Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Sẽ có làn sóng đầu tư từ Nhật Bản vào VN

Đã gửi: Năm T3 11, 2004 1:00 pm
Viết bởi boomerang
Theo các chuyên gia VN và Nhật Bản, trong thời gian tới, có thể sẽ diễn ra một "làn sóng đầu tư thứ 2" (lần thứ nhất vào năm 1997) từ xứ sở hoa anh đào vào VN, đặc biệt là khi 2 bên thực hiện thành công Sáng kiến chung.

Điều tra hằng năm của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cho thấy, cùng với Trung Quốc và Thái Lan, VN được các công ty của xứ sở hoa anh đào đang đầu tư tại châu Á xem là nơi sản xuất công nghiệp quan trọng tại khu vực trong vòng 5-10 năm tới do những lợi thế về giá nhân công rẻ và có khả năng phát triển thị trường. Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản cũng nhận định, trong 3 năm tới, VN sẽ đứng thứ 4 trong số các nước có tiềm năng phát triển sản xuất, sau Trung Quốc, Mỹ và Thái Lan.

Tại diễn đàn "Tăng cường quan hệ kinh tế VN - Nhật Bản", do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Quỹ Câu lạc bộ châu Á vừa tổ chức tại Hà Nội, các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản đã nhận định, môi trường đầu tư VN sẽ có những điểm mới như: nguồn ODA mà cộng đồng quốc tế cam kết viện trợ cho VN sẽ thúc đẩy tăng trưởng, môi trường kinh doanh được cải thiện sau khi thực hiện Sáng kiến chung... Vì vậy, sức hấp dẫn từ VN sẽ tăng lên đối với các nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục phó Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cho biết, Nhật Bản là đối tác trọng điểm của VN trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Vì vậy, thời gian tới sẽ tập trung nâng cao chất lượng quy hoạch và hoàn chỉnh danh mục dự án để gọi FDI. Mục tiêu là bảo đảm vừa phù hợp với quy hoạch phát triển của các ngành kinh tế vừa đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, theo ông Shigeru Takagi, Trưởng phòng châu Á - Thái Bình Dương và các vấn đề ASEAN (Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản), để thu hút được đầu tư thì hai bên cần nhanh chóng đi đến thỏa thuận về vấn đề xe máy và ôtô những vấn đề vẫn chưa được thống nhất tại Sáng kiến chung. Nguyên nhân xuất phát từ phía những quy định về ngừng đăng ký xe máy ở một số khu vực của Hà Nội, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ôtô sản xuất trong nước...

"Việc thực hiện thành công Sáng kiến chung Nhật - Việt không thể thiếu việc giải quyết những vấn đề liên quan đến hai ngành sản xuất xe máy và và ôtô", ông Takagi nói.

Theo ông Hitoshi Sakai, Viện Nghiên cứu Nomura (Nhật Bản), để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài thì VN cần cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư. Tiếp đến là phát triển công nghiệp phụ trợ như linh kiện, phụ kiện, nguyên liệu của ngành điện - điện tử, máy móc vận chuyển và các ngành sản xuất xuất khẩu.

Hiện Nhật Bản đang đứng thứ 3 trong số các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại VN, với hơn 400 dự án còn hiệu lực. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là công nghiệp ôtô, xe máy, điện tử, chế biến thực phẩm với nhiều tên tuổi lớn như Honda, Toyota, Mitsubishi, Isuzu, Sumitomo, Mitsui, Ajinomoto... với tổng vốn đăng ký khoảng 4,5 tỷ USD. Quốc gia này đang đứng đầu về vốn đầu tư thực hiện tại VN.

Hướng Nguyệt
Theo VietNamExpress

Re:Sẽ có làn sóng đầu tư từ Nhật Bản vào VN

Đã gửi: Tư T3 17, 2004 3:55 pm
Viết bởi Jenny
Việt Nam đang phấn đấu đạt mục tiêu 2005 gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), quan hệ thương mại tốt đẹp với Nhật Bản là 1 trong những yếu tố quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Nghe nói sắp tới sẽ có cuộc đàm phán đa phương lần thứ 8 về vấn đề nước mình gia nhập WTO , không biết là khi nào vậy ???
Mặc dù đang ở Nhật nhưng mình có thể cảm nhận được nhịp sống sôi nổi của VN. Đất nước đang thật sự chuyển mình...
Hihi, gomen boomerang nha! Mình không biết đã có người chọn gương mặt này .[lol]

Re:Sẽ có làn sóng đầu tư từ Nhật Bản vào VN

Đã gửi: Tư T3 17, 2004 7:21 pm
Viết bởi boomerang
Đàm phán song phương là một trong những công đoạn buộc phải có đối với việc đàm phán trở thành thành viên mới của WTO. Nguyên tắc của tổ chức này là sự đồng thuận của tất cả các nước đối với bất kỳ vấn đề nào, nên đàm phán song phương là rất cần thiết. Qua đó, các quan sát viên (đang nộp đơn xin gia nhập WTO) sẽ giải quyết tất cả các bất đồng với các thành viên của tổ chức.

Hiện nay, có 29 nước đang đàm phán gia nhập WTO, trong đó tiêu biểu có Nga, Việt Nam và Ảrập Xêút. Tất cả sẽ phải trải qua nhiều cuộc đàm phán song phương.

'Đối với Việt Nam, hiện đang phải đàm phán song phương với hơn 10 quốc gia. Để hoàn tất lộ trình gia nhập WTO thì từ nay đến cuối năm, Việt Nam cần kết thúc tất cả các cuộc đàm phán này. Điều đó sẽ gây được thiện cảm của tất cả các nước WTO - bởi họ sẽ ý thức được rằng quá trình đàm phán của Việt Nam liên tục tiến triển.'だって