Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Dân số trái đất lên 7 tỷ -->どうなる

Đã gửi: Ba T8 10, 2010 6:34 pm
Viết bởi Cao Minh Viet
Theo dự báo: Vào năm 2011, Trái đất sẽ là ngôi nhà của trên 7 tỷ người. Với tốc độ tăng trưởng chung (trên quy mô toàn cầu) nhanh như hiện nay chúng ta sẽ gặp con số 9 tỷ người vào giữa thế kỷ XXI, năm 2050. Vào năm đó, dân số của Lục địa đen sẽ gấp đôi con số hiện nay và dân số châu Á sẽ tăng thêm 1,3 tỷ người.


Các thông số:

Mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm gần 1 triệu người
Dân số Mỹ thua cả "dân số mạng" của Trung Quốc
Năm 2030: Quá nửa dân số thế giới sẽ béo phì!?


Dân số thế giới sẽ đạt con số 7 tỷ người vào năm 2011.

Vẫn như mọi thời kỳ trong Lịch sử nhân loại, sự tăng trưởng dân số không đồng đều ở từng khu vực. Tăng nhanh nhất vẫn là tại khối các nước đang phát triển về kinh tế. Trong khi đó, tại các nước đã phát triển thì tình hình ngượic lại, tăng rất chậm, thậm chí có nhiều nước còn giảm. Dân số khu vực này bị già hoá, nghĩa là tuổi trung bình của toàn dân có khuynh hướng tăng dần. Lực lượng lao động chiếm tỷ lệ ngày càng thấp.

Thật khó có một sự điều chỉnh chung trong phạm vi toàn cầu. Điều này sẽ làm nảy sinh rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Còn tình hình hiện nay có gì nổi bật? Trong số nhiều vấn đề của thế giới, tình hình lương thực và sự chênh lệch mức sống vẫn là chuyện đáng suy nghĩ.

Nhân đây, xin hãy xem và suy ngẫm về những con số thống kê liên quan của năm 2009:


Nạn đói

Dân số thế giới      
6,806,353,421

Số người bị thiếu đói      
1,019,475,064

Số người bị thừa cân      
1,143,028,311

Số người bị béo phì        
340,247,502

Số người bị chết đói một ngày      
23,225

Số người bị chết đói một năm      
9,118,553

Kinh tế

Chi phí liên quan đến trị bệnh béo phì tại Mỹ trong một ngày (đôla Mỹ)        
205,319,101

Chi phí mua thực phẩm rồi đổ đi trong 1 ngày tại Mỹ (đôla Mỹ)      
95,962,909

Chi phí dùng mua lương thực để viện trợ trong 1 ngày trên toàn thế giới (đôla Mỹ)      
4,462,082

Chi phí cho Chương trình giảm cân trong 1 ngày ở Mỹ (đôla Mỹ)        
89,269,787

Chi phí để nuôi thú cảnh trong 1 ngày tại Mỹ và châu Âu (đôla Mỹ)      
37,941,771

Lương thực

Số lương thực thực phẩm Mỹ lãng phí một ngày (tấn)        
107,118

Số lương thực thực phẩm viện trợ trên toàn thế giới (tấn)      
22,317

Tỷ lệ phần trăm ngô, đậu nành, hạt ngũ cốc mà Mỹ và châu Âu dùng trong chăn nuôi gia súc (%)        
80

Tỷ lệ phần trăm trẻ em suy dinh dưỡng tại các nước nghèo (%)        
78

Tỷ lệ các nước nghèo xuất khẩu lương thực sang các nước giàu (%)        
90

Bảo Châu (Tổng hợp) - Theo vietnamnet

--------------------------------------

Xem để thấy sự chênh lệch ghê gớm giữa các nước giàu và nước nghèo.

Để thấy sự lãng phí của người giàu có thể nuôi sống và giúp đỡ được cho bao nhiêu người nghèo.

Để thấy chi phí giúp người ta giảm béo vì ăn nhiều thậm chí còn lớn hơn số tiền bỏ ra để giúp đỡ những người không có gì để ăn.

Để thấy trong tương lai lương thực sẽ đóng vai trò quan trọng đến thế nào trong cuộc sống của con người.

Để thấy rằng thế mạnh của VN trong tương lai là sản xuất, chế biến và xuất khẩu lương thực, thực phẩm chứ không phải là công nghệ thông tin.

Con người không có tin học, không có internet, không có xe ô tô thì vẫn sống được chứ không có lương thực, không có nước sạch để uống thì chẳng mấy chốc sẽ chết.

