Tìm hiểu phim Tokusatsu
Đã gửi: Hai T5 11, 2009 12:08 pm
[FONT="Arial"]Lời nói đầu
Tôi là một đứa trẻ lớn lên trong những năm cuối cùng của thập niên 80, thế kỷ 20. Đó là thời buổi của sự thiếu thốn đủ thứ từ vật chất cho đến thông tin, giải trí tin thần. Không như bọn trẻ ngày nay được sinh ra trong đầy đủ tiện nghi có sẵn như máy vi tính, máy thu hình (TV), đầu đĩa, internet.... Thời đó phương tiện giải trí duy nhất trong những gia đình khá khấm chỉ là một máy thu hình và một đầu video "nội địa". Có nhà còn có thêm bộ máy trò chơi điện tử Famicom của hãng Nintendou, nhưng thường thì người ta dùng chúng vào mục đích kinh doanh.
Tôi vẫn còn nhớ cảm giác say mê hứng thú như thế nào mỗi khi được cầm trên tay cuốn băng video mới nhất của series phim Power Rangers của hãng Saban, và đôi khi là một vài phim lẻ thuộc kiểu đó do Nhật sản xuất. Có lẽ không riêng gì tôi mà hầu hết trẻ con thời đó, mà chắc là thời này cũng vậy thôi, đều hò hét, kích động khi nghe tiếng nhạc Go Go Power Rangers trong phim. Trong thế giới của lũ con nít có hai hình tượng khiến chúng mê mẩn: Tôn Ngộ Không và "5 anh em siêu nhân", hay còn gọi là "5 anh em rô-bô". Cụm danh từ "5 anh em siêu nhân" này dùng để chỉ chung cho bất cứ bộ phim nào có diễn viên mặc đồng phục xanh đỏ vàng trắng kín mít người, đội "mũ bảo hiểm" có thiết kế kỳ lạ và cặp "kính mát" chiếm gần nửa diện tích khuôn mặt. Cụm danh từ này đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ con nít, và sau là lây sang cả người lớn. Có lẽ Power Rangers biến thành "5 anh em siêu nhân" là vì thời đó chúng tôi chẳng có mấy thông tin về nó, chẳng biết Anh ngữ, không có phương tiện tìm hiểu như Internet ngày nay...
Một thời gian sau, khi xã hội mở cửa, thông thương nhiều với ngoại quốc thì tôi được biết danh chính đích thực của series phim này. Và tôi cũng biết rằng không chỉ tại Việt Nam, trẻ con Mỹ cũng rất ưa chuộng "5 anh em siêu nhân" của chúng. Có thể trong mắt của nhiều người (lớn) thì đó là thứ phim ảnh nhảm nhí, rẻ tiền dành cho bọn con nít nhưng không thể phủ nhận được một điều rằng Power Rangers là một hiện tượng văn hóa. Nó là một làn sóng. Không đứa trẻ nhỏ nào ở Mỹ không biết tới Power Ranges (PR). Nó hình thành làn sóng lớn mạnh đến độ ảnh hưởng tới cả nền kinh tế, vì lúc đó các nhà kinh doanh nhảy vào cuộc. Nắm bắt tâm lý của giới tiêu dùng nhỏ tuổi (tuy chỉ là vòi vĩnh bố mẹ mua cho thứ này thứ nọ), các hãng đồ chơi, trò chơi điện tử, họa sĩ truyện tranh... bắt đầu cho ra hàng loạt sản phẩm liên quan tới PR. Nó tác động đến cả thế giới người lớn. Tôi nghe nói có ông nghị sĩ Mỹ khi ra tranh cử cũng hò hét PR để "tranh thủ" tình cảm của các công dân nhỏ tuổi. Nhiều người sống ở Mỹ thừa nhận PR là một hiện tượng văn hóa không thể chối cãi.
