Books of life: một số quyển sách hay, đủ lãnh vực
Đã gửi: Tư T8 20, 2008 10:14 am
Một số sách đã đọc được, thấy hay nên giới thiệu với mọi người.
Hương rừng Cà Mau
"Hương rừng Cà Mau" là tập truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam có đề tài xoay quanh cuộc sống thường nhật của người bình dân miệt vường Nam bộ. Bằng lối viết khách quan nhẹ nhàng, nhà văn Sơn Nam đã tái hiện thành công những nét tính cách rất đậm chất của người miền Nam. Thẳng thắng, phóng khoáng không câu nệ nhưng cũng dễ dãi xề xòa. Từng truyện ngắn trong sách mượn những bối cảnh, hệ thống nhân vật khác nhau để nói lên cách nhìn nhận về cuộc sống của tác giả. Người đọc tìm thấy ở đó những thái độ ứng xử với đời như trong truyện ngắn "Hòn Cổ Tron", "Ông già xay lúa", những cách nhìn độc đáo về cuộc đời trong "Người mù giăng câu"....Đọc "Hương rừng cà mau", người đọc như thấy được sự hiện diện của mình trong cái không khí âm u sầu thảm của rừng U Minh vào những năm tháng trên bờ cọp rình người xem hát bội, dưới sông sấu lội thành đàn. Từ ngữ hội thoại gần như được giữ lại nguyên bản so với lối nói của người bản xứ, cảnh sinh hoạt cũng được tái hiện một cách xác thực. Truyện ngắn "Mùa len trâu" trong tập sách đã được dựng thành phim và công chiếu vào năm 2003, giành được nhiều giải thưởng quốc tế.Bạn đọc có thể tìm mua sách, hoặc xem qua tại đây
http://60s.com.vn/ftruyen/904/H%C6%B0%C6%A1ng%20R%E1%BB%ABng%20C%C3%A0%20Mau.aspx
Thương nhớ mười hai
"Thương nhớ mười hai" là tập tùy bút của nhà văn Vũ Bằng, ghi chép lại những ký ức về phong tục tập quán, lề thói sinh hoạt của người miền Bắc. Một năm mười hai tháng, mỗi tháng là một nếp sinh hoạt, những lễ hội rất đặc trưng của miền bắc Việt Nam được tái hiện qua ngòi bút sinh động, nhẹ nhàng. Tuy sinh ra ở miền nam nhưng lại cảm thấy cái lạnh của gió bấc mưa phùn tháng mười, nhớ ơi chợ tết tháng chạp hay thương nhớ về những ngày nhể bọng con rận rồng tháng giêng. Đọc "Thương nhớ mười hai" từ những ngày còn thò lò mũi xanh, cũng kể từ đó sinh ra nhiều mối hảo cảm với văn hóa, con người xứ bắc. Vũ Bằng có nói rằng ông viết "Thương nhớ mười hai" không ngoài mục đích gì khác là nhằm ghi lại những cảm xúc của mình thời thơ ấu về những thứ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong ký ức của mình. Còn người đọc có thể tìm thấy ở đó những cảm giác rất Việt Nam, bình dị và mộc mạc của những cái hay cái đẹp, nhưng cũng là những cái đã đi qua. Có thể người trẻ ngày nay không còn cảm thấy quen thuộc với những tập tục được miêu tả trong sách nữa, không còn hiểu được những nét văn hóa rất đặc trưng của miền quê bắc Việt nữa. Cuốn sách gợi lại một hoài niệm trong lòng những người đã từng sống trong những năm tháng đó. Một chút gợi lại duyên nghiệp ngày xưa, một chút "vang bóng một thời". "Thương nhớ mười hai" là một quyển sách thú vị mà những ai yêu thích văn hóa Việt không nên bỏ qua, một cuốn sách được nhìn từ ký ức của tuổi thơ.Bạn đọc có thể tìm thông tin về sách qua Google.
Hương rừng Cà Mau
"Hương rừng Cà Mau" là tập truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam có đề tài xoay quanh cuộc sống thường nhật của người bình dân miệt vường Nam bộ. Bằng lối viết khách quan nhẹ nhàng, nhà văn Sơn Nam đã tái hiện thành công những nét tính cách rất đậm chất của người miền Nam. Thẳng thắng, phóng khoáng không câu nệ nhưng cũng dễ dãi xề xòa. Từng truyện ngắn trong sách mượn những bối cảnh, hệ thống nhân vật khác nhau để nói lên cách nhìn nhận về cuộc sống của tác giả. Người đọc tìm thấy ở đó những thái độ ứng xử với đời như trong truyện ngắn "Hòn Cổ Tron", "Ông già xay lúa", những cách nhìn độc đáo về cuộc đời trong "Người mù giăng câu"....Đọc "Hương rừng cà mau", người đọc như thấy được sự hiện diện của mình trong cái không khí âm u sầu thảm của rừng U Minh vào những năm tháng trên bờ cọp rình người xem hát bội, dưới sông sấu lội thành đàn. Từ ngữ hội thoại gần như được giữ lại nguyên bản so với lối nói của người bản xứ, cảnh sinh hoạt cũng được tái hiện một cách xác thực. Truyện ngắn "Mùa len trâu" trong tập sách đã được dựng thành phim và công chiếu vào năm 2003, giành được nhiều giải thưởng quốc tế.Bạn đọc có thể tìm mua sách, hoặc xem qua tại đây
http://60s.com.vn/ftruyen/904/H%C6%B0%C6%A1ng%20R%E1%BB%ABng%20C%C3%A0%20Mau.aspx
Thương nhớ mười hai
"Thương nhớ mười hai" là tập tùy bút của nhà văn Vũ Bằng, ghi chép lại những ký ức về phong tục tập quán, lề thói sinh hoạt của người miền Bắc. Một năm mười hai tháng, mỗi tháng là một nếp sinh hoạt, những lễ hội rất đặc trưng của miền bắc Việt Nam được tái hiện qua ngòi bút sinh động, nhẹ nhàng. Tuy sinh ra ở miền nam nhưng lại cảm thấy cái lạnh của gió bấc mưa phùn tháng mười, nhớ ơi chợ tết tháng chạp hay thương nhớ về những ngày nhể bọng con rận rồng tháng giêng. Đọc "Thương nhớ mười hai" từ những ngày còn thò lò mũi xanh, cũng kể từ đó sinh ra nhiều mối hảo cảm với văn hóa, con người xứ bắc. Vũ Bằng có nói rằng ông viết "Thương nhớ mười hai" không ngoài mục đích gì khác là nhằm ghi lại những cảm xúc của mình thời thơ ấu về những thứ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong ký ức của mình. Còn người đọc có thể tìm thấy ở đó những cảm giác rất Việt Nam, bình dị và mộc mạc của những cái hay cái đẹp, nhưng cũng là những cái đã đi qua. Có thể người trẻ ngày nay không còn cảm thấy quen thuộc với những tập tục được miêu tả trong sách nữa, không còn hiểu được những nét văn hóa rất đặc trưng của miền quê bắc Việt nữa. Cuốn sách gợi lại một hoài niệm trong lòng những người đã từng sống trong những năm tháng đó. Một chút gợi lại duyên nghiệp ngày xưa, một chút "vang bóng một thời". "Thương nhớ mười hai" là một quyển sách thú vị mà những ai yêu thích văn hóa Việt không nên bỏ qua, một cuốn sách được nhìn từ ký ức của tuổi thơ.Bạn đọc có thể tìm thông tin về sách qua Google.