Nippon Bujutsu Sinmyouki
Đã gửi: Tư T10 01, 2008 11:44 am
Nippon Bujutsu Sinmyouki (日本武術神妙記) là một tập giai thoại về các kiếm khách lừng danh trong lịch sử Nhật Bản được văn hào Nakazato Kaizan góp nhặt và biên soạn. Kaizan được xem là cha đẻ của thể loại tiểu thuyết võ hiệp, tiểu thuyết dã sử hiện đại (Jidai Shousetsu) Nhật Bản và nổi danh với tác phẩm "đèo Đại Bồ Tát". Tập sách này được rất nhiều nhà văn chọn làm nguồn tham khảo khi viết về đề tài võ hiệp. Trong tập sách này, tác giả Kaizan giới thiệu đến người đọc những giai thoại xoay quanh cuộc đời của những kiếm khách lừng danh như Miyamoto Musashi, Yagyuu Sekishuusai,...
Quyển Thiên 【天の巻】
飯篠長威齋
飯篠〔いひさゝ〕長威齋は下總香取郡飯篠村の生れで香取神宮に參籠して妙をさとり、天眞正傳神道流の一派を開いた、これが日本の劍道に流派といふものゝ起つた祖といふことになつてゐる。
IIzasa Choisai
Iizasa Choisai người làng Iizasa quận Katori xứ Shimoufusa (Shimousa) nhân ẩn trong đền thờ Thần đạo Katori mà ngộ ra đạo lý, lập ra phái kiếm Tenshin Shoden Shintou Ryu và được xem là ông tổ các phái kiếm trong kiếm đạo Nhật Bản.
松本備前守
松本備前守尚勝(或は杉本政信)は常陸の鹿島神宮の祝部〔はふり〕である、塚原卜傳に傳へた「一の太刀」もこの人の發明だと云はれる、塚原卜傳、上泉秀綱、有馬乾信などは、この人の門人であつて、鹿島流といふのは世間から見て唱へた名稱で、鹿島の神宮の方では別に神流といつてゐたらしい。
Matsumoto Bizen Nokami
Matsumoto Bizen Nokami Naokatsu (hay còn gọi là Sugimoto Masanobu) vốn là một chức tư tế trong đền thờ Kashima ở xứ Hitachi và được xem là người sáng tạo ra thế kiếm "Ichi no Tachi" sau truyền cho Tsukahara Bokuden. Môn đệ của ông gồm có nhiều người thành danh như Tsukahara Bokuden, Kamiizumi Hidetsuna, Arima Kanshin và phái kiếm của ông được người đời gọi là Kashima Ryu nhưng đối với những người trong đền thờ Kashima thì họ gọi là phái Shin Ryu.
中條兵庫助
中條流の祖、中條兵庫助長秀は代々劍術の家に生れ、鎌倉の評定衆であり、足利將軍義満に召されてその師範となつた、鎌倉寿福寺の僧慈音といふものに就て劍道を修めたといふことである。
この中條流からは多くの流儀を生み出してゐる。
Chujo Hyogo Nosuke
Khai tổ phái kiếm Chujo Ryu, Chujo Hyogo Nosuke Nagahide sinh ra trong gia đình có truyền thống kiếm thuật và giữ một chức quan thời Kamakura, được Tướng quân Ashikaga Yoshimitsu mời về làm thầy dạy kiếm. Hyogo Nosuke theo học kiếm đạo với sư Jion chùa Jufukuji ở Kamakura. Sau có nhiều phái kiếm được phát sinh từ phái Chujo Ryu này.
