Tadashi Yanai - một Levi Strauss của Nhật Bản
Đã gửi: Bảy T10 14, 2006 2:25 pm
Thế giới có một Levi Strauss nổi tiếng trong ngành thời trang, thì người Nhật cũng có một Levi Strauss của riêng mình. Đó là Tadashi Yanai, 52 tuổi, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập đoàn Fast-Retailing, nhà sản xuất và kinh doanh sản phẩm may mặc lớn nhất Nhật Bản. Trong con người ông hội đủ mọi phẩm chất cần phải có của một giám đốc điều hành Nhật Bản mẫu mực: năng động, lạc quan và không bao giờ hối hận về những gì mình đã làm.
"9 thất bại = 1 thành công"
2006 lại là một năm làm ăn khấm khá nữa của Công ty Fast-Retailing khi ông chủ Tadashi Yanai, 57 tuổi, đã nâng số tài sản của mình lên thành 4,4 tỉ USD - trở thành người giàu thứ 7 ở Nhật. Fast-Retailing, với chuỗi các cửa hàng Uniqlo đã trở thành một hệ thống chuyên bán quần áo may sẵn phát triển nhanh chóng chủ yếu là nhờ kinh doanh theo phong cách riêng của nó: hàng chất lượng, giá cả cạnh tranh.
Tốt nghiệp Đại học Waseda danh tiếng tại Tokyo vào năm 1971 với tấm bằng khoa học chính trị nhưng Yanai lại nổi bật trong vai trò một doanh nhân thành đạt. Fast-Retailing thực ra là công ty của gia đình Yanai với chỉ một cửa hàng nhỏ bán quần áo tại Yamaguchi, một vùng quê hẻo lánh ở Nhật. Yanai đã biến công ty bé tẹo này thành một mạng lưới với hơn 700 cửa hàng trong và ngoài nước. Yanai cho rằng "quản lý kinh doanh là một chuỗi những trải nghiệm của thử thách và sai lầm nhưng những sai lầm ấy chính là hạt giống của thành công". Ông đã bộc bạch như vậy trong cuốn sách có tựa đề 9 thất bại bằng 1 thành công: triết lý quản lý của Uniqlo.
Ông vua của những giá trị không thể bị đánh bại
Là một người rất thích du lịch, công thức thành công cùa Yanai nảy sinh trong một chuyến du lịch đến Hồng Kông. Tại đó, Yanai hoàn toàn bất ngờ và sửng sốt trước những sản phẩm may mặc giá thành thấp do Trung Quốc thực hiện. Vậy là ông quyết phải làm được điều gì đó tương tự. Và bằng nguồn quần áo nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy Trung Quốc, chủ yếu là ở Quảng Đông và Thượng Hải, Yanai đã tìm ra con đường cắt giảm giá thành sản phẩm cho riêng mình và chuyển số tiến tiết kiệm được đến cho khách hàng. Hiện nay, gần 90% sản phẩm của Fast-Retailing là “Made in China” theo những hợp đồng gia công độc quyền.
Đối với Yanai , con đường đi này là kết quả của cả một quá trình tìm tòi và thử nghiệm khá dài. Trong nhiều thế kỷ qua, các doanh nhân Nhật Bản đã hết lần này đến lần khác đưa ra các công thức kinh doanh mới, độc đáo và khác nhau, để rồi sau đó quên đi và lại khám phá từ đầu. Hồi giữa những năm 1990, đã từng có một trào lưu kinh doanh các sản phẩm giá thành thấp trên thị trường Nhật Bản, nhưng rồi mọi thứ lại lắng xuống chỉ sau vài năm, khi những dự án này đi vào ngõ cụt do các công ty không tìm được giải pháp về chất lượng sản phẩm. Và rồi, Yanai đã trở lại các sản phẩm giá rẻ với một cách thức kinh doanh mới. Theo Yanai, nếu trước kia, thị trường khổng lồ của Trung Quốc là nơi hấp dẫn các công ty sản xuất ôtô, đồ điện tử gia dụng ... của Nhật, thì giờ đây, các doanh nhân Nhật Bản cần phải sản xuất kinh doanh tại Trung Quốc nhưng không phải là tiêu thụ tại đây mà là để xuất khẩu ngược trở lại Nhật.
