokyo chơi nói chuyện với mấy đứa bạn về chuyện học ĐH ở Nhật,hầu như đưa nào cũng bất mãn về cách dạy của Nhật.Có đứa còn nói mấy giáo sư Nhật dạy như "đem con bỏ chợ".Mình cũng không biết những bạn khác ở những nước khác trên thế giới đang học hành có hứng thú không hay cũng có nhiều lúc học như muốn đối phó như mình.Thật ra những môn mà mình thích như English hoặc những môn về chuyên môn khi học mình cũng rất hứng thú,còn những môn như triết học,luật pháp Nhật Bản chi lên trường cho đủ điểm danh để lấy đơn vị thôi.Cũng chẳng biết sau này mình sẽ làm được gì nhưng ước gì nền giáo dục Nhật có những giáo sư dạy giỏi hơn,bớt "đem con bỏ chợ" hơn thì tương lai của mình nói riêng và của các bạn du học sinh,cả những thanh niên Nhật nói chung sẽ tốt hơn.Thật đấy[smile]

Re:học được gì ở Đại Học Nhật

Đã gửi: Bảy T5 22, 2004 10:16 am
Viết bởi kusa
Nói thiệt em không đồng ý với ý kiến của anh man đâu , đồng ý là thầy cô nhật dạy chán đi nữa ( theo nhu anh nói thì chỉ có vài môn thôi ) nhưng theo em nghi cứ không phải thầy cô dạy chán thì buồn ngủ đâu ( khoa học đã chứng minh : buồn ngủ trong khi học chỉ là một cách đối phó cho việc mình không muốn học thôi ) em học cấp ba cũng có nhiều thấy cô dạy chán phèo nhưng vì yêu thích môn học đó nên vẫn cứ thấy hay ( mặc dù nhiều bạn bảo chán )
 Mặc khác đi du học nhật đâu phải là không đem lại lợi ích gì cho mình , lăn lộn ngoài cuộc sống nhiều chẳng lẽ không tíêp thu được chút ít gì sao ? thử hỏi nếu anh o VN anh có thể có cuộc sống như vậy không ? Đồng ý là ba mẹ sẽ cho anh sống tự lập , nhưng mỗi khi anh vấp ngã hoặc gặp khó khăn thì anh có thể tự mình giúp mình hay là chạy đi tìm ba mẹ nhờ giúp đỡ?
 Em cảm thấy du học có rất nhiều điều thú vị , bản thân em cũng muốn được đi du học để tự lập bản thân và tự lập chính mình , Học với ai không thành vấn đề , quan trọng là có muốn học hay không thôi .

Re:học được gì ở Đại Học Nhật

Đã gửi: Bảy T5 22, 2004 12:15 pm
Viết bởi chausaplen3
( khoa học đã chứng minh : buồn ngủ trong khi học chỉ là một cách đối phó cho việc mình không muốn học thôi ) em học cấp ba cũng có nhiều thấy cô dạy chán phèo nhưng vì yêu thích môn học đó nên vẫn cứ thấy hay ( mặc dù nhiều bạn bảo chán )

 Trời ơi!Kusa gãy đúng chỗ ngứa đã thiệt.Mình ủng hộ ý kiến của Kusa 2 tay 2 chân+...luôn.Việc thích làm thì làm không chán và ngược lại,đây là 1 điều cực kỳ dễ hiểu mà tại sao Nam không hiểu lại đi đổ lỗi vào người khác,đó là điều thứ 1.Điều thứ 2 là học sinh đi ca cẩm về cách dạy của thầy cô cũng là việc thường thấy nhất là vào những lúc tụm 5 tụm 7 tán gẫu,nên việc Nam đem những lời nói này để chứng minh rằng không phải chỉ có 1 mình mình nghĩ vậy lại là một sai lầm.Tôi đã học DH ở VN, đã và đang ngồi trên giảng đường ở Nhật, đang trong phòng nghiên cứu của DH ở Nhật,đâu đâu cũng thấy học sinh than phiền thầy cô dạy chán,biết làm sao được khi ở tuổi đi học thì học sinh lại thích...chơi hơn là thích học[lol] Tuy nhiên trong số những học sinh này vẫn có bạn tự tìm lối thoát cho mình bằng cách chọn những môn mình thích để học dù là những môn khó(dĩ nhiên là nếu được lựa chọn),và đương nhiên số học sinh còn lại sẽ cố gắng đến lớp...ngủ để thức đêm viết report, lấy dơn vị và...tốt nghiệp.Thật xấu hổ khi bản thân tôi cũng từng chọn 1 môn rất chán để...ngủ chỉ vì môn này quá dễ lấy đơn vị.
 Hy vọng Nam sẽ tìm lại nguồn hứng thú trong việc học của mình dù xung quanh mọi người đều...say giấc nồng.[smile]

Re:học được gì ở Đại Học Nhật

Đã gửi: Bảy T5 22, 2004 12:59 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Gửi Nam và các bạn

 Mình rất hiểu tâm trạng của Nam, vì cùng đã qua rất nhiều những thất bại nho nhỏ, cũng từng ngủ trong giờ học.
 Nam thử nghĩ lại 2 năm về trước xem,mình đi làm để tồn tại và vào được đại học...giờ vào được rồi mà lại thấy chán thì tiếc lắm đấy.
 Đã sang Nhật rồi, và đang có điều kiện học hành thì, hãy học tiếng Nhật cho thật giỏi,và tìm hiểu vô vàn những điều tốt đẹp trong xã hội của họ.
(Có ai trong Đông Du dám bảo mình giỏi tiếng Nhật chưa?,mình phải học để người Nhật phải nể mình vì những hiểu biết và tiếng Nhật của mình).
 Mình cũng đang học lại tiếng Nhật từng ngày, từ cách phát âm,cho đến cách diễn đạt một cách sáng sủa,có trình tự...(Cái này thì Nam nên xuống phòng Lưu học sinh để hỏi)
Có một số anh em Đông Du nói tiếng Nhật rất tệ(trong đó có mình)...mà mãi hình như không thấy tiến bộ.

