Trần Dũ - Người Việt thành đạt tại Mỹ
Đã gửi: Ba T7 20, 2004 3:38 pm
Tại California, Trần Dũ lập ra một khu thương mại Việt Nam, nổi tiếng nhất là Siêu thị Sài Gòn nhỏ (Supermarket Little Saigon).Little Saigon trở thành niềm tự hào của cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Mới đây, nhóm phóng viên của tờ báo Mercury News đã đặt ra câu hỏi: Ai là người Việt Nam giàu nhất ở Mỹ? Và một trong những người đứng đầu danh sách này là Trần Dũ. Tài kinh doanh của Trần Dũ không chỉ nổi tiếng ở Mỹ mà còn ở nhiều nước khác, chính ông đã tạo lập ra một khu thương mại Việt Nam nổi tiếng Siêu thị Sài Gòn Nhỏ (Supermarket Little Saigon).
Ông Trần Dũ sinh năm 1941, trong một gia đình nghèo ở làng Văn Cơ, tỉnh Sóc Trăng. Học đến lớp 3, ông phải bỏ dở để ra đời kiếm sống nuôi gia đình bằng những mẹt kẹo và bán báo rong trên các đường phố.
Sớm bươn chải với đời, lớn hơn chút nữa, ông đã có cái nhìn "khôn ngoan" hơn về cuộc sống thương trường. Ông mạnh dạn đặt quan hệ làm ăn với các thương nhân buôn hàng từ Sài Gòn về Sóc Trăng. Dần dần ông có một số vốn khấm khá hơn, và mở rộng địa bàn hoạt động về Chợ Lớn - Sài Gòn.
Ngày đó, cái tên Nguyễn Tấn Đời - Giám đốc hệ thống ngân hàng Tín Nghĩa - nổi tiếng khắp đất Sài Gòn, được mệnh danh là ông "vua" ngân hàng. Gặp được Trần Dũ, chẳng khác bắt được "ngọc trong đá", Nguyễn Tấn Đời đã lập tức cất nhắc Trần Dũ làm giám đốc thương mại ngân hàng giúp Tín Nghĩa trở thành một quyền lực tài chính tại Chợ Lớn, một lãnh địa từng được xem là bất khả xâm phạm của giới thương nhân Hoa kiều.
Mặt hàng thịnh hành thời bấy giờ là xe đạp. Nhìn thấy tương lai xa hơn từ chiếc xe đạp, Trần Dũ lập ngay một xí nghiệp sản xuất xe đạp. Thời điểm trước năm 1975, đã có lúc xưởng sản xuất xe đạp của Trần Dũ đã xuất tới 10.000 chiếc xe cho nhiều cơ quan công sở Sài Gòn.
Sau giải phóng, ông làm Giám đốc Công ty Sản xuất xe đạp Chiến Thắng, rồi lại chuyển sang Mỹ định cư cùng gia đình tại San Diego, nam Califomia.
Với trình độ học vấn lớp 3 trường làng, sống trên đất Mỹ quả là "họa vô đơn chí". Dù từng là doanh nhân tiếng tăm Sài Gòn, nhưng chưa giải được một con toán phân số, lại thêm cái "vốn" tiếng Anh bập bẹ thì hy vọng lập nghiệp thế nào trên đất Mỹ.
Đấy là điều người ta nghĩ, còn Trần Dũ vẫn đến trường học tiếng tại một nhà thờ, vẫn thi đậu đại học ngành kỹ sư điện để làm anh thợ tầm tầm sữa chữa ti vi ở một cửa hàng điện tử. Chỉ một thời gian cửa hàng này làm ăn thất bát, Trần Dũ thất nghiệp.
Túng quẫn, cái vốn "khôn ngoan" thương trường bấy lâu đã được đem ra thi thố. Ông bắt đầu từ ông việc khá đơn giản, mua rau cỏ từ các nhà buôn, đem bán cho các nhà hàng, tiền kiếm được đủ nuôi một vợ và sáu con và dành một chút đỉnh làm vốn.
Từ số vốn ít ỏi này, vay mượn thêm bạn bè, ông thành lập một công ty nhập khẩu mang tên VANCO, cái tên ghi nhớ nơi chôn nhau cắt rốn của mình (làng Văn Cơ), chuyên mua buôn và bán lẻ dầu ăn.