Công thức này của Yanai là tiền đề cho một cuộc cách mạng trong cấu trúc kinh tế của Nhật vốn dựa trên một nguyên tắc đơn giản: nguyên liệu thô được nhập khẩu, rồi sản xuất ra sản phẩm tại Nhật và xuất khẩu. Các công ty Nhật đã đầu tư khá nhiều ra nước ngoài, nhưng sản phẩm làm ra chủ yếu là để cung cấp cho các thị trường nước ngoài. Hàng tiêu dùng nhập khẩu cũng khó mà có chỗ đứng tại thị trường Nhật, bởi người tiêu dùng Nhật cho rằng họ yêu nước và phải thể hiện điều đó bằng cách mua hàng hoá sản xuất trong nước, cho dù giá cao hơn hàng hóa nhập khẩu.
Tuy nhiên với Yanai, tất cả đã đảo lộn. Lúc này, những sản phẩm may mặc của Fast-Retailing rất được ưa chuộng tại Nhật và bí mật của thành công đó là những sản phẩm này đều nhập khẩu từ Trung Quốc. Yanai đã chuyển nguồn lực sản xuất của Fast-Retailing ra nước ngoài và 90% nằm tại 60 công ty ở Trung Quốc. 60 công ty này quản lý tổng cộng 85 nhà máy, trong đó nhà máy lớn nhất sử dụng tới 10.000 nhân công. Nhờ đó, trong khi người tiêu dùng sẽ phải bỏ ra từ 30 đến 50 USD để mua một cái áo khoác sản xuất tại Nhật Bản, thì cùng với số tiền đó giờ đây họ đã có thể mua từ 2 - 4 chiếc áo của Fast-Retailing với giá 10 USD/cái.
Một trong những công thức kinh doanh của Yanai là tuyển dụng nhân viên đã được đào tạo kỹ lưỡng và có tay nghề cao tại Nhật. Sau đó những người này được ông phái sang Trung Quốc để huấn luyện công nhân Trung Quốc. Những công nhân Trung Quốc này được hướng dẫn từ kỹ thuật chọn sợi, nhuộm, dệt vải đến kỹ thuật cắt ráp, may áo quần.
Yanai không hề sở hữu một nhà máy hay một công ty may mặc nào tại Trung Quốc. Công việc của ông chỉ là đào tạo nhân viên rồi đưa ra kiểu dáng cho các công ty may mặc Trung Quốc gia công dưới sự giám sát và quản lý chất lượng khắt khe của Fast-Retailing. Các sản phẩm may mặc được sản xuất ở Trung Quốc có giá rất rẻ và gửi trực tiếp đến toàn bộ các cửa hàng bán lẻ Uniglo rải rác khắp trên lãnh thổ Nhật. Mỗi cơ sở gia công có khoảng 1000 công nhân viên và chỉ sản xuất một loại quần áo nhất định, nên chất lượng sản phẩm luôn được bảo đảm.
Nhờ nhập khẩu quần áo từ Trung Quốc, nơi có chi phí nhân công rất thấp, Yanai đã tạo dựng cho Fast-Retailing một lợi thế lớn hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh khác tại Nhật Bản, những người chỉ cắt giảm giá thành mà không kèm theo việc cắt giảm chi phí. Yanai tin rằng các sản phẩm ông có thể đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích, một mặt họ tiết kiệm được một khoản tiền nhất định, mặt khác họ có thể lựa chọn những sản phẩm may mặc có chất lượng không kém sản phẩm của các hãng nổi tiếng. Quả thật, khách hàng trẻ tuổi, những người phải sống trong một thập kỷ kinh tế suy thoái kéo dài tỏ ra đặc biệt quan tâm đến sản phẩm của Fast-Retailing. “Khách hàng càng đông càng khiến Yainai tâm huyết với công việc của mình hơn”, một trợ lý của Yanai tại Fast-Retailing cho biết.
Theo đánh giá của nhiều người, Yanai đã làm thay đổi bộ mặt ngành bán lẻ Nhật Bản, vốn phụ thuộc rất nhiều vào giá cả ấn định trước, cũng như vào các nhà môi giới với khoản hoa hồng cắt cổ. Chính Yanai đã tạo ra làn sóng hợp lý hoá sản xuất và phân phối để cắt giảm giá thành tại Nhật. Yanai đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chỉ số giá tiêu dùng Nhật giảm 0,7% trong năm ngoái, mức giảm thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Tuy nhiên, kế hoạch cắt giảm giá thành này của Yanai đã khiến Fast-Retailing trở thành “cái gai” trong mắt nhiều công ty và nhà lãnh đạo Nhật Bản, những người chỉ trích ông là nguyên nhân góp phần gây nên sự tụt dốc của nhiều công ty may mặc Nhật Bản khác. Không hề e sợ, Yanai vẫn say sưa với các kế hoạch kinh doanh của mình, dù bị nhiều người đặt cho biệt danh là “Kẻ thù số một của nganh may mặc Nhật Bản”.
