Bạn đang xem trang 1 / 12 trang

Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Hai T8 18, 2008 11:58 am
Viết bởi natilop
[Bài viết sưu tầm]

Thời gian gần đây mối tình hữu nghị núi liền núi sông liền sông vốn được tô vẽ trang điểm kỹ lưỡng, được đảm bảo bằng 16 chữ vàng giữa Việt Nam và Trung Quốc bỗng trở nên căng thẳng thấy rõ qua hàng loạt những sự kiện đã và đang sảy ra và được những hãng thông tấn nổi tiếng trên thế giới liên tục đưa tin, bài bình luận. Điều đáng ngạc nhiên ở chỗ, hơn 800 tờ báo và đủ loại các phương tiện truyền thông khác của Việt Nam hầu như chẳng đưa ra được một nguồn tin nào có giá trị đáng kể khả dĩ làm cho đông đảo tầng lớp quần chúng nhân dân Việt nam ở trong nước hiểu rõ hơn những sự kiện nghiêm trọng đang xảy ra ngày một thường xuyên để họ có thể hình dung được một bức tranh toàn cảnh sát với thực tế ảm đạm hơn ngoài những mẩu tin ngắn ngủi, rời rạc về hiện tượng Tàu ...lạ xâm hại lãnh hải, bắn giết, cướp phá tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam.

Chúng ta cũng thường được nghe giới truyền thông quốc tế đưa tin về việc kiểm soát thông tin hết sức ngặt nghèo của chính quyền Trung Quốc thậm chí họ còn sẵn sàng bỏ tiền ra tuyển lựa một lực lượng hùng hậu để làm công tác hướng dẫn và tạo dư luận quần chúng, mỗi bài viết thuộc thể loại này được chính quyền Trung Quốc trả 50 xu tiền thưởng. Như vậy chúng ta có thể hiểu mà không sợ sai rằng những bài viết, những bàn luận được đăng tải trên những trang mạng nổi tiếng nhất ở Trung Quốc www.Sina.com là những tấm gương phản ánh lại quan điểm của giới cầm quyền Trung Quốc thông qua những nội dung được đề cập đến ở trong những bài viết đó.

Thật sự choáng váng khi cưỡi ngựa xem hoa qua 1 vài trang báo mạng của họ và cả những bài đã được dịch ra tiếng Việt vì trong đó tràn ngập những bài viết kích động, cổ vũ cho một cuộc chiến tranh không khoan nhượng với Việt Nam, hình ảnh của Việt Nam bị bóp méo một cách rất lố bịch để phục vụ cho mục đích phát động cuộc chiến tranh này, có những tác giả không ngần ngại lớn tiếng kêu gọi chính quyền của họ cần sử dụng vũ khí Nguyên Tử để xóa sổ Việt Nam ra khỏi bản đồ hành chính thế giới.

Kinh nghiệm cho thấy, mỗi khi một cuộc chiến tranh thật sự bùng nổ thì trước đó bao giờ cuộc chiến tranh tâm lý cũng được phát động rộn rã và phải chăng thông điệp của những bài viết gần đây được phổ biến công khai và rộng rãi trên mạng lưới truyền thông của Trung Quốc chính là dấu hiệu cho chúng ta thấy chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu phát động cuộc chiến tranh tâm lý đó?

Một số bài viết của báo chí Trung Quốc trong thời gian gần đây:

Kêu gọi phát động một cuộc chiến tranh ngay lập tức với Việt Nam

我们迫切需要战争吗?

越南莫张狂!解放军高调曝光南海基地的真正目的!

南海就是中国之海,中国要痛击越南才能真做到杀鸡敬猴 转贴

中国算不算世界强国?

Những bài viết được giật bằng những cái Tít rất giật gân:

我们迫切需要战争吗? ( Chúng ta cần gấp chiến tranh?)

中国准备彻底拿下越南 ( Trung Quốc đã sẵn sàng đánh chiếm toàn bộ VN)

中国军事进攻越南A计划!只此一战,天下可定!
( Quân Đội Trung Quốc hãy dùng Phương án A để tấn công VN! Có thể quyết định Thiên Hạ!)

曾宪梓表示:"从今以后中国人不会被越南欺负了!

Đặng Tiểu Bình chỉ rõ: Từ nay TQ sẽ không còn bị VN đe dọa!

对越战争的战略选择 ( Chiến Tranh với VN, sự lựa chọn chiến lược!)

越南加紧调整军力部署试图进一步控制南沙岛礁

打越南要用现代战争,重创其军事经济政治命脉

Mong mọi người cho ý kiến.

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Hai T8 18, 2008 12:21 pm
Viết bởi rantaro
ばかばかしい!

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Hai T8 18, 2008 6:01 pm
Viết bởi Ensiferum
Mình có đọc hầu hết các bài đó trên các blog.Nói chung Trung Quốc luôn là 1 hiểm họa cận kề với Việt Nam chúng ta,mọi lời nói về tình hữu nghị anh em chỉ là ngoại giao không hơn không kém.Nhưng chắc chắn 1 điều là những bài báo trên chỉ là những ý kiến đả kích VN,tự sướng về sức mạnh quân sự của mình.Trung Quốc chắc chắn không thể phát động chiến tranh trong thời điểm này do rất nhiều yếu tố.Theo 1 nghĩa khác,Trung Quốc sẽ không ngừng nghỉ gây áp lực lên chính quyền nước ta trong việc chọn theo chúng hay thân Mỹ.Đồng thời với điều đó,chúng vẫn không dẹp bỏ mưu đồ bành trướng của mình bằng cách tiếp tục lấn chiếm các hòn đảo,lập thêm các căn cứ quân sự vĩnh cữu ở những đảo đã chiếm và phát triển thêm thực lực quân sự của mình.Cẩn trọng và khôn khéo là điều cần nhất trong thời khắc giao thoa này
P/S:Từ cuối năm 2007 đến thời điểm này,đã có khá nhiều tướng và tham mưu quân sự được cho về vườn dưới nhiều danh nghĩa,nhưng thực chất vì họ là những người có tu tưởng thân Trung Quốc