Với số lượng người tăng nhanh như thế, và con người ngày càng khai thác tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn nữa, tàn phá môi trường sống nhiều hơn nữa thì chắc đúng như Stephen Hawking nói, con người phải tìm cho mình một nơi khác để sinh sống thôi, sau khi đã khai thác sạch sành sanh, phá hoại hết những gì có trên trái đất này rồi.




Re:Dân số trái đất lên 7 tỷ -->どうなる

Đã gửi: Tư T8 18, 2010 11:19 am
Viết bởi VoMinh
Về vấn đề an ninh lương thực gắn liền với nông lâm nghiệp, nước sạch mình đã cảm nhận cách đây 5-6 năm về trước. Sau khi về Việt Nam mình cũng nghĩ nhiều đến vấn đề này, rồi kết hợp với thực tế phát triển của Việt Nam là ngành xây dựng đang rất phát triển như một xu thế không thể khác được, nhưng cũng còn rất rất nhiều vấn đề chưa giải quyết. Thế nên cuối cùng mình đã đưa ra một concept cũng là vision trong tương lai gói gọn trong một câu là : [Đưa xây dựng và thực vật thành hệ thống]

Mình sẽ giải thích rõ hơn và muốn tìm những người hiểu rõ câu này để cùng xây dựng và phát triển những thị trường mới, giải quyết các vấn để trong tương lai của VN và của nhân loại



Re:Dân số trái đất lên 7 tỷ -->どうなる

Đã gửi: Tư T8 18, 2010 12:27 pm
Viết bởi VoMinh
Mời mọi người tham khảo một số tài liệu và con số thông kế dưới link này:

http://iccs.aichi-u.ac.jp/archives/200910/010/4add26b0b6ac5.pdf

http://eco.nikkeibp.co.jp/article/column/20090723/101901/?P=4

Vấn đề an ninh lương thực làm cho những nước đông dân hay những nước không tự cung tự cấp đủ nguồn lương thực phải ra nước ngoài mua hoặc thuê đất để làm nông lâm nghiệp. Những nước phát triển như Nhật Bản thì bỏ tiền vào và dùng người bản xứ để khai thác và chế biến nông sản với giá rẻ. Những nước đang phát triển như TQ nhưng dân số lớn thì đưa cả người TQ ra nước ngoài làm nông nghiệp. Trong khi tại Việt Nam đất đai để không rất nhiều và bản thân những mảnh đất đó không tạo ra hoặc tạo ra rất ít giá trị ( của cải vật chất).
Từ hồi về VN thành lập công ty tôi đã nghĩ đến việc này và bằng số tiền ít ỏi của mình đã mua một số đất nông nghiệp và sắp tới là đất trồng rừng. Nhưng vấn đề đất đai ở VN không phải lớn, làm thế nào để đưa tri thức vào đất mới là vấn đề.
Có một thực tế nữa là tại Việt Nam nông dân chiếm đa số dân số, nhưng thu nhập trung bình của những người này rất thấp, thấp hơn so với những ngành khác .
Ví dụ 1 thửa ruộng 360m2 một năm nếu làm không khéo thì lỗ vốn, hộ nào làm nông tốt thì lãi được vài trăm nghìn/năm. Thế nên để phát triển tốt bằng riêng ngành nông nghiệp tại Việt Nam đòi hỏi phải có nhiều điều kiện như : tri thức, vốn, quan hệ đầu ra,trình độ người nông dân.
Một thực tế khác ngược lại với nông nghiệp, xây dựng là một thứ mà người ta đua nhau đầu tư vì có khả năng đem lại lợi nhuận lớn (chủ yếu là đầu cơ đất với thị trường bất động sản bong bóng). Bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng thiết kế kiến trúc và xây dựng thì rủi ro rất thấp, hơn nữa công việc rất nhiều và chất lượng kiến trúc xây dựng tại VN còn vô số điều để làm.

Kết hợp hai thực tế trên, cùng với những đánh giá về tình hình tương lai của thế giới mà concept : [Đưa xây dựng và thực vật thành hệ thống] ra đời.

Chúng ta không phải là chính phủ đi làm chính sách, thế nên cụ thể hóa concept này biến nó thành các công ty, các mô hình hoạt động thức tế là việc các anh em Đông Du nên làm. Nên nếu em nào có hứng thú và muốn tham gia, có thể chỉ là để tìm hiểu, cộng tác viên hay muốn là cổ đông hay là người cùng sáng lập ra một công ty khác trên concept này thì tôi rất vui lòng được nói chuyện cụ thể hơn.