Nguồn: TT-NN.com & Thanh Niên Online
"9 thất bại = 1 thành công"
2006 lại là một năm làm ăn khấm khá nữa của Công ty Fast-Retailing khi ông chủ Tadashi Yanai, 57 tuổi, đã nâng số tài sản của mình lên thành 4,4 tỉ USD - trở thành người giàu thứ 7 ở Nhật. Fast-Retailing, với chuỗi các cửa hàng Uniqlo đã trở thành một hệ thống chuyên bán quần áo may sẵn phát triển nhanh chóng chủ yếu là nhờ kinh doanh theo phong cách riêng của nó: hàng chất lượng, giá cả cạnh tranh.
Tốt nghiệp Đại học Waseda danh tiếng tại Tokyo vào năm 1971 với tấm bằng khoa học chính trị nhưng Yanai lại nổi bật trong vai trò một doanh nhân thành đạt. Fast-Retailing thực ra là công ty của gia đình Yanai với chỉ một cửa hàng nhỏ bán quần áo tại Yamaguchi, một vùng quê hẻo lánh ở Nhật. Yanai đã biến công ty bé tẹo này thành một mạng lưới với hơn 700 cửa hàng trong và ngoài nước. Yanai cho rằng "quản lý kinh doanh là một chuỗi những trải nghiệm của thử thách và sai lầm nhưng những sai lầm ấy chính là hạt giống của thành công". Ông đã bộc bạch như vậy trong cuốn sách có tựa đề 9 thất bại bằng 1 thành công: triết lý quản lý của Uniqlo.
Ông vua của những giá trị không thể bị đánh bại
Là một người rất thích du lịch, công thức thành công cùa Yanai nảy sinh trong một chuyến du lịch đến Hồng Kông. Tại đó, Yanai hoàn toàn bất ngờ và sửng sốt trước những sản phẩm may mặc giá thành thấp do Trung Quốc thực hiện. Vậy là ông quyết phải làm được điều gì đó tương tự. Và bằng nguồn quần áo nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy Trung Quốc, chủ yếu là ở Quảng Đông và Thượng Hải, Yanai đã tìm ra con đường cắt giảm giá thành sản phẩm cho riêng mình và chuyển số tiến tiết kiệm được đến cho khách hàng. Hiện nay, gần 90% sản phẩm của Fast-Retailing là “Made in China” theo những hợp đồng gia công độc quyền.
Đối với Yanai , con đường đi này là kết quả của cả một quá trình tìm tòi và thử nghiệm khá dài. Trong nhiều thế kỷ qua, các doanh nhân Nhật Bản đã hết lần này đến lần khác đưa ra các công thức kinh doanh mới, độc đáo và khác nhau, để rồi sau đó quên đi và lại khám phá từ đầu. Hồi giữa những năm 1990, đã từng có một trào lưu kinh doanh các sản phẩm giá thành thấp trên thị trường Nhật Bản, nhưng rồi mọi thứ lại lắng xuống chỉ sau vài năm, khi những dự án này đi vào ngõ cụt do các công ty không tìm được giải pháp về chất lượng sản phẩm. Và rồi, Yanai đã trở lại các sản phẩm giá rẻ với một cách thức kinh doanh mới. Theo Yanai, nếu trước kia, thị trường khổng lồ của Trung Quốc là nơi hấp dẫn các công ty sản xuất ôtô, đồ điện tử gia dụng ... của Nhật, thì giờ đây, các doanh nhân Nhật Bản cần phải sản xuất kinh doanh tại Trung Quốc nhưng không phải là tiêu thụ tại đây mà là để xuất khẩu ngược trở lại Nhật.
Công thức này của Yanai là tiền đề cho một cuộc cách mạng trong cấu trúc kinh tế của Nhật vốn dựa trên một nguyên tắc đơn giản: nguyên liệu thô được nhập khẩu, rồi sản xuất ra sản phẩm tại Nhật và xuất khẩu. Các công ty Nhật đã đầu tư khá nhiều ra nước ngoài, nhưng sản phẩm làm ra chủ yếu là để cung cấp cho các thị trường nước ngoài. Hàng tiêu dùng nhập khẩu cũng khó mà có chỗ đứng tại thị trường Nhật, bởi người tiêu dùng Nhật cho rằng họ yêu nước và phải thể hiện điều đó bằng cách mua hàng hoá sản xuất trong nước, cho dù giá cao hơn hàng hóa nhập khẩu.