Kamiizumi Isenokami
上泉伊勢守
新陰流の祖、上泉伊勢守信繩〔かみいづみいせのかみのぶつな〕(繩の字を普通には綱に書くが、その家に傳はる處 はこの繩の字ださうである)は先祖俵藤太秀郷〔ひでさと〕より出て、代々上州大胡〔おほご〕の城主であつたが、信繩が父の憲繩の代に至つて城を落されたといふことである、信繩は劍術を好み飯篠長意入道及び愛洲移香〔あいすいかう〕(移香の字を多く惟孝と書いてゐるが、新陰流の古い免許状の記すところは移香である)に従つて遂にその妙を極め信繩は上野箕輪〔みのわ〕の城主長野信濃守が旗本になり、度々の戰いに功あつてこの家で十六人の槍と稱せられた、中にも信濃守が同國安中〔あんなか〕の城主と合戰の時、槍を合せて上野の國一本槍といふ感状を貰つたことがある。
その後、甲州武田信玄に仕へて、この時から伊勢守と改めた、程なく武田家を辭して京都へのぼり光源院將軍(義輝)が東國寺に立て籠つた時にお目見えをして軍監を賜り勝利の後天下を武者修行し、「兵法新陰軍法軍配天下第一」の高札を諸國にうち納め、その後禁裏へ父子共に參内し伊勢守従四位下武藏守に任じ、子息は従五位下常陸介に任じて名を現はしたが、この信繩天下一の名人と稱せられ、流を新陰と稱した。
この流の秘歌に、
いづくにも心とまらば棲みかへよ
長らへばまた本の古郷
この流から出ずる劍術は甚だ多い、柳生但馬守宗嚴も信繩が術を傳へ、塚原卜傳も亦信繩に従つて學んだものといふ。
(撃劍叢談)
Kamiizumi Isenokami
Khai tổ phí kiếm Shinkage Ryu là Kamiizumi Isenokami Nobutsuna (上泉伊勢守信繩-có bản chép là Hidetsuna. Chữ Tsuna thường được viết là 綱 nhưng theo nhà Kamiizumi truyền lại thì là chữ 繩), tổ tiên là Tawara no Toda Hidesato đời đời là thành chủ Ogo xứ Joshu (tên khác của Kozuke, ngày nay là tỉnh Gumma) nhưng đến đời phụ thân của Nobutsuna là Noritsuna thì mất thành. Nobutsuna vốn yêu thích kiếm thuật, theo học Iizasa Choi Nyudo và Aisu Iko (Iko thường được viết là 惟孝 nhưng trong bảng bằng cấp cổ của phái kiếm Shinkage Ryu thì được viết là 移香) cuối cùng hội đắc được cực ý kiếm pháp, trở thành Hatamoto (một chức quan) của thành chủ Kozuke Minowa là Nagano Shinanokami. Nhiều lần chinh chiến Nobutsuna lập được công trạng nên được tôn xưng là "ngọn giáo mười sáu người" (Jurokunin no yari) trong nhà Nagano. Trongó lần đánh nhau với thành chủ Annaka cùng xứ Kouzuke, được ban thưởng danh hiệu "ngọn giáo số một xứ Kozuke".
Sau đó Nobutsuna đến thời Takeda Shingen ở xứ Kai và đổi hiệu thành Isenokami. Chẳng bao lâu sau bỏ nhà Takeda lênh kinh đô Kyoto, diện kiến Tướng quân Ashikaga Yoshiteru đang trú ẩn trong chùa Togokuji và được giao cho quyền cầm quân. Sau khi thắng lợi thì bắt đầu lang thang giang hồ, trau dồi võ nghệ, sau hai cha con cùng đến hoàng cung, Isenokami được phong tước vị Jushi i noge (có thể hiểu là quan tứ phẩm) Musashi Nokami, con trai được phong (ngũ phẩm) Jugo i noge Hitachi no Suke và nổi danh từ đấy. Nobutsuna được truyền tụng là danh nhân kiếm thuật số một thiên hạ, phái kiếm của ông gọi là Shinkage Ryu.
Sau này có rất nhiều phái kiếm phát tích từ phái Shinkage Ryu, những cao nhân như Yagyu Tajima Nokami Muneyoshi (ngày xưa gọi là Munetoshi -宗厳), Tsukahara Bokuden cũng đều học từ chỗ bậc thầy này.
(Từ "Gekiken Sodan", tập truyện về kiếm hào)
上泉伊勢守は上州の人であつて、新陰流の祖である、諸國修行の時に或村で多勢のものが民家を取り圍んで騒ぎ罵る處へ通りかゝつた。
「何事であるか。」
と上泉が尋ねると、土地の人が、
「咎人があつて逃げながら子供を捕へて人質にとつてしまひました、多勢のものが斯うして取り圍んではゐるけれども下手をすればその子供が殺されてしまひますので、我々は手の出しようがなく子供の親達はあゝして嘆き悲しんで居ります。」
といふ、上泉これを聞いて、
「然らば拙者がその子供を取り返してやらう。」
といつて、折から道を通りかゝる一人の出家を呼んで云ふことには、
「今、惡い奴が子供をとつ捕へて人質としてゐるさうだが、拙者は一つの謀〔はかりごと〕をもつてその子供を取り返してやりたいと存ずるに就ては貴僧を見かけてお頼みがござる、願はくば拙者のこの髪を剃つて、貴僧の法衣を貸して貰ひたい。」
出家は直ちに承認して上泉の髪を剃つてやり、自分の法衣を脱いで上泉に與へた。
上泉がそこで、衣を着して坊さんになり濟まし、握り飯を懐に入れて、咎人の隠れてゐる家へ入つて行つた、咎人これを見ていふ。
「やあ、來たな、必ず拙者に近寄つてはならんぞ。」
上泉が曰く、
「別に愚僧は貴君を捉へようのなんのとの考へがあつて來たのではござらぬ、たゞ、御身が捕へてゐる童がひもじかろうと思ふから握り飯を持つて來てやつたばかりぢや、少し手をゆるめて、その子供に握り飯を喰べさせるだけの餘裕を與へてくれゝば愚僧の幸でござる、出家といふものは慈悲をもつて行とするが故に、通りかゝつてこの事を見過し、聞き流すわけには行かないのでござる。」
といつて懐中から握り飯を出して子供の方へ投げて與へ、又握り飯を一つ出していふには、
「そなたも亦定めてひもじくなつておゐでゝござらう、これなと食べて氣を休めなさるがよい、わしは出家の身で、いづれにも害心はないのだから疑ひ召さるゝなよ。」
といつて又一つ咎人の方へ向けて握り飯を投げて與へた、咎人が手を延ばしてそれを取ろうとする處を飛びかゝつてその身をとつて引き倒し、子供を奪つて外へ出た。
村人がそこへ亂入して咎人を捕へて殺してしまつた。
上泉はそこで法衣を脱いで、以前の出家に返すとその僧が非常に賞美していふには、
「まことにあなたは豪傑の士でござる、わしは出家であるけれども、その勇剛に感心しないわけに行かぬ、われ等の語でいへば實に劍刄上の一句を悟る人である。」
といつて、化羅〔けら〕を上泉に授けて行つてしまつた。
上泉はそれからいつもこの化羅を秘藏して身を離さなかつたが、神後伊豆守といふものが第一の弟子であつた故にこれに授けたといふことである。
(本朝武藝小傳)
Kamiizumi Isenokami người vùng Joshu (tỉnh Gumma ngày nay) là khai tổ phái kiếm Shinkage Ryu. Thời còn lang bạt giang hồ, một hôm đi qua ngôi làng thấy có nhiều người đang tụ tập ồn ào chung quanh một nhà dân.
- Đã xảy ra chuyện gì?
Kamiizumi hỏi thăm, người dân đáp
- Có gã tội nhân chạy trốn đến đây bắt cóc một đứa bé làm con tin nên nhiều người tụ tập lại đây nhưng nếu động tĩnh gì thì hắn sẽ giết đứa bé mất. Chúng tôi chẳng biết làm cách nào còn cha mẹ đứa bé thì đang than khóc thế kia.
Nghe rồi Kamiizumi bảo
- Vậy thì để ta giành lại đứa bé chi.
Vừa hay lúc ấy có nhà sư đi ngang qua, Kamiizumi gọi lại mà nói rõ
- Hiện giờ có kẻ xấu đang bắt giữ một đứa bé làm con tin, mỗ đây có mưu này để cứu đứa bé, vừa hay thấy quý tăng hẳn là người có thể nhờ vả được. Kính nhờ quý tăng cạo đầu giúp mỗ và xin được mượn pháp y.
Nhà sư lập tức đồng ý, gọt hết tóc của Kamiizumi, cởi pháp y khoát lên mình Kamiizumi. Kamiizumi mặc áo thầy tu, lấy cơm nắm cho vào túi rồi đến trước ngôi nhà tội nhân đang trốn. Tội nhân trông thấy liền nói
- Ngươi không được lại gần ta!
Kamiizumi nói
- Ngu tăng chẳng phải đến đây để bắt ngài mà chẳng qua nghĩ rằng đứa trẻ ngài đang giữ kia hẳn là đói bụng rồi nên mang ít cơm nắm đến đây. Nếu ngài chịu buông tay đứa trẻ giây lát mà cho nó ăn thì thật là phúc đức của ngu tăng. Đức từ bi của kẻ xuất gia chẳng cho phép ngu tăng làm ngơ không thấy, làm ngơ không biết khi đi qua đây.
Nói rồi lấy trong túi một nắm cơm vứt vào cho đứa bé, lại toan lấy thêm một nắm nữa ra
- Hẳn là ngài cũng đói rồi, vậy thì cứ thong thả mà ăn chút cơm. Ngu tăng là kẻ xuất gia quyết chẳng sinh tâm độc, ngài cứ an tâm mà dùng đừng nghi ngờ chi.
Nói rồi ném nắm cơm về phía tội nhân. Gã toan đưa tay bắt lấy thì Kamiizumi xông vào kéo ngã tội nhân, cướp lấy đứa bé chạy ra ngoài.
Thế rồi người làng ồ ạt xông vào túm lấy tội nhân rồi đập chết.
Kamiizumi cở pháp y trả lại cho nhà sư lúc nãy, sư hết lòng khen ngợi
- Ngài quả là bậc dũng sĩ hào kiệt. Lão đây tuy là kẻ xuất gia nhưng không thể không cảm thán sự dũng mãnh đó. Nói theo từ ngữ của chúng ta thì ngài đúng là người đã ngộ ra một câu trên đao kiếm.
Sư tán thưởng rồi cởi Kera đeo trên cổ tặng cho Kamiizumi rồi bỏ đi. Từ đó Kamiizumi suốt đời mang vật được tặng tặng bên người, sau truyền lại cho đệ tử thân tín nhất là Shingo Izunokami.
(Từ "Honcho Bugei Shoden" -những truyện ngắn võ nghệ Nhật Bản)
* Chú thích của người dịch: Trong cuốn "Thiền và văn hóa Nhật Bản", tiến sĩ Suzki Taisetsu Tei Taro cũng có nhắc đến giai thoại này trong chương "Thiền và kiếm đạo". Kera (Kara) là vật đại diện cho thiền tăng, được đeo trước ngực tượng trưng cho tấm cà sa đơn giản. Theo tiến sĩ Suzuki giải thích thì nhà sư trao tặng Kera cho Kamiizumi chẳng phải người tầm thường mà là một người đã chứng ngộ. Vì vậy Kamiizumu cũng chẳng phải người tầm thường. "Một câu trên đao kiếm" là từ thường được dùng trong Thiền môn, chỉ những bậc thiền sư đã vượt qua giới hạn sanh tử, phong sương. Vì vậy việc Kamiizumi suốt đời giữ gìn vật được tặng cũng là điều dễ hiểu.
[nonsense]
Quyển Thiên 【天の巻】
飯篠長威齋
飯篠〔いひさゝ〕長威齋は下總香取郡飯篠村の生れで香取神宮に參籠して妙をさとり、天眞正傳神道流の一派を開いた、これが日本の劍道に流派といふものゝ起つた祖といふことになつてゐる。
IIzasa Choisai
Iizasa Choisai người làng Iizasa quận Katori xứ Shimoufusa (Shimousa) nhân ẩn trong đền thờ Thần đạo Katori mà ngộ ra đạo lý, lập ra phái kiếm Tenshin Shoden Shintou Ryu và được xem là ông tổ các phái kiếm trong kiếm đạo Nhật Bản.
松本備前守
松本備前守尚勝(或は杉本政信)は常陸の鹿島神宮の祝部〔はふり〕である、塚原卜傳に傳へた「一の太刀」もこの人の發明だと云はれる、塚原卜傳、上泉秀綱、有馬乾信などは、この人の門人であつて、鹿島流といふのは世間から見て唱へた名稱で、鹿島の神宮の方では別に神流といつてゐたらしい。
Matsumoto Bizen Nokami
Matsumoto Bizen Nokami Naokatsu (hay còn gọi là Sugimoto Masanobu) vốn là một chức tư tế trong đền thờ Kashima ở xứ Hitachi và được xem là người sáng tạo ra thế kiếm "Ichi no Tachi" sau truyền cho Tsukahara Bokuden. Môn đệ của ông gồm có nhiều người thành danh như Tsukahara Bokuden, Kamiizumi Hidetsuna, Arima Kanshin và phái kiếm của ông được người đời gọi là Kashima Ryu nhưng đối với những người trong đền thờ Kashima thì họ gọi là phái Shin Ryu.
中條兵庫助
中條流の祖、中條兵庫助長秀は代々劍術の家に生れ、鎌倉の評定衆であり、足利將軍義満に召されてその師範となつた、鎌倉寿福寺の僧慈音といふものに就て劍道を修めたといふことである。
この中條流からは多くの流儀を生み出してゐる。
Chujo Hyogo Nosuke
Khai tổ phái kiếm Chujo Ryu, Chujo Hyogo Nosuke Nagahide sinh ra trong gia đình có truyền thống kiếm thuật và giữ một chức quan thời Kamakura, được Tướng quân Ashikaga Yoshimitsu mời về làm thầy dạy kiếm. Hyogo Nosuke theo học kiếm đạo với sư Jion chùa Jufukuji ở Kamakura. Sau có nhiều phái kiếm được phát sinh từ phái Chujo Ryu này.
Kamiizumi Isenokami
上泉伊勢守
新陰流の祖、上泉伊勢守信繩〔かみいづみいせのかみのぶつな〕(繩の字を普通には綱に書くが、その家に傳はる處 はこの繩の字ださうである)は先祖俵藤太秀郷〔ひでさと〕より出て、代々上州大胡〔おほご〕の城主であつたが、信繩が父の憲繩の代に至つて城を落されたといふことである、信繩は劍術を好み飯篠長意入道及び愛洲移香〔あいすいかう〕(移香の字を多く惟孝と書いてゐるが、新陰流の古い免許状の記すところは移香である)に従つて遂にその妙を極め信繩は上野箕輪〔みのわ〕の城主長野信濃守が旗本になり、度々の戰いに功あつてこの家で十六人の槍と稱せられた、中にも信濃守が同國安中〔あんなか〕の城主と合戰の時、槍を合せて上野の國一本槍といふ感状を貰つたことがある。
その後、甲州武田信玄に仕へて、この時から伊勢守と改めた、程なく武田家を辭して京都へのぼり光源院將軍(義輝)が東國寺に立て籠つた時にお目見えをして軍監を賜り勝利の後天下を武者修行し、「兵法新陰軍法軍配天下第一」の高札を諸國にうち納め、その後禁裏へ父子共に參内し伊勢守従四位下武藏守に任じ、子息は従五位下常陸介に任じて名を現はしたが、この信繩天下一の名人と稱せられ、流を新陰と稱した。
この流の秘歌に、
いづくにも心とまらば棲みかへよ
長らへばまた本の古郷
この流から出ずる劍術は甚だ多い、柳生但馬守宗嚴も信繩が術を傳へ、塚原卜傳も亦信繩に従つて學んだものといふ。
(撃劍叢談)
Kamiizumi Isenokami
Khai tổ phí kiếm Shinkage Ryu là Kamiizumi Isenokami Nobutsuna (上泉伊勢守信繩-có bản chép là Hidetsuna. Chữ Tsuna thường được viết là 綱 nhưng theo nhà Kamiizumi truyền lại thì là chữ 繩), tổ tiên là Tawara no Toda Hidesato đời đời là thành chủ Ogo xứ Joshu (tên khác của Kozuke, ngày nay là tỉnh Gumma) nhưng đến đời phụ thân của Nobutsuna là Noritsuna thì mất thành. Nobutsuna vốn yêu thích kiếm thuật, theo học Iizasa Choi Nyudo và Aisu Iko (Iko thường được viết là 惟孝 nhưng trong bảng bằng cấp cổ của phái kiếm Shinkage Ryu thì được viết là 移香) cuối cùng hội đắc được cực ý kiếm pháp, trở thành Hatamoto (một chức quan) của thành chủ Kozuke Minowa là Nagano Shinanokami. Nhiều lần chinh chiến Nobutsuna lập được công trạng nên được tôn xưng là "ngọn giáo mười sáu người" (Jurokunin no yari) trong nhà Nagano. Trongó lần đánh nhau với thành chủ Annaka cùng xứ Kouzuke, được ban thưởng danh hiệu "ngọn giáo số một xứ Kozuke".
Sau đó Nobutsuna đến thời Takeda Shingen ở xứ Kai và đổi hiệu thành Isenokami. Chẳng bao lâu sau bỏ nhà Takeda lênh kinh đô Kyoto, diện kiến Tướng quân Ashikaga Yoshiteru đang trú ẩn trong chùa Togokuji và được giao cho quyền cầm quân. Sau khi thắng lợi thì bắt đầu lang thang giang hồ, trau dồi võ nghệ, sau hai cha con cùng đến hoàng cung, Isenokami được phong tước vị Jushi i noge (có thể hiểu là quan tứ phẩm) Musashi Nokami, con trai được phong (ngũ phẩm) Jugo i noge Hitachi no Suke và nổi danh từ đấy. Nobutsuna được truyền tụng là danh nhân kiếm thuật số một thiên hạ, phái kiếm của ông gọi là Shinkage Ryu.
Sau này có rất nhiều phái kiếm phát tích từ phái Shinkage Ryu, những cao nhân như Yagyu Tajima Nokami Muneyoshi (ngày xưa gọi là Munetoshi -宗厳), Tsukahara Bokuden cũng đều học từ chỗ bậc thầy này.
(Từ "Gekiken Sodan", tập truyện về kiếm hào)
上泉伊勢守は上州の人であつて、新陰流の祖である、諸國修行の時に或村で多勢のものが民家を取り圍んで騒ぎ罵る處へ通りかゝつた。
「何事であるか。」
と上泉が尋ねると、土地の人が、
「咎人があつて逃げながら子供を捕へて人質にとつてしまひました、多勢のものが斯うして取り圍んではゐるけれども下手をすればその子供が殺されてしまひますので、我々は手の出しようがなく子供の親達はあゝして嘆き悲しんで居ります。」
といふ、上泉これを聞いて、
「然らば拙者がその子供を取り返してやらう。」
といつて、折から道を通りかゝる一人の出家を呼んで云ふことには、
「今、惡い奴が子供をとつ捕へて人質としてゐるさうだが、拙者は一つの謀〔はかりごと〕をもつてその子供を取り返してやりたいと存ずるに就ては貴僧を見かけてお頼みがござる、願はくば拙者のこの髪を剃つて、貴僧の法衣を貸して貰ひたい。」
出家は直ちに承認して上泉の髪を剃つてやり、自分の法衣を脱いで上泉に與へた。
上泉がそこで、衣を着して坊さんになり濟まし、握り飯を懐に入れて、咎人の隠れてゐる家へ入つて行つた、咎人これを見ていふ。
「やあ、來たな、必ず拙者に近寄つてはならんぞ。」
上泉が曰く、
「別に愚僧は貴君を捉へようのなんのとの考へがあつて來たのではござらぬ、たゞ、御身が捕へてゐる童がひもじかろうと思ふから握り飯を持つて來てやつたばかりぢや、少し手をゆるめて、その子供に握り飯を喰べさせるだけの餘裕を與へてくれゝば愚僧の幸でござる、出家といふものは慈悲をもつて行とするが故に、通りかゝつてこの事を見過し、聞き流すわけには行かないのでござる。」
といつて懐中から握り飯を出して子供の方へ投げて與へ、又握り飯を一つ出していふには、
「そなたも亦定めてひもじくなつておゐでゝござらう、これなと食べて氣を休めなさるがよい、わしは出家の身で、いづれにも害心はないのだから疑ひ召さるゝなよ。」
といつて又一つ咎人の方へ向けて握り飯を投げて與へた、咎人が手を延ばしてそれを取ろうとする處を飛びかゝつてその身をとつて引き倒し、子供を奪つて外へ出た。
村人がそこへ亂入して咎人を捕へて殺してしまつた。
上泉はそこで法衣を脱いで、以前の出家に返すとその僧が非常に賞美していふには、
「まことにあなたは豪傑の士でござる、わしは出家であるけれども、その勇剛に感心しないわけに行かぬ、われ等の語でいへば實に劍刄上の一句を悟る人である。」
といつて、化羅〔けら〕を上泉に授けて行つてしまつた。
上泉はそれからいつもこの化羅を秘藏して身を離さなかつたが、神後伊豆守といふものが第一の弟子であつた故にこれに授けたといふことである。
(本朝武藝小傳)
Kamiizumi Isenokami người vùng Joshu (tỉnh Gumma ngày nay) là khai tổ phái kiếm Shinkage Ryu. Thời còn lang bạt giang hồ, một hôm đi qua ngôi làng thấy có nhiều người đang tụ tập ồn ào chung quanh một nhà dân.