Một cảnh trong phim Power Rangers
Trở lại Việt Nam, trong những năm gần đây, loại phim người hùng, siêu nhân, rô-bô cũng đã xuất hiện nhiều với nhiều bộ phim Nhật sản xuất. Ban đầu tôi nghĩ phim "siêu nhân" Nhật là sản phẩm vay mượn, ăn theo từ PR do Mỹ sản xuất. Nhưng sau khi tìm hiểu kỹ thì tôi mới biết là ngược lại. Chính người Nhật mới đặt nền móng đầu tiên cho thể loại phim hút hồn con nít và người lớn chê là nhảm nhí này. Thấy được tiềm năng thu hút khán giả, hãng Saban của Mỹ mua lại bản quyền từ hãng Touei của Nhật, dựng lại thành PR của họ. Họ sử dụng các cảnh người máy, quái thú trong phim Nhật và trang phục của nhân vật nhưng họ thay thế diễn viên bằng diễn viên Mỹ, nội dung cũng thay đổi. Và thể loại phim "ăn mặc lố lăng, múa may quay cuồng" (theo cách mô tả của nhiều người lớn) này có một danh từ "khoa học" để gọi chung là Tokusatsu, theo như cách gọi của người Nhật.
Phim Tokusatsu không chỉ hút hồn trẻ con VN mà còn lôi cuốn cả một bộ phận thanh thiếu niên trong thời gian gần đây, mặc cho sự phản đối của nhiều bậc phụ huynh. Chỉ cần quan sát kỹ xã hội, thường đọc báo chí cũng thấy đủ kiểu phê phán loại phim này đầu độc đầu óc trẻ con, khuyến khích bạo lực. Bản thân tôi cũng qua cái thời say mê cuồng nhiệt kiểu phim này, lớn lên xem lại những bộ phim này chỉ để gợi nhớ lại kỷ niệm của một thời kỳ và chỉ để thắc mắc: tại sao ngày xưa mình lại điên cuồng với những thứ đơn giản này nhỉ? Nghĩ lại thật buồn cười, tình tiết của phim Tokusatsu phi lý, đơn giản đến độ chưa xem hết đã biết kết quả, diễn xuất làn nhàn, đề tài, mô-tuýp thì lặp đi lặp lại đến phát ngán. Tôi biết nói như vậy là động chạm tới "đức tin tôn giáo" của một số người đọc bài này, nhưng đây chỉ là những ý kiến chủ quan nên ai không thích thì đừng bận tâm làm gì. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là tôi phủ nhận toàn bộ Tokusatsu. Có những bộ Tokusatsu mà đến giờ xem lại tôi vẫn thấy có chút hứng thú như Choujin sentai Jetman, Metalder..... Vì ngoài đa phần tác phẩm Tokusatsu là hướng về thành phần trẻ con ra còn có những tác phẩm dành cho người lớn.
Uchukeiji Gyaban, cảnh sát hình sự Gavan. Một trong những series phim Tokusatsu có tiểng ở Nhật hơn chục năm trước.
Không như nhiều nhà báo, nhiều người khác chỉ trích một cách vô tội vạ trong khi bản thân không tiếp xúc kỹ với nó, không tìm hiểu về nó và chưa từng xem quá vài tập phim Tokusatsu, tôi đã giành nhiều thời gian để tìm hiểu, có thể gọi là "nghiên cứu" về Tokusatsu bằng phương tiện Internet, hỏi thăm nhiều người ở Nhật về thể loại phim này.
Loạt bài này tôi viết một cách khái quát về Tokusatsu, sau đó đi sâu vào từng series phim để tìm xem sức hấp dẫn đối với trẻ con của nó nằm ở đây, và vì sao người lớn không ưa nó.
Toàn bộ những kiến thức lượm lặt được là tổng hợp từ 2 website chính: Wikipedia (Bách khoa toàn thư) Japanese và Wikipedia English, ngoài ra còn một số site nhỏ và nhiều điều tôi biết được từ những người bạn Nhật. Loạt bài này có sử dụng một số thuật ngữ phổ thông yêu cầu người đọc phải hiểu rõ, như SF (khoa học giả tưởng), Fantasy (thế giới tưởng tượng, thần thoại...) và một số thuật ngữ sẽ giải thích sau như Henshin, Henge, Youkai....
