Chào mọi người, Từ ngày 10-13/10 vừa qua tại Yokohama đã diễn ra Triễn lãm Robot có quy mô lớn để giới thiệu về thế giới Robot của Nhật Bản hiện nay . Rất lấy làm tiếc vì đã thông báo khi đã triển lãm đã kết thúc nhưng vì thấy nó khá thú vị nên xin phép giới thiệu cho mọi người cùng xem , đặc biệt là những ai thích robot .
一応,phòng Lab nghiên cứu của mình cũng tham gia triển lãm này .Robot mang tên "双方向遠隔制御システム 「サイバーマニピュレータ」" . Mọi người có thể xem nó ở link dưới cùng với những Robot khác tham gia Triển lãm . http://www.robo-japan.jp/robo/aportalparty/8 Ngoài ra , một số bài viết giới thiệu về những Robot tham gia cũng như デモ動画はこちらのリンクにあるので,良かったら観てみて下さい. http://robot.watch.impress.co.jp/cda/news/2008/10/11/1367.html
ちなみに,mình cũng đang nghiên cứu về 遠隔操作 , có 1 chút liên quan với Robot tham dự triễn lãm lần này . Anh chị , các bạn nào có 興味 thì ta cùng nhau trao đổi nhé !!
P/s : Bạn nào có câu hỏi gì về Robot này thì hãy đặt câu hỏi nhé !! Mình sẽ trao đổi trong khả năng có thể !!
Chào mọi người, Từ ngày 10-13/10 vừa qua tại Yokohama đã diễn ra Triễn lãm Robot có quy mô lớn để giới thiệu về thế giới Robot của Nhật Bản hiện nay . Rất lấy làm tiếc vì đã thông báo khi đã triển lãm đã kết thúc nhưng vì thấy nó khá thú vị nên xin phép giới thiệu cho mọi người cùng xem , đặc biệt là những ai thích robot .
一応,phòng Lab nghiên cứu của mình cũng tham gia triển lãm này .Robot mang tên "双方向遠隔制御システム 「サイバーマニピュレータ」" . Mọi người có thể xem nó ở link dưới cùng với những Robot khác tham gia Triển lãm . http://www.robo-japan.jp/robo/aportalparty/8 Ngoài ra , một số bài viết giới thiệu về những Robot tham gia cũng như デモ動画はこちらのリンクにあるので,良かったら観てみて下さい. http://robot.watch.impress.co.jp/cda/news/2008/10/11/1367.html
ちなみに,mình cũng đang nghiên cứu về 遠隔操作 , có 1 chút liên quan với Robot tham dự triễn lãm lần này . Anh chị , các bạn nào có 興味 thì ta cùng nhau trao đổi nhé !!
P/s : Bạn nào có câu hỏi gì về Robot này thì hãy đặt câu hỏi nhé !! Mình sẽ trao đổi trong khả năng có thể !!
Chu choa! Lâu ngay hi! Bưa ni dám đăng đàn về Robot! Có Lên!
Hê...nhìn cái của 豊橋 với 名古屋 cùng làm thấy giống mấy cái khoa em hay thực hành ghê [cool][cool] Hình như vùng dưới này thích nghiên cứu về 遠隔操作 ghê ta. Nhưng em mới vào trường,toàn xem cho vui,cho biết thôi.Chứ vẫn chả bít gì cả, bác Trung có gì hay ho, giới thiệu tiếp cho em ... xem cho zui zới...[grin] @ anh Trung: cái vụ em nói với bác mấy hôm trc,chắc để từ từ bác nhé, để rảnh rảnh chút roài em kéo quân sang hội ngộ...[wink][wink][bounce]
@Anh Tuệ : Cảm ơn 可愛い皮肉 của anh ,hi`!! Em vẫn đang cố đây !![wink] @L.a.D : Nếu em có hứng thú anh sẽ up thêm vài cái demo về Robot coi cho vui nhé !! Còn muốn hỏi gì thì phải nói cụ thể anh mới biết đường trả lời được !! Ah, vụ kia thì Toyohashi lúc nào cũng sẵn sàng tiếp đón Gifu cả . Khi nào okie thì nhắn cho anh . [cool][smile]
Chào Trung, Xem topic của em gửi khá thú vị nên vào hỏi mở hàng em một câu nhé. Các sản phẩm robot của Nhật Bản luôn là tiêu điểm trong các cuộc triển lãm về công nghệ cơ- điện tự động.Học về ngành này ở Nhật Bản quả thật là lý tưởng. Mảng nghiên cứu về 遠隔操作 theo như anh hiểu là sử dụng các loại sóng tín hiệu để điều khiển các thiết bị cơ khí(robot) thực hiện các động tác theo như mong muốn. Đề tài này thực ra theo anh nghĩ, không còn mới nữa mà khá nhiều phần đã được ứng dụng vào thực tế. Vậy thì cho anh hỏi, nghiên cứu về mảng này, các nhà nghiên cứu và phát minh tại Nhật Bản cũng như thế giới đặt ra những mục tiêu gì cho tương lai?Hay cụ thể hơn là thành quả nghiên cứu sắp tới được kỳ vọng là gì? Tài liệu trên internet cũng có sẵn nhưng câu trả lời từ em chắc sẽ tổng quan và thú vị hơn nhiều phải không?
Cảm ơn anh Ngọc đã đặt câu hỏi cho Topic . Theo em được biết thì mảng nghiên cứu về “Điều khiển từ xa – Remote Operation – 遠隔操作” được hình thành từ thập niên 60 , nhưng sau khoảng chừng 2 thập kỉ nở rộ thì bị khựng lại đến đầu những năm 90 mới được nghiên cứu trở lại cho đến nay. Trước khi trả lời câu hỏi của anh về mục tiêu cũng như kỳ vọng về mảng nghiên cứu này em xin giải thích thêm một chút như thế nào là “遠隔操作”. Theo em biết thì trong “遠隔操作” có 3 yếu tố cần quan tâm đó là : thị giác , thính giác và lực giác (力覚) . Đối với 2 yếu tố đầu , cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay , người ta sử dụng Internet để có được 2 yếu tố này . Ví dụ : đơn giản nhất ta vẫn có thể dùng Skype để có được hình ảnh và âm thanh khi thực hiên công việc . (trong chuyên môn người ta còn thường dùng Web Camera) . Nhưng với yếu tố thứ 3 là cái mà người ta tốn nhiều giấy mực cho nó . Vì sao phải thực hiện yếu tố này ?! Bởi vì khi 操作者(người thao tác) thực hiện công việc thì những yếu tố liên quan đến lực như 反力 (phản lực )- khi robot va phải chướng ngại vật ; 抵抗 (sự kháng cự ) – khi robot vượt quá 可動範囲(khả năng chuyển dộng cho phép) của 操作対象 (đối tượng thao tác – robot ở xa) cần được xem xét . Bởi vì khi có thể tái hiện được yếu tố này ở phía 操作者 thì sẽ làm tăng thêm tính 臨場感 (performance ) khi thực hiện thao tác. Quay lại với câu hỏi của anh , theo bối cảnh hiện nay thì “遠隔操作” hiện đang được ứng dụng trong y học và công nghiệp . Đối với y học thì có 1 sản phẩm nối tiếng mang tên “Da Vinci Surgical System” (link tham khảo http://www.intuitivesurgical.com/products/davinci_surgicalsystem/index.aspx) . Với ứng dụng này các bác sĩ có thể thực hiện nhưng ca mô xuyên quốc gia để giúp bệnh nhân không phải di chuyển đi xa. Ngoài ra, đối với những nước công nghiệp phát triển thì 高齢社会 đang là vấn đề nan giải của xã hội , đặc biệt là Nhật Bản mà chắc hẳn mọi người đều biết . Nên có thể sử dụng “遠隔操作” để thực hiện 遠隔リハビリテーション (phục hồi chức năng từ xa) cho người cao tuổi khi gặp khó khăn trong đi lại . Nghĩ xa hơn 1 chút cũng có thể thực hiện việc này cho những bệnh nhân ở vùng sâu vùng xa không có điều kiện lên bệnh viện tỉnh như ở Việt Nam ta. Còn đối với công nghiệp thì bằng việc ứng dụng “遠隔操作” người ta sẽ dùng Robot thay cho con người thực hiện những công việc nguy hiểm và khó khăn như : bảo dưỡng các trạm không gian vũ trụ , công việc trong các lò phản ứng hạt nhân , công việc dưới lòng đáy đại dương hay là giải cứu con người trong thiên tai ( động đất ,bão lũ ..) ...Đó là một trong những mục tiêu nghiên cứu của mảng đề tài này mà em biết . Đó là câu trả lời của em , hi vọng sẽ giải đáp phần nào câu hỏi của anh Ngọc . Thêm nữa, anh chị nào có ý kiến nào thì ta lại cùng trao đổi nhé !!
