hi anh em!
Topic này hot quá nên mất liên kết liên tục,xin lỗi mọi người vì sự cố lần này.
Tạm thời mình lưu ghi lại link ở đây.
http://www.dongdu.info/cgi-bin/index.cgi?action=forum&board=dhnb_cddh&op=display&num=5307&start=30
Chào tất cả.
Xin mạo muội chen ngang đôi lời.
Mình nghĩ rằng điều đầu tiên để có thể tham gia bàn luận ý kiến của một ai đó là phải tôn trọng người đó.
Việc tranh luận nếu không khách quan, dựa trên cảm tính thì sẽ không mang lại một giá trị nào cho cả 2 bên tham gia tranh luận và cả cho những người nghe, theo dõi tranh luận đó.
Chính vì vậy, cái tôi chủ nghĩa, phê phán cá nhân, chỉ trích mang tính cảm tính nên bài bỏ triệt để.
Để phê phán nên có chứng cứ, nhận xét thì cần có luận điểm.Phản biện thì cần có dẫn chứng...
Khi đưa ra luận điểm, và nghi vấn về nội dung bài viết người tranh luận tránh dùng những câu văn cảm thán, hay cười nhạo góc nhìn của người đưa ra.Như vậy cũng vi phạm vấn đề tôn trọng người phát biểu ý kiến.
Ngoài ra việc bàn luận từ chủ đề A rồi chỉ trích một vấn đề B ở một lĩnh vực không liên quan cũng là một điều không nên.
Ví dụ đang bàn bạc về "nhược điểm của du học sinh" thì nhảy sang "người phát biểu thế này thế nọ" rồi chạy qua "ban quản trị ..." rồi "trang web, diễn đàn..." rồi "chỉ trích cá nhân"...thì thật là rất khó tranh luận.Vừa làm loãng chủ để, vừa đưa chủ đề sang những hướng khác với hướng đi ban đầu làm cho những người muốn tham gia bàn luận không tham gia được nữa.
Thật đáng tiếc vì đây là một chủ đề có thể bàn bạc đưa cho chúng ta những giá trị đáng ghi nhận nhất định.
Ít nhất ,bài viết trên cũng chỉ ra một điều đúng đắn trong phạm vi topic này là "du học sinh Việt Nam thiếu khả năng làm việc nhóm".Bởi để làm việc nhóm thì yếu tố tôn trọng lẫn nhau là một yếu tố không thể thiếu.
Vài lời mạo muội góp ý.
Đúng là mạo muội thiệt . Bao năm vẫn vậy , Lãng nhà ta vẫn muốn đem sách vở để lập luật cho các cuộc tranh luận . Làm trái nó có bị ở tù hay bị phạt gì đó ko hè ? hahahaha .
Giỡn thôi , chớ trong xã hội bây giờ chẳng ai muốn theo các luật lệ trừ phi có những ràng buộc nào đó . Vậy thì tại sao lại có nhiều người ưa lấy luật lệ để ràng buộc đời mình ? Thiệt là quá sức duy tâm và ngu muội .
Xin hỏi rằng tại sao khi bàn luận chỉ nên xoáy vào 1 đề tài ? Trong khi biên giới của các vấn đề là vô hạn hay nói cách khác , mọi vấn đề của xã hội , tự nhiên bây giờ đều có những liên quan với nhau và việc phân biệt và tách chúng ra là 1 công việc thừa .
Ngày xưa nhiều người nói rằng tôn giáo và thần thánh là những điều phi khoa học thì giờ nó đã trở thánh 1 thứ siêu khoa học . Khoa học là tôn giáo .
Tại sao ta phải loại bỏ cái tôi chủ nghĩa ? Trong khi mọi người đều muốn nó ? Khẳng định cái tôi của mỗi bản thân , mỗi cá thể là 1 nhu cầu cũng như ta muốn ăn muốn uống mỗi ngày . Từ bỏ cái tôi chính là từ bỏ tính con người .
Sở dĩ những nhận xét ở trên rằng : " du học sinh Việt thiếu óc sáng tạo " chắc cũng là do họ sinh ra và lớn lên trong 1 xã hội có quá nhiều luật lệ . Lại mà có nhiều người đòi hỏi óc sáng tạo trong khi càng ngày càng tự bao mình bằng những luật lệ .
Ôi thiệt là quá là thiển cận đi mà .
hahahahha
( Cười đó có ai bắt tui ko ) .
Đối với 1 quy tắc , có những người cho nó đúng và ngược lại cũng có những người phủ định lại nó . Chẳng có gì đáng ngạc nhiên ở điểm này . Cái mà Lãng ở đây nói rằng là " quy tắc tranh luận " cũng là 1 thứ phù phiếm mà 1 số học giả đã bày đặt ra như luật của 1 số trò chơi . Vậy thì tại sao ko là 1 quy tắc "mở" nếu cá nhân cảm thấy thú vị hơn ?
Nói về lợi ích , xét riêng trên diễn đàn này , Những cuộc tranh luận được cho là chính quy , không động chạm ( chủ yếu ở đây là cop-paste) đã bị mờ nhạt như thế nào ? Nó không thu hút số đông cùng tham gia suy nghĩ và phản biện . Có thể nói " cãi nhau " trên diễn đàn là 1 điều tiêu cực , nhưng vẫn hơn các sự lẵng chìm của 1 số cuộc tranh luận buồn tẻ khác , nó tập cho người tham gia cách phản biện do đó buộc họ phải suy nghĩ và khẳng định lập trường . Đó là giá trị . ( Nhưng chắc trái với quy tắc của tranh luận )( cái quy tắc cũ xì )
Tiếp theo là khi bàn luận tại sao phải xoáy vào 1 vấn đề ? Nhưng mình không có nói là " không nên xoáy vào 1 vấn đề " . Sự tập trung tư duy để xử lý thông tin là điều cần thiết , nhưng khả năng bao quát tư duy về chiều rộng cũng rất cần thiết . Nên Xoáy vào 1 vấn đề là không đủ mà phải xoáy vào nhiều vấn đề cùng liên quan .
Nói về cái tôi chủ nghĩa ( thực ra cách dùng từ chủ nghĩa ở đây cũng là tạm bợ ) tại sao phải loại bỏ nó ? hay nói như Lãng đây là đó là phần con của con người , nhưng tại sao lại phải loại bỏ phần con trong con người ? Nếu loại bỏ thì chắc con người hắn thành loài khác rồi . Như đã nói , khẳng định cái tôi là 1 nhu cầu . Nhà khoa học khăng định bằng nghiên cứu vượt bậc , thương nhân khẳng định bằng việc kiếm ra nhiều tiền , và khi tham gia tranh luận mỗi người muốn khẳng định mình bằng những phát ngôn của chính bản thân . Chẳng có gì sai trái cả . Mình không nói là phải triệt hạ những cái tôi khác , mà mình nói là khẳng định cái tôi của bản thân .
Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách