Đối với 1 quy tắc , có những người cho nó đúng và ngược lại cũng có những người phủ định lại nó . Chẳng có gì đáng ngạc nhiên ở điểm này . Cái mà Lãng ở đây nói rằng là " quy tắc tranh luận " cũng là 1 thứ phù phiếm mà 1 số học giả đã bày đặt ra như luật của 1 số trò chơi . Vậy thì tại sao ko là 1 quy tắc "mở" nếu cá nhân cảm thấy thú vị hơn ?
Đúng như anhsiu nói, "quy tắc", có những người cho nó là đúng, và tất nhiên, có những người cho nó là sai, không thích, nhưng 1 điều thực tế, và rõ ràng, đó là trước khi có 1 quy tắc mới, mình nghĩ mọi người đều phải tuân theo quy tắc hiện tại nhỉ. Mình xin đặt thử trường hợp nhé : Ở Nhật đi xe phía tay trái, nhưng ta là dân Việt Nam, ta thấy không thích thế, vậy không lẽ ta chơi "quy tắc mở", cứ đi về tay phải, mặc kệ thiên hạ "ngu muội, chịu ràng buộc" trong cái "quy tắc" đi tay trái hay sao nhỉ [grin][grin]? Do đó, "quy tắc", hay "luật", v.v..., là cần thiết và được đặt ra là để hướng đến 1 hệ thống có trật tự, không gây hỗn loạn.
Nói về lợi ích , xét riêng trên diễn đàn này , Những cuộc tranh luận được cho là chính quy , không động chạm ( chủ yếu ở đây là cop-paste) đã bị mờ nhạt như thế nào ? Nó không thu hút số đông cùng tham gia suy nghĩ và phản biện . Có thể nói " cãi nhau " trên diễn đàn là 1 điều tiêu cực , nhưng vẫn hơn các sự lẵng chìm của 1 số cuộc tranh luận buồn tẻ khác , nó tập cho người tham gia cách phản biện do đó buộc họ phải suy nghĩ và khẳng định lập trường . Đó là giá trị . ( Nhưng chắc trái với quy tắc của tranh luận )( cái quy tắc cũ xì )
Thành thật cảm ơn anhsiu đã quan tâm đến diễn đàn. Tuy nhiên, với vai trò là người chịu trách nhiệm trước Thầy về trang web, mình hoàn toàn không mong muốn trang web lấy một số lượng người tham gia đông nhờ vào những topic như thế này anhsiu ạ. Thà ít, nhưng hãy để những số lượng ít ỏi đấy tập trung vào những topic "buồn chán" như "tư vấn thi đại học", "tập họp danh sách thi Đại Học", "hướng dẫn chuyên ngành" ,v.v... Một trang web mà chỉ nóng lên khi có những topic tranh cãi, trong khi có nhiều anh em đang mong chờ những thông tin khác là điều mình hoàn toàn không mong đợi. Xin được thành thật cảm ơn anhsiu, nếu trong trường hợp vì anhsiu nghĩ rằng muốn tạo độ nóng cho trang web nên mới khuấy động bài viết trong những ngày vừa qua, nhưng thay cho những bài viết trong topic này, mong anhsiu có thể lập những topic "giới thiệu về trường Utsunomiya", hay như "giới thiệu về ngành 土木" ,v.v.... , có rất nhiều em kohai đang mong đợi những thông tin này từ anhsiu đấy.
Tiếp theo là khi bàn luận tại sao phải xoáy vào 1 vấn đề ? Nhưng mình không có nói là " không nên xoáy vào 1 vấn đề " . Sự tập trung tư duy để xử lý thông tin là điều cần thiết , nhưng khả năng bao quát tư duy về chiều rộng cũng rất cần thiết . Nên Xoáy vào 1 vấn đề là không đủ mà phải xoáy vào nhiều vấn đề cùng liên quan .