Cho em hỏi anh Trung một tí cũng liên quan đến Robot:
Tại NHK Robocon 2008, Đại học Toyohashi chiến thắng thuyết phục Đại học Tokyo, sau đó vô địch toàn Nhật Bản. Năm trước đó, đội Toyohashi tập hợp các khối lắp chồng lên nhau và bỏ vào cọc cùng một lúc cực kỳ khéo léo,...
Ở Toyohashi, chế tạo Robot đã trở thành phong trào hả anh ? hiện tại anh có nằm trong group chế tạo Robot nào không ah ?
Tại NHK Robocon 2008 , trận thi đấu của TUT-Todai quả thật rất hay và được người xem đánh giá là 名戦 (trận đấu kinh điển) . Và người đóng vai chính trong chiến thắng đó là 上野祐樹 (ueno yuuki) người điều khiển 手動ロボット (robot điều khiển bằng tay). 上野 hiện là sinh viên năm thứ 4 , thành viên của Lab anh.
Còn về câu hỏi của em , anh giải thích thế này nha !! Robocon diễn ra hằng năm chỉ là sân chơi cho các bạn học sinh cấp 3 như 工業高校 , cao đẳng 高専 và cả bậc Đại học . Nó không mang tính chất nghiên cứu và sinh lợi nhuận nên có tính chất rất khác và không liên quan gì đến các nghiên cứu của các Phòng nghiên cứu . Những con Robot được các bạn tạo ra không thể lấy làm đề tài tốt nghiệp được . Ngoài ra , theo anh được biết thì toàn bộ kinh phí làm Robot từ A đến Z đều là tiền túi các Thành viên trong CLB bỏ ra . Tính đến nay , trường Toyohashi đã 2 lần vô địch toàn Nhật nên có thể nói CLB Robocon của trường là CLB có truyền thống , còn phong trào thì anh nghĩ không phải vì hằng năm thành viên trong CLB chỉ tầm trên dưới 20 người (năm 1 đến năm 4).
Còn anh , hiện tại thuộc Lab làm về Robot nên đề tài nghiên cứu không hề liên quan gì đến Robocon cả . Nhóm của anh làm về リハビリロボット (Robot phục hồi chức năng )
Chào Trung,cám ơn câu trả lời của em nhé. Dạo vài năm gần đây anh có nghe và đọc về các chương trình nghiên cứu sử dụng các chip cảm ứng điện tử - để giải mã sóng não sinh học của con người sau đó chuyển thành những lệnh điều khiển di chuyển, thao tác cho các thiết bị cơ khí tương ứng như trong suy nghĩ của người đó. Thực hiện điều này phải dựa vào hạt nhân là bộ phận cảm ứng điện tử "đọc" được các luồng suy nghĩ trong não. Nghiên cứu này nếu thành công trọn vẹn thì anh nghĩ thành quả đầu tiên có thể thấy ngay là những người tàn tật sẽ có tay, chân robot thực hiện các di chuyển linh hoạt và nhanh không kém gì tay chân thật. Nghe em nói em thuộc group nghiên cứu リハビリロボット (Robot phục hồi chức năng ) vậy có liên quan đến nghiên cứu anh nói ở trên không?