© 2009 - Houga658156
(Làm ơn đừng copy loạt bài viết này mà không xin phép. Làm ơn đừng copy loạt bài viết này khi đã xin phép nhưng chưa nhận được sự đồng ý. Cảm ơn)
Kỳ tiếp: khái quát về Tokusatsu.[/FONT]
Tôi là một đứa trẻ lớn lên trong những năm cuối cùng của thập niên 80, thế kỷ 20. Đó là thời buổi của sự thiếu thốn đủ thứ từ vật chất cho đến thông tin, giải trí tin thần. Không như bọn trẻ ngày nay được sinh ra trong đầy đủ tiện nghi có sẵn như máy vi tính, máy thu hình (TV), đầu đĩa, internet.... Thời đó phương tiện giải trí duy nhất trong những gia đình khá khấm chỉ là một máy thu hình và một đầu video "nội địa". Có nhà còn có thêm bộ máy trò chơi điện tử Famicom của hãng Nintendou, nhưng thường thì người ta dùng chúng vào mục đích kinh doanh.
Tôi vẫn còn nhớ cảm giác say mê hứng thú như thế nào mỗi khi được cầm trên tay cuốn băng video mới nhất của series phim Power Rangers của hãng Saban, và đôi khi là một vài phim lẻ thuộc kiểu đó do Nhật sản xuất. Có lẽ không riêng gì tôi mà hầu hết trẻ con thời đó, mà chắc là thời này cũng vậy thôi, đều hò hét, kích động khi nghe tiếng nhạc Go Go Power Rangers trong phim. Trong thế giới của lũ con nít có hai hình tượng khiến chúng mê mẩn: Tôn Ngộ Không và "5 anh em siêu nhân", hay còn gọi là "5 anh em rô-bô". Cụm danh từ "5 anh em siêu nhân" này dùng để chỉ chung cho bất cứ bộ phim nào có diễn viên mặc đồng phục xanh đỏ vàng trắng kín mít người, đội "mũ bảo hiểm" có thiết kế kỳ lạ và cặp "kính mát" chiếm gần nửa diện tích khuôn mặt. Cụm danh từ này đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ con nít, và sau là lây sang cả người lớn. Có lẽ Power Rangers biến thành "5 anh em siêu nhân" là vì thời đó chúng tôi chẳng có mấy thông tin về nó, chẳng biết Anh ngữ, không có phương tiện tìm hiểu như Internet ngày nay...
Một thời gian sau, khi xã hội mở cửa, thông thương nhiều với ngoại quốc thì tôi được biết danh chính đích thực của series phim này. Và tôi cũng biết rằng không chỉ tại Việt Nam, trẻ con Mỹ cũng rất ưa chuộng "5 anh em siêu nhân" của chúng. Có thể trong mắt của nhiều người (lớn) thì đó là thứ phim ảnh nhảm nhí, rẻ tiền dành cho bọn con nít nhưng không thể phủ nhận được một điều rằng Power Rangers là một hiện tượng văn hóa. Nó là một làn sóng. Không đứa trẻ nhỏ nào ở Mỹ không biết tới Power Ranges (PR). Nó hình thành làn sóng lớn mạnh đến độ ảnh hưởng tới cả nền kinh tế, vì lúc đó các nhà kinh doanh nhảy vào cuộc. Nắm bắt tâm lý của giới tiêu dùng nhỏ tuổi (tuy chỉ là vòi vĩnh bố mẹ mua cho thứ này thứ nọ), các hãng đồ chơi, trò chơi điện tử, họa sĩ truyện tranh... bắt đầu cho ra hàng loạt sản phẩm liên quan tới PR. Nó tác động đến cả thế giới người lớn. Tôi nghe nói có ông nghị sĩ Mỹ khi ra tranh cử cũng hò hét PR để "tranh thủ" tình cảm của các công dân nhỏ tuổi. Nhiều người sống ở Mỹ thừa nhận PR là một hiện tượng văn hóa không thể chối cãi.