Lúc mới thành lập, VANCO phải đi thuê một nhà kho đề chứa hàng. Nhưng sau đó người chủ nhà một mực đòi tăng giá, ông chạy vạy mượn tiền mua đứt khu nhà. Vận may đến, giá nhà đất tăng vọt, bán sang tay kho hàng, ông trúng lớn. Nắm lấy cơ hội đó, chuyển sang kinh doanh địa ốc, ông đã tạo dựng được một sản nghiệp lớn, được xếp vào hàng "có máu mặt" trong giới kinh doanh bất động sản. Tại California, Trần Dũ còn lập ra một khu thương mại Việt Nam, nổi tiếng nhất là Siêu thị Sài Gòn nhỏ (Supermarket Little Saigon).
Cơ quan công quyền, đoàn thể, giới doanh nghiệp Mỹ đã gọi Trần Dũ là tấm gương sáng cho những người nhập cư tay trắng, một "bài học Trần Dũ".
Tháng 5/1991, nghị sĩ Robert K. Doman đã thay mặt Nghị viện Mỹ trao tặng Trần Dũ Giải thưởng Doanh nhân thành đạt nhất năm 1990 tại Mỹ. Nhiều tờ báo có uy tín ở Mỹ đã viết bài giới thiệu Trần Dũ với công chúng Mỹ.
Riêng Đài Truyền hình Nhật Bản đã phải bỏ ra một số tiền khá lớn để thu thập tài liệu, thông tin về Trần Dũ để giới thiệu với các doanh nhân trong nước về kinh nghiệm trên thương trường. Ngay sau đó, phái đoàn Thương mại Mỹ đã mời Trần Dũ đi thăm châu Á tìm cơ hội hợp tác thương mại, thực chất là làm cố vấn cho đoàn.
Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, ông tâm sự, ước nguyện của ông là trở về đầu tư kinh doanh tại quê hương. "Tôi sẽ đem phân nửa gia tài của tôi để xây dựng trường học, bệnh xá, góp phần vào việc đưa văn hóa và y khoa tới tận những thôn, xóm hẻo lánh".
Theo http://www.myxuyen.org/message.aspx
Mới đây, nhóm phóng viên của tờ báo Mercury News đã đặt ra câu hỏi: Ai là người Việt Nam giàu nhất ở Mỹ? Và một trong những người đứng đầu danh sách này là Trần Dũ. Tài kinh doanh của Trần Dũ không chỉ nổi tiếng ở Mỹ mà còn ở nhiều nước khác, chính ông đã tạo lập ra một khu thương mại Việt Nam nổi tiếng Siêu thị Sài Gòn Nhỏ (Supermarket Little Saigon).
Ông Trần Dũ sinh năm 1941, trong một gia đình nghèo ở làng Văn Cơ, tỉnh Sóc Trăng. Học đến lớp 3, ông phải bỏ dở để ra đời kiếm sống nuôi gia đình bằng những mẹt kẹo và bán báo rong trên các đường phố.
Sớm bươn chải với đời, lớn hơn chút nữa, ông đã có cái nhìn "khôn ngoan" hơn về cuộc sống thương trường. Ông mạnh dạn đặt quan hệ làm ăn với các thương nhân buôn hàng từ Sài Gòn về Sóc Trăng. Dần dần ông có một số vốn khấm khá hơn, và mở rộng địa bàn hoạt động về Chợ Lớn - Sài Gòn.
Ngày đó, cái tên Nguyễn Tấn Đời - Giám đốc hệ thống ngân hàng Tín Nghĩa - nổi tiếng khắp đất Sài Gòn, được mệnh danh là ông "vua" ngân hàng. Gặp được Trần Dũ, chẳng khác bắt được "ngọc trong đá", Nguyễn Tấn Đời đã lập tức cất nhắc Trần Dũ làm giám đốc thương mại ngân hàng giúp Tín Nghĩa trở thành một quyền lực tài chính tại Chợ Lớn, một lãnh địa từng được xem là bất khả xâm phạm của giới thương nhân Hoa kiều.
Mặt hàng thịnh hành thời bấy giờ là xe đạp. Nhìn thấy tương lai xa hơn từ chiếc xe đạp, Trần Dũ lập ngay một xí nghiệp sản xuất xe đạp. Thời điểm trước năm 1975, đã có lúc xưởng sản xuất xe đạp của Trần Dũ đã xuất tới 10.000 chiếc xe cho nhiều cơ quan công sở Sài Gòn.
Sau giải phóng, ông làm Giám đốc Công ty Sản xuất xe đạp Chiến Thắng, rồi lại chuyển sang Mỹ định cư cùng gia đình tại San Diego, nam Califomia.
Với trình độ học vấn lớp 3 trường làng, sống trên đất Mỹ quả là "họa vô đơn chí". Dù từng là doanh nhân tiếng tăm Sài Gòn, nhưng chưa giải được một con toán phân số, lại thêm cái "vốn" tiếng Anh bập bẹ thì hy vọng lập nghiệp thế nào trên đất Mỹ.
Đấy là điều người ta nghĩ, còn Trần Dũ vẫn đến trường học tiếng tại một nhà thờ, vẫn thi đậu đại học ngành kỹ sư điện để làm anh thợ tầm tầm sữa chữa ti vi ở một cửa hàng điện tử. Chỉ một thời gian cửa hàng này làm ăn thất bát, Trần Dũ thất nghiệp.
Túng quẫn, cái vốn "khôn ngoan" thương trường bấy lâu đã được đem ra thi thố. Ông bắt đầu từ ông việc khá đơn giản, mua rau cỏ từ các nhà buôn, đem bán cho các nhà hàng, tiền kiếm được đủ nuôi một vợ và sáu con và dành một chút đỉnh làm vốn.
Từ số vốn ít ỏi này, vay mượn thêm bạn bè, ông thành lập một công ty nhập khẩu mang tên VANCO, cái tên ghi nhớ nơi chôn nhau cắt rốn của mình (làng Văn Cơ), chuyên mua buôn và bán lẻ dầu ăn.
Lúc mới thành lập, VANCO phải đi thuê một nhà kho đề chứa hàng. Nhưng sau đó người chủ nhà một mực đòi tăng giá, ông chạy vạy mượn tiền mua đứt khu nhà. Vận may đến, giá nhà đất tăng vọt, bán sang tay kho hàng, ông trúng lớn. Nắm lấy cơ hội đó, chuyển sang kinh doanh địa ốc, ông đã tạo dựng được một sản nghiệp lớn, được xếp vào hàng "có máu mặt" trong giới kinh doanh bất động sản. Tại California, Trần Dũ còn lập ra một khu thương mại Việt Nam, nổi tiếng nhất là Siêu thị Sài Gòn nhỏ (Supermarket Little Saigon).
Cơ quan công quyền, đoàn thể, giới doanh nghiệp Mỹ đã gọi Trần Dũ là tấm gương sáng cho những người nhập cư tay trắng, một "bài học Trần Dũ".
Tháng 5/1991, nghị sĩ Robert K. Doman đã thay mặt Nghị viện Mỹ trao tặng Trần Dũ Giải thưởng Doanh nhân thành đạt nhất năm 1990 tại Mỹ. Nhiều tờ báo có uy tín ở Mỹ đã viết bài giới thiệu Trần Dũ với công chúng Mỹ.
Riêng Đài Truyền hình Nhật Bản đã phải bỏ ra một số tiền khá lớn để thu thập tài liệu, thông tin về Trần Dũ để giới thiệu với các doanh nhân trong nước về kinh nghiệm trên thương trường. Ngay sau đó, phái đoàn Thương mại Mỹ đã mời Trần Dũ đi thăm châu Á tìm cơ hội hợp tác thương mại, thực chất là làm cố vấn cho đoàn.
Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, ông tâm sự, ước nguyện của ông là trở về đầu tư kinh doanh tại quê hương. "Tôi sẽ đem phân nửa gia tài của tôi để xây dựng trường học, bệnh xá, góp phần vào việc đưa văn hóa và y khoa tới tận những thôn, xóm hẻo lánh".
Theo http://www.myxuyen.org/message.aspx