Đó mới chỉ là tiếng Nhật thôi đấy, còn rất nhiều những cái khác, như cách giao tiếp,cách viết thư,phong tục tập quán .v.v..vv(Đằng nào nếu sau này muốn làm ăn với Nhật, hay nếu không thì những điều rất thường thức đó không thể thiếu)

Và chuyên môn của mình, đang có thời gian và điều kiện thì nên học chắc những kiến thức cơ bản, học cho đến khi nào những điều tưởng chừng như rất đơn giản đó mà mình thấy được giá trị,và biết quý trọng nó. Mở rộng sự quan tâm và tầm hiểu biết của mình.

Đó là một số kinh nghiệm bản thân.

Gửi Nam: バカエロ ,Nam và những đứa đang học cùng lớp khác nhau,thứ nhất mình hơn nó vài tuổi, thứ hai nên đặt mình vào vị trí đàn anh của chúng nó(vì mục đích của mình khác nó).

Re:học được gì ở Đại Học Nhật

Đã gửi: Chủ nhật T5 23, 2004 8:37 am
Viết bởi Minh Viet
Ở Nhật chúng ta có được cái lợi là có một hệ thống thư viện với rất nhiều loại sách trong rất nhiều lĩnh vực, những thông tin khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất được cập nhật hằng tháng, thậm chí hằng tuần. Không chỉ là thư viện trường, mà còn có thư viện của thành phố nơi mình đang sống, và chúng ta được mượn sách từ thư viện với khoản phí cực kỳ nhỏ hoặc không có. Nếu tận dụng được thư viện thì...wow.

Học tại đại học, những kiến thức chúng ta tưởng chừng rất đơn giản nhu vi, tích phân, ma trận,...là những kiến thức toán được sử dụng rất nhiều khi học trên cao học hoặc đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng. Không có một nghiên cứu nào mà không sử dụng đến toán, tất cả đều phải đưa về một hàm toán nào đó, học kinh tế cũng phải sử dụng toán.

Khi học đại học tại VN có lẽ do phương pháp dạy tại VN mà hầu hết kiến thức là do thầy truyền đạt, thầy truyền đạt rất hay, rất cụ thể, đơn giản vì những người thầy đó còn khá trẻ, đang học cao học và đi dạy nên họ biết nên dạy cho học trò cái gì và dạy thế nào để học trò không buồn ngủ. Tuy nhiên đó vẫn chỉ là những kiến thức của thầy, sau kỳ thi những kiến thức đó sẽ được trả lại cho thầy đến 80%.

Ở Nhật những người thầy phải có ít nhất là bằng tiến sĩ, các thầy đều có công việc nghiên cứu, đề tài nghiên cứu riêng (cái mà vn gần như không có), các thầy sẽ không chỉ bảo cho học sinh từ A đến Z mà hầu hết chỉ gần như cưỡi ngựa xem hoa, học sinh phải tự mày mò tìm hiểu nếu muốn có được kiến thức thực sự. Dĩ nhiên nếu không tự vận động thì cũng có thể pass qua được exam và thậm chí có thể được A,B nhưng như vậy thì kết cục cũng chỉ là con số 0. Hệ thống giáo dục Nhật khác VN ở chỗ người thầy chỉ dạy phương pháp chứ không dạy những cái cụ thể.

Nếu học trên cao học có lẽ các anh em đại học sẽ được hiểu rõ hơn điều này. Một đề tài nghiên cứu phải tự mình tìm tòi tư liệu, tự mình nắm bắt background để nghiên cứu. Hiện tại trên thế giới người ta đã nghiên cứu về cái mà mình đang làm chưa, người ta làm đến đâu, hiện đang có những vấn đề gì cần giải quyết, mình có thể làm được đến đâu. Background càng chính xác, cụ thể thì đề tài của mình càng có giá trị.
Nêu một ví dụ đơn giản : Các sách giáo khoa tại VN bằng tiếng Việt hầu hết thường không ghi 参考文献(tài liệu tham khảo). Những tác giả soạn sách cứ làm như là những công thức toán, những tính toán, định lý, định nghĩa là do họ hoàn toàn nghĩ ra. Toàn bộ những khái niệm trong sách là do họ tự phát minh ra. Tuy nhiên trong thực tế thì sao ? Có nhiều khi một cuốn sách đến 90% là dịch lại từ sách nước ngoài. Mình có một chuyện vui có thật khi học tại BK : quyển sách điện tử 2 dùng làm SGK trong trường lúc mình học năm 3 do một phó tiến sĩ soạn ra, phải nói là sách đó viết rất khó hiểu, học trò đọc phải vất vả lắm mới hiểu được ý của tác giả muốn nói gì. Một lần tình cờ anh em phát hiện ra trong thư viện có một quyển tiếng Anh nội dung y chang, thế là anh em photo sách tiếng Anh ra để học. "Sách tiếng Anh đọc dễ hiểu hơn sách tiếng Việt". Đơn giản thôi, vì sách tiếng Việt được dịch lại rất amatuer, và nhiều đoạn bị bỏ qua.

Học được phương pháp nghiên cứu cũng là học được cách xây dựng một vấn đề, cách giải quyết vấn đề và qua đó biết được khả năng của mình đến đâu.