Tuy nhiên với Yanai, tất cả đã đảo lộn. Lúc này, những sản phẩm may mặc của Fast-Retailing rất được ưa chuộng tại Nhật và bí mật của thành công đó là những sản phẩm này đều nhập khẩu từ Trung Quốc. Yanai đã chuyển nguồn lực sản xuất của Fast-Retailing ra nước ngoài và 90% nằm tại 60 công ty ở Trung Quốc. 60 công ty này quản lý tổng cộng 85 nhà máy, trong đó nhà máy lớn nhất sử dụng tới 10.000 nhân công. Nhờ đó, trong khi người tiêu dùng sẽ phải bỏ ra từ 30 đến 50 USD để mua một cái áo khoác sản xuất tại Nhật Bản, thì cùng với số tiền đó giờ đây họ đã có thể mua từ 2 - 4 chiếc áo của Fast-Retailing với giá 10 USD/cái.
Một trong những công thức kinh doanh của Yanai là tuyển dụng nhân viên đã được đào tạo kỹ lưỡng và có tay nghề cao tại Nhật. Sau đó những người này được ông phái sang Trung Quốc để huấn luyện công nhân Trung Quốc. Những công nhân Trung Quốc này được hướng dẫn từ kỹ thuật chọn sợi, nhuộm, dệt vải đến kỹ thuật cắt ráp, may áo quần.
Yanai không hề sở hữu một nhà máy hay một công ty may mặc nào tại Trung Quốc. Công việc của ông chỉ là đào tạo nhân viên rồi đưa ra kiểu dáng cho các công ty may mặc Trung Quốc gia công dưới sự giám sát và quản lý chất lượng khắt khe của Fast-Retailing. Các sản phẩm may mặc được sản xuất ở Trung Quốc có giá rất rẻ và gửi trực tiếp đến toàn bộ các cửa hàng bán lẻ Uniglo rải rác khắp trên lãnh thổ Nhật. Mỗi cơ sở gia công có khoảng 1000 công nhân viên và chỉ sản xuất một loại quần áo nhất định, nên chất lượng sản phẩm luôn được bảo đảm.
Nhờ nhập khẩu quần áo từ Trung Quốc, nơi có chi phí nhân công rất thấp, Yanai đã tạo dựng cho Fast-Retailing một lợi thế lớn hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh khác tại Nhật Bản, những người chỉ cắt giảm giá thành mà không kèm theo việc cắt giảm chi phí. Yanai tin rằng các sản phẩm ông có thể đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích, một mặt họ tiết kiệm được một khoản tiền nhất định, mặt khác họ có thể lựa chọn những sản phẩm may mặc có chất lượng không kém sản phẩm của các hãng nổi tiếng. Quả thật, khách hàng trẻ tuổi, những người phải sống trong một thập kỷ kinh tế suy thoái kéo dài tỏ ra đặc biệt quan tâm đến sản phẩm của Fast-Retailing. “Khách hàng càng đông càng khiến Yainai tâm huyết với công việc của mình hơn”, một trợ lý của Yanai tại Fast-Retailing cho biết.
Theo đánh giá của nhiều người, Yanai đã làm thay đổi bộ mặt ngành bán lẻ Nhật Bản, vốn phụ thuộc rất nhiều vào giá cả ấn định trước, cũng như vào các nhà môi giới với khoản hoa hồng cắt cổ. Chính Yanai đã tạo ra làn sóng hợp lý hoá sản xuất và phân phối để cắt giảm giá thành tại Nhật. Yanai đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chỉ số giá tiêu dùng Nhật giảm 0,7% trong năm ngoái, mức giảm thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Tuy nhiên, kế hoạch cắt giảm giá thành này của Yanai đã khiến Fast-Retailing trở thành “cái gai” trong mắt nhiều công ty và nhà lãnh đạo Nhật Bản, những người chỉ trích ông là nguyên nhân góp phần gây nên sự tụt dốc của nhiều công ty may mặc Nhật Bản khác. Không hề e sợ, Yanai vẫn say sưa với các kế hoạch kinh doanh của mình, dù bị nhiều người đặt cho biệt danh là “Kẻ thù số một của nganh may mặc Nhật Bản”.
Nguồn: TT-NN.com & Thanh Niên Online