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Chủ nhật T9 07, 2008 1:22 am
Viết bởi Ansamurai
Đọc chơi

VIỆT NAM ĐÃ CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH, TRUNG QUỐC CÒN CHỜ ĐỢI ĐIỀU GÌ

Đây là tiêu đề của một bài Viết được đăng lên diễn đàn Sina vào tối hôm qua ( 27 tháng 8 ) tức là lập tức ngay sau khi thứ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam đã có một phát biểu cứng rắn hợp lí khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với các dự án dầu khí hợp tác với nước ngoài (entry trước). Mặc dù mạng sina không phải là trang báo chính thức của chính phủ Trung Quốc, nhưng trang này vẫn phải thông qua kiểm duyệt và chính phủ TQ gián tiếp gửi thông điệp qua đây, vì thế các bài viết thường là của những người có khả năng và trình độ nhất định, sau đây là toàn bộ nội dung bài viết này do Hoàng Sa Trường Sa dịch:

Việt Nam bắt đầu chuẩn bị chiến tranh, Trung Quốc còn chờ đợi gì?

Hiện nay sau những thông tin về việc công ty dầu khí Exxon Mobil của Hoa Kỳ và Việt Nam ký hiệp định về thăm dò dầu khí được chuyền ra ngoài, khiến cho bộ ngoại giao Trung Quốc rất quan ngại, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam khẳng định " các hiệp định được kí đều nằm trong chủ quyền của Việt Nam ". Về sau thậm chí có trang mạng của Việt Nam còn xuất hiện những luận điệu cứng rắn cái gọi là " không ngại một cuộc chiến tranh ".

Những luận điệu cứng rắn của Việt Nam dựa vào những tiềm lực quân sự trọng yếu tại Nam Sa ( tức Trường Sa ), quân đội Việt Nam đã tăng cường điều chỉnh bố trí lực lượng, ý đồ là tiến thêm một bước khống chế 29 đảo và vùng biển phụ cận Trường Sa mà đã phi pháp chiếm đóng.

Chiếm đoạt và khống chế Trường Sa thành quyết tâm của quân đội Việt Nam

Địa thế của Việt Nam từ bán đảo Trung Nam khu vực Đông bộ trải về hai phía Nam, Bắc hình thành địa hình chật hẹp chữ " S ". Sau một thời gian dài đến này, quân đội Việt Nam đã vận dụng chiến lược " Bắc phòng Nam tấn " làm trọng điểm, dồn lực phát triển lục quân, tập trung quân lực phía Bắc Bộ, hải quân và không quân ở đây xây dựng tương đối lạc hậu. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 9 đề xuất " chiến lược phát triển biển " ý đồ hướng về biển phát triển, trở thành một " cường quốc hải dương ( biển ) " Vì thế mà chiến lược quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam cũng được điều chỉnh thành " lục địa phòng thủ hải quân tiến công " hướng về Nam Hải ( tức Biển Đông ), đặc biệt là dã tâm chuẩn bị tốt về quân sự nhằm " chiếm đoạt và khống chế các đảo ở Trường Sa, Việt Nam đã đầu tư mạnh vào Hải quân và không quân, điều chỉnh các căn cứ theo chiều sâu kiến thiết trận tuyến địa Trường Sa, hình thành hệ thống kiến trúc trận địa Trường Sa 3 đại trụ cột.

Hiện nay tổng binh lực của hải quân Việt Nam ước tính đạt tới 55 000 người, phân thành 4 khu vực bộ tư lệnh hải quân 1, 3, 4, 5 trong đó bộ tư lệnh hải quân vùng 1 đặt tại Hải Phòng, quản lữ đoàn tầu chiến 170, lữ đoàn lục chiến 147. Bộ tư lệnh hải quân vùng 3 đặt tại Đà Nẵng quản lữ đoàn tầu chiến 161, bộ tư lệnh hải quân vùng 4 đặt tại Vũng Tầu quản lữ đoàn tầu chiến 171, đoàn cảnh giới 103, bộ tư lệnh quân khu vùng 5 đặt tại Rạch Giá quản lí lữ đoàn tầu chiến 175 , đoàn lục chiến 126. Tổng cộng các loại tầu chiến khoảng hơn 300 chiếc, các tầu chiến chủ chiến bao gồm các tầu hộ vệ 7 chiếc, tầu quét ngư lôi 5 chiếc, tầu đổ bộ 6 chiếc, các loại tầu phóng ngư lôi và tầu phóng tên lửa hơn 40 chiếc, tầu đổ bộ cỡ nhỏ hơn 30 chiếc, 2 chiếc tầu ngầm Mini.

Tổng binh lực của không quân Việt Nam khoảng 30 000 người. quản lí 4 hàng không sư, 13 đoàn phi hành ( 5 đoàn chiến đấu cơ, 3 đoàn vận tải cơ, 3 đoàn huấn luyện cơ, 2 đoàn tăng cường lục chiến cơ ), có các loại máy bay Su - 27, Su - 30 và Mic - 23, Mic - 21 và nhiều loại khác tổng số hơn 480 chiếc, bộ đội phòng không quản lí 17 binh đoàn tên lửa, 7 binh đoàn pháo cao xạ, 6 đoàn Rada, có các thiết bị cảnh giới trên không và Rada khoảng hơn 1000 bộ.

Lợi dụng các đảo chiếm được làm căn cứ tiền tuyến

Nhằm mục đích thay đổi bố trí trận địa trước đây là " Coi trọng phía Bắc, lớn ở phía Nam, gọn nhẹ ở giữa " quân đội Việt Nam đã đầu tư lớn xây dựng các căn cứ quân sự hướng về Biển Đông bao gồm 11 căn cứ hải quân: Vạn Hóa, Cẩm Phả, Hồng Gai, Hà Tiên, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Rạch Giá, Cam Ranh, TP Hồ Chí Minh, Quy Nhơn. 15 căn cứ không quân bao gồm: Nội Bài, Yên Bái, Hòa Lạc, Kiến An, Thọ Xuân, Đà Nẵng, Phú Cát, Phan Rang, Biên Hòa, Tân Sân Nhất, Tuy Hòa, Cam Ranh, Chu Lai... với dã tâm kết hợp vững chắc hải không quân.

Đồng thời quân đội Việt Nam gắp rút tiến hành xây dựng trận tuyến mạng nhện trên các đảo chiếm được, các đảo này đóng vài chục cho đến vài trăm quân, Năm 2004, 2005, hoàn thành việc xây cất sân bay trên hai đảo Nam Yết và Trường Sa lớn, nhờ vậy mà không quân Việt Nam có được chỗ hạ cất cánh tiên tiến tại Trường Sa. Một khối lượng lớn vũ khí và đạn dược được thông qua " hành lang trên không " không ngừng chuyển đến Trường Sa.

Đặc công trên nước quấy rối các tầu thăm dò Trung Quốc

Nhằm tăng cường khả năng tác chiến với " một quốc gia nào đó " Quân đội Việt Nam mấy năm trở lại đây đã đề xuất cái gọi là " thò ba đại cánh tay sắt " tức là kết hợp uy lực lớn của các tầu phóng hỏa tiễn với lực lượng máy bay chiến đấu tầm xa, cùng lực lượng đặc công trên nước tác chiến. Ý đồ nhằm dùng nhỏ khắc chế lớn, dùng ưu thế bất đối xứng tấn công.

Dựa vào việc Việt Nam mua 4 tầu phóng ngư lôi cỡ lớn, có trang bị tên lửa tầm trung từ Nga, và dựa vào Việc năm 2007 Việt Nam - Nga kí hiệp định cho phép Việt Nam sử dụng kĩ thuật của Nga xây dựng nhà máy đóng tầu chiến ở trong nước, chế tạo 10 tầu chiến cao tốc " tia chớp " trang bị tên lửa. Năm 2009 Nga sẽ còn bàn giao cho Việt Nam hai khu trục hạm trị giá 350 triệu đô la, với những trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay, có thể tàng hình, tấn công từ xa...đã cho thấy quần đảo Trường Sa bị hải quân Việt Nam đặc biệt coi trọng, và dựa vào những hoàn cảnh phức tạp tại đây để lợi dụng " dùng nhỏ uy hiếp lớn ".

Dựa vào việc Việt Nam trang bị các máy bay chiến đấu tầm xa tối tân ( 13 chiếc Su - 27 và 4 chiếc Su - 30 ), quân đội Việt Nam đang tập chung sức chiến đấu tại khu vực tranh chấp vùng biển Trường Sa, tiêu tốn 3,8 tỉ đô la Mỹ để mua 17 chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến toàn bộ được đặt ở căn cứ không quân Phan Rang, hình thành bán kính vượt qua 1500Km, phủ rộng toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa tăng cường năng lực không - hải tác chiến. Theo tìm hiểu trong vài năm nữa Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư mua thêm nhiều máy bay chiến đấu Su - 27, Su - 30 và nhiều loại chiến đấu cơ tối tân nữa.

Những binh chủng đặc biệt tác chiến trên biển đó là " truyền thống " của quân đội Việt Nam. Hiện nay tổng binh lực của lực lượng hải quân lục chiến của Việt Nam ước trừng khoảng 27 000 người quản lí lữ đoàn lục chiến 126, 147 binh đoàn đặc công nước 861 và một số binh chủng đặc biệt khác. " Tổng công ty khác thác hải sản Biển Đông " vốn thuộc công ty 128, 129, ( nguyên là thuộc lực lượng vũ trang ) cũng có những nhiệm vụ tác chiến đặc biệt.

Để tăng cường thực tế khống chế Trường Sa, Việt Nam đã đưa vào huấn luyện, cả người nhái bí mật, tấn công chiếm đóng tầng cao, đặt bộc phá duowis nước, chi viện Trường Sa khi tác chiến làm trọng điểm. Trong lúc hải quân Việt Nam giám sát các tầu thăm dò của Trung Quốc, trong các hoạt động gây nhiễu có thể nhìn thấy ẩn hiện bộ đội đặc công Việt Nam trên mặt nước.

Do các đảo ở Trường Sa không thể cố định đề phòng các tầu chiến,nhiệm vụ hải quân Việt Nam tuần tra trong vùng biển Trường Sa thông thường bao gồm hàng trăm các tầu cá vũ trang đảm nhiệm.

Nói hoảng khi cho rằng " vì thế vận hội " nên Trung Quốc " chịu nhịn "

Trong lúc tích cực chuẩn bị chiến tranh thì Việt Nam vẫn xử dụng chiêu bài " Hợp tung liêm hoành " , ý đồ mượn các thế lực bên ngoài để tiếp tục chiếm đóng các đảo Trường Sa, ở phương diện thứ nhất: về chính trị thì hợp tác liên minh với các nước ASEAN, đề cao lập trường nhất trí của các nước đối với Trung Quốc, đặc biệt là tăng cường hợp tác với Phillipin và Malayxia, một mặt khác Việt Nam lại kêu gọi nước ngoài đầu tư vào hợp tác khai thác dầu khí, ý đồ lôi kéo Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ .. và một số nước khác vào Trường Sa, khiến cho vấn đề Trường Sa bị Quốc tế hóa, đồng thời từng bước tăng cường hợp tác giao lưu quân sự với các nước Mỹ, Ấn, Nhật... đề cao vị thế của Việt Nam là một nước lớn trong khu vực.

Như năm 2003, 2004, 2005 chiến hạm của Hoa Kỳ liên tục thăm viếng Việt Nam, tháng 7 năm 2007 hai bên Việt - Ấn ký hiệp định quốc phòng song phương, xác lập từ nay về sau Ấn Độ ưu tiên bán cho Việt Nam các trang bi quân sự trong đó có cả tên lửa đạn đạo " Bulamobs " Ấn Độ còn giúp Việt Nam nâng cấp các máy bay chiến đấu Mic - 21 đã quá hạn đồng thời cũng phụ trách huấn luyện các phi công Việt Nam lái chiến đấu cơ Su - 30. Tháng 3 năm 2008 2 tầu hộ vệ của Nhật Bản cũng đã viếng thăm thành phố Hồ Chí Minh và cùng hải quân Việt Nam tiếp hành liên hiệp diễn tập.

Lần này Việt Nam đã cùng với công ty dầu khí quốc gia Mỹ Exxon tiếp ký hiệp định hợp tác dầu khí trong vùng biển tranh chấp Trường Sa, khi phán đoán rằng Trung Quốc trong một thời gian dài sau thế vận hội Bắc Kinh sẽ không có hành động cứng rắn nào trong khu vực vùng biển Trường Sa, công nhiên xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Việc phán đoán sai lầm này không chỉ bất lợi với cục diện ổn định ở Trường Sa, đồng thời cũng tổn hại đến bản thân của nền an ninh và phát triển của Việt Nam trong thời gian dài sau này.

HS-TS dịch từ nguồn Sina
http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?p=219734

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Chủ nhật T9 07, 2008 4:44 am
Viết bởi Ansamurai
Thế nhưng TQ cũng chả vừa.

Trung Quốc tăng cường xây dựng căn cứ quân sự tình báo ở quần đảo Hoàng Sa

TTXVN (Hongkong 22/8 ) - Với đầu đề trên, tạp chí Bình luận phòng vệ Hán Hòa số 9/2008 nhận định rằng cùng với việc xây dựng các căn cứ tàu ngầm bí mật ở đảo Hải Nam, hải quân và không quân Trung Quốc đang tăng cường xây dựng các căn cứ trên quần đảo Hoàng Sa, trong đó có xây dựng sân bay quân sự lớn nhất trên biển và trạm thu thập tin tức tình báo siêu cấp.


Đảo Phú Lâm

Tạp chí cho biết các loại ăng ten của trạm thu thập tin tức tình báo đã được bố trí dày đặc trên toàn bộ một đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đảo nhỏ này thông qua một hành lang nhân tạo xây dựng trên biển đã nối liền với đảo Phú Lâm (Woody Island/Yongxing Dao, 永兴岛, Vĩnh Hưng đảo) [1] . Một số ăng ten cỡ lớn trang bị trên đảo có thể theo dõi được toàn bộ hoạt động trên Biển Nam Trung Hoa (biển Đông), bao gồm các tín hiệu vô tuyến điện cao tần của toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Philippines và với cả Malaysia. Những tín hiệu thu được từ các ăng ten sẽ được đưa vào ghi âm và xử lý tại 4 tòa nhà lớn xây dựng trên đảo. Những căn cứ thuộc loại này sẽ do phòng 3 và phòng 4 thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng [Trung Quốc] (PLA) quản lý. Phòng 3 phụ trách thu thập, phân tích và giải mã tin tức tình báo thu được. Phòng 4 phù trách đối kháng điện tử, thu thập tin tức từ sóng ra đa. Tất cả những tin tức tình bảo thu thập được sau khi tập hợp lại, sẽ do Bắc Kinh phụ trách phân tích, giải mã. Ngoài những mật mã của Mỹ và Nga chưa thể phá nổi ra, mật mã quốc phòng của các nước xung quanh đều đã từng bị giải mã.


Sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm của quần đảo Hoàng Sa cũng được xây dựng lại, đường băng hiện đã dài hơn 2.500m, một bộ phận đường băng đã vươn ra tận biển, đủ để cho bất kỳ loại máy bay thế hệ ba nào của Trung Quốc như SU-30MKK có thể lên xuống. Sân bay xây một trạm ra đa, 4 nhà kho chứa xăng dầu cỡ lớn, 4 nhà kho chứa máy bay có thể dùng để sửa chữa máy bay, mỗi kho có thể chứa 2 máy bay. Do khí hậu nóng ẩm nên việc xây nhà kho chứa máy bay là rất cần thiết.

Căn cứ hải quân cũng được xây đựng lại, xây dựng đê chắn sóng, cầu tàu dài 500m, có thể neo đậu tàu khu trục và tàu hộ tống. Các công trình kiến trúc xây dựng trên đảo có thể đủ dùng cho hàng nghìn người sinh hoạt bình thường. Điều này cho thấy quần đảo Hoàng Sa đã trở thành căn cứ quân sự tổng hợp chủ yếu của hải quân, không quân và hệ thống thu thập tin tức tình báo của PLA. Tại đây mỗi tuần có 1 tàu đổ bộ chuyên chở nhiên liệu thực phẩm tiếp tế cho đảo.

Mục đích chủ yếu của việc hải quân và không quân Trung Quốc tăng cường xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Phú Lâm là để xây dựng một căn cứ tiền duyên hùng mạnh, phối hợp với các căn cứ tàu ngầm và tàu nổi ở đảo Hải Nam, thâm nhập quân sự sâu hơn nữa vào toàn bộ khu vực Nam Hải. Một khi eo biển Đài Loan có chiến sự, đảo Phú Lâm sẽ là tàu sân bay không bao giờ chìm, giám sát quân Mỹ tăng viện từ hường Bắc của Ấn Độ Dương. Bán kính tác chiến của máy bay SU27, SU30MKK cất cánh từ quần đảo Hoàng Sa có thể bao trùm lên toàn bộ biển Đông, bao gồm Malaysia, Philippines và Brunei.

Nguồn: Thông tấn Xã Việt Nam, Tin tham khảo Thế giới ngày 23/8/2008, tr. 4-5.


* Trung Quốc có bố trí tàu sân bay trong tương lai

TTXVN (Hongkong 2/9) - Với đầu đề trên, tạp chí Bình luận phòng vệ Hán Hòa số 9/2008 nhận định từ động thái nhập khẩu một số thiết bị quân sự của Nga, Trung Quốc có thể đóng 2 tàu sân bay đợt một.

Sau khi xây dựng xong căn cứ hải quân cỡ lớn ở Tam Á, người ta có thể phán đoán hạm đội Nam Hải sẽ được bố trí một tàu sân bay. Thời gian gần đây tại căn cứ Tam Á đã xuất hiện nhiều chiến hạm cỡ lớn cùng nhiều vũ khí tiên tiến khác.

Căn cứ hải quân ở vịnh Á Long thuộc Tam Á hiển nhiên được xây dựng theo tiêu chuẩn mới có thể neo đậu từ 1-2 tàu sân bay, một phân đội tàu khu trục, một phân đội tàu ngầm thông thường và một phân đội tàu ngầm hạt nhân. Vì vậy, tại căn cứ này xuất hiện 2 kho ngầm có ý đồ sử dụng cho 2 phân đội tàu ngầm neo đậu. Tại đây đã xây dựng 2 cầu tàu dài từ 450-500m dành cho tàu nổi và 2 cầu tàu dài 300m dành cho tàu ngầm. Chỉ riêng 2 cầu tàu dài 450-500m đã có thể neo đậu ít nhất một tàu sân bay và cộng thêm 1 2 tàu nổi khác; hoặc có thể neo đậu 2 tàu sân bay và 8 tàu nổi khác.

Về hạm đội Đông Hải, quan sát việc xây dựng các căn cứ tại đây cho thấy về tổng thể hạm đội Đông Hải có vẻ không được ưu tiên xem xét bố trí tàu sân bay. Sứ mệnh chiến thuật trực tiếp nhất của hạm đội Đông Hải là phong tỏa Đài Loan, tìm cách tiêu diệt các tàu chiến lớn của hải quân Đài Loan. Việc hoàn thành mục tiêu chiến thuật này không đòi hỏi tàu sân bay, mà chỉ riêng máy bay từ các căn cứ-trên đất liền cũng đủ sử dụng. Hiện nay, cầu tàu lớn nhất ở căn cứ Châu Sơn của hạm đội Đông Hải dài 400m, thiết kế để neo đậu tàu khu trục mang tên lửa 956E/EM, bình thường có thể neo đậu 2 chiếc tàu khu trục 956E; một cầu tàu khác dài 300m, còn các cầu tàu khác đều nhỏ.

Về hạm đội Bắc Hải trong mấy năm qua, tốc độ thay đổi trang thiết bị chậm nhất, điều kiện tại các căn cứ ở đây rất kém. Nhưng phán đoán từ động thái gần đây Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự ở bán đảo Sơn Đông cho thấy sứ mệnh chiến lược của hạm đội Bắc Hải đã thay đổi, thành trực tiếp theo dõi các tàu chiến của Mỹ và Nhật tiến xuống phía Nam, kiềm chế sự trỗi dậy của hải quân Hàn Quốc và của hạm đội Thái Bình Dương của Nga, hoàn thành sứ mệnh chiến lược phong tỏa phía Đông eo biển Đài Loan, cắt đứt tuyến đường vận chuyển trên biển mà tàu chiến Mỹ và Nhật Bản viện trợ cho Đài Loan, có thể vươn tới chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai từ hướng Bắc, kiềm chế quân Mỹ đóng ở căn cứ Guam. Điều đáng chú ý là tàu ngầm hạt nhân 091 lớp "Hán" đã nhiều lần tiến vào khu vực biển Guam, thậm chí thâm nhập vào lãnh hải Nhật Bản, đều xuất phát từ phân đội tàu ngầm hạt nhân số một của hạm đội Bắc Hải.

Do vậy, có thể thấy ý đồ chiến lược trên đã được quán triệt chấp hành. Động hướng về tàu sân bay Vayarg (mua của Ucraina) đang được cải tạo ở Đại Liên cũng đáng chú ý. Nó không thể neo đậu mãi tại cầu tàu, với tư cách là tàu huấn luyện, rất có thể do hạm đội Bắc Hải quản lý, căn cứ của nó sẽ được lựa chọn trong khu vực hoạt động của hạm đội Bắc Hải. Căn cứ hải quân Trường Gia Lầu ở Thanh Hải cũng là một căn cứ chủ yếu khác có thể sử dụng cho tàu sân bay neo đậu.

Nguồn: Thông tấn Xã Việt Nam, Tin tham khảo thế giới ngày 03/9/2008, tr. 4-5.

Link http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=14145&rb=0402


Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Ba T9 09, 2008 10:18 pm
Viết bởi nhoccon_tyhon_lonton
từ hòn đảo và tiếp theo sẽ là gì?ai dám nói trước....
canh cánh lo....bao giờ Ta mới bình yên?VIỆT NAM

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Tư T9 10, 2008 8:28 am
Viết bởi Pham Van Hoi
truyền à,có lẽ những thông tin này còn có ích hơn mấy cái bài luận vớ vẩn đấy.nếu vn ko còn thì chúng ta học bằng vô nghĩa.giữ nước trước rồi mới có thể xây dựng đất nước
có lẽ truyền hiểu rõ câu nói này chứ

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Năm T9 11, 2008 5:52 pm
Viết bởi aokuma159
trung quốc đã gỡ các bài viết này.

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Bảy T9 13, 2008 2:03 pm
Viết bởi widescreen
từ ngày nghe nga tấn công grudia là thấy màn kịch này có thể diễn lại ở một đâu đó trên thế giới.Hôm nay đọc được bài báo này trên tuần việt nam net,xin được phép post lên.
http://tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/4776/index.aspx
Theo một cách nào đó, cuộc chiến chớp nhoáng với Grudia là một dạng "11/9 của Nga", trao cơ hội cho các cường quốc này hành xử để "trở lại" và khuếch trương ảnh hưởng.  


Ngày 11/9/2008, lần đầu tiên sau 7 năm, các sự kiện ngày 11/9 không còn là tâm điểm của báo chí cũng như dư luận Mỹ và quốc tế. Với người Mỹ, tâm điểm chú ý giờ đây là cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra vào tháng 11 tới. Trong khi đó, dư luận quốc tế bị hút vào câu chuyện xung đột giữa Nga và Grudia, sự kiện bùng nổ ngày 8/8/2008 và trên nhiều phương diện được xem như là một dạng “11/9 của Nga”.


Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, phân tích về những nguyên nhân, hệ quả của các sự kiện khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001. Các phân tích đến từ nhiều phía, của các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực cũng đã chỉ ra những tác động của các chuỗi sự kiện diễn ra tiếp sau cuộc tấn công của Al Qaeda nhằm vào các biểu tượng sức mạnh của nước Mỹ siêu cường lên quan hệ quốc tế đương đại. Nhiều phân tích còn ví von rằng sự kiện 11/9/2001, cũng như sự kiện 9/11/1989 khi bức tường Berlin sụp đổ, đã đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ quốc tế, trong mối quan hệ giữa các cường quốc, trong so sánh lực lượng toàn cầu… và trong cả trật tự thế giới đang hình hài sau Chiến tranh lạnh.

Từ nước Mỹ với cơ hội nhỏ trong thảm hoạ 11/9

Sự kiện khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 và sự kiện Grudia tấn công Nam Ossetia dường như có những điểm tương đồng khi xét đến các thách thức cũng như cơ hội mà cả Mỹ và Nga, hai cường quốc hay nói đúng hơn là một siêu cường và một cường quốc đang phục hưng,  phải ứng xử sau đó.

Với nước Mỹ, sự kiện 11/9/2001 vừa là một thảm kịch, một nỗi đau thậm chí là sự sỉ nhục khi những kẻ khủng bố dùng chính phương tiện biểu tượng cho sức mạnh Mỹ (máy bay Boeing) tấn công vào các biểu tượng khác của nước Mỹ (Tháp đôi - biểu tượng cho sức mạnh kinh tế, Lầu năm góc - biểu tượng cho sức mạnh quân sự, Nhà trắng - biểu tượng cho sức mạnh chính trị). Đồng thời, vụ tấn công làm bàng hoàng nước Mỹ và thế giới cũng là một cơ hội, dịp may hiếm có đối với Mỹ, với chính quyền của G. W. Bush, người mới trở thành Tổng thống của siêu cường Mỹ trong một cuộc bầu cử đầy tranh cãi gần 1 năm trước đó.

Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, G. H. Bush, tức Bush cha khi đó là Tổng thống của Mỹ đã hân hoan tuyên bố về một “trật tự thế giới mới” do Mỹ lãnh đạo. Nhưng thực tế, những năm cuối của thế kỷ 20 đã không diễn ra như người Mỹ mong đợi, dù chiến thắng huy hoàng ở Vùng Vịnh, buộc S. Hussein rút quân khỏi Koweit. Sự kiện Somalia là một dấu ấn khó phai đánh dấu sự thụt lùi của Mỹ trong ước vọng trở thành “cực duy nhất” trong “trật tự thế giới mới”.

Ngoài cuộc can thiệp vào Nam Tư năm 1999 với sự hỗ trợ của NATO, siêu cường Mỹ quay trở lại với xu hướng “biệt lập” về ngoại giao. Và dù là siêu cường, Mỹ cũng không thể làm gì để có được trật tự mà họ mong muốn.

Bị “tước mất” kẻ thù (do Liên Xô tự sụp đổ), siêu cường trở nên bối rối trong một trật tự chưa định hình.

Ngày 11/9 không ai mong đợi đã đến, mang lại cho nước Mỹ một kẻ thù mới: Al Qaeda, Bin Laden hay nói rộng ra là chủ nghĩa khủng bố thù địch không chỉ với Mỹ mà cả với phương Tây, “thế giới tự do”. Kẻ thù mới (cho dù không hẳn là mới vì khủng bố đã nhằm vào Mỹ từ những năm 1990) đã được xác định và hơn thế nữa nó là kẻ thù chung của Mỹ, phương Tây và cả của Nga (đối thủ cũ), Trung Quốc (đối thủ mới như cách nói của ông G. W. Bush khi tranh cử!).
Nước Mỹ bị tấn công, phương Tây bị tấn công và cả thế giới bị tấn công! Mỹ, với tư cách là siêu cường vượt trội đã nắm lấy nhiệm vụ lãnh đạo “cuộc chiến toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố”.

Để làm điều đó, Washington đã rút khỏi hiệp ước ABM, đẩy mạnh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, áp dụng “học thuyết đánh đòn phủ đầu”, xốc lại đội hình các đồng mình cũ và mới… Nói cách khác, Mỹ giã từ xu hướng “biệt lập” nhảy vào thế giới hỗn độn sau 11/9 bằng các cuộc chiến tranh ở Afganistan (2002), ở Iraq (2003), đẩy mạnh mở rộng NATO về phía Đông, thiết lập sự hiện diện quân sự lâu dài của Mỹ ở châu Phi, Trung Đông, Đông Nam Á và ở Trung Á, địa bàn chiến lược quan trọng bậc nhất trên “bàn cờ lớn” như cách nhìn của nhà chiến lược Z. Brzezinsky.

Về phương cách hành động, Mỹ tự cho mình quyền áp dụng “học thuyết đánh đòn phủ đầu” - học thuyết không mới được áp dụng trong hoàn cảnh mới. Mỹ sẵn sàng hành động “đơn phương khi có thể” và chỉ chấp nhận “đa phương khi cần thiết” hay nói cách khác là “đa phương có lựa chọn”.

Nước Mỹ sau 11/9 giống như một “đế chế” tự cho mình quyền tự do hành động ở “bất cứ nơi nào lợi ích của Mỹ bị đe dọa”, phớt lờ các thiết chế quốc tế đa phương khi mà lợi ích của Mỹ không được đảm bảo.

Nói cách khác, sự kiện 11/9 đã mang lại cho Mỹ không chỉ một “kẻ thù” (chủ nghĩa khủng bố) mà còn cả cơ hội để áp dụng lối ứng xử của một siêu cường mà Mỹ đã không thể có được trong suốt những năm sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc.

Thảm hoạ ngày 11/9, theo một cách nào đó đã là một cơ hội nhỏ và siêu cường Mỹ đã rất biết cách nắm bắt cơ hội nhỏ để đạt được các mục tiêu lớn.

Đến Nga sau cuộc chiến chớp nhoáng với Grudia

Trở lại với thời sự quốc tế trong tháng qua, ngày 11/9/2008 sẽ đánh dấu mốc 1 tháng sau cuộc xung đột chớp nhoáng giữa Nga và Grudia khởi sự bằng việc quân đội Grudia tấn công vào vùng đất ly khai Nam Ossetia. Chiến sự bắt đầu từ ngày 8/8/2008 (đêm ngày 7/8/2008), ngày khai mạc Thế vận hội Olympics Bắc Kinh và kết thúc 5 ngày sau đó.

Thoáng nhìn thì cuộc chiến tranh chỉ là xung đột giữa chính quyền Tbilissi và các lực lượng ly khai ở Nam Ossetia (và Abkhazia). Nhưng sự kiện đã không dừng lại ở đó mà đã kéo theo sự can thiệp của Nga, cường quốc kế thừa siêu cường Liên Xô và đang phục hưng, đứng về phía các lực lượng ly khai.




Ngay khi xung đột đang diễn ra, nhiều phân tích cũng như các tuyên bố chính thức đều cho thấy rằng Nga không có tham vọng về lãnh thổ đối với các vùng đất mà Grudia đang cố níu giữ. Nga cũng không phải lo ngại về mối đe doạ đến từ Grudia vì sự bất đối xứng quá rõ ràng giữa sức mạnh vượt trội của Nga và nước cộng hoà nhỏ bé thuộc Liên Xô cũ ở vùng Caucasus.

Nhưng hành động của Grudia đã vấp phải sự phản ứng nhanh, mạnh, kiên quyết và kiên định của Moscow cứ như là một kịch bản đã được viết sẵn. Quân đội Nga đã nhanh chóng được đưa tới Nam Ossetia và Abkhazia để bảo vệ các kiều dân Nga, các lực lượng gìn giữ hoà bình Nga đang đồn trú tại đây. Quân đội Nga cũng đã giáng trả và đẩy lùi quân đội Grudia và thậm chí còn vượt qua cả ranh giới giữa các vùng đất ly khai với Grudia nhằm “áp đặt hoà bình” đối với Tbilissi.

Nga cũng đáp trả lại “nguyện vọng độc lập” của người dân ở Nam Ossetia và Abkhazia (mà đại đa số mang hộ chiếu Nga) bằng việc công nhận độc lập đối với hai vùng lãnh thổ này. Cũng giống như các hành động của Mỹ trong cuộc chiến ở Iraq năm 2003, của Mỹ và một số nước phương Tây đối với Kosovo hồi đầu năm nay, Nga đã đơn phương hành động bất chấp sự phản đối của Grudia, của Mỹ và phương Tây.

Nhìn lại câu chuyện này người ta cũng dễ dàng nhận thấy cuộc chiến giữa Grudia và Nam Ossetia (sau đó là Nga) cách đây một tháng, như cách nói của một số người, giống như một vụ 11/9 đối với Nga, cường quốc đang phục hưng.

Sự trở lại của cường quốc

Một trong những hệ quả không mong đợi của lối hành xử Mỹ sau sự kiện 11/9 là việc nước Nga, đối thủ cũ của Mỹ, phục hưng trở lại với tư cách cường quốc. Việc Mỹ đơn phương can thiệp vào Afganistan, Iraq, căng thẳng với Iran đã góp phần đẩy giá dầu lửa từ mức trung bình 24,5 USD/thùng năm 2001 lên mức 54 USD/thùng năm 2005 và sau đó vượt ngưỡng kỷ lục 140 USD/thùng. "Sự vụng về" của người Mỹ đã giúp cho ông V. Putin, sau hai nhiệm kỳ, đưa nước Nga từ vị thế “con bệnh” trở thành cường quốc năng lượng. Năm 2006, Nga hoàn thành việc trả nợ cho câu lạc bộ Paris. Năm 2007, dự trữ ngoại tệ của Nga vượt mức 400 tỷ USD và trong 8 tháng đầu năm 2008, có nguồn tin cho biết dự trữ của Nga đã lên mức xấp xỉ 800 tỷ USD.

Nước Nga từ trong bãi lầy chính trị, lụn bại về kinh tế, suy nhược và bất lực về quân sự, rối loạn về xã hội nay trở lại hùng cường. Cùng với thực lực kinh tế ngày càng lớn mạnh, sức mạnh quân sự của Nga cũng phục hồi. Dầu lửa, khí đốt trở thành vũ khí mới của Nga trong các cuộc cọ xát với các đối tác (và là đối thủ) ở phía Tây.

Tiếng nói của các nhà lãnh đạo Nga cũng trở nên cứng cỏi hơn trước các sức ép liên tục của Mỹ và phương Tây (mở rộng NATO, EU về phía Đông, ủng hộ cách mạng màu ở không gian hậu Xô Viết, xây dựng lá chắn tên lửa là những hành động mà Moscow xem như là vòng vây mới nhằm vào Nga).

Trong vòng vây đó, người Nga vẫn loay hoay vụng về tìm đường thoát và như chỉ chờ một sự kiện như những gì diễn ra ở Grudia cách đây một tháng để có thể bùng nổ sau nhiều năm "nín nhịn" trong ấm ức.

Tính toán sai lầm của Tổng thống Grudia M. Saakashvili trong việc mở cuộc tấn công nhằm vào Nam Ossetia với kỳ vọng sự ủng hộ nhiệt tình của Mỹ và phương Tây cũng như sự phản ứng bối rối của Nga đã là một cơ hội quá tốt cho Nga phá tan cái vòng kiềm toả mà Mỹ và phương Tây đang siết lại quanh nước Nga.

Bằng việc phản ứng nhanh chóng và quyết liệt nhằm vào Grudia, Nga đã cho thấy với sức mạnh hiện nay, Nga không còn cam chịu chơi cuộc chơi mà họ không làm chủ được luật chơi.

Nếu người Mỹ có thể đơn phương hành động nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ ở bất cứ đâu thì Nga, với tư cách là cường quốc cũng có thể hành động như vậy.

Nếu như Mỹ và phương Tây có thể công nhận Kosovo độc lập mà không tính đến những nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế thì Nga cũng có thể làm điều tương tự với Nam Ossetia và Abkhazia.

Nếu Mỹ và phương Tây tự cho mình quyền được rao giảng về đạo đức, tự do hay dân chủ theo cách của họ thì Nga cũng có quyền làm điều tương tự.

Nói cách khác, sự kiện này đã là cơ hội để nước Nga khẳng định sử “quay trở lại” ở vị thế cường quốc mà bắt đầu từ cửa ngõ Caucasus nơi từ nhiều năm nay đã diễn ra sự tranh chấp giữa Nga và Mỹ.

Một chi tiết khác đáng lưu ý là sự kiện đánh dấu mốc cho sự “quay trở lại” của Nga diễn ra đúng vào ngày khai mạc Thế vận hội Olympics Bắc Kinh. Nếu bỏ qua những gì diễn ra ở Caucasus và cả sự khẩn trương của Thủ tướng Nga V. Putin trở về Vladikakaz để nắm bắt cơ hội, nhìn vào những màn trình diễn hoành tráng trên sân vận động Tổ chim ở Bắc Kinh trong đêm khai mạc, người ta cũng đã liên tưởng đến "cái cơ hội" mà một cường quốc đang trỗi dậy khác đang chờ đợi. Càng đáng lưu ý hơn bởi một điều rằng các cường quốc không chỉ biết cách nắm bắt cơ hội mà còn biết cả cách tạo ra cơ hội và thường thì không bao giờ bỏ lỡ các cơ hội họ có được.