- Đã xảy ra chuyện gì?
Kamiizumi hỏi thăm, người dân đáp
- Có gã tội nhân chạy trốn đến đây bắt cóc một đứa bé làm con tin nên nhiều người tụ tập lại đây nhưng nếu động tĩnh gì thì hắn sẽ giết đứa bé mất. Chúng tôi chẳng biết làm cách nào còn cha mẹ đứa bé thì đang than khóc thế kia.
Nghe rồi Kamiizumi bảo
- Vậy thì để ta giành lại đứa bé chi.
Vừa hay lúc ấy có nhà sư đi ngang qua, Kamiizumi gọi lại mà nói rõ
- Hiện giờ có kẻ xấu đang bắt giữ một đứa bé làm con tin, mỗ đây có mưu này để cứu đứa bé, vừa hay thấy quý tăng hẳn là người có thể nhờ vả được. Kính nhờ quý tăng cạo đầu giúp mỗ và xin được mượn pháp y.
Nhà sư lập tức đồng ý, gọt hết tóc của Kamiizumi, cởi pháp y khoát lên mình Kamiizumi. Kamiizumi mặc áo thầy tu, lấy cơm nắm cho vào túi rồi đến trước ngôi nhà tội nhân đang trốn. Tội nhân trông thấy liền nói
- Ngươi không được lại gần ta!
Kamiizumi nói
- Ngu tăng chẳng phải đến đây để bắt ngài mà chẳng qua nghĩ rằng đứa trẻ ngài đang giữ kia hẳn là đói bụng rồi nên mang ít cơm nắm đến đây. Nếu ngài chịu buông tay đứa trẻ giây lát mà cho nó ăn thì thật là phúc đức của ngu tăng. Đức từ bi của kẻ xuất gia chẳng cho phép ngu tăng làm ngơ không thấy, làm ngơ không biết khi đi qua đây.
Nói rồi lấy trong túi một nắm cơm vứt vào cho đứa bé, lại toan lấy thêm một nắm nữa ra
- Hẳn là ngài cũng đói rồi, vậy thì cứ thong thả mà ăn chút cơm. Ngu tăng là kẻ xuất gia quyết chẳng sinh tâm độc, ngài cứ an tâm mà dùng đừng nghi ngờ chi.
Nói rồi ném nắm cơm về phía tội nhân. Gã toan đưa tay bắt lấy thì Kamiizumi xông vào kéo ngã tội nhân, cướp lấy đứa bé chạy ra ngoài.
Thế rồi người làng ồ ạt xông vào túm lấy tội nhân rồi đập chết.
Kamiizumi cở pháp y trả lại cho nhà sư lúc nãy, sư hết lòng khen ngợi
- Ngài quả là bậc dũng sĩ hào kiệt. Lão đây tuy là kẻ xuất gia nhưng không thể không cảm thán sự dũng mãnh đó. Nói theo từ ngữ của chúng ta thì ngài đúng là người đã ngộ ra một câu trên đao kiếm.
Sư tán thưởng rồi cởi Kera đeo trên cổ tặng cho Kamiizumi rồi bỏ đi. Từ đó Kamiizumi suốt đời mang vật được tặng tặng bên người, sau truyền lại cho đệ tử thân tín nhất là Shingo Izunokami.
(Từ "Honcho Bugei Shoden" -những truyện ngắn võ nghệ Nhật Bản)
* Chú thích của người dịch: Trong cuốn "Thiền và văn hóa Nhật Bản", tiến sĩ Suzki Taisetsu Tei Taro cũng có nhắc đến giai thoại này trong chương "Thiền và kiếm đạo". Kera (Kara) là vật đại diện cho thiền tăng, được đeo trước ngực tượng trưng cho tấm cà sa đơn giản. Theo tiến sĩ Suzuki giải thích thì nhà sư trao tặng Kera cho Kamiizumi chẳng phải người tầm thường mà là một người đã chứng ngộ. Vì vậy Kamiizumu cũng chẳng phải người tầm thường. "Một câu trên đao kiếm" là từ thường được dùng trong Thiền môn, chỉ những bậc thiền sư đã vượt qua giới hạn sanh tử, phong sương. Vì vậy việc Kamiizumi suốt đời giữ gìn vật được tặng cũng là điều dễ hiểu.
[nonsense]