Một cảnh trong phim Power Rangers
Trở lại Việt Nam, trong những năm gần đây, loại phim người hùng, siêu nhân, rô-bô cũng đã xuất hiện nhiều với nhiều bộ phim Nhật sản xuất. Ban đầu tôi nghĩ phim "siêu nhân" Nhật là sản phẩm vay mượn, ăn theo từ PR do Mỹ sản xuất. Nhưng sau khi tìm hiểu kỹ thì tôi mới biết là ngược lại. Chính người Nhật mới đặt nền móng đầu tiên cho thể loại phim hút hồn con nít và người lớn chê là nhảm nhí này. Thấy được tiềm năng thu hút khán giả, hãng Saban của Mỹ mua lại bản quyền từ hãng Touei của Nhật, dựng lại thành PR của họ. Họ sử dụng các cảnh người máy, quái thú trong phim Nhật và trang phục của nhân vật nhưng họ thay thế diễn viên bằng diễn viên Mỹ, nội dung cũng thay đổi. Và thể loại phim "ăn mặc lố lăng, múa may quay cuồng" (theo cách mô tả của nhiều người lớn) này có một danh từ "khoa học" để gọi chung là Tokusatsu, theo như cách gọi của người Nhật.
Phim Tokusatsu không chỉ hút hồn trẻ con VN mà còn lôi cuốn cả một bộ phận thanh thiếu niên trong thời gian gần đây, mặc cho sự phản đối của nhiều bậc phụ huynh. Chỉ cần quan sát kỹ xã hội, thường đọc báo chí cũng thấy đủ kiểu phê phán loại phim này đầu độc đầu óc trẻ con, khuyến khích bạo lực. Bản thân tôi cũng qua cái thời say mê cuồng nhiệt kiểu phim này, lớn lên xem lại những bộ phim này chỉ để gợi nhớ lại kỷ niệm của một thời kỳ và chỉ để thắc mắc: tại sao ngày xưa mình lại điên cuồng với những thứ đơn giản này nhỉ? Nghĩ lại thật buồn cười, tình tiết của phim Tokusatsu phi lý, đơn giản đến độ chưa xem hết đã biết kết quả, diễn xuất làn nhàn, đề tài, mô-tuýp thì lặp đi lặp lại đến phát ngán. Tôi biết nói như vậy là động chạm tới "đức tin tôn giáo" của một số người đọc bài này, nhưng đây chỉ là những ý kiến chủ quan nên ai không thích thì đừng bận tâm làm gì. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là tôi phủ nhận toàn bộ Tokusatsu. Có những bộ Tokusatsu mà đến giờ xem lại tôi vẫn thấy có chút hứng thú như Choujin sentai Jetman, Metalder..... Vì ngoài đa phần tác phẩm Tokusatsu là hướng về thành phần trẻ con ra còn có những tác phẩm dành cho người lớn.
Uchukeiji Gyaban, cảnh sát hình sự Gavan. Một trong những series phim Tokusatsu có tiểng ở Nhật hơn chục năm trước.
Không như nhiều nhà báo, nhiều người khác chỉ trích một cách vô tội vạ trong khi bản thân không tiếp xúc kỹ với nó, không tìm hiểu về nó và chưa từng xem quá vài tập phim Tokusatsu, tôi đã giành nhiều thời gian để tìm hiểu, có thể gọi là "nghiên cứu" về Tokusatsu bằng phương tiện Internet, hỏi thăm nhiều người ở Nhật về thể loại phim này.
Loạt bài này tôi viết một cách khái quát về Tokusatsu, sau đó đi sâu vào từng series phim để tìm xem sức hấp dẫn đối với trẻ con của nó nằm ở đây, và vì sao người lớn không ưa nó.
Toàn bộ những kiến thức lượm lặt được là tổng hợp từ 2 website chính: Wikipedia (Bách khoa toàn thư) Japanese và Wikipedia English, ngoài ra còn một số site nhỏ và nhiều điều tôi biết được từ những người bạn Nhật. Loạt bài này có sử dụng một số thuật ngữ phổ thông yêu cầu người đọc phải hiểu rõ, như SF (khoa học giả tưởng), Fantasy (thế giới tưởng tượng, thần thoại...) và một số thuật ngữ sẽ giải thích sau như Henshin, Henge, Youkai....
© 2009 - Houga658156
(Làm ơn đừng copy loạt bài viết này mà không xin phép. Làm ơn đừng copy loạt bài viết này khi đã xin phép nhưng chưa nhận được sự đồng ý. Cảm ơn)
Kỳ tiếp: khái quát về Tokusatsu.[/FONT]