Đúng vậy, đối với một vấn đề, mình cũng nghĩ không chỉ tập trung xử lý thông tin, mà còn phải xem xét theo chiều rộng nữa. Như "nhược điểm của Du Học Sinh", thì chúng ta không chỉ chỉ có chỉ ra "nhược điểm", mà còn nên xem xét "nhược điểm đấy có hại thế nào", "khắc phục nó thế nào", v.v.... nữa thì mới đủ nhỉ. Nhưng mà "nhược điểm", rồi "băng đảng quản lý web" ( cái này mình lấy nguyên văn từ bài viết của anhsiu, có lẽ bạn nên xem lại cách dùng từ ngữ của mình với anh em nhỉ ) , rồi chỉ trích cá nhân, v.v.... thì có vẻ không có liên quan nhỉ ( mà trong lập luận của anhsiu cũng đã có nhắc là phải tư duy theo chiều rộng, nhưng phải là về các vấn đề liên quan đấy ).
Nói về cái tôi chủ nghĩa ( thực ra cách dùng từ chủ nghĩa ở đây cũng là tạm bợ ) tại sao phải loại bỏ nó ? hay nói như Lãng đây là đó là phần con của con người , nhưng tại sao lại phải loại bỏ phần con trong con người ? Nếu loại bỏ thì chắc con người hắn thành loài khác rồi . Như đã nói , khẳng định cái tôi là 1 nhu cầu . Nhà khoa học khăng định bằng nghiên cứu vượt bậc , thương nhân khẳng định bằng việc kiếm ra nhiều tiền , và khi tham gia tranh luận mỗi người muốn khẳng định mình bằng những phát ngôn của chính bản thân . Chẳng có gì sai trái cả . Mình không nói là phải triệt hạ những cái tôi khác , mà mình nói là khẳng định cái tôi của bản thân .
Cái tôi thì đúng là cần khẳng định thật, nó thể hiện bản lĩnh, khả năng của mình cơ mà, đúng không nhỉ? Thế nhưng, lúc nào cũng chỉ khư khư cái tôi đó, rằng lúc nào ta cũng đúng thì những cuộc nói chuyện, tranh luận, hay to tát hơn là những hiệp ước, hiệp định hay các văn bản khác tương tự lúc nào mới có thể có kết luận, khi nào mới kết thúc nhỉ. Theo ý kiến bản thân, thể hiện bản thân, nhưng cũng phải biết lắng nghe, tiếp nhận từ những người khác thì chúng ta mới có được cái nhìn đa chiều, rộng ( mà ở trên anhsiu đã đề cập đến ). Anhsiu có đồng ý với câu "Học, học nữa, học mãi", nhưng không biết bạn đã học được gì qua cái topic này chưa nhỉ, hay chỉ toàn bộ là phủ định người khác, luôn cho mình là đúng? Bài viết của anhsiu sao vẫn có nhiều người phản đối, phản bác thế nhỉ? Ở đây mình không đề cập tới nội dung, cứ cho rằng tất cả các ý của bạn là đúng, là chuẩn xác, thì khi bị phản bác như thế, anhsiu cũng nên xem lại xem cách diễn đạt, các dùng từ v.v.... của mình nhỉ? Theo mình, đó cũng là một cái học.
Cuối cùng, bên ngoài nội dung bài viết của anhsiu, nhưng xin được nói ý kiến của mình thế này: Tranh luận, hay nói chuyện, hay bất kỳ cái gì cũng thế, cũng cần sự tôn trọng lẫn nhau giữa 2 bên, để tạo sự thoải mái cho phía bên kia khi tiếp chuyện. Trong khuôn khổ bài viết, mình nghĩ mình đã thể hiện sự tôn trọng đối với anhsiu khi trả lời, do đó, rất mong nếu như được anhsiu trả lời lại, thì đó là 1 câu trả lời đúng mực. Rất vui được tiếp chuyện, nhưng nếu bài trả lời của anhsiu, mình cảm thấy không nhận được sự tôn trọng, mình xin phép không trả